Friday, December 27, 2013

27-12-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Pháp Môn Niệm Phật nên tu tập như thế nào?

Hỏi: Pháp Môn Niệm Phật nên tu tập như thế nào?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Gíắc Đẳng: Pháp tu niệm Phật, niệm Phật ngày hôm nay đặc biệt là ở trong một số các tông phái như Tịnh Ðộ tông thi` đã trở thành một pháp môn tu tập chính.

Có nhiều người xem pháp môn niệm Phật là pháp môn ưu việc nhất trong tất cả pháp môn, bởi vì những vị này cho rằng pháp môn niệm Phật thích hợp với thời đại mạt pháp này. Thật ra niệm Phật trong kinh điển Pali là một trong nhiều cách niệm,

 Trước hết chúng ta hãy có một cái nhìn đại loại, cái nhìn chung về pháp môn niệm Phật ở trong Phật Giáo, vào thời Ðức Phật còn tại thế thì Ðức Phật Ngài giới thiệu cho chúng ta nhiều pháp tu tập. Theo trong Thanh Tịnh Ðạo ghi có tất cả 40 đề mục thiền chỉ, và niệm Phật là một trong 40 đề mục thiền chỉ đó, và rồi chúng ta cũng biết được Tứ Niệm Xứ,: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Được xem như thiền quán của Phật Giáo thì không có pháp môn niệm Phật ở trong bốn pháp Niệm Xứ, cho dù rằng những vị thiền giả thỉnh thoảng khi hành thiền cũng có niệm Phật, có đảnh lễ Tam Bảo, nhưng không gọi là niệm Phật theo cách của chúng ta thường niệm được.

Và chúng ta cũng biết được người ta có ba quan niệm khác nhau về niệm Phật.

- Thứ nhất niệm Phật công cử hay là niệm Phật với sự chuyên chú niệm một hồng danh Phật, niệm tên danh xưng của Ðức Phật, như Ðức Phật A Di Ðà chẳng hạn, niệm nhất tâm bất loạn nghĩa là niệm liên tục, niệm như vậy thường được qua nhiều phương tiện như người Trung Hoa, như người Việt Nam thường niệm Phật lần chuỗi, hay là người Tây Tạng cũng đều dùng chuỗi để niệm, một ngày họ có thể niệm 1000 lần những danh hiệu của các Ðức Phật, như Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na, hay Ðức A Di Ðà v.v...

Niệm Phật như vậy thì mang tánh cách thiền định và chúng ta cũng nghe đến một vài pháp niệm Phật khác trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông như niệm Budho là ân đức Phật, ở trong đó là ân đức Phật Ðà,thì cũng là một cách niệm như là một cách thiền, nghĩa là niệm qua hơi thở, niệm đi niệm lại nhiều lần. Tuy vậy cũng có một cách niệm Phật khác mang sắc thái tôn giáo tính nhiều hơn là tánh của thiền. Sắc thái tôn giáo tính có nghĩa là chúng ta niệm Phật trở thành quen miệng, giả sử như trong truyền thống Bắc Truyền thì mỗi khi gặp nhau hay niệm ADiDaPhật. ADiDaPhật được xem như câu mở đầu cho câu chào hỏi. Và rồi niệm Phật đã trở thành bản sắc của những người Phật tử, cũng như là các tôn giáo khác họ cũng niệm xưng danh hiệu vị giáo chủ của mình, ở trong Ky Tô Giáo họ cũng nói " lạy Chúa tôi " chẳng hạn. Những câu đó quen miệng như là một sự gần gủi một tín đồ với một đấng thiêng liêng cao cả.

- Trong cách niệm Phật thứ hai này, niệm lâu trở thành quen miệng mà thường nói như vậy.  Chúng tôi đã có rất nhiều cố gắng để nhìn lại pháp môn niệm Phật khi Ðức Phật còn tại thế. Và  trong câu chuyện về một em bé quen miệng lúc nào cũng niệm câu mà chúng ta phiên âm là Nam Mô Phật Ðà Gia, như quí vị thường nghe:

Nam Mô Phật Ðà Gia,  Nam Mô Tăng Đà Gia, cái câu Nam Mô Phật Đà Gia là Namo Buddhàya, có nghĩa là thành tâm đảnh lễ Ðức Phật, xin đảnh lễ Ðức Phật.

Ở trong nhà em bé này cha mẹ thường hay nói câu Namo Buddhàya và em cũng hay quen miệng tụng như thế.

Cũng trong câu chuyện này thì một lần cha đi tìm con bò đã bị lạc mất, và khi tìm lại đươc con bò lạc bấy giờ cửa thành đóng lại, không có cách gì để ra ngoài tìm con, đêm đó em bé đã ngủ một mình ở ngoài thành trong bãi tha ma, theo trong kinh kể thì tối hôm đó có một ác dạ xao đã định hại em bé này, nhưng khi trong giấc ngủ em bé mớ lên lời "Namo Buddhàya", lúc bấy giờ dạ xoa cảm thấy sợ hãi không dám đụng đến, một dạ xoa tốt đã nói với ác dạ xoa rằng phải làm một cái gì đó để đừng làm em bé kinh hoàng, và câu chuyện chúng ta đã được nghe đọc là ác dạ xoa đã vào trong hoàng cung lấy một ít thức ăn đựng trong một đĩa bằng vàng đem ra giả làm cha mẹ để cho em bé ăn cho đỡ đói trong đêm.

Về sau này khi biết được câu chuyện này nhà vua đã bạch hỏi Ðức Phật rằng, có phải chỉ có sự niệm Phật mới được sự hộ trì như vậy không, thì Ðức Phật đưa ra tất cả 6 pháp niệm Phật mang đến sự hộ trì.

Pháp môn niệm Phật, có rất nhiều sự dị biệt khi người Phật tử quan niệm về vấn đề niệm Phật:

- Đa số quan niệm về niệm Phật trong truyền thống Phật Giáo Bắc truyền là niệm Phật theo danh hiệu của Phật, và trong truyền thống Nam truyền thì niệm ân đức của Phật. Chúng tôi muốn nói danh hiệu của Phật là như niệm Đức Dược Sư hay là niệm Đức Phật A Di ĐÀ, hay là niệm Đức Tỳ Lô Giá Na, và có lẽ vị Phật được niệm nhiều nhất là Phật A Di Đà, hay là Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang Phật, như vậy tức là lấy tên của vị Phật nào đó để niệm.

- Trong truyền thống Nam tông cũng xác nhận có nhiều vị Phật, mặc dầu có những vị Phật quá khứ, có những danh hiệu như Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đức Phật Ca Diếp, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Bà Thi v.v....tuy nhiên ở trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông thì không lấy danh tánh của Chư Phật mà niệm, mà niệm vào ân đức Chư Phật, và ân đức Phật đây là ân đức của cả ba đời mười phương Chư Phật, ví dụ như là Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc Thiện Thệ.

Và hai ân đức Phật được niệm nhiều nhứt đó là Arahan là Ứng Cúng tức là trọn lành, là bậc xứng đáng được cúng dường và Buddho, Buddho là Phật Đà có nghĩa là bậc Giác Ngộ tỉnh thức.

Về pháp môn niệm Phật người ta có nhiều pháp môn đại để là có những pháp môn họ tưởng niệm về ân đức của Phật và an trú vào sự suy niệm đó, được giải thích ở trong Thanh Tịnh Đạo. 

Đặc biệt là Buddho có hai âm đi với hai nhịp điệu của hơi thở ra và vào thì niệm là Buddho, niệm Phật Đà hay Araham, hơi thở ra niệm Araham Đức Phật trọn lành, hơi thở vào niệm Araham Đức Phật trọn lành.

Thường thì niệm Phật chung với hơi thở hoặc người ta cũng niệm chung với tràng chuỗi. Tại Miến Điện người ta có một cách niệm là trọn cả ân đức của Đức Phật, từ Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc mà theo trong kinh Phạn là:

Itipi So Bhagavà Araham cho đến đoạn cuối, nếu mà họ tụng là Itipi So Bhagavà Araham, Itipi So Bhagavà Sammàsambuddho, Itipi So Bhagavà buddhassa sampanno thành 108 cái âm, 108 âm đó tương ưng với 108 hạt chuỗi ở trong 108 cái âm tương ưng với 108 hạt trong tràng chuỗi thì đó là cách niệm Phật bằng chuỗi.

- Cách niệm Phật rất là tôn giáo tính của chúng ta thường niệm và chúng ta thường nghe một số các Phật tử quen niệm ADiĐà Phật hay là mô Phật. Những chữ đó tại các quốc gia Nam Truyền không nghe nhiều, các quốc gia Nam Truyền người ta thường nói "Sadhu" là "Tùy hỷ" nhiều hơn  câu AdiĐà Phật" hay "Mô Phật". 
Tuy nhiên pháp môn niệm Phật có một chỗ đứng vào thời Đức Phật, và ở đây ví dụ:

Đệ tử của Gotama năng tỉnh giác chánh niệm,
không luận ngày và đêm thường niệm tưởng Phật Đà,

Niệm tưởng Phật Đà ở đây có thể được hiểu như  trong Thanh Tịnh Đạo đã đề cập. Một người suy tư quán niệm ân đức của Đức Phật một cách nhuần nhuyễn từ sự quen thuộc của âm thanh, sau đó là sự biến mãn ở trong ân đức của Ngài và sự nhập tâm ân đức của Ngài và đem vào trong từng hơi thở của mình. Phép niệm Phật đó được xem như là phép niệm Phật nhuần nhuyễn và pháp niệm Phật đó là pháp niệm Phật thường được đề cập đến ở trong thiền chỉ. 

Câu kinh lễ Tam Bảo:

Bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Điều Ngự Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn".

Đó là những ân đức của Phật. 


Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Thông thường những lời nói hoa mỹ chau chuốt dễ đi vào lòng người còn những y văn của chánh kinh nhiều khi rất khô khan không hấp dẫn. Đi sâu vào việc đó chúng ta hiểu được một điều rằng "ngọc thì phải tìm ở trong đá" và những thành tựu lớn những tinh hoa có được về Phật Pháp cần được tìm kiếm và trích dẫn ở một hình thức chú ý về phẩm hơn là về lượng, chú ý về thực chất tinh hoa hơn là bề ngoài. Dĩ nhiên là chúng ta không thể nói là tất cả những giá trị đều nằm ở đằng sau sự thầm lặng, không phải như vậy, có những giá trị rất nổi bậc. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận một điều rằng con người thường có khuynh hướng thả mồi bắt bóng, thường thường chúng ta chỉ đặt nặng về hình thức bên ngoài. Nếu một người nào đó họ thương mến chúng ta thật tình thì đôi khi chúng ta không cảm nhận được điều đó; như tình thương của mẹ của cha, nhưng có những cái có tánh đãi bôi bề ngoài thì chúng ta lại ưa chuộng hơn. Cái thất bại của phần lớn những tổ chức Phật Giáo ở trong thời gian hiện đại đó là chúng ta quá chú trọng đến bề ngoài, ở đâu có chức vụ nhiều, ở đâu có những chuyện nổi đình nổi đám nhiều, người ta nói là "lúa thóc đến đâu thì bồ câu đến đó" nó chỉ thu hút cái danh cái lợi nhiều hơn là những tinh thần sống rất thầm lặng sống rất là âm thầm.

TT Giác Đẳng - Kinh Thừa Tự Pháp - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến, Giác Ngộ, Minh Triết cho đời sống

Chạy Trốn Cọp 


Một ngày kiạ, một người trong lúc đi ngang qua vùng hoang vu, ông trượt chân suýt ngã trên con cọp nguy hiểm. Anh ta chạy nhanh đến vách đá cheo leo.

Để tự cưú mình, anh ta liều lĩnh leo xuống bám lâý cây nho mọc trên vách đá, đu đưa qua lại trong hiểm nguy . Trong lúc bị treo lơ lửng, co’2 con chuột xuất hiện từ trong 1 cái lổ cuả vách núi và bắt đầu gặm lấy cây nho.

