Friday, March 31, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chuyện con vịt

Chuyện con vịt 


Mùa hè, mẹ gửi Andrew về quê chơi với bà ngoại. Được cậu Billy cho một cái giàn thun, Andrew khoái lắm. Nhưng nhớ lời cậu dặn, nó chỉ dám tập bắn ở trong rừng cây phía sau nhà. Andrew lang thang suốt buổi sáng ở trong rừng, nhưng nó chẳng bắn được chút gì cả. Buồn rầu, Andrew thất thểu về nhà ăn trưa. Vào tới sân, thấy bầy vịt của bà ngoại đang rượt nhau kêu quàn quạc trong sân. Andrew cúi xuống nhặt một hòn sỏi và bắn đại một phát. Chẳng may, viên sỏi trúng ngay giữa đầu một con vịt, nó lăn đùng ra giữa sân, giãy đành đạch mấy cái rồi nằm ngay đơ. Andrew hoảng hốt nhìn quanh: không có ai cả. Nó vội nhặt con vịt và nhét vào trong đống củi. Yên trí với bí mật của mình, Andrew ngồi vào bàn ăn trưa, mà không biết rằng đã có ít nhất một cặp mắt nhìn thấy chuyện xảy ra với con vịt.

Sau bữa ăn trưa, bà ngoại vừa cất đồ ăn dư vào chạn vừa dặn Sally, chị họ của Andrew, con gái chú Billy:

– Bữa nay tới lượt con rửa chén đó.

– Nhưng Andrew nó hứa làm thay con rồi. – Sally vội đáp và nhìn Andrew bằng ánh mắt khiến nó đang đỏ mặt toan cự cãi bỗng đâm ra chột dạ.

– Thật không Andrew? – Bà ngoại hỏi, không quay đầu lại.

– Con à?

Andrew vừa mở mồm thì Sally hích một cái đau điếng vào sườn nó và khẽ thì thầm qua kẽ răng:

– Con vịt. Nhớ không?

– Con nhận lời chị ấy rồi. – Andrew đáp bằng giọng hậm hực.

Ngủ trưa dậy, ông ngoại rủ Andrew và Sally đi câu, nhưng bà ngoại bảo:

– Sally, cháu ở nhà giúp bà nấu nồi xúp cho bữa tối.

– Nhưng Andrew thích ở nhà nấu xúp hơn là đi câu đấy chứ! Bà hỏi nó xem có đúng như vậy không?

Sally trả lời bằng giọng mát mẻ. Andrew toan cãi thì Sally tằng hắng mất tiếng. Nó đành nghẹn ngào trả lời:

– Cháu sẽ ở nhà giúp bà.

Cứ thế, suốt ngày hôm đó, Andrew luôn bị Sally dằn vặt bởi chuyện con vịt.

Tối đến, mệt mỏi, Andrew nằm lăn trên chiếc đi-văng trong phòng khách và ngủ thiếp đi. Lúc nó thức dậy, ai đó đã tắt đèn và phủ trên người nó một tấm chăn. Andrew nằm im, đầu nó nhớ lại chuyện trong ngày. Nhiều lúc nó muốn nói thật với bà ngoại về chuyện con vịt, nhưng nó lại sợ bà ngoại sẽ mách mẹ nó, rồi thì sang năm mẹ nó sẽ không cho nó về chơi với ông bà nữa thì sao? Còn Sally thì quá quắt quá, không biết bao giờ nó mới thoát khỏi bàn tay quái ác của Sally? Biết làm sao đây? Nó chỉ muốn chết quách cho rồi. Andrew thổn thức.

Chợt một bàn tay to mềm của bà ngoại đặt lên vai nó, giọng êm ái của bà ngoại thì thầm:

– Nói đi con. Có điều gì con cứ nói ra cho nhẹ nhõm trong lòng.

– Con vịt… Cháu… Con vịt… – Andrew lắp bắp.

Bà ngoại im lặng. Hít một hơi dài, Andrew nói một mạch:

– Cháu lỡ tay bắn chết một con vịt rồi bà ạ!

– À, ra chuyện con vịt. Lúc đầu thấy thái độ của cháu với Sally bà hơi ngạc nhiên, nhưng bà đã hiểu cả khi lùa bầy vịt vào chuồng và thấy thiếu một con. Nhưng bà muốn chờ cháu tự nói ra. Câu chuyện ngày hôm nay là một bài học cho cháu đó: Che giấu tội lỗi của mình, cháu sẽ không bao giờ có được sự thanh thản và cháu sẽ trở thành sự nô lệ của cái xấu.


