Thursday, May 22, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Phân biệt thiện ác có là điều khó chăng?

Hỏi:  Phân biệt thiện ác có là điều khó chăng?

ĐĐ Pháp Tín: Đối với thiện và ác là hai điều cách xa nhau rõ ràng. Trong kinh có nói về thiện và bất thiện giống như mặt trời mọc và mặt trời lặn, bờ biển bên này và bờ biển bên kia hoặc là ánh sáng và bóng tối. 

Thì khi được phân ra hai thái cực như vậy, khi chúng ta phân biệt được cái nào là thiện cái nào là ác nhưng chỉ có điều là lúc tâm con người làm  mình không phân biệt được. 

Một người làm việc bất thiện do si chi phối, do vô minh chi phối, chúng ta không nhận theo thực tướng pháp mà chúng ta chỉ nhận theo phần chế định. Thí dụ chúng ta nhận diện đàn ông đàn bà, hoặc cái này qúi cái kia tốt, cái này được lợi lộc v.v.... đó là do chúng ta nhận diện theo danh chế định. Rồi từ đó những vô tàm vô qúi, phóng dật, ngã mạn v.v... những bất thiện pháp đi theo chính lúc đó chúng ta không có phân biệt được. 

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy "người ngu tưởng là ngọt khi ác chưa chín mùi, khi ác chín mùi rồi thì người ngu chịu khổ đau". Cũng như chúng ta thấy rằng có những người đi câu cá, họ thấy điều này vui họ cảm thấy thích thú, nhưng đâu biết rằng là lúc đó người ta đang tạo nghiệp rất lớn. Như chúng tôi ngồi nhìn những người câu cá họ dùng miếng mồi để câu một con cá, con cá bị nuốt lưỡi câu, người ta mới kéo con cá lên, mình nghĩ trường hợp đó nếu mình là con cá thì mình đau đớn cỡ nào. Có nhiều người nói những con cá không phải là chúng sanh nên nó không biết sự đau khổ như con người.

Khi chúng ta học  Phật Pháp rồi thì chúng ta biết con cá nếu mà ai có học thì họ đều hiểu hết  con người của mình có đầy đủ ngũ uẩn thì con cá cũng đầy đủ ngũ uẩn, nó cũng giống như mình có nghĩa là đói nó vẫn biết tìm thức ăn hoặc là nó cũng biết những cảm thọ nào đau đớn cảm thọ nào hạnh phúc. Thí dụ như qúi vị thấy rằng khi bơi trong giòng nước nó tươi tỉnh nhưng khi nó nằm trên mặt đất khô thì nó thoi thóp, mình nó giựt giựt thì như vậy nó có cảm thọ. Nó cũng có những hành động bơi tới bơi lui hoặc dành ăn với nhau thì đó là hành uẩn, nhiều khi chúng ta có sụ tranh dành quyền thế địa vị v.v... thì đó là hành uẩn, những hành động gọi là hành uẩn thì đối với con cá cũng có hành uẩn như mình nó cũng biết dành ăn. Rồi đối với  thức uẩn như khi chúng ta làm động nước nó cũng sợ hãi nó tìm cách trốn thì như vậy là thức uẩn. Tưởng uẩn, nó cũng biết chỗ đó đến ăn mồi hay chỗ đó nó đến để lánh nạn v.v... thì đó là tưởng uẩn. Còn thân hình là sắc uẩn. Thì con cá và con người đều là ngũ uẩn nhưng do hạnh nghiệp khác nhau do mình tạo thiện nghiệp nào đó nên mình cũng là ngũ uẩn nhưng ở kiếp người, mình có những sinh hoạt hạnh phúc hơn tốt hơn, còn con cá cũng là ngũ uẩn nhưng do ác nghiệp nào đó nên nó mang thân hình như vậy nó có kiếp sống như vậy.

Thì đối với một người có trí tuệ hiểu biết được như vậy, chính vì thấy nhàm chán trong cuộc đời này nên người ta tu lo tu tập. Mình quán xét do hạnh nghiệp như vậy mình được sanh làm người, do hạnh nghiệp như vậy  những chúng sanh này sanh thành loài cá, loài bàng sanh v.v... 

Thì mình hiểu được thì mình phân ra được nghiệp trắng nghiệp đen, hoặc chúng ta phân ra được quả của nghiệp còn những chúng sanh kia do vô minh dày đặc nên họ cảm thấy những trò chơi đó là sự thích thú sự tiêu dao thành ra có khi họ bị lẫn lộn. Như chúng ta biết, nghiệp bất thiện và nghiệp thiện cách xa nhau một trời một vực, nó cách xa nhau như hai thái cực nhưng tại vì lúc tâm của chúng ta bị một điều kiện nào đó chi phối. Thí dụ, những người câu cá người ta ham trong cuộc vui đó nên người ta không phân biệt ra được nghiệp nào trắng nghiệp nào đen, cái nào là đang vui trong hạnh phúc cái nào đang vui trong đau khổ, chính vì vậy mà người ta bị nhầm lẫn người ta không hiểu được những lời dạy của Đức Phật. 

Vì không nhận định được điều đó nên người ta nhầm lẫn giữa thiện và bất thiện, đó là do tâm của con người chúng ta nhầm lẫn  chứ không thề nào mà đối với thiện và bất thiện pháp mà nó được trộn lẫn, chỉ có do tâm của chúng ta nhầm lẫn về điều này và điều kia hoặc là tâm của chúng ta có khi buổi sáng chúng ta làm thiện trưa chúng ta làm điều bất thiện, chiều chúng ta làm điều thiện tối chúng ta làm điều bất thiện v.v... là do tâm của mình bị nhầm lẫn với bất thiện và thiện hoặc do mình bị chi phối bởi tham sân si sân hận, nhầm lẫn những điều thiện và bất thiện chứ đối với thiện pháp và bất thiện pháp là hai thái cực rõ ràng nhưng do tâm của chúng ta không nhận định được, chính vì vậy mà chúng ta tạo những bất thiện pháp mà chúng ta không biết ./.

No comments:

Post a Comment