Bất ngờ, anh ta chú ý thấy trên cây nho có 1 trái dâu dại rất là no tròn. Anh ta bứt lấy và bỏ vào mồm. Ăn ngon một cách lạ lùng"

Chuyện Xưa Tích Cũ - Nhà Sư và con cá kình

NHÀ SƯ VÀ CON CÁ KÌNH

Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Thuở xưa, tại miền Nam Việt Nam có nhà sư Nguyễn Được tu hành rất khô rhạnh, đệ tử của ông cũng khá đông, điều hoài mong độc nhất của nhà sư Nguyễn Được là làm thế nào có được kinh Phật để truyền bá cho nhân gian cứu người qua bể khổ.

Một hôm, sư Nguyễn Được nằm thiu thiu ngủ, bỗng có một vị Bồ tát đến gọi tên ông và bảo rằng:

- Ngày mai người cùng các môn đệ hãy đi sáng phương Tây. Nếu vượt qua được những gian lao trên đường thiên lý, tất ngươi sẽ tìm thấy chân kinh và đọc được chân kinh ngươi sẽ thành chánh quả.

Nhớ lời báo mộng của Bồ tát, hôm sau sư Nguyễn Được hội các đệ tử nói rõ mục đích đi tìm chân kinh và bảo nếu ai muốn đi theo mình thì hãy sửa soạn hành trang.

Ngàu thứ, sư Nguyễn Được và hai mươi đệ tử nhắm phương Tây mà thẳng tới. Họ không ngại nắng mưa, cứ cúi đầu rảo bước. Tới đâu thì các đệ tử khuyến giáo để lấy miếng ăn cho thầy và cho mình. Gặp những đường rừng núi mênh mông thì họ ăn hoa quả đỡ lòng, gối đất nằm sương rất là vất vả.

Con đường đi tới xứ Phật hãy còn xa mịt mù, các đệ tử của sư Nguyễn Được phần bệnh hoạn, phần không chịu nổi sự nhọc nhằn gian khổ, nên lần lượt xa thầy quay trở lại. Bấy giờ trên đường thiên lý đi thỉnh kinh, chỉ còn một mình nhà sư Nguyễn Được.

Ông không nản lòng thối chí, lặn suối trèo non mà đi, dốc lòng thỉnh được chân kinh. May nhờ thần thánh hiện ra giúp đỡ dọc đường nên sư ông vượt qua được nhiều núi cao rừng rậm tiến gần tới cõi Phật.

Ngày nọ, sư ông đi đến bờ biển sóng bủa chập chùng, mây nước bao la không còn thấy đâu là bờ bến nữa. Muốn đế Tây phương tất phải vượt qua biển rộng, nhà sư không có thuyền bè làm sao vượt biển được. Suy tới tính lui, nhà sư đành đánh liều bước đại xuống nước mà đi, lòng những tin tưởng thần thánh sẽ phù hộ độ trì cho mình vượt qua biển rộng.

Vào lúc đó, một con cá Kình to lớn từ đáy biển thẳm trồi lên, đỡ sư ông trên lưng rồi bơi ra biển rộng êm như ghe thuyền lớt sóng. Nhà sư mãi nhắm nmắt tham thiền nhập định, cứ tưởng có thuyền Bát nhã độ mình qua biển khổ, chớ không biết rằng cá Kình đang độ mình qua biển. Ban ngày cá Kình nhắm theo hướng mặt trời lặn mà bơi tới, ban đêm thì nhắm theo hướng trăng sao mà đưa sư ông đi.

Ngày kia, gần tới bờ, cá Kình bỗng lên tiếng nói với nhà sư:

- Mô Phật, nhà sư đi tìm chân kinh để cứu nhân độ thế, đắc thành chánh quả, có thể nghe lời thỉnh nguyện của tôi không?

Mặc dầu chưa biết cá Kình thỉnh nguyện điều gì, nhà sư vẫn sẵn lòng đáp một tiếng: "Được", quên rằng đã phạm vào lời phát nguyện giữ sự im lặng trước khi tìm được chân kinh.

Được nhà sư nhận lời, cá Kình mừng rỡ tiếp lời:

- Từ cả ngàn năm nay tôi bắt buộc phải trường chay khô rhạnh để chuộc lại tội lỗi trước kia. Vậy mà tôi bị bắt buộc phải ăn thịt sống cá tươi, lòng lấy làm kinh sợ. Vậy xin sư ông hãy tâu với đức Phật cho tôi được thoát vòng khổ ải này có được chăng?

Nhà sư lại đáp: "Được", tức là phạm vào lời phát nguyện lần thứ hai.

Thế rồi, khi tới bờ, nhà sư lên bộ, cá Kình từ giã và hẹn đón chờ nhà sư trở về để đưa qua biển. Nhà sư liền nhắm về hướng Tây mà đi tới. Chẳng bao lâu nhà sự đến được xứ Phật, vào một ngôi chùa, trong đó có nhiều chồng kinh sách. Nhà sư tìm được cuốn chân kinh, song vì đã hai lần phạm vào lời phát nguyện nên khi dở chân kinh ra nhà sư chỉ đọc được có một câu đầu: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

Nhà sư không nản chí, xếp chân kinh lại bỏ vào tay nải rồi quay gót trở về. Tới bờ biển, Kình ngư y hẹn đón rước nhà sư qua biển. Nhà sư mãi mê nghiền ngẫm lời kinh đã đọc mà không thấy vẻ buồn rầu của cá Kình. Lúc gần tới bờ bên kia, cá Kình không còn kiên nhẫn được nữa, nên lên tiếng hỏi:

- Bạch sư ông, sư ông đã đạt những lời thỉnh nguyện của tôi lên đức Phật chưa? Ngài phán thế nào? Tôi còn phải chịu trong vòng khổ ải này bao lâu nữa?

Nhà sư đang tham thiền, nghe hỏi thì giật mình để rơi tay nải đựng kinh xuống biển.

Cá Kình tưởng là vật cứu rỗi của Phật ban cho nên đớp lấy nuốt vào bụng, có cả quyển chân kinh.

Nhà sư lảo đảo lên bờ, miệng vẫn lẩm nhẩm câu kinh đã thuộc lòng. Lên tới bờ rồi, nhà sư mới nhận ra mình về tới đảo Phú Quốc. Nhà sư liền ở đó tu hành. Ngày đêm nhà sư vẫn nghĩ đến quyển chân kinh nhưng không làm sao lấy lại được. Về sau, khi gần chết, sư Nguyễn Được khắc lên núi Bãi Sập và Thạch Động câu kinh của mình học được.

Theo lời truyền tụng, để ghi nhớ việc đi tìm chân kinh, các đệ tử của Nguyễn Được bèn lấy gỗ chạm trổ hình con cá Kình để làm mõ tụng kinh. Cũng từ đó, các nhà tu hành mỗi lần tụng kinh đều gõ vào đầu mõ cá Kình để nhắc lại câu mở đầu "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

Cổ Học Tinh Hoa

BÁO THÙ


Nước Ngô, nước Việt đánh nhau.

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thề thế nào cũng phục thù được cho cha mới nghe. Phù Sai bèn cho người đứng ở sân, mỗi khi mình ra vào, người ấy phải nói to lên rằng: “Phù Sai kia! Nước Việt nó giết chết cha mày mà mày quên ư?”

Phù Sai thưa rằng: “Dạ không dám quên.”

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh được nước Việt, báo thù cho cha.

Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễn sang cầu Hòa. Tuy rằng được hòa; nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm thì trông cái mật, khi ăn thì nếm cái mật. Chính thân thì cày cuốc, vợ thì dệt vải, làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bậc hiền tài thì trọng dụng, ai là kẻ khốn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng như vậy. Sau Câu tiễn xem chừng lòng dân đã khiến được, bấy giờ mới đem quân sang đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt được.

Chu Thư

LỜI BÀN

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đội trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kì được mới nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiến gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không, thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư! Có biết nhục thì sau mới rửa được nhục. Khi đã rửa được nhục lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hóa, nâng đỡ kẻ thù đã chịu lui bước hay đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, thì mới được yên lâu. Nếu rửa nhục xong mà kiêu căng đại nọa, quên cả phòng bị thì lại chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau hoài mà thôi.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Ông già và thần chết

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa, ông cụ kiệt sức, đạt bó củi xuống rồi nói:

- Chà giá thần chết cứ đến ngay đi có phải hơn không?

Thần chết đến và bảo:

- Ta đây, lão cần gì nào?

Ông già sợ hải bảo:

- Nhắ hộ bó củi lên cho lão.

Chuyện cười trong ngày

CHÚA TỂ RỪNG XANH

Một con sư tử thức giấc vào một buổi sáng cảm thấy mất trật tự và kém cỏi. Nó đi ra ngoài và dồn một con khỉ nhỏ vào góc và gầm lên:

- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?”

Con khỉ run rẩy nói:

- ”Ngài, thưa ngài sư tử vĩ đại !”

  Sau đó, sư tử đụng đầu một con bò và rống lên mãnh liệt:

- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?” Con bò hoảng sợ lắp bắp:

”Ồ thưa ngài sư tử vĩ đại, ngài là thú rừng vĩ đại nhất trong rừng !”

    Tiếp theo, sư tử vênh váo đi tới một con voi và gầm lên:

- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?”

Nhanh như chớp, con voi dùng vòi chộp con sư tữ, đập nó vào một thân cây nhiều lần.Sau đó con voi dậm lên con sư tử cho tới khi nó trông như một cái bánh bắp rồi bước đi.

     Con sư tử bật ra một tiếng kêu đau đớn, nâng đầu lên một cách yếu ớt và kêu phía sau con voi:

- ”Chỉ bởi vì ông không biết câu trả lời, ông đừng có quá khó chịu về điều đó !”

Thursday, December 26, 2013

26-12-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Có ba hạng còn giữ lại bí mật của mình, không cởi mở

Hỏi: Trong kinh Tăng Nhứt A Hàm. Ðức Phật dạy : Có ba hạng còn giữ lại bí mật của mình, không cởi mở : hạng phụ nữ không cởi mở, giữ bí mật . Tri kiến thần gí được giữ kín, không cởi mở. Tà giáo được giữ kín, không cởi mở. Giáo Pháp và Giới Luật do một vị Phật toàn thiện công bố thì rực rỡ chói sáng trong thế gian, chớ không giữ kín. Kính xin  giảng rõ cho con về ý nghĩa câu kinh này

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Ðẳng trả lời :     Khi Ðức Phật dạy như vậy, Ngài nói về phần đông thôi.
            Riêng đối với Ðức Phật thì ở đây chúng ta thấy rõ ràng ý của Ðức Phật Ngài muốn dạy những lời của Ngài mà giáo pháp của Ngài đưọc phơi bày rõ ràng và khi mà được gọi là phơi bày rõ ràng thì không có gì gọi là ẩn khuất và dấu kín, giáo pháp của Ðức Phật nói một cách khác gọi là hiển giáo và cái cơ sở và giáo lý của Ðức Phật đã mở rộng như là một cuốn sách mở rộng cho bất cứ ai đến chiêm nghiệm chứ không phải có một cái gì  để nắm giữ lại như là Ðức Phật Ngài đã tuyên bố rất là nhiều lần, Ngài không phải là vị Thầy với bàn tay nắm lại, những gì mà Ngài muốn giữ riêng cho Ngài hay là có những điều bí mật mà không có trình bày được.

            Và Ngài dạy trong thế gian này có ba điều mà người ta giữ kín thôi, thứ nhứt như là chúng ta đã được đọc là ngừơi phụ nữ thì sống không có thể nào bộc bạch hết những gì thuộc về mình, thật ra người phụ nữ có nhiều lý do, lý do để bảo vệ cái đẹp cũa mình, lý do là vì tâm tư tương đối là có phức tạp.