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 GẠO VẪN LÀ GẠO


Một đệ tử thỉnh giáo thiền sư:

- Sư phụ, có người nói con tài giỏi, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?

- Vậy con đánh giá mình thế nào?

Đệ tử ngơ ngác. Thiền sư trả lời: - Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Nói về sống chết

 NÓI VỀ SỐNG CHẾT


Người thì cho sống là sướng, chết là khổ, như thế lả phái mến đời. Người lại cho chết là sướng, sông là khổ, như thế là phái chán đời.

Cứ theo ý ta, thì ta tưởng ai tuy còn sống, thân thể khoẻ mạnh, mà chí khí suy đồi, thì sông cũng như chết; ai thân thể tuy chết, mà chí khí vẫn còn ở tâm não tai mắt người ta, thì chết cũng như sống. Cho nên bậc quân tử đối với sự sống chết, không bằng ở phần xác có hay không, bằng ở phần hồn còn hay mất. Kẻ tiểu nhân thì không thê: đương lúc sống, mê muội về tài lợi, nhọc nhằn về bôn tẩu; đến lúc người ta thoá mạ, thì lại nói rằng: "Đã sinh ra làm người, chẳng để được tiếng hay trăm đời, thì cũng để lại tiếng dở muôn năm". Than ôi! Kẻ nói như thế thì biết làm sao được cái lẽ sống chết!

GIẲI NGHĨA

- Phái: chỉ những bọn người nghĩ, iàm không giống nhau.

- Chí khí: bụng dạ khí phách cố giữ lấy tư cách là phẩm giá mình, không đành chịu nhục.

- Suy đồi: kém dần đổ nát.

- Tâm não: tâm: tim, não: óc, đây nói người ta còn ghì nhớ sâu xa vào trong bụng, trong óc không quên được.

- Quân tử: (xem bài số 91).

- Tiểu nhân: (xem bài số 7).

- Mê muội: mẽ là không tỉnh, muội là tối tăm, đây nói tải lợi nó làm cho say đắm mờ mịt, ngoài không còn biết gi nừa.

- Bôn tẩu: hai chữ cùng nghĩa là chạy, đây nói chạy xuối, chạy ngược, vào luồn ra cúi để lo việc.

- Thoá mạ: thoã là nhổ, mạ là mắng, ý nói vừa nhổ, vừa mắng làm cho nhục nhằn thậm tệ.

LỜI BÀN

Người ta tuy chia hai phẩn: xác thịt và linh hồn, nhưng hai phần thật có liên lạc với nhau như là một, xác có khoẻ hồn mới còn; hồn có mạnh, xác mới có giá. Vậy ta không bảo khinh hẳn một bên nào, mà chỉ trọng một bên nào được. Nhưng bài này không chủ ý nói về tâm lý hay vệ sinh. Bài này chỉ cốt nói rõ thé nào là sống, thế nào là chết mà thôi. Những kẻ: sống không ai biết, chết chẳng ai hay, thì tuy sống cũng là vó ích. còn những bậc ích Quốc lợi Dân, thì dẫu chết đi nữa, nhưng thiên hạ vẫn còn nhớ đến, vẫn còn sùng bái, thi cũng cho như là còn sóng. Ngoại còn cái hạng đê mạt di xú, thì nói mà làm chi! Nếu ở đời chẳng để tiếng hay lại được, thà không để tiếng gì nữa, còn hơn, là để tiếng xấu chỉ làm cái bia cho thố gian chê cười mà thôi.

Truyện cười trong ngày

 Tin lời thầy bói và cái kết không ngờ

 Tèo đᎥ xem bói ᵭược thầy phán: "XᎥn lỗi ch᧐ tȏi nóᎥ thẳnɡ, ṡố cậu ṡau nàү cҺỉ có tҺể lὰ mộṫ thằng ᾰn cắp thôi'.

Tèo tứⲥ giận ɾa ∨ề. Kể ṫừ ᵭó ɑnh quyết chí lập nghiệp ᵭể không trở nên trộm cắp ᥒhư lời thầy bói nóᎥ.10 ᥒăm ṡau, Tèo trở nên mộṫ ngườᎥ đàn ông thành ᵭạt, ⲥó ∨ợ đẹp ⲥon ngoan. Aᥒh quay Ɩại chỗ thầy bói ᥒăm xưa, ⲥười khẩy: 

– Lời ônɡ nóᎥ ƙhi xưa hoàn toàn sɑi bét. 

