Saturday, December 21, 2013

Phật Học Vấn Đạo - làm thế nào để mà con đường tu tập của chúng ta càng về dài chúng ta lại càng tránh né được cái cạm bãy nguy hiểm đó hay không?

Hỏi: Hoà Thượng Hộ Tông Ngài có nói một câu là ngừơi đi tu cái lợi thì dễ bỏ cái danh thì khó bỏ, có nghiã là những lợi lộc vật chất có thể bỏ rất là dễ dàng nhưng mà về cái danh dự cái tự ái thì đôi lúc nó là một việc rất là lớn có thể nói rằng đây là một điều mà tất cả chúng ta phải tự phấn đấu rất là nhiều, không hiểu trên phương diện này TT Trí Siêu có thể chia sẽ được với đại chúng trong rơom này là chúng ta làm thế nào để mà con đường tu tập của chúng ta càng về dài chúng ta lại càng tránh né được cái cạm bãy nguy hiểm đó hay không?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu :  Đây là vấn đề lớn và rất là thực dụng trong đời sống tu tập, có những lúc chúng ta thaỏ luận về Phật Pháp và đưa ra những vấn đề để mà chúng ta giải theo cái lý kinh điển giống như là  chúng ta ôn bài lại, nhưng những lúc này là những lúc chúng ta trao đổi với nhau những cái kinh nghiệm tu tập và những cái kinh nghiệm đó nó lại mở ngõ cho chúng ta trong cái hướng tiến hóa thì chúng tôi rất là hoan hỷ để chia sẻ với quí vị.

        Thực ra thì bản thân của chúng tôi cũng gặp nhiều cạm bẫy hết sức lớn lao như vậy và cũng khó khăn lắm, nhưng ở đây nói chung chung nếu chúng ta là cái ngừơi trí và là một cái vị tu tập theo hạnh nguyện của một vị Bồ Tát với sự mong cầu giải thoát khỏi luân hồi trong tương lai thì trong trừơng hợp này không phải là vấn đề nan giải khi chúng ta gặp danh và lợi hay là quyền chức nó đến, khó thì cũng không khó nhưng mà dể cũng không phải là dễ, chỉ có điều là chúng ta có được bản lãnh trong sự tu tập hay không thì cái điều đó chúng ta mới cần xét lại. Chúng tôi chỉ có gợi ý một điều kinh nghiệm về bản thân của chúng tôi khi làm việc Phật Pháp, những lúc mà chúng tôi đứng lớp dạy, chúng tôi cũng thừa nhận một điều là khi đứng lớp dạy cho Chư Tăng hay là lên pháp toà để thuyết pháp cho Phật tử hoặc là ngồi soạn kinh sách những lúc đó cả Chư Tăng và Phật tử những người họ có sự quí kính sự ái mộ có sự tán dương được khen ngợi thì bản thân của chúng tôi cũng rộn lên một cái sự hân hoan như là một cái sự bù đắp cho nỗi mệt nhọc.

         Thành thật mà nói, tâm phàm chúng ta, những lúc đó chúng tôi cũng có một cái gì đó nó khởi lên cái niệm tự hào nếu nói một cách chính xác tức là cái tâm ngã mạn cũng có chứ không phải là không có, và những lúc chúng tôi gặp phải những trở ngại như bị ngừơi khác chê hoặc là những công việc thất bại chúng tôi cũng cảm thấy đau khổ cũng có một  cái gì đó tụ ái. Điều này thì không thế nào thoát được. Nhưng ở đây, có một điểu chúng tôi cũng xin đựơc san  sẻ với quí vị là sau đó thì chúng tôi lại thể hiện đựơc cách sống của riêng mình.

          Làm như thế nào để cho chúng ta càng tu càng về già chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và không có nặng nề bởi trách nhiệm hay là những danh lợi nó đi đến. Quả thật như vậy nếu chúng ta không khéo thì  càng cao danh vọng càng dày gian nan. Những lúc càng có quyền chức thì chúng ta càng cảm thấy sợ hãi  , hốt hoảng sợ khi quyền chức nó bị mất đi , vượt khỏi tầm tay thì lúc bấy giờ mình sẽ phải như thế nào , sẽ đau khổ lắm nhìn mặt thiên hạ mình cũng khó nhìn. Thì ở đây, trong trường hợp đó chúng tôi lại có cảm nghĩ khác, thì thôi bây giờ đang trong lúc thực hành những  trách nhiệm , những  phận sự để san sẻ lợi lạc cho chúng sanh lúc bấy giờ chúng ta nghĩ ngược lại rằng :không cần, không cần biết là còn hay mất lợi danh ,còn hay mất ngừơi ta còn ái mộ mình hay là  không còn ái mộ mình mà chỉ biết một điều rằng mình đang đào tạo cái trí tuệ Ba La Mật một cái tri kiến để  trong tương lai mình sẽ thành tựu được quả vị A La Hán với trí tuệ phân tích.

 Chúng tôi có tâm nguyện như vậy, cho nên những lúc chúng tôi soạn kinh sách chúng tôi không cần biết là cuốn sách này soạn ra ngừơi ta có tán thành hay không, ngừơi ta có hưởng ứng hay không, mình có phát hành những cuốn sách này nhiều hay không, chúng tôi lại không nghĩ như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong lúc  chúng tôi đầu tư trí tuệ và thời gian để nghiên cứu và viết hay là dịch ra những cuốn sách thì chúng tôi nghĩ rằng những lúc đó thì chúng tôi đang đào tạo cái trí tuệ Ba La Mật.

        Khi chúng tôi làm đựơc những công đức các phước báu đó, thí dụ như vừa dạy cho Chư Tăng mà trong khi đó chúng tôi phải đi hoằng pháp chỗ này chỗ kia để mà tìm kiếm để có được phát sanh những cái lợi lộc đem về cung cấp nuôi dưỡng cho Chư Tăng, để cho Chư Tăng khỏi bận rộn trong việc nuôi sống , chúng tôi hy sinh điều đó chúng tôi không nghĩ rằng Chư Tăng sẽ khen thưởng hay là sẽ đáp lại bằng một cái gì khác, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang tạo, đang củng cố cái thiện nghiệp Ba La Mật của mình, chúng tôi nghĩ như vậy thôi.

Và qủa thật vậy, khi  chúng tôi đã có một tiêu chuẩn như thế rồi thì từ đó về sau chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, nghĩa là mổi khi có danh có lợi mổi khi có được người ta áp đặc cho mình vào một quyền thế một  cương vị nào đó thì tự nhiên chúng tôi cảm thấy cái này không phải là mục đích của mình. Do vây, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng lắm.

Và đó chỉ là kinh nghiệm của bản thân chúng tôi thôi. Thì ở đây mỗi chúng ta đều có thể tự tạo cho mình một  sắc thái một  tư tưởng tu tập để tự mình làm cho mình nhẹ nhàng./. 

No comments:

Post a Comment