            Và điều thứ hai là chúng ta nói đến bùa chú hay là chú thuật, chú thuật cái gì mà ngừơi ta biết thì nó không có linh, về điểm này nó là một câu chuyên dài có đôi lúc chúng ta nghe được những ngừơi học về bùa, giả sử như một người mắc xương họ vẽ chữ  NGƯ  mình thấy giống lá bùa nhưng mà là cá thôi, nhưng mà nếu chúng ta biết chữ NGƯ là cá thì tự nhiên nó không có linh nữa và ngừơi ta thường dùng chữ "linh tại ngã bất linh tại ngã". Những vị mà họ luyện bùa chú hay chú thuật thì họ không có tỏ rõ cái gì mà họ làm như là một cái mẹo vậy.

           Và điều thứ ba tà giáo luôn luôn gìn giữ  lại, chúng ta biết rằng trong cuộc sống này cái gì thật sự mình bày tỏ ra, tức là mình không có ái ngại mình có sao thì nhận như vậy, người ta khen cũng được người ta chê cũng được, đẹp cũng được xấu cũng được mình là mình thôi, nhưng mà cái bản chất cố hữu của ngừơi phụ nữ  không phải tất cả nhưng mà hầu hết phụ nữ ví dụ như thích trang điểm để làm đẹp, như ngừơi ta nói rằng ngừơi đàn ông ra đừơng một ngừơi vợ khác, về nhà một ngừơi vợ khác có nhiều ngừơi họ đẹp vì sự trang điểm của họ và nếu họ không trang điểm khi đi ra ngoài họ cảm thấy không thoải mái đó là một trong những đặc tính của người phụ nữ, và rồi ngừơi phụ nữ thì thừơng có những chuyện hay vui hay buồn và trong cái vui cái buồn mà nói hết thì đôi khi nó cũng khó nói, cái tâm tư hơn khó nói thành ra có rất nhiều phương diện mà  ngừơi phụ nữ đa phần là không có thể biểu lộ một cách thoải mái như là người nam, ví dụ chúng ta sống Hoa kỳ hay là ở các quốc gia Âu Châu thì họ thường kỵ về vấn đề tuổi tác chẳng hạn, ngừơi phụ nữ mà bị hỏi về tuổi tác là một sự xúc phạm rất là lớn, không phải ai cũng không muốn nói về tuổi tác của mình nhưng phần đông bên đây ngừơi ta rất là sợ già nua, họ thường nói về ngày sinh nhật là ngày mấy  nhưng họ không nói họ bao nhiêu tuổi , và hỏi bao nhiểu tuổi bên này là một cách giao thiệp của xã hội.

          Và thời Ðức Phật cũng vậy và hôm nay cũng vậy có lẽ sau này cũng vậy riêng về đời sống cái tâm trạng phụ nữ có nhiều điều mà không có bộc lộ rõ ràng , ví dụ như đối với Ðạo Phật lời dạy của Ngài rất là rõ về cái giá trị của chánh pháp chứ không phải như khi mình luyện bùa luyện chú mà mình phải chứng tỏ mình phải có cái này hay, có khả năng phi thừơng này hay khả năng phi thường khác, ở trong Ðạo Phật thì Ðức Phật Ngài đặt nặng về giáo dục, nặng về khả năng lãnh hội , nặng về khả năng áp dụng  trong đời sống, như vậy nếu chúng ta sống với đạo thì chúng ta sống rất thực ngay cả cái tham sân si phiền não mà một vị Tăng sĩ có thể nhận rằng mình vẫn còn phiền não và vị đó không phải có tội và vị đó rất là thành thực bởi vì mình còn phiền não thì mình nhận là mình còn phiền não, chúng ta không thể vin vào điều này mà nói họ có tội được.

         Cho nên Giáo Pháp của Ðức Phật mở rộng như là bầu trời mênh mông ở đó mọi ngừơi đến, và theo Tam Tạng kinh điển không phải chúng ta Phật tử chúng ta mới có quyền đọc và nếu chúng ta không phải là Phật tử thì chúng ta không có quyền đọc đúng ra thì có vài truyền thống Phật Giáo quan niệm rằng giới luật của ngừơi xuất gia thì ngừơi cư sĩ không được quyền đọc việc đó chỉ là một việc riêng một tông phái một địa phương mà thôi, chứ tất cả các quốc gia khác thì hễ đã gọi là kinh điển của Ðạo Phật thì ai muốn đọc thì đọc, thật sự cấm thì cấm cũng không đựơc làm sao mà cấm trong thời đại này không có cách gì mà  cấm được hết , mà đã không cấm đựơc tại sao chúng ta phải cấm, thì nói  chung là Giáo Pháp của Ðức Phật là giáo lý tỏ rạng để mà mọi ngừơi cùng đến đó để trắc nghiệm.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Từ Bi thường được nói chung với nhau. Có người hiểu Từ Bi như là tấm lòng vị tha. Trên thực tế, chữ Từ có nghĩa là một tâm hồn mát mẻ, an hòa. Tâm hồn đó sở dĩ được mát mẻ, an hòa vì nó luôn luôn mong mỏi các chúng sanh khác được hạnh phúc, an lành. Ðối tượng của lòng Từ là tất cả chúng sanh, không phân biệt một ai. Bi là lòng rung động trước sự đau khổ của chúng sanh. Như vậy Bi hay Bi Mẫn lấy chúng sanh đau khổ làm đối tượng. Dù Từ hay Bi, dù đối tượng có khác nhau nhưng Từ Bi thường đi chung với nhau vì đối với tất cả chúng sanh, một hành giả tu tập lòng Từ đều mong mỏi họ được hạnh phúc. Tóm lại, Từ Bi có nghĩa là một tấm lòng nghĩ đến tha nhân, ở trong ý nghĩ đó không có biên giới phân biệt thân sơ, xa gần, thương ghét. Ðó gọi là Từ Bi.

       TT Giác Đẳng – Kinh Từ Bi

Tri Kiến, Giác Ngộ, Minh Triết cho đời sống

Muốn Thượng Đế 


Một vị Sư tu khổ hạnh đang hành thiền bên bờ sông thì một người thanh niên trẻ tuổi làm gián đoạn ông.

"Thưa Ngài, con muốn trở thành đệ tử của Ngài," anh ta nói. ,

"Tại sao?" vị Thiền Sư hỏi.

Người thanh niên suy nghĩ một chút.

"Bởi vì con muốn tìm Thượng Đế."

Vị Thiền Sư nhẩy tới, chụp cần cổ người thanh niên, kéo anh ta xuống sông, và nhận đầu anh ta xuống nước. Sau khi giữ anh ta ở đó một phút, mặc cho anh ta kháng cự và vật lộn để cố thoát, cuối cùng vị Thiền Sư nhấc anh ta ra khỏi giòng sông. Người thanh niên phun nước trong miệng ra và thở hổn hển.

Tới khi anh ta hoàn toàn lắng xuống, vị Thiền Sư nói. "Nói cho ta biết, cái gì mà con muốn nhất khi con ở dưới nước."

"Không khí!" người thanh niên trả lời.

"Tốt lắm," vị Thiền Sư trả lời. "Về nhà và trở lại gặp ta khi con muốn Thượng Đế nhiều như con chỉ muốn không khí."

Chuyện Xưa Tích Củ - Anh đánh cá và công chúa Thủy Tề

ANH ĐÁNH CÁ VÀ CÔNG CHÚA THỦY TỀ

Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ngày xưa, có một nàng công chúa Thủy tề, bữa nọ hóa làm con cá nhỏ bơi theo dòng nước để du ngoạn. Mãi mê cảnh đẹp, công chúa Thủy tề bi lọt vào trong lưới của nhà thuyền chài. Thế rồi công chúa hóa cá bị bắt thả vào gầm thuyền phải nhịn đói trọn một hôm chẳng có gì ăn. Do sự tình cờ, người con trai, con của lão thuyền chài, trong mỗi bữa ăn làm rớt cơm xuống gầm thuyền, nhờ vậy nàng công chúa hóa cá cũng tạm no lòng khỏi phải chết đói.

Đã vậy, anh ta thấy con cá rất đẹp bắt lên xem, rủi sút tay làm rơi con cá xuống sông. Công chúa Thủy tề thoát chết vội vã trở về thủy cung. Chẳng ngờ, từ hôm đó công chúa Thủy tề đam ra tương tư người con trai đã cho nàng ăn và cứu thoát nàng. Dần dà công chúa lâm bệnh nặng, vua cha lo ngại hỏi han công chúa, nàng phải thú thật đầu đuôi câu chuyện và xin phép vua cha được trở lên dương trần kết duyên cùng anh chàng đánh cá.

Vua Thủy tề muốn cho con hết bệnh nên phải bằng lòng để công chúa đi tìm duyên. Lúc đó, cha mẹ của anh chàng đánh cá đã qua đời, anh ta cũng bỏ nghề chài lưới vào ở tại hang Non Nước (thuộc tỉnh Ninh Bình), ngày ngày câu cá để sống. Công chúa Thủy tề tìm đến nơi, nhắc lại chuyện cũ và xin kết duyên cùng chàng. Chàng rất vui mừng.

Từ đó hai người sống giữa cảnh non xanh nước biếc, vợ chồng rất hòa thuận thương yêu nhau. Mãi mười năm sau vợ chồng chán cảnh dương trần, nên đưa nhau về thủy cung sống cảnh vinh sang.

Đến sau, dân gian có câu ca dao nhắc lại cuộc tình duyên của công chúa Thủy tề và anh chàng đánh cá như vầy:

Chung quanh những chị em người,
Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng.

Cổ Học Tinh Hoa

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN


Vua Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, ,bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác nào cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác nào tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? Cứ như tôi đây mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần.”

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Hươu và ruộng nho

Hươu nấp trong ruộng nho trốn những người đi săn. Khi những người đi săn đã đi qua, hươu bắt đầu quây ra ăn lá nho. Những người đi săn nhận thấy lá nho rung động bèn đoán:

- Không hiểu có phải có thú ở dưới lá cây đây không?

Họ nổ súng và bắn hươu bị thương. Trước khi nhắm mắt chết, hươu nói:

- Đáng kiếp cho tôi vì tôi muốn ăn lá, chính những cành lá đã cứu tôi.

Chuyện cười trong ngày

BÁC SĨ, TÔI KHÔNG NGỦ ĐƯỢC

Một buổi sáng, một bác sĩ tiếp nhận một bệnh nhân trông phờ phạc nhất mà ông từng biết.

- “Tôi không ngủ được,” người bệnh nói. “Mấy con chó trên đường bên ngoài cửa sổ nhà tôi sủa suốt đêm và làm tôi phát điên!”

- “Đó,” bác sĩ nói nhẹ nhàng. “Hãy thử những viên thuốc ngủ mới này.”

Một tuần sau, bệnh nhân quay lại, trông có vẻ mệt mỏi hơn và kiệt sức hơn.

- "Mấy viên thuốc có tác dụng không?” bác sĩ hỏi.

- “Không,” bệnh nhân than thở.”Tôi đã sẵn sàng mỗi tối rượt những con chó khốn kiếp đó và ngay cả khi tôi tóm được một con, nó không chịu nuốt viên thuốc.”

Wednesday, December 25, 2013

25-12-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - làm như thế nào để sống một cách trọn vẹn là một người Phật tử, là một người con đáng kính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hỏi: làm như thế nào để sống một cách trọn vẹn là một người Phật tử, là một người con đáng kính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

TT Giác Đẳng: Nói về những nguyên tắc sống hay những giới luật chúng ta phải nói rằng: có đôi khi người Phật tử hiểu rằng giới luật là cái gì mà chúng ta phải theo như  một thứ giáo điều. Thật ra giới luật là một phương tiện mà phương tiện đó nói lên một số nguyên tắc, những nguyên tắc giúp cho chúng ta tìm thấy được sự thanh thản ở trong đời sống của mình. 

Chúng ta sẽ bàn về điểm này ở trong một bài kệ khác, nhưng có rất nhiều thứ mà người Phật tử có thể theo, lấy ví dụ như chúng ta nói về thập thiện tức là chúng ta nói làm như thế nào cho ba nghiệp được thanh tịnh, làm mười điều thiện và tránh xa mười điều ác, nó cũng là nguyên tắc mà chúng ta có thể làm. 