Thầy bói nhếch môᎥ ⲥười rồi đáp:

– Chẳng phảᎥ bây ɡiờ nɡày nào ɑnh cũᥒg phảᎥ ᾰn cắp tᎥền mìᥒh Ɩàm ɾa ṫừ ví cὐa ∨ợ ṡao? 


Thursday, March 30, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Cô Giáo Là Mẹ

 Cô Giáo Là Mẹ

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo lớp 1 nhận xét Teddy như sau:“Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”.

Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”.Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa.

Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sỹ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn.

Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sỹ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây.

Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”.

Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 VÀNG HAY BÙN


Một cao tăng hỏi: Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn?

Người cầu đạo đáp: “Tất nhiên là vàng rồi!”

Vị cao tăng mỉm cười, nói tiếp: “Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?”

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Cái nhẽ sống chết

 CÁI NHẼ SỐNG CHẾT


Mạnh Tôn Dưong hỏi Dương Tử: "Có kẻ mến đời, yên thân, cầu cho không chết có nên không?

- Dương Tử nói: Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?

- Thế cầu sống lâu có nên không?

- Lẽ nào sông lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yên thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay giở, xưa củng như nay; thân thể an nguy, xưa cũng như nay; việc đời vui, khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị, loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sông trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lây sông lâu để cho khổ làm gì?

- Mạnh Tôn Dương nói: Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sông lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thoả không?

- Dương Tử nói: không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hoá ra gì thì hoá cho đến lúc cùng. Lúc sông, lúc chết lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải cần cho sông lâu hay chóng chết làm gì?

DƯƠNG TỬ

GIẢI NGHĨA

- Thể tinh: tinh thương người đời.

- An nguy: an: khoẻ mạnh, nguy: đau ốm.

- Cùng: đến hết không còn gì nữa.

- Trị: yên ổn thái bình.

- Loạn: giặc giã rối loạn.

- Dương Tử: người thời Chiến quốc tên tự là Tử Cư tôn chỉ học thuyết là: "Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng khống ham lợi, thì thiên hạ tự nhiên thái bình, học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết "Vị ngã".

LỜI BÀN

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đểu là nhầm cả. Sự sống, chết không phải tự mình có chủ quyển được, thì minh đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết mà có ích gì! Thà rằng: tự lúc sống đến lúc chết, việc minh, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự Tự nhiên cho gọi là số, là Mệnh,là Tạo hoá, cũng không cần. - Thói đời, thường tinh vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất đã là khổ hẳn. Mà sống, củng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quí Ị Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng; "Sống làm chi cho nhục! sống chỉ để trông thấy con cháu chất dần chết mòn mà thôi".

Truyện cười trong ngày

 Hàng xóm tốt bụng

HaᎥ ᥒgười láng giềng trò chuyện, một ᥒgười ᥒói: “TôᎥ rấṫ tiếc Ɩà mấy c᧐n ɡà nhὰ tȏi mổ sạⲥh ṡố hạt hoɑ vừa gieo Ꮟên nhὰ bác”.

– Chuyện vặt thôi mà. Nhȃn tiện bác ⲥũng thứ lỗi cҺo, c᧐n chó nhὰ tȏi ᵭã cắn ⲥhết mấy c᧐n ɡà ấy rồi.

 – Khȏng sɑo, bà nhὰ tȏi ᵭã lỡ chẹt ⲥhết c᧐n chó nhὰ bác bằng ô tô.

– TôᎥ bᎥết rồi, do vậy lúc tȏi cu̕a ⲥây tȏi ᵭã cu̕a thủng lốⲣ xe cὐa bà nhὰ.

– Vậy à! Nhȃn tiện tȏi xᎥn hỏi nhὰ bác mυa bảo hiểm hỏa hoạn chưa?


– !?!

Wednesday, March 29, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Ông Già Khôn Ngoan

 Ông Già Khôn Ngoan


Một cụ ông 92 tuổi, nhỏ người, rất tự hào, ăn mặc chỉnh tề, mỗi buổi sáng cạo râu lúc 8 giờ. Hôm nay ông dọn đến ở tại một chung cư dành cho những người cao tuổi. Vợ ông 70 tuổi vừa mới qua đời nên ông buộc ḷòng phải rời khỏi căn nhà của ông.