Hoặc giả  trong Thi Ca La Việt trong Trường Bộ kinh tập bốn, qúi Phật tử có thể tìm thấy ở đó những lời dạy của Đức Phật cho thanh niên Singàlaka sự cung kính sáu phương đông, nam, tây, bắc, trên,dưới, nói lên sự quan hệ của chúng ta đối với cha mẹ, đối với người hôn phối, đối với bạn bè, đối với những người làm công, đối với những vị samôn v.v….

Khi chúng ta nói đến những điều này Ngài Narada ở trong một chương nói về trì giới balamật trong sách Đức Phật và Phật pháp, Ngài cũng xem đó là một số nguyên tắc mà một vị bồ tát có thể theo để hành trì, và thấy ở đó một điều có thể mang lại lợi lạc cho mình.

Ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới v.v… đó là những nguyên tắc liên quan đến giới luật, hoặc giả nếu trong đời sống tu tập của chúng ta hành trình theo Bát Chánh Đạo, chúng ta nhớ ba pháp đơn giản nhưng hết sức quan trọng đó là Chánh Ngữ, Chánh Niệm và Chánh Mạng, lời nói chân chánh, hạnh nghiệp chân chánh và sinh kế cũng chân chánh, ba điều đó là những nguyên tắc tối thiểu chúng ta cũng có được một số nguyên tắc rõ nét cho đời sống.

Dĩ nhiên, không phải chỉ về phương diện giới luật, về thái độ sống, và thái độ đàng hoàng của chúng ta. Ở đâu nó ra đó, việc nào nó ra việc đó, ví dụ như có những người  họ không thể nhận ra thế nào là tình bạn, thế nào là tình yêu, thế nào là sự giao thiệp.  Sự giao dịch buôn bán họ lẫn lộn những điều này, nó gây cho họ nhiều rắc rối, và họ không bao giờ có một tình bạn bình thường được.  Khi họ có một tình bạn rồi thì  họ đòi hỏi, họ lợi dụng, họ khiến làm hỏng đi một tình bạn rất tốt đẹp, thì đó là một điều rất đáng tiếc, tại vì họ không thấy được việc nào ra việc đó.

Chúng ta ra chợ thì chúng ta biết có những việc ở ngoài chợ, chúng ta ra phi trường thì biết cái gì nên làm ở phi trường, chúng ta đi chùa thì chúng ta biết cái gì làm ở chùa, và chỉ làm vừa phải, làm thích hợp, đó là một người biết sống với nguyên tắc. 

Riêng đối với một người tu thiền, nguyên tắc ở đây có nghĩa là chúng ta sống để tâm đến những gì mình đang làm, mình không làm việc vừa ngồi  ăn cơm vừa coi TV, chúng ta không làm việc mà chúng ta vừa lái xe và vừa cố gắng nói điện thoại, chúng ta không làm việc vừa nói chuyện với người khác và vừa lật sách ra coi.  Thì những thứ hai ba công việc nó không rõ ràng như vậy, nó rất dễ dàng làm cho đời sống của chúng ta, cái này  dẫm lên cái kia, cái kia nó lại ràng buộc với cái nọ một cách không cần thiết. 

Nên chi, đây là một kinh nghiệm cá nhân mà chúng ta phải áp dụng để tìm thấy ở đó, để hiểu như thế nào là áp dụng những nguyên tắc vào đời sống một cách thiện xảo.  Qúi vị đọc trong kinh điển, câu chuyện về thiên chủ Đế Thích có 7 pháp để trở thành vị thiên vương, một con người hiếu kính với cha mẹ, và lập tâm rằng ngày nào cha mẹ còn sống thì mình phụng dưỡng cha mẹ một cách hiếu thảo, đó cũng là một nguyên tắc sống, cũng là một nguyên tắc dạy tâm.

 Đức Phật Ngài có cái nhìn rộng, đến nỗi Ngài nói rằng ở trong thời nào đó mà không có Phật Pháp, không có bậc thiện trí, thì như một người vợ biết lo cho chồng bằng hết bổn phận của mình, đó cũng là cái nhân lành dẫn đến thiên giới, và một người chồng biết lo lắng cho người vợ bằng với tất cả bổn phận của mình, đó cũng là một hạnh phúc cao thượng. 

Nói chung, nếu trong đời sống của chúng ta dầu rằng chúng ta có biết Phật pháp hay không biết Phật Pháp, dầu chúng ta là người cư sĩ hay vị xuất gia, dầu chúng ta là người như thế nào, nhưng nếu chúng ta sống có chừng mực trong sự ăn uống, chừng mực trong sự cư sử, chừng mực ở trong lời nói mà chúng ta xem đó là nguyên tắc sống, thì điều đó cũng tạo cho chúng ta một điều kiện rất tốt để hướng dẫn tâm tư của mình.

Những cái lộn xộn thường xảy ra ở trong cộng đồng, hay ở trong gia đình có lẽ bởi vì ta không biết rõ cái ranh giới, cái giới hạn, cái gì là vừa phải.  Tương tựa như vậy, tâm của chúng ta nếu không biết ở đâu là vừa phải mà chúng ta cứ vương theo nó, thì tâm đó lao chao, loạn động, cái tâm phan duyên đó nó sẽ dẫn chúng ta đi, nó trôi dạt về những phương trời vô định và những phương trời đó dần dà chúng ta không còn biết mình là ai, chúng ta trở nên tha hóa hoàn toàn, chúng ta sẽ không còn nắm được cái gốc của mình nữa.

Vì vậy, rất quan trọng để một người sống gọi là đủ  nghĩa của một người theo trong kinh Phật, là người sống với một số nguyên tắc hay một số tôn chỉ nào đó, dầu cho tôn chỉ đó là tôn chỉ rất cá nhân, chỉ có bản thân của mình mới chấp trì. Nhưng nhờ tôn chỉ đó cho thấy rằng chúng ta là một người sống có căn bản, chúng ta là người sống có nguyên tắc chứ không phải đụng đâu xâu đó, sống sao cũng được, ăn sổi ở thì, cách sống như vậy là cách sống Đức Phật Ngài gọi là người trí làm cho tâm thẳng như thợ khéo nhặt tên.

Nếu trong đời sống của qúi Phật tử đã lựa chọn được một thiện pháp nào, và thiện pháp đó qúi vị thấy rằng có thể làm một điểm tựa, và có thể làm một nơi mà qúi vị có thể trung thành, là một cái pháp môn, là một phương cách, qúi vị có thể sống qua nhiều năm tháng thì qúi vị lên hoan hỷ. 

Thiện pháp có rất nhiều, phát nguyện hiếu thảo cũng được, nguyện trong đời sống là báo ân những gì mà bất cứ ai mình đã thọ ân cũng là những hình ảnh rất đẹp, là làm tròn bổn phận.  Làm tròn bổn phận đối với vợ, đối với chồng đối với con, thì Đức Phật Ngài dạy đó cũng là những hạnh phúc cao thượng, là những nguyên tắc. 

Nguyên tắc mà đạo Phật dạy thoáng lắm, ngày hôm nay cái nhìn của chúng ta rất cục bộ, do đó khi chúng ta vào trong đạo chúng ta cảm thấy rằng hình như đạo của chúng ta nó đóng khung, nó không có bao nhiêu hàng rào.  Nhưng thực sự đạo của Đức Phật dạy rất đẹp, và khi Đức Phật Ngài đưa ra cho chúng ta con đường tu tập, là Ngài mở cho chúng ta một bầu trời mênh mông, ở trong bầu trời đó có đầy dẫy kỳ hoa dị thảo, có bao nhiêu phương tiện để chúng ta áp dụng vào đời sống nội tại của mình, chứ không phải chỉ có một số điều, một hai ba bốn nào đó mà anh A anh B nói với mình rằng việc đó mình phải làm.

Do vậyn khi nói đến nguyên tắc, chúng ta phải nói rằng về điểm này không đơn giản, qúi vị có thể lựa ngũ giới, có thể lựa thập thiện,  có thể lựa những nguyên tắc được đề cập đến trong kinh Lễ bái Lục Phương, tức là kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, qúi vị có thể sống tuân theo Bát Chánh Đạo, bất cứ một nguyên tắc nào qúi vị thấy thích hợp, và dựa trên đó để làm cảnh giới trật tự cho nội tâm của mình thì điều đó đều tốt đẹp, điều đó đều có một giá trị lớn trong việc uốn nắn nội tâm của chúng ta./. 

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Hễ mình muốn phục vụ cho cuộc đời có những việc chánh đáng có những việc lợi ích có lợi cho đời và vô hại cho chính mình. Như vậy chúng ta có khả năng phục vụ lâu dài được. Khi chúng ta làm việc Phật Pháp, làm việc Tam Bảo, có một điều rất hoan hỷ là khi chúng ta làm, không bao giờ chúng ta cảm thấy những việc đó làm cho mình bận tâm là có bị thiệt thòi cách này hay cách khác hay không. Bởi vì sao? bởi mỗi một việc mình làm, đó là một sự huân tập công đức và việc đó là một lợi ích cho chính mình. Chúng ta nên làm với tinh thần thoải mái như vậy. Đôi lúc chúng tôi biết rằng những người đến chùa hay nghững người làm trong các công việc Phật sự, nhiều khi chúng ta nghĩ rằng, “ Không biết mình làm việc đó có bị thiệt thòi hay không?hay mình bị ép uổng hay mình bị mất mát hay mình bị thua lỗ”. Thật ra không có gì bị thua lỗ, không có gì bị thiệt thòi hết.

TT Giác Đẳng - Phục vụ tha nhân - Chánh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Ở Thời Gian Ngắn 


Một vị thiền sư nổi tiếng tiến đến trước cổng hoàng cung. Không người lính gác nào ngăn cản ông ta khi ông vào trong cung điện nơi vua đang ngồi trên ngai vàng.

"Thiền Sư muốn gì" Vua lên tiếng hỏi khi nhận ra vị khách.

"Tôi muốn có một nơi để ngủ trong quán trọ này," vị thiền sư trả lời.

"Nhưng đây không phải là quán trọ," Vua trả lời, "Đây là lâu đài của ta."

"Tôi có thể hỏi ai là người chủ toà lâu đài này trước Ngài?"

"Cha của ta. Ông đã chết rồi."

"Vậy ai là chủ trước cha của Ngài?"

"Ông nội của ta. Ông cũng chết rồi."

"Và nơi này là nơi người ta sống một thời gian ngắn rồi lại ra đi - Có phải Ngài đã nói rằng nó không phải là quán trọ?"

Chuyện Xưa Tích Củ - Sóng thần ở phá Tam Giang

SÓNG THẦN Ở PHÁ TAM GIANG

Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Trước đây, ở cửa biển về phía Đông Bắc tỉnh Thừa Thiên có ba ngọn sóng thần, tục gọi là sóng Ông, sóng Bà và sóng Con. Hàng ngày, cả ba lượn sóng thần quái này hiện lên nhận chìm thuyền qua lại, sát hại không biết bao nhiêu sanh mạng người. Sự kinh khủng, hãi hùng lan rộng trong giới ngư phủ và cả giới thương hồ vượt biển hàng ngày. Bởi vậy mới có câu hát nói lên sự kinh sợ đó:

Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.

Phá Tam Giang tức là chỗ sóng thần thường hiện ra gieo rắc tai họa kinh khủng cho mọi người. Thời kỳ này, ghe thuyền đều lãng tránh việc qua lại trên phá Tam Giang.

Sóng thần không những hoành hành dưới biển mà còn tràn lên bờ làm sập nhà cửa, phá hoại mùa màng ở các làng xung quanh phá Tam Giang. Dân chúng trong vùng đều hãi hùng kinh sợ, kêu ca với quan địa phương. Quan địa phương dâng sớ về Huế xin triều đình tìm cách trừ khử sóng thần.

Lúc bấy giờ nhằm triều vua Tự Đức, nhà vua xem sớ xong lấy làm tức giận quyết tự tay trừ hại cho dân lành. Nhà vua mới đích thân cầm quân đến nơi quyết hạ cho được sóng thần.

Một cỗ đại bác được đem trí tại khuỷu sông, họng súng day thẳng ra biển nhắm ngay chỗ sóng thần thường nổi lên. Nhà vua tưởng tượng đó là một hung thần khát máu chỉ biết có giết chóc, sát hại, nên truyền đúc đầu đạn đại bác bằng đồng để bắn sóng thần.

Chuẩn bị đâu đó hoàn bị rồi, trước khi tấn công, nhà vua có được lời tuyên cáo cảnh cáo sóng thần như vầy: “Trẫm vâng mạng trời làm vua nước Nam, thấy ngươi cũng thuộc hàng thủy thần ở trong đất nước của trẫm, lại ngang nhiên làm điều bạo ngược, vô cớ làm hại đến dân của trẫm. Vậy trẫm phải ra lệnh cho nhà ngươi từ đây dẹp thói hung hăng, dứt điều tàn bạo, xa lánh chốn này. Trẫm kỳ hạn cho nhà ngươi một ngày để suy nghĩ, nếu biết phải quấy mà hối cải thì trẫm cũng rộng lòng mà tha cho các tội đã qua. Bằng không, bấy giờ đừng có trách sao không ra ân trước.”

Nhà vua vừa dứt lời, mặt nước ở phá Tam Giang bỗng nhiên sôi sục, nước tỏa màu xanh đen cuồn cuộn biểu lộ sự tức giận của sóng thần. Suốt ngày đó chưa xảy ra chuyện gì. Nhà vua nhận thấy, có lẽ sóng thần không dám xuất hiện giao chiến giữa ban ngày, đợi đêm tối mới ra oai hành hung tác quái. Bởi vậy nhà vua cho canh tuần khắp nơi rất là nghiêm ngặt. Tất cả quân sĩ phải sẵn sàng chờ lệnh.

Quả nhiên, màn đêm vừa buông xuống, mảnh trăng lưỡi liềm vừa ló ra, thì mặt phá Tam Giang bắt đầu lao xao nổi sóng. Gió thổi mỗi lúc một mạnh dần dần chuyển thành tiếng gầm thét ghê hồn.

Khí lạnh đùng đùng dâng lên, làm cho ai nấy rùng mình, Rồi trong phút chốc mặt biển chuyển động ba đào. Từng lượn sóng khổng lồ ào ạt tiến tới chỗ nhà vua và quân sĩ. Nhờ ánh trăng le lói, nhà vua nhận thấy một ngọn sóng lớn như hòn thái sơn ầm ầm dẫn theo hai ngọn sóng to như hai hòn núi nhỏ đen ngòm tiến về phía mình.

Tức thì, nhà vua hạ lệnh bắn đại bác vào ngọn sóng lớn. Một tiếng nổ long trời lở đất, đạn đại bác trúng ngay vào đầu sóng thần, cả ngọn núi đang sôi réo sùng sục vùng tan đi, đổ ập xuống tơi bời. Tiếp theo hai phát thần công nổ lên, hai ngọn sóng còn lại xô nhau chạy trốn ra biển xa.

Luôn trong mấy ngày mặt phá Tam Giang đỏ ngầu màu máu. Người ta đồn rằng song Ông đã bị hạ, còn sóng Bà và sóng Con thì trốn chạy không biết đến cửa biển nào.

Từ đó đến sau, sóng thần hết còn hoành hành trên mặt biển nữa. Ghe thuyền đi lại bình an.

Cổ Học Tinh Hoa

BÀ HUYỆN CAN ĐẢM


Đời nhà Đường, giặc Lý Hy Liệt đã đánh được Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lý Khản muốn chạy trốn. Bà Huyện người họ Dương nói:

“Giặc đến cướp thành thì phải hết sức giữ thành, giữ mà không được thì phải liều chết với thành, nay ông lại chực trốn, nghĩa là làm sao? Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thưởng cho to, thiếp tưởng còn giữ được thành.”

Nói rồi, chính Bà huyện hội họp cả nha lệ, sĩ dân lại hiểu dụ rằng”

“Quan huyện là chủ các ngươi thật nhưng chẳng qua chỉ ở đây độ năm, ba năm rồi cũng thiên đi nơi khác, không liên can lắm bằng các ngươi sinh trưởng ở đất này, gây dựng cơ nghiệp ở đất này, mồ mả ông cha cũng ở đất này, vậy sống chết các người cũng phải hết sức mà giữ lấy thành thì mới được.”

Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh rằng:

“Ai lấy gạch đá đánh được giặc, thưởng tiền một nghìn, ai lấy gươm giáo giữ được giặc thưởng liền một muôn.”

Tất cả được hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thực cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyện phải một mũi tên, lùi về, ý không muốn đánh nữa. Bà huyện giận nói:

“Ông không ở đấy thì ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết lại chả hơn ở xó giường ư?”

Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trước, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đi. Huyện Hạng Thành nhờ thế được an toàn.

Đường Thư Liệt Nữ Truyện

LỜI BÀN 

Làm quan không che chở cho dân lúc giặc đến, lại sợ chết muốn trốn tránh, thì chẳng là nhút nhát không hiểu cái nghĩa tận tâm với chức vụ là gì ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, thì một bà huyện như vợ ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêu. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái lòng can đảm của bà mà dân phải cảm kích, cả huyện được an toàn. Quý nhất câu bà nói: “Giữ thành mà chết còn hơn chết ở xó giường” thì cái chí khí có kém gì những bậc tu mi vừa anh hùng vừa khí phách.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Con hươu

Hươu đi đến bờ suối uống nước, nhìn thấy bóng mình dưới nước,lấy làm thích thú vì cập sừng của mình: cập sừng mới đồ sộ, mới nhiều nhánh làm sao, nhưng nhìn xuống chân thì nó lại buông lời:

- Chỉ có điều bốn chân ta xấu xí, yếu ớt quá.

Bỗng một con sư tử nhẩy ra và chồm đến vồ hươu. Hươu vụt phóng đi trên cánh đồng quang đảng. Nó chạy thoát, nhưng khi chạy vào rừng, nó lại vướng mắc cập sừng váo cành cây, thế là sư tử chộp được nó. Đến lúc sắp hết đời, hươu mới nói:

- Thế đấy, mình thật ngu ngốc! Về những người có thể cứu mình thì mình nghĩ là họ tồi, yếu ớt còn những kẽ làm mình mất đời thì mình lại từng thích thú.

Chuyện cười trong ngày

BÁC SĨ ƠI, ĐAU ĐỦ THỨ!

Một người đàn ông đi bác sĩ và khi bác sĩ hỏi anh ta có điều gì không ổn, người đàn ông nói:

”Bác sĩ, mọi nơi tôi sờ đều đau, tôi có thể sờ đầu, chân, cánh tay hoặc mặt và đều cảm thấy bị đau.”

   Bác sĩ nói:

” Chúng ta hãy chiếu quang tuyến X để chúng ta có thể tìm ra bệnh.”

   Một lúc sau, bác sĩ quay lại và nói với người đàn ông:

” Tôi đã tìm ra ông bị chứng bịnh gì. Ngón tay của ông bị gãy.”

Tuesday, December 24, 2013

24-12-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - khi chúng ta đề cập đến những điều tâm niệm và cuộc sống tu tập. Thi tâm niệm có phải là một giới luật hay không?

Hỏi: khi chúng ta đề cập đến những điều tâm niệm và cuộc sống tu tập. Thi tâm niệm có phải là một giới luật hay không?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng Có thể nói rằng những gì mình cần phải tâm niệm và quán tưởng để nhắc nhở, trừ khi liên quan những điều tứ vật dụng mà Đức Phật Ngài dạy những điều đó là thanh tịnh giới, ở trong tứ thanh tịnh giới gọi là quán tưởng thanh tịnh giới, nhưng những điều tâm niệm khác, phải nói rằng tùy vào căn cơ, tùy vào căn duyên của mỗi người, và mỗi người có thể đem vào trong tâm tư của mình những tâm niệm, và những tâm niệm này nó phải thích hợp với căn tánh của mình ví dụ ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên.

Một người niệm ân đức của Chư Thiên không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn của Phật, không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn ân đức Pháp, ân đức Chư Thiên hơn ân đức Tăng, mà tại vì người đó  hạp với tâm niệm đó, như vậy khi nói đến những điều tâm niệm đó, chúng ta cứ tưởng nghĩ rằng đó là những khuôn mẫu tâm nhất định phải đi theo, ở trên thực tế những điều tâm niệm này là những gợi ý, nhưng khi áp dụng vào đời sống chúng ta thì được áp dụng như là giới luật, giới luật là điều phải thọ trì giới luật, là điều không có thể thay đổi được, nhưng những tâm niệm thì nó khiến cho chúng ta có một không gian rộng lớn khác, ở trong không gian rộng lớn đó chúng ta có thể lựa chọn.

Thật ra trong lịch sử đạo Phật thời gian gần đây có một trường hợp rất thú vị, đó là trường hợp của Hoà Thượng Nhất Hạnh có lập ra một dòng tu gọi là dòng tiếp hiện và có một giới luật gọi là giới luật tiếp hiện, đúng ra trong những năm tháng gần đây Hoà Thượng Nhất Hạnh đã đổi hướng đi từ những quan niệm hết sức khác biệt với truyền thống, bây giờ Hoà Thượng lại trở về với quan niệm truyền thống, kể cả tu chính và kể cả nhấn mạnh đến những giới bổn người xuất gia, nhưng trước đây Hoà Thượng nói rất nhiều đến giới luật tiếp hiện, khi đọc vào giới luật tiếp hiện thật ra với quan niệm của một vị tu sĩ Phật Giáo truyền thống, nhất là tu sĩ Nam Tông những điều trong giới luật tiếp hiện mang tánh cách tâm niệm nhiều hơn giới luật.

Chúng tôi nói tâm niệm nhiều hơn giới luật là ví dụ như vầy, ví dụ như chúng ta quan niệm trong giới luật là không sát sanh, thế nào là người phạm giới sát sanh thì có quy định rất rõ, con vật có thức tánh là biết con vật có thức tánh và có ý giết rồi ráng sức giết, rồi con vật đã chết vì sự ráng sức đó, thì sau khi tính như vậy mới đủ gọi là giới sát sanh, và nếu chúng ta vẫn quan niệm một điều như vậy là mình sống mình phải thương yêu muôn loài, phải thương yêu sự sống, phải bảo vệ môi sinh, phải bảo vệ hành tinh sanh này v.v... những khái niệm như vậy mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, tại vì nó phải áp dụng được trên phương diện giới, nếu đem điều đó  áp dụng vào đời sống hàng ngày của chúng ta thì không biết ai là người phạm giới hay là người không phạm giới.

Chúng tôi lấy một ví dụ, những tờ báo chúng ta đang đọc hiện nay, những tờ báo in màu và giấy láng bóng, những tờ giấy đó nó vốn là những tờ giấy được sản xuất một cách rất tai hại cho việc bảo vệ môi sinh, quí vị cầm tờ báo, trang bià in màu bóng láng, thì các hoá chất để họ dùng vào thứ đó là hoá chất làm ô nhiễm rất lớn môi trường, do vậy người ta kêu gọi con người hãy bỏ bớt những thứ đó lại. Khi người ta in bản in màu, mà bản đó không có sáng, màu nó không bóng láng tự nhiên thấy màu nó không hấp dẫn, tuy nhiên cách in đó khiến cho chúng ta ít có làm ô nhiễm môi sinh.

Bây giờ nếu như một tờ báo được in bìa bóng như vậy chúng ta mua, chúng ta cầm đọc thì bảo rằng người đó đã phạm giới luật tiếp hiện, tức là người đó không bảo vệ môi sinh, thì điểm đó rất khó bởi vì chung quanh chúng ta có rất nhiều thứ mà chúng ta hoặc ý thức được hoặc là không ý thức được, do vậy tinh thần bảo vệ môi sinh không thể gọi là giới luật được, tinh thần bảo vệ môi sinh là một điều rất đẹp, nhưng cái đẹp đó lại khác với quan niệm về giữ giới. Khi nói về giữ giới không nói về đẹp hay xấu, giới là điều, điều đó là điều qui định rất rõ ràng chứ không phải chỉ là một khái niệm như tâm niệm. Do vậy chúng tôi phải nói rằng những giới luật về tiếp hiện của Hoà Thượng Nhất Hạnh đề ra, nếu đọc kỹ lại thì đó là những điều mà mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, bởi vì có những thứ không có.