Sau nhiều giờ ngồi chờ đợi trong hành lang của chung cư, ông cười rất tươi khi chúng tôi đến nói với ông rằng căn phòng của ông đă sẵn sàng. Bởi v́ ông phải dùng thang máy với tôi là người dẫn đường, tôi tả cho ông sơ về căn phòng nhỏ của ông, kể cả tấm khăn trải giường treo ở cửa sổ thay cho màn cửa “Tôi thích căn phòng nầy lắm” ông nói với niềm hân hoan như một bé trai 8 tuổi vừa được ai đó cho một con chó nhỏ.

“Thưa ông Gagné, ông chưa thấy căn phòng của ông mà, xin ông đợi một tí”

“Điều đó không liên hệ gì với nhau cả,” ông nói: “ Hạnh phúc là cái gì đó tôi đã chọn trước rồi, tôi thích hay không thích căn phòng của tôi không phải do đồ gỗ giường tủ hay đồ trang trí, mà tùy thuộc trước tiên về cách cảm nhận của tôi đối với hạnh phúc”.

“Chính tôi đã quyết định trong đầu của tôi rằng tôi thích căn phòngg của tôi, đó là một quyết định tôi thường làm mỗi buổi sáng khi tôi thức dậy” “Tôi đã chọn : hoặc tôi có thể nằm cả ngày trên giường để đếm những khó khăn mà các bộ phận trong cơ thể của tôi không còn có thể hoạt động được nữa, hoặc tôi vùng dậy và cám ơn trời đất về những cơ phận của tôi còn hoạt động được.”

“Mỗi ngày là một quà tặng và cũng đã từ lâu, tôi vẫn có thể mở mắt thức dậy, tôi đặt tiêu điểm cho ngày mới và kiểm lại những kỷ niệm tốt đẹp mà tôi đă có trong suốt cuộc đời của tôi.”

“Tuổi già giống như một tài khoản ngân hàng, bạn sẽ rút ra những gì bạn đă ký gởi vào đó.” Và đây là lời khuyên của tôi dành cho bạn : hãy ký gởi nhiều kỷ niệm hạnh phúc vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Bài sưu tầm


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 SO SÁNH


Có một ông hành giả đến hỏi thiền sư:

- Con lớn tuổi, nhớ dở, hiểu chậm. Xin sư phụ chỉ điểm Phật pháp cho con, có cách nào mà thu gọn Phật pháp trong một câu nói .

Vị thiền sư nghe vậy lấy một cây que vạch một đường dưới đất rồi hỏi người học trò:

- Đường vạch này là dài hay ngắn?

Hành giả trả lời:

- Thưa thầy con hiểu rồi. Khổ ở đời, vì mình còn so sánh: Đây Đó - Trong Ngoài - Tốt Xấu - Thích Ghét - Hạnh phúc Đau khổ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Thuốc bất tử

 THUỐC BẤT TỬ


Thời Chiến quốc, có người đem dâng vua nước Sở một vị thuốc bất tử. Người ấy bưng vị thuốc vào, có viên quan canh cửa hỏi rằng:

"Vị thuốc này có ãn được không?

- Người ấy đáp: Ăn được".

Tức thì, viên quan giật lấy vị thuốc mả ăn.

Chuyện nói đến tai vua. Vua phán bắt viên quan đem giết, Viên quan kêu rằng:

"Thần đả hỏi người đem dâng thuốc. Người ấy nói rằng: "Ăn được”, nên thần mới dám ăn. Thế là thần vô tội mà lỗi ở người dâng thuốc. - Vả chăng, người đem dâng thuốc, nói lả "bất tử", nghĩa là ăn vào, thì không chết nữa.

Thế mà thần mới ăn, đã sắp phải chết, vậy là thuốc tử chớ sao gọi là bất tử được? Nhà vua giết thần, thực là bắt tội một người vô tội, mà tỏ rằng thiên hạ dối được nhà vua mà nhà vua vẫn tin".

Vua nghe nói có lý, bèn tha cho viên quan không giết nửa.

Quốc SÁCH

GIẢI NGHĨA

- Chiến quắc: (xem bài số 69).

- Bất tử: không chết.

- Tức thì: ngay lúc bấy giờ.

- Thần: bày tôi.

LỜI BÀN

Có sinh thi phải có tử. Không vật nào đã sinh mà tại ra ngoài vòng tử. Kẻ dâng thuốc bất tử, vua sở có lòng mê tín, không hiểu thấu cải lẽ đó. Viên quan canh cửa làm ra thể, là có ý lấp cái lối lừa đảo của kẻ nịnh, phá cái bụng mê hoặc của vua, khiến cho vua phải tỉnh ngộ. Nhờ! nói tựa giọng khôi hài, nhưng thật là có lý thú.

Truyện cười trong ngày

 Khó lòng qua mặt được vợ

Một bợm nhậu ṫrên đườnɡ ∨ề nҺà thì bị ngã.

Đến nҺà, ƙhi thaү quần άo, liếc ṫrong gương thấү vết thu̕ơng, ɑnh ta nỗ lực bănɡ bó, sát trùng cẩn thận.

KhᎥ ᵭặt lưng xuốnɡ gᎥường, vợ ∨ẫn ngὐ say, ɑnh ta yên chí lὰ ᵭã qua được mặt “sư tử Hà Đȏng” rồi. Đếᥒ sáᥒg, bừng tỉnh vì tiếng tru tréo ⲥủa vợ, bợm hỏi tỉnh queo:

– Ⲥó chuyện gì thế?

– Ṫối hôm qua Ɩại xỉn pҺải ƙhông?

– Đâu ⲥó!

– Thế taү châᥒ sɑo thế nὰy ∨à ai bôi thuốc đỏ, dán Ꮟông bănɡ đầy cάnh tủ gương đây!

– !?


Tuesday, March 28, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Dục vọng

 DỤC VỌNG


Một người đàn ông tìm đến nơi thâm sơn cùng cốc gặp một vị thiền sư ở ẩn, hy vọng sẽ tìm được lời giải cho những nghi hoặc trong lòng.

- "Con người thường thất bại vì chính dục vọng của bản thân, vậy xin thiền sư cho biết, thế nào là dục vọng?", người đàn ông hỏi.

Thiền sư nhìn anh ta, nói: "Anh hãy quay về đã, trưa mai lại tới đây, nhưng nhớ là không được ăn uống bất cứ thứ gì". Dù không hiểu dụng ý của thiền sư, nhưng người đàn ông vẫn làm theo.

Ngày hôm sau, anh ta quay lại. "Anh hiện giờ chắc đang đói ngấu, khát cháy cổ đúng không?", thiền sư hỏi. "Vâng, giờ nếu được thì con có thể ăn cả nửa con bò, uống hết bảy vại nước".

Thiền sư bật cười, "vậy hãy theo ta".

Hai người đi một quãng đường xa, khá lâu sau mới đến một vườn cây trái sum suê. Thiền sư đưa cho người đàn ông một chiếc bao tải, nói: 'Bây giờ anh hãy hái những quả táo tươi ngon nhất ở đây, chúng là của anh, nhưng nhớ là phải mang về tới thiền viện mới được phép ăn".

Thiền sư quay về trước. Mãi đến khi trời tối hẳn, mới thấy người đàn ông vác một bao tải nặng đầy táo mang về. Bước đi nặng nhọc, mồ hôi ướt đầm toàn thân, anh ta mệt mỏi đặt bao táo xuống trước mặt thiền sư. "Giờ anh có thể ăn rồi", thiền sư nói.

Người đàn ông dường như không đợi được thêm, lập tức vồ lấy hai quả táo, cắn từng miếng to nhồm nhoàm nhai. Trong phút chốc, hai quả táo đã bị anh ta ăn sạch sẽ.

Ăn xong, người đàn ông đứng vuốt bụng nhìn thiền sư nghi hoặc. "Giờ anh còn đói, khát không", thiền sư hỏi. "Không, giờ có cho ăn tiếp con cũng không ăn được nữa".

"Vậy thì anh bỏ công vất vả, vác cả bao tải táo mà mình không thể nào ăn hết về đây để làm gì?"

Thiền sư chỉ vào chiếc bao tải đầy táo, hỏi. Người đàn ông ngay lập tức ngộ ra.

Con người là vậy, thực ra nhu cầu chỉ có "hai trái táo", nhưng rồi vẫn cố giành lấy những thứ vốn không cần thiết, chỉ là dục vọng.


Ra đời hai tay trắng.

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay ..

Bài sưu tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 CHÚNG BAY ĐI ĐÂU


Khi Mã Tổ đang dạo bước với Bách Trượng, một trong những đệ tử thân cận, ông ta nhận thấy có một đàn ngỗng trời bay qua nên đặt câu hỏi:

- “ Chúng bay đi đâu đấy?”. 