Chữ Bồ Tát giới ở trong Đại Thừa có rất nhiều điểm mang tới tâm niệm hơn là về giới, giới khác xa với điều đó. Có thể nói rằng khi đề cập đến giới luật, nó là một câu chuyện khác hơn những gì chúng ta quan niệm mang tánh cách tư tưởng hay khái niệm, hay là tâm niệm đem áp dụng vào trong đời sống. Và chúng tôi cũng phải nói ở tại đây những điều tâm niệm là những điều rất có lợi cho sự tu tập của mình, tuy nhiên khi đã nói đến tâm niệm thì không thể đem một kiểu mẫu nào đó áp dụng cho tất cả mọi người, có những người họ lại hạp với những thứ này, có những người hạp thứ khác.

Chúng tôi lấy một ví dụ, một người tu tập thiền chỉ hay thiền quán, những người này có thể niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Chư Thiên, chúng ta không thể nói một ân đức nào lớn hơn ân đức nào. Thật ra đối với một người tu tập thì dù ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên, hay ân đức của thí, của giới tất cả đều giống nhau ở một điểm, cái nào thích hợp với căn tính của mình thì cái đó nên tu tập, nên thường xuyên niệm tưởng. Chính vì vậy đối với những điều chúng ta gọi là tâm niệm, tuy là nó mang tánh cách tiền chế, tức là cái gì được quy định sẵn, nó là những khái niệm mà đã được tìm đâu đó ở trong kinh điển, tìm đâu đó ở trong lời dạy và chúng ta chỉ dựa trên điều đó để nhắc đi nhắc lại trên đời sống. Tuy vậy phải nói rằng những điều tâm niệm là một lợi khí rất lớn cho chúng ta để đương đầu với phiền não.

Phải nói rằng cuộc sống tu tập hay đời sống của người xuất gia, khi chúng ta phấn đấu với phiền não chúng ta phải có một vài chỗ đứng, và chỗ đứng này nhất định phải của mình chứ không thể của phiền não được. Như một người lính họ ra trận, tuy rằng xông pha ngoài trận mạc sống giữa làn tên mũi đạn, nhưng họ phải trở về hậu cứ, hậu cứ tức là nơi an toàn của họ, hậu cứ là nơi họ canh gác cẩn mật để họ có thể an toàn sống ở trong lãnh vực nào đó, thì hậu cứ đó sẽ giúp cho quân đội được dưỡng quân, phải giúp cho những người lính tìm thấy những giây phút mà không phải mặt đối mặt với kẻ thù và lúc nào cũng lo sợ. Thì như vậy một người tu tập phải có cứ điểm nội tâm, và những cứ điểm nội tâm đó khiến cho chúng ta qua đó không có tranh luận hơn thua, không phải đôi co, không có bàn thảo mà nó là như vậy để chúng ta có sự ổn định.

Chúng tôi muốn nói ở đây một điểm đó là sự nghi hoặc, nghi hoặc tức là một người tu tập mà không sống bằng những tâm niệm, thì thường xuyên phải đối diện với tâm hoài nghi, hoài nghi ở đây là hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi về quá khứ hiện tại vị lai, hoài nghi về nhân quả v.v.... và những hoài nghi này có thể đưa chúng ta trôi dạt về nhiều phương hướng. Vì vậy tâm niệm là cái gì cho chúng ta hậu cứ, nó cho chúng ta một cứ điểm, cứ điểm đó khi chúng ta trở về, chúng ta không cần phải đôi co, không phải vật vã, không phải hoài nghi, không phải nghi hoặc, để làm gì, để tạo ra sự ổn định của mình, cái sự ổn định này cần thiết.

Không hẳn là khi chúng ta tu tập, chúng ta phải sống với một số quan niệm bất di bất dịch  không thay đổi, nhưng, khi đương đầu với phiền não, từ cái tham, cái sân, cái si, cái thay đổi trong đi đứng nằm ngồi, cái thay đổi ở trong bất cứ sự thay đổi nào khi đối diện với phiền não thì nó làm cho chúng ta trở lên lúng túng, nó làm cho chúng ta trở lên khó chịu và lâu ngày mình cảm thấy mình bị thua trận nhiều hơn là đạt được lòng tự tin.

Chúng tôi xin được nhắc ở đây lại giai thoại liên quan đến một vị thiền sư, liên quan đến một vị Tăng sĩ, vị Tăng sĩ đó là Ajahn Sumedho là người đã thành lập ra Tăng đoàn Phật Giáo Tây Phương ở Anh Quốc và nhiều quốc gia khác, Ngài là một trong những khuôn mặt Phật Giáo lớn của thế kỷ này, khi quí vị nghe Ngài kể câu chuyện, quí vị rất ngạc nhiên về đời sống tu tập của Ngài, Ngài là một người sanh ra ở tại Mỹ, và là người da trắng, lớn lên ở tại Mỹ, khi đi sang Á Châu xuất gia tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Ajahn Chah, thì phải nói rằng: Một con người đến từ nền văn hoá khác, một con người sống từ một xã hội như Hoa kỳ mà chọn con đường tu tập xuất gia lại trọn con đường trở thành người Phật tử, một đứa con của Phật thì phải nói rằng đó là sự lựa chọn lớn.

khi chúng ta nghe về quan niệm tu tập của Ngài có một vài đoạn chúng ta rất ngạc nhiên ví dụ như Ngài Sumedho nói, đời sống của ngài thường an trú trong ba câu:

- Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami - con về nương tựa với Phật, con xin quay về nương tựa với Pháp, con xin quay về nương tựa với Tăng.

Đối với một người Phật tử Việt Nam quan niệm rằng: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là những quan niệm rất sơ đẳng, vào chùa thì tam quy trước, rồi ngũ giới, rồi sau đó thiền định v.v..., mà tại sao với một vị xuất gia, một vị thiền sư có thể nói rằng một người có nhiều năm tu tập mà lại trở về với những quan niệm đó. Thật ra, quan niệm của một người mà đã một lần người đó quì xuống và phát nguyện từ đây trở về sau cho đến trọn đời con sẽ sống nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng đó là quyết định lớn và trong quyết định đó, tâm niệm này hoàn toàn có thể nói rằng trong sạch tịnh tính, và trong cái tâm tịnh tính đó không còn nghi hoặc nữa và vị đó lựa chọn là từ đó trở về sau sự quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng nó trở thành cứ điểm an toàn của mình, hễ khi mình nghĩ đến điều đó thì tâm mình được thuần, tâm mình được trong sạch, tâm mình được ỗn cố, nó không hoài nghi, nó không có những uế nhiễm phức tạp.

Do vậy đối với Ngài Sumedho thì ba câu:
 "Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami" 
mang lại cả một ý tưởng rất lớn lao, nó mang lại cả một vùng trời an toàn, một không gian mà ở trong đó vị đó không bị chi phối bởi những nghi hoặc, những hoài nghi. 

Như vậy là tâm niệm của mỗi người xuất gia, và quan niệm sự tu tập nó khả dĩ cho phép chúng ta có một hậu cứ an ổn và không phải thường xuyên vật lộn đối với những phiền não nghi hoặc mà chúng ta sống trong tâm trạng hồi hộp, năm ăn năm thua, mà trái lại tìm được một không khí hết sức là ổn định về tinh thần, một cảm giác gọi là an toàn.

Vì vậy khi chúng tôi nói về những tâm niệm ở tại đây thì phải nói rằng với một người tu tập chúng ta không có bác bỏ những giá trị tiền chế, giá trị tiền chế ở đây tức là những giá trị mà chúng ta hấp thụ từ trong kinh điển, những giá trị mà chúng ta vốn tìm thấy ở từ vị Thầy, từ sự nhắc nhở răn bảo của vị Thầy mà những thứ đó khi đem vào trong đời sống tu tập nhất là người tu thiền thì bao giờ nó cũng cần thiết và hết sức là cần thiết để chúng ta tìm được một sự ổn định trước khi bắc đầu vào sự tu tập.

Như vậy chúng ta phải tìm sự tu tập ở thế quân bình giữa giá trị tiền chế và giá trị tự nhiên của một người tu tập. Cái giá trị tiền chế ở đây là chúng ta phải sống bằng một số khái niệm đã được quy định sẵn, và giá trị về tự nhiên, là ở trong trách nhiệm ghi nhận cái gì xảy ra mới nghe nói như vậy, chúng ta tưởng tượng như hai giá trị giữa cái tự nhiên và tiền chế có tính cách mâu thuẫn, trái chống với nhau, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Một người bỏ vào trong rừng thiền sống 5 ngày ba ngày thì người đó cần rất nhiều sự trang bị, những trang bị này khả dĩ giúp cho vị đó đương đầu với nhiều phiền não, cả hai thứ đó đều cần thiết. Và hỏi rằng những quan niệm này cần được khai triển tới đâu, thì đó là cái khéo của mỗi người hành giả, là cái khéo của mỗi người tu tập./.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Luân hồi là sự lập đi lập lại.  Ở đây Đức Phật Ngài nhắc lại sự suy nghĩ của Thái Tử Siddhattha là: "Tự mình bị sanh chi phối, bị già chi phối, bị bịnh chi phối, bị chết chi phối, bị sầu bi khổ não chi phối, lại đi tìm một cái cũng tương tựa như vậy.  Cũng bị sanh già đau chết sầu bi khổ ưu não chi phối, nhưng đó là một sự thật, sự thật hiển nhiên của kiếp nhân sinh này.  Chúng ta vốn không tìm ra cái mới, không tìm ra lối thoát và bắt buột chúng ta phải đi một vòng tròn cuối cùng trở lại vị trí ban đầu.  Và đó là một hình ảnh các nhà thinh văn thường mô tả về các tinh cầu đi theo một qũy đạo tròn và nó trở về chỗ cũ.  Bởi vì nó có thể đi theo vòng tròn như vậy dưới sức hút của các thiên thể thì nó mới tồn tại được, còn nếu nó đi không trở lại vòng tròn như các vì sao chổi hay một số những bậc lang thang ở trong Thái Không vô định này, bởi vì nó là con đường thẳng, nó cũng sẽ bị tiêu pha bằng cách này hay cách khác.  Do vậy hầu hết các quy luật về sự tồn tại là nó đi quanh trong một vòng tròn.  Sự tồn tại của kiếp luân hồi cũng vậy, từ cái thấy cái nghe, cái ngửi, nếm đụng chúng ta thật sự không biết gì khác.  Nếu ở trong đời sống hiện tại ăn là một cái gì rất là ngon và nghĩ đến thiên đàng, nghĩ đến cảnh giới cực lạc thì chúng ta nghĩ rằng sắc tướng âm thanh mỗi thứ phải tốt hơn cái đang có ở tại đây. Nhưng Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta một chuyện rất rõ là điều đó nó chẳng những không mang một giá trị đích thực mà chính chúng ta cũng sẽ bị một giòng sanh tử, rồi ở trong giòng sanh tử đó chúng ta cũng hụp lặn, cũng sống với cái khổ bị chi phối bởi sanh bởi già bởi bịnh bởi chết bởi sầu bi khổ não.  Như vậy thì chúng ta phải làm một cái gì khác hơn, nhưng cái khác hơn đó nó phải được thực hiện bằng một ý thức minh mẫn về cái gì mà mình đang có. 

TT Giác Đẳng - Ý thức tiên khởi - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Khi Mệt


Một thiền sinh hỏi Thầy của anh.

"Thưa Thầy, cái gì là sự giác ngộ?"

Vị thiền sư trả lời,

"Khi đói, thì ăn. Khi mệt, thì ngủ."