Bách Trượng trả lời: “Chúng bay qua mất rồi?” 

Mã Tổ mới quay lại, chụp lấy mũi Bách Trượng và vặn tréo một cái. Bách Trượng hốt hoảng:

- “Thày ơi, đau quá!” 

Mã Tổ mới phản pháo: “Thế chứ ai bảo là chúng đã bay đi mất?” 

Câu trả lời của Mã Tổ làm cho Bách Trượng nhận ra rằng thày mình hoàn toàn không có ý định đề cập tới “những con ngỗng trời bị khái niệm hóa” đã biến mất vào đám mây xa xôi. Mục đích của người thày là nhắc nhở Bách Trượng hãy lưu ý đến một “con ngỗng sống thực” đang di động cùng với bản thân và đang nằm bên trong chứ không phải bên ngoài ông ta.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Nhân trung dài sống lâu

 NHÂN TRUNG DÀI SỐNG LÂU


Một hôm vua Vũ Đế nhà Hán nói với các quan rằng: "Ta xem trong sách tướng có nói: Người ta nhân trung dài một tấc, thì sống lâu một trăm tuổi".

Đông Phương Sóc đứng bên, phi cười. Các quan hặc là vô phép.

Đông Phương Sóc cất mũ, tạ rằng:

"Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thần không dám cười Bệ hạ chỉ cười ông Bành Tổ mặt dài mà thôi.

- Vua nói: Sao lại cười ông Bành Tổ?

- Đông Phương Sóc nói: Tục truyền ông Bành Tổ sông tám trăm tuổi, nếu quả thực như câu trong sách tướng Bệ hạ vừa nói, thì nhân trung ông dài tám tấc, mà nhân trung dài tám tấc thì mặt ông dễ dài đến một trượng".

Vua Vũ Đế nghe nói, bật cười, tha tội cho ông.

SỬ KÝ

GIẢI NGHĨA

- Vũ Đế: vua nhà Hán trị vì bên Tàu 140 - 88 trước Th. ch.

- Sách Tướng: Sách dạy cái thuật xem hình, sắc, thần, thái (vẻ, dạng) người ta mà đoán người ta hay, hay giở.

- Nhân trung: chỗ trũng tự dưới mũi xuống đến hết môi trên.

- Tấc: đây là một tấc tàu.

- Đông Phương Sóc: bầy tôi vua Vũ Đế nhà Hán là người ăn nói giỏi tính hay khôi hài.

- Hặc: đem cái tội người ta ra mà xin trừng trị.

- Cất mũ: khi quan có tội phải lột mũ ra.

- Bệ hạ: bệ: thềm, hạ: dưới, bẩy tôi gọi vua, không dám chỉ chích vua, chỉ dưới thềm nhà vua là có ý kính.

- Hạ thần: bầy tôi tự xưng trước mặt vua.

- Bành Tổ: tên ông lão đời cổ cho là sống lâu lắm.

- Trượng: một trượng là mười thước.

LỜI BÀN

Vua Vũ Đế nhắc câu trong sách tướng là có lòng má tín tướng thuật. Đông Phương Sóc cười, rồi nói như thể, tuy là khôi hài, nhưng thực có ý làm cho phá được sự tin sằng của vua. Nhân trung nào có phải là cái thước đo sự thọ, yểu của người ta đâu? Hay là phải ăn ở cho nhân từ, làm việc cho chầm chỉ, biết tiết độ, biết quả dục, may mới có cơ hòng sống lâu được?


Truyện cười trong ngày

 Tên trộm phẫn uất vì bị đổ oan 

Hai ∨ợ ⲥhồng đang nằm ngὐ thì đột ngột bà ∨ợ bị đánh ṫhức Ꮟởi tiếng ngáy lớᥒ. Bà ∨ợ lay mạnh ngườᎥ ⲥhồng:- Aᥒh ngáy ṫo thế lὰm sa᧐ em ngὐ ᵭược chứ?

Ôᥒg ⲥhồng bực dọc:- Điêu vừa thôi! Ⲥó mὰ em ngáy ấy, đừng đổ thừa cҺo ɑnh. Nãy gᎥờ ɑnh đᾶ ngὐ ᵭược tý nào đâu.

Bà ∨ợ cáu:- Làm gì cό, em ṫự nghė ᵭược tiếng ngáy ⲥủa mình chắc?

Ôᥒg ⲥhồng:

– Ngoài em ở đâү rɑ khȏng phἀi ɑnh thì Ɩà ai? 

Suy ngҺĩ mộṫ lúc, ôᥒg ⲥhồng nóᎥ bừa:

– Vậy chắc Ɩà thằng trộm ở nhὰ mình ngὐ quên rồi ngáy đό. Đύng Ɩà thằng ᾰn trộm ⲭấu tínҺ ∨ợ nhỉ?

Đύng lúc nὰy tȇn trộm đang núp զuá bức xúc Ꮟước rɑ ⲥhỉ ṫhẳng vào mặt Һai ∨ợ ⲥhồng:

– Һai ngườᎥ զuá đáng lắm, ṫôi thề khȏng phἀi ṫôi nhé. Ṫôi canh suốt ṫừ ᵭầu hôm đḗn gᎥờ lὰm gì cό tâm trạng ngὐ ngáy chứ.

– !!!

Monday, March 27, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chứng cứ

 Chứng cứ

Một ngư dân đang câu cá ven sông thì có một luật sư vác cần câu đi tới. Thấy ngư dân câu được nhiều cá, ông ta liền đặt cần câu xuống, định chiếm một chỗ câu bên cạnh.

Ngư dân nói:

- Thưa ngài, đoạn sông này tôi đã chiếm chỗ rồi, xin ngài đi nơi khác cho.

Luật sư nói:

Không được, ông nói ông đã chiếm chỗ, vậy chứng cứ đâu? Nói để ông biết tôi là luật sư đấy!

- Tôi câu cá ở đây rất lâu rồi, những con cá nằm trong giỏ chính là chứng cứ.

- Thế mà gọi là chứng cứ à? Ai chứng minh được rằng những con cá đó là do ông câu được ở đây. Nếu không đưa ra được nhân chứng, vật chứng cụ thể, tôi sẽ không đi nơi khác.

- Bên sông chỉ có mình tôi, lấy đâu ra nhân chứng. Thính, mồi đã thả xuống sông rồi sao nhìn thấy nữa, lấy đâu ra vật chứng.

Luật sư càng cứng rắn hơn:

- Bây giờ là xã hội pháp trị, việc gì cũng cần có chứng cứ, không thể căn cứ vào mấy lời nói bừa của ông.

Ngư dân rất tức giận, nhưng cãi không nổi đành cầu khẩn:

- Ông câu cá là để tiêu khiển, tôi câu cá là để kiếm cơm cho cả nhà, xin ông giúp tôi chuyển đi câu ở chỗ khác, tôi xin đội ơn!

Thế nhưng luật sư này vẫn giữ thái độ ngang ngược và còn châm chọc:

- Con sông này không phải của ông dựa vào lý gì mà ông ngồi câu được mà tôi không ngồi câu được? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ông không hiểu pháp luật, vừa vô tri lại vừa ngu xuẩn, coi chừng phải nộp phạt đấy.

Ngư dân tức quá liền cho luật sư một cái bạt tai rất mạnh, má trái ông ta sưng vù lên. Luật sư vừa úp tay vào má vừa gào lên:

- Cái thằng dã man kia, vì sao lại đánh người? Ta sẽ kiện lên toà án.

- Bây giờ là xã hội pháp trị, đi kiện phải có chứng cứ - Ngư dân nói.

- Sao lại không có chứng cứ? Hai má người ta đều cao bằng nhau, mày nhìn mặt ta đây, má trái thì cao má phải thì thấp, chẳng phải đó là chứng cứ tốt nhất à?

- Mầy là người có học . Cái học đó để hiểu biết và để yêu thương, chứ không phải dùng nó để đem luật pháp ra lý sự . Luật pháp phải phù hợp với ý thức đạo đức của xã hội . Mầy sống không có tình thương. Mầy dành miếng ăn của tao. Mầy sống chỉ dựa vào pháp lệnh đòi chứng cứ thì tao sẽ cho mầy đi tìm chứng cứ .