Chuyện Xưa Tích Cũ - Tại sao cọp ghét mèo

TẠI SAO CỌP GHÉT MÈO

Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Thuở xưa, cọp và mèo là bà con với nhau, hình dạng giống nhau, cách leo trèo, đi đứng cũng chẳng khác gì. Hai con lại ở chung với nhau, cọp gọi con mèo bằng cô, mèo kêu cọp bằng cháu; cô cháu sống canh nhau rất tương đắc, thường bữa mèo dạy cọp leo trèo, chạy, nhảy nên luôn luôn cung kính mèo.

Mèo có tánh lười biếng, ăn xong kiếm chỗ ngủ, ngủ dậy lại ăn, còn cọp siêng năng, ngày đêm lo tìm mồi, xông xáo đầu này đầu kia chớ ít khi tìm chỗ ngủ. Một hôm, cọp bắt được một con heo, đem về để dành đặng ăn dần. Thừa lúc cọp đi vắng, mèo cứ rút rỉa ăn lần gần hết con heo. Con cọp không tìm được mồi, trở về đem con heo ra ăn thì mèo đã ăn tất cả món ngon rồi. Cọp tức quá không nhường nhịn nữa, nên mắng mèo:

Cô gì mà cô? Cô lô cô lốc!
Có miếng thịt nào bỏ mồm cô hốc.

Mèo không nhịn nên hai đàng xô xác nhau, bắt đầu thù ghét nhau. Mèo tuy lười biếng nhưng được cái linh lợi, tinh ranh hơn cọp. Mèo nảy ra mưu kế, mới làm ra vẻ thân thiện bảo cọp rằng: -Cô nghe thiên hạ khen cháu có tài, nhưng cô chưa thấy tài của cháu bao giờ. Vậy đằng kia có cái cây cao, cô và cháu ta hãy đến đó thử tài leo trèo một lần xem sao?

Cọp nghe bùi tai, ưng thuận liền.

Thế là cọp và mèo đến cây cao thi tài.

Mèo leo lên trước, cọp leo lên sau, tuy vậy mèo vẫn khen: -Cháu leo trèo khá đó chớ, nhưng vẫn chưa biết được cháu có hơn cô không? Vậy thì nên trèo cả hai bận lên và xuống.

Tất nhiên là cọp đồng ý, tưởng mình sẽ thắng được, chớ không dè mắc mưu mèo.

Nhờ nhỏ thó, nhẹ mình nên mèo trèo lên hay trèo xuống gì cũng đều lanh lẹ. Duy có cọp to xác, mình mẩy nặng nề nên khi trèo xuống bị ngã phăng xuống đất, mũi dập nát đau đớn vô cùng. Từ đó, cọp bị xẹp mũi. Cũng từ đó, cọp thù ghét mèo, thề hễ gặp đâu đánh đó, và dọa rằng:

Cô gì mà cô, cô rô cô rứt!
Cháu bắt được cô, không tha cả ***.

Nghe cọp dọa như vậy, mèo sợ quá bỏ rừng xanh trốn về thành thị, ẩn mặt trong nhà loài người. Khi ỉa xong lại lấy tro lấp cả *** cốt ý giấu không cho cọp thấy.

Cổ Học Tinh Hoa

 VỢ RĂN CHỒNG


Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.

Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: Tại làm sao? Nàng nói:

“Án Tử, người thấp bé nhỏ làm đến Tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp thấy ông ấy vẫn có ý trầm trọng, khiêm nhường, như chửa bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mới làm được một tên đánh xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi”.

Từ hôm ấy, tến đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế làm lạ, hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại. Án Tử bèn cất cho làm đại phu.

Án Tử Xuân Thu

LỜI BÀN 

Tên đánh xe của Án Tử thực là sang vì vợ, nhờ được người vợ giỏi, biết lấy cái địa vị hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sửa được cái tâm tính tâm tính chồng và thành được thân danh cho chồng. Tiếc thay ở đời bây giờ, có biết bao nhiêu kẻ chỉ làm môn hạ người ta, đã bênh váo lên mặt, ngênh ngang tự đắc như tên đánh xe, mà lại không có được những người vợ,như vợ tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tự sỉ mà phấn chí tu tỉnh cho ra người.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Chó sói và dê

Chó sói nhìn thấy dê ăn cỏ trên núi đá và nó không thể lần đến chỗ ấy được, nó bèn bảo dê:

- Giá cô xuống này có phải hơn không? ở đây đất bằng phẳng hơn, cỏ cho cô ăn cũng ngon ngọt hơn nhiều!

Nhưng dê trả lời ngay:

- Sói ơi! Anh gọi tôi xuống đâu có phải vì thế, anh nào có nghĩ về cái ăn của tôi, mà anh lo cho cái ăn cho chính mình đấy chứ

Chuyện cười trong ngày

Bị xử tử hình vì tiết lộ bí mất quốc gia

Có một người đàn ông nọ đứng ở giữa quảng trường và hét to: "Tổng thống là thằng ngu".

Ngay lập tức anh ta bị bắt bỏ tù.

Mọi người cứ nghĩ là anh ta sẽ phải ở tù hai năm vì tội sỉ nhục chính quyền nhưng mọi người rất bất ngờ vì cuối cùng anh ta bị xử tử hình.

Hỏi ra mới biết anh ta bị xử tử hình vì tội tiết lộ bí mật quốc gia.

Monday, December 23, 2013

23-12-2013 - Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Tìm hiểu chữ "Tâm Niệm" là gì?

Hỏi: Tìm hiểu chữ "Tâm Niệm" là gì? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Theo quan niệm thường thức ở bên ngoài "Tâm Niệm" là điều gì mà chúng ta phải tâm tâm niệm niệm, tức là phải thường ghi nhớ, phải thường tưởng nhớ, phải thường xuyên dặn lòng nhắc nhở chính mình, phải thường xuyên dùnh những thứ đó thường niệm, tưởng. Thí dụ như chúng ta có quyển 10 điều tâm niệm của Hoàng Ðạo, một nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Ðoàn trước đây, và chúng ta có 10 điều tâm niệm của người xuất gia, hoặc giả chúng ta có 10 điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội mà các chùa thường in ra và treo ở trên tường.

Chữ "Tâm Niệm" ở đây hiểu theo phương diện thường thức cái gì mà chúng ta thường phải nhắc nhở, thường ghi nhớ lấy. Thật ra pháp tu tập về tâm niệm không phải xa lạ trong Ðạo Phật, như trường hợp chúng tôi vừa nhắc đến 10 điều tâm niệm của người xuất gia, Ðức Phật Ngài dạy 10 điều tâm niệm đó, ví dụ như Ngài nhắc hình dáng của ta đây phải khác hơn kẻ thế, như đầu tròn áo vuông khác hơn kẻ thế, sự nuôi mạng ta phải nhờ nơi kẻ thế, để không sanh tâm kiêu mạn. Rồi bậc trí có thể tự chê trách mình không, ngày và đêm trôi qua mình đã làm đưọc chuyện gì v.v....

Có nhiều điều để nhắc nhở hàng ngày, hay hoặc giả chúng ta cũng nghe những điều quán tưởng của người xuất gia, khi thọ dụng tứ vật dụng, tức là khi ăn, khi mặc, khi sử dụng chỗ ở, khi dùng thuốc men, những thứ đó cần được quán tưởng ra sao. 

Sự quán tưởng đó là một sự nhắc nhở, là một sự ý thức. Sự quán tưởng hay là tâm niệm cho chúng ta đi theo đường hướng nhất định.  

Một người tu tập chánh niệm, thấy sao ghi nhận như vậy, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn, hơi thở dài biết hơi thở dài, mình thở ra với tâm hân hoan thì mình biết là mình thở ra với tâm hân hoan, thở ra với tâm không hân hoan biết là thở ra với tâm không hân hoan.

Như vậy ở trong một phương diện nào đó, một người tu thiền quán là người thấy sao biết vậy, không tô hồng chuốt lục, không vẽ rắn thêm chân, và cái nhìn của người thiền quán là cái nhìn rất tự nhiên. Nói như vậy không phải một người tu tập không cần đến tâm niệm, không cần đến những khái niệm. Khái niệm vốn đã lấy từ trong kinh điển. Khái niệm đó vốn có sẵn mà chúng ta dùng ở đây là tiền chế. Tiền chế có nghĩa là những quan niệm vốn đã đặt bày, vốn được gợi ý, vốn đã được nói đến, đã được dạy ở trong kinh điển. Còn một người tu thiền quán thấy sao ghi nhận như vậy, thấy sao biết vậy, thật ra hai điều này không có trái chống với nhau nhiều.

Nếu chúng ta ở tại các trường thiền, ở  các trung tâm thiền định, chúng ta sẽ biết rằng không phải một ai bước vào trong trường thiền, được giao cho chìa khoá của am thất, rồi về am thất đó ngồi xuống một mình là có thể nhìn vào hơi thở của mình được, không phải ai được vị thiền sư dạy thiền rồi thì có thể ngồi xuống để theo dõi hơi thở được, không phải như vậy, chúng ta phải phấn đấu rất nhiều và lấy ví dụ chúng ta bị sự lôi cuốn của sắc đẹp, của tiếng hay, của mùi thơm, vị ngon, xúc lạc.

Phải nhắc lại một giai thoại mà ông Joseph Goldstein thường nhắc đến các khoá thiền của ông, có một lần ông đến dự một khoá thiền, thức ăn theo kiểu người Miến Điện và thức ăn lại hạn chế, một ngày chỉ ăn được một buổi thôi, do vậy đầu óc của ông bị ám ảnh bởi một miếng bánh mì nướng, bánh mì nướng là một cái gì rất quen thuộc đối với bữa ăn sáng của người Tây Phương, và miếng bánh mì nướng bình thường thì nó không có nghĩa gì để nghĩ đến, cũng không ai muốn nghĩ đến làm gì, thật ra muốn ăn thì ra nướng bánh mì ăn, bánh mì đối với người Tây Phương cũng giống như cơm đối với chúng ta vậy. Tuy nhiên, vào giờ hành thiền thì miếng bánh mì nướng nó trở nên một cái gì ám ảnh ở trong đầu, tự nhiên thèm miếng bánh mì nướng một cách lạ lùng, chưa bao giờ thèm như vậy, và lúc bấy giờ không ngồi định tâm được không ngồi tập trung vào hơi thở được.

Nên chi một người hành thiền cũng thường phải sống với một số tâm niệm, một số tâm niệm tức là một số nhắc nhở, hay một số lời dạy được trích từ trong kinh điển hay lời dạy của các vị thiền sư và điều này chúng ta gọi là điều tiền chế cũng được, và điều này chúng ta gọi những gì đã định đặt sẵn cũng được, tuy vậy những điều tâm niệm này giúp ích cho người hành thiền rất nhiều, chứ không có đơn giản.

Tại sao giúp cho chúng ta rất nhiều? Bởi vì chúng ta không phải ai cũng có thể giữ được tâm tự nhiên để theo dõi hơi thở ngay lập tức, chúng ta phải phấn đấu với bản thân, và trong sự phấn đấu với bản thân để có thể ngồi xuống yên lặng, có thể ngồi xuống lẳng lặng nhìn hơi thở thì sự phấn đấu đó đòi hỏi một số khí giới để chúng ta có thể đánh lại với giặc phiền não.

Phải nói nhận ra một điều là đối với tất cả những người tu tập hay những người muốn thay đổi cuộc sống của mình, trước nhất chúng ta phải chọn một số điều để tự nhắc nhở lấy mình, và những điều này đối với chúng ta phải là những gì có ý nghĩa rất lớn, không phải chúng ta phải nhắc mình như là những điều răn của thánh thần, mà chúng ta chỉ nhắc mình về những điều đến từ những lời dạy của Đức Phật, những điều này khi chúng ta đọc vào chúng ta cảm thấy thấm thía, cảm thấy có đủ sức mạnh để cho chúng ta vượt qua những phiền não.

Chúng tôi nhớ những năm tháng đầu, TT Trí Siêu với chúng tôi đi xuất gia, và đặc biệt là thời gian sống ở Long Thành, thực phẩm rất khan hiếm, lúc bấy giờ hầu như thường xuyên phải ăn độn với khoai mì và lúc bấy giờ người ta bán rất nhiều loại mì sợi, hồi trước năm 75 chúng tôi thích ăn mì sợi lắm, nhưng phải nói rằng lúc sống ở Long Thành rất sợ ăn mì sợi, mì sợi người ta luộc cả thúng to như vậy đó, rồi lấy nước chấm chan lên cho ăn thôi, chứ không có cái gì để ăn với nó hết, ăn thế cho cơm, lúc đó mới thấy rằng miếng ăn nó quan trọng, chỗ ở cũng quan trọng, nhưng thật sự đối với người Việt Nam thì một giai đoạn nào đó miếng ăn được coi như quan trọng như vậy. Bây giờ chúng tôi được nghe rằng thực phẩm rất đầy đủ, miếng ăn không còn quan trọng nữa. Nhưng nói chung đời sống khi đi xuất gia, cái ăn, cái mặc, thuốc uống, chỗ ở rất dễ trở thành những thứ làm cho mình sanh ra tâm phiền não, bởi vì khi đã giảm bớt những nhu cầu khác, nó chỉ tập trung vào những nhu cầu hết sức tương đối thì những nhu cầu đó nó lại có sức quyến rủ rất đặc biệt.

Chúng tôi nhớ là có một vị Thầy cho chúng tôi biết rằng có một lần đi đến một chùa ở Udorn-thani, chùa của Ngài Ajaan Maha Boowa, Ngài giao cho một cái thất, mà chúng ta gọi là cái cốc, cốc là chỗ để những vị xuất gia ở, bên Thái lan thì những ngôi chùa theo truyền thống đầu đà, hay tu thiền, những ngôi chùa này đa số cất những cái cốc riêng, những cái cốc này gọi là những am thất, đa số được cất ở những nơi thanh vắng, thường thường được bao bọc chung quanh bởi những rừng cây để tạo ra sự yên tĩnh. Và có một phong tục ở bên Thái Lan, có nhiều người khi họ qua đời, tài sản họ còn để lại, thân nhân thường gom tất cả tài sản đó để cúng dường vào trong chùa để cất những am thất cho những người tu thiền, ví dụ như người đó để lại một số tiền vài ba chục ngàn đồng, số tiền đó sẽ được dùng cất một cái cốc và ở trước cái cốc đó có bản nhỏ đề là cốc này cất để hồi hướng cho ông A bà B nào đó, và cũng có trường hợp đặc biệt, mỗi cái cốc như vậy người ta xây một con đường kinh hành, con đường kinh hành nghĩa là con đường bằng gạch để cho những vị hành thiền đi tới đi lui tu tập, tức là tu thiền tu dưỡng chánh niệm lúc đang đi, thông thường người ta lấy hũ cốt của người mất, họ chôn ở cuối con đường kinh hành đó, có nhiều vị sợ ma khi đi hành thiền mà biết rằng có hũ cốt chôn ở cuối con đường kinh hành thì sợ, nhưng thường thường người ta tin rằng khi một người tu thiền, đi kinh hành hay ngồi thiền mà nhớ rằng cái cốc này, con đường kinh hành này được xây dựng bởi một thí chủ nào đó, bây giờ thí chủ đã quá vãng, người ta hồi hướng cho thí chủ đó, nên chi cái phong tục như vậy thường dễ tìm thấy ở các chùa thiền.

Những am thất tại Thái Lan thông thường được cất rất đẹp, chúng tôi ở và chúng tôi phải nhìn nhận rất đẹp, rất thoáng. Người Thái Lan họ có kinh nghiệm rất lớn về thủ pháp cất các am cốc, họ cất như thế nào mà kiến không vào được, rắn không vào được, cất như thế nào mà thoáng mát, trông nó giản dị. Ví dụ như cốc luôn luôn cất giống như nhà sàn và cao lên một chút, cửa sổ không cao, cửa sổ sát với cái sàn vì vậy có thể mở cửa sổ gió có thể vào trong, cả trong lúc chúng ta nằm cũng có thể có gió thoáng được và phải nói rằng một cái am thất nằm giữa trong rừng cây bao bọc ở chung quanh, đó là một nơi rất dễ làm cho chúng ta sanh tâm ái nhiễm, ái nhiễm chỉ muốn ở tại chỗ đó mà thôi. Đặc biệt nếu chúng ta đến đó vào mùa gần tết, như mùa bây giờ không có mưa, tâm hay sanh dính mắc, bởi vậy ở tại các trường thiền của Ngài  Ajahn Chah thông thường những vị tu thiền phải dời chỗ ở của mình, trong ba tháng phải đổi một lần, ví dụ như chúng ta mới bước vào trong rừng thiền, người ta giao cho chúng ta một cái am thất rất đẹp, chúng ta nghĩ rằng mình sẽ xin Ngài Thiền Sư ở luôn tại đó tu tập, như vậy tâm sẽ dính mắc. Trong vòng khoảng chừng ba tháng, có một phiên họp vào ngày bố tát, người ta lấy chìa khoá ra để đổi với nhau, người này phải rời qua chỗ kia, chỗ kia rời qua chỗ nọ, có thể am thất của mình ở chỗ rất gần lại rời đi xa, chỗ rất đẹp rời lại cái am xấu, chỗ mới dời đi chỗ cũ chẳng hạn, để không có tâm dính mắc vào những am thất mà mình đang ở.

Nói chung đời sống khi dẫn đến sự tu tập, thường thường những nhu cầu về vật chất nó nằm ở trong bốn nhu yếu phẩm, như bốn nhu yếu của một người tu đó là thực phẩm chỗ ở thuốc men và y phục, những thứ đó làm cho người tu tập dễ dính mắc và để đối trị với những thứ này Đức Phật Ngài dạy cho một người xuất gia quán tưởng, quán tưởng trước khi dùng, quán tưởng khi đang dùng, quán tưởng sau khi dùng, và mỗi buổi sáng trước khi mặt trời mọc, các vị Tăng sĩ có đọc những bài về quán tưởng như một điều tâm niệm, bởi vì những điều tâm niệm này ví dụ như Đức Phật Ngài dạy một người xuất gia nên tâm niệm rằng mình ăn uống không phải để mập, để mạnh, để làm cho cơ thể được đẹp đẽ, ăn uống để từ cái khổ của đói, ăn uống để nuôi cái mạng tu tập v.v...cái sự nhắc nhở như vậy ban đầu nghe giống như thủ tục, ban đầu nghe giống như những điều răn, nhưng với một người tu tập, những điều đó có ý nghĩa lớn, tại vì trả cho chúng ta trở về với ý thức chân thực, về thái độ nào là thái độ nên có đối với những món vật dụng những nhu yếu của đời sống. 

Như vậy tâm niệm nó là pháp tu rất phổ thông trong Đạo Phật.

Chúng tôi chỉ đưa ra có hai ví dụ thôi, chúng tôi chưa kể ra những ví dụ khác, ví dụ như chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Chư Thiên, những pháp niệm đó quí vị gọi tiền chế thì cũng có một phần tiền chế, thế nào là ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng như chúng ta đọc ở trong Thanh Tịnh Đạo, kể cả đức của Chư Thiên và những thứ đó được đem vào trong đời sống để khai triển làm một khái niệm để tập trú, để an trú. Như vậy những cái chúng ta gọi là tâm niệm vẫn có một giá trị nhất định, vẫn có giá trị lợi lạc, chứ không phải khi chúng ta tu thiền rồi chúng ta nhìn sự vật một cách tự nhiên, cái gì xảy ra như thế nào chúng ta nhận là đủ. Phải nói rằng trước khi chúng ta có khả năng để quan sát sự vật có tánh cách tự nhiên, chúng ta phải có rất nhiều tâm niệm cần thiết để chúng ta đem vào cuộc sống tu tập của mình.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

 Qúi vị thường nghe định nghĩa vô minh là: Không thấy sự khổ, không thấy nhân sanh khổ, không thấy sự diệt khổ, và không thấy con đường đưa đến sự diệt khổ. Với hành giả tu tập thiền quán thì chữ vô minh có thể dễ dàng nhìn thấy qua những góc cạnh là "chuyện của người thì mình thấy dễ còn chuyện của mình thấy rất khó." Thí dụ người ta nói là "chân mình những lấm mê mê lại cầm bó đuốc mà rê chân người" tức là chân mình cũng lấm bùn chân người khác cũng lấm bùn nhưng mình hay chỉ trích người khác. Đó là trạng thái rất bình thường trong đời sống chúng ta. Mình làm chuyện không tốt lành nhưng người khác làm thì mình chỉ trích người khác trong khi mình không thấy mình, hoặc mình vô tư với chính mình, mình không thấy là mình làm chuyện đó cũng sai. Đó cũng là biểu tướng của vô minh tức là mình đặt không đúng chỗ, mình chỉ nhìn thấy được cuộc đời rất là phiến diện từ chuyện của người khác chứ không thấy chuyện của mình. 

TT Giác Đẳng - Kinh Tứ Niệm Xứ - Quán Tâm - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Cuộc Đời

Ðược Viên Kim Cương Trên Con Ðường Lầy


Gudo là sư phụ của Hoàng đế . Tuy nhiên , Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang . Một hôm Gudo đang trên con đường đến Edo , trung tâm văn hóa chính trị của một thủ phủ , Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt . Gudo bị ướt như chuột lột . Ðôi dép rơm của Gudo tả tơi . Gudo để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ của một nông gia ở gần làng và định mua một đôi .

Thiếu phụ dâng dép cho Gudo , thấy Gudo bị ướt quá , mời Gudo ở lại nhà đêm đó . Gudo nhận lời , cám ơn nàng . Gudo bước vào nhà , đọc kinh trước bàn thờ gia đình . Rồi thiếu phụ giới thiệu Mẹ và các con của nàng với Gudo . Thấy cả nhà đều buồn , Gudo hỏi có việc gì quấy . Thiếu phụ đáp :

_ “ Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu . Khi ăn , anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ . Khi thua , anh ấy mượn tiền của nhiều người khác . Ðôi khi say quá , anh ấy không về nhà nổi . Tôi có thể làm gì được bây giờ ?” . Gudo nói :” Tôi sẽ giúp chồng chị . Ðây là một ít tiền . Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít đồ ăn ngon . Rồi chị co thể đi nghĩ . Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ .”

Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về , say mềm , hắn kêu lè nhè :” Nè , bà ơi , tôi đã về nè . Bà có gì cho tôi ăn không ?”.

Gudo nói :” Tôi có món cho anh . Tôi bị mưa không đi được , vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay . Ðáp lại , tôi mua một ít rượu và cá này ,anh có thể dùng được . Người đàn ông vui mừng . Hắn lập tức uống rượu và rồi ngã dài xuống nền nhà thiếp đi . Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn .

Sáng hôm sau , khi người đàn ông thức dậy , hắn quên mọi chuyện đêm qua . Hắn hỏi Gudo :” Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định . Ðáp :” Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi sắp đến Edo “.

Người đàn ông rất hổ thẹn và anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của Hoàng đế . Gudo mỉm cười giảng giải :

_ “ Mọi sự ở đời đều vô thường . Ðời người chóng vánh . Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu , anh sẽ không còn thời giờ để làm việc gì , và anh còn gây khổ cho gia đình nữa “ . Người chồng chợt tỉnh dậy như trong cơn mộng . Anh ta nói :” Ngài dậy chí phải . Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường “.

Gudo chấp thuận : “ Nếu anh muốn “.

Hai người bắt đầu đi . Sau khi họ đi được ba dặm đường , Gudo bảo anh ta trở lại . Anh ta xin Gudo :
_ “ Xin cho đi năm dặm nữa “.

Hai người tiếp tục đi . Gudo nhắc :
_ “ Bây giờ anh có thể trở về “
Anh ta đáp :” Xin mười dặm nữa “.
Khi mười dặm đã qua , Gudo bảo :
_ “ Bây giờ anh hãy về đi “
_ “ Tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi “ , anh ta tuyên bố .

Trong những thiền sư hiện đại ở Nhật , một bậc thầy nổi tiếng trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Muna( Vô qui), người không bao giờ trở lại