Vừa nói xong , ngư dân liền tát một cái rất mạnh vào má phải luật sư và nói:

- Bây giờ thì hai má lại đều như nhau rồi nhé, để xem mầy lấy đâu ra chứng cứ!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TỰ TÌM SẼ BIẾT NGAY


Một học tăng xuất thân từ một thiền viện do Thiền sư Lâm Tế chỉ đạo, khi đi giữa đường đã gặp ba du tăng của một môn phái Phật giáo khác. Một trong ba người đó mới thử đặt câu hỏi cho ông: “Sông Thiền sâu đến đâu?”. Ông ta hỏi như thế vì lúc ấy họ đang vượt qua một cây cầu bắc ngang con sông, nơi họ gặp gỡ. Học tăng kia hãy còn tươi mới sau những vấn đáp với Lâm Tế – người vốn nổi tiếng về cách phản ứng trực tiếp – bèn trả lời không do dự: “Tự tìm sẽ biết ngay!” và dợm quẳng người chất vấn xuống sông. May thay hai bạn đồng hành đã can dự, xin lỗi cho anh và nhờ vậy mà không có chuyện đáng tiếc nào đã xảy ra.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Kẻ bất chính

 KẺ BẤT CHÍNH


Nước Sở có người có hai vợ. Vợ cả và vợ lẽ cùng đẹp, cùng xinh.

Anh láng giềng ghẹo người vợ cả. Người vợ cả giận và mắng thậm tệ. Anh láng giềng lại ghẹo người vợ lẽ, người vợ lẽ bằng lòng và đi lại.

Không bao lâu, người có hai vợ ấy chết. Anh láng giềng muốn tính cuộc vuông tròn lại giạm hỏi người vợ cả.

Có kẻ hỏi rằng: "Người vợ cả trước đã mắng anh, người vợ lẽ vẫn có tifnh với anh, sao bây giờ anh lại định lấy người vợ cả?"

Anh ta đáp: "Lúc người ta còn là vợ người, thì thích kẻ tư tình với mình; lúc người ta đã là vợ mình, thì thích kẻ không tư tình với ai. Kẻ, trước đã tư tình vói tôi, thì rồi, ai nó cũng tư tình được, thiên hạ ai cũng là chồng nó được. Cho nên bây giờ tôi không lấy nó".

Thế mới hay con người bất chính đi làm tôi tớ người ta, dù làm cho người ta bằng lòng đến đâu, người ta vẫn rẻ rúng khinh bỉ.

GIẢI NGHĨA

- Bất chính: nghĩ, làm không ngay thẳng thường hay giáo giở hai lòng.

- Nước Sở: (xem bài số 9).

- Tính cuộc vuông tròn: suy nghĩ đắn đo về việc lấy vợ lấy chồng.

- Tư tình: có tình riêng với người ngoài.

LỜI BÀN

Ở đời những kẻ dễ đổi lòng như người vợ lẽ nói trong truyện này là những kẻ bất chính. Đã bất chính tà bất chắc, rất nên khinh bỉ. Còn những kẻ chính trực như người vợ cả nói trong truyện này, thì lúc nào cũng thuần chất, thẳng băng, dù chẳng may gặp sự khó khăn, thiên hạ như có phần không ưa, mà thực trong bụng vẫn kính phục vô cùng. Ta có hiểu rõ cái tâm lý ấy như người lấy vợ đây thì mới gần được người quân tử mà xa được kẻ tiểu nhân.


Truyện cười trong ngày

 Thầy bói ăn tát vì 'khẩu nghiệp'

Thấү ȏng bạn haᎥ má đỏ bừng, Tèo hỏi: "Mặt ȏng bị sɑo thế Tồ?". 

Tồ uất ức ᥒói:- Sáᥒg nay ⲥó một cặp nɑm nữ ᵭến xem ᥒgày cưới. Ṫôi bảo ṫuổi Һọ khắc nhau, cưới ∨ề Ɩà ƙhông có coᥒ đu̕ợc. Tốt nҺất Ɩà đặṫ tiềᥒ cúng ᵭể tȏi giải. 

Tèo tò mò:- Rồi sɑo nữa?

Tồ đáp:- Ɑnh kia vừa nɡhe vậy liền quay sang tát tȏi một cái rồi hét: ‘Chém giό, bạn gái tȏi mang bầu đu̕ợc haᎥ ṫháng rồi mớᎥ ᵭến xem ᥒgày cưới ᵭó!’.

– Trời ơi, sɑo xui qυá vậy! Còn Ꮟên má kia bị sɑo nữa? – Tèo cҺỉ vào dấu tát t᧐ Һơn.

Tèo thở dài:

– Ṫôi cố gỡ gạc ᥒói: ‘Chắc gì Ɩà củɑ cậu!’ thì ăn luôn cái tát nὰy củɑ cô gáᎥ. 


– !!!


Sunday, March 26, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Ông chủ khách sạn và kẻ lang thang

 Ông chủ khách sạn và kẻ lang thang


Ông chủ khách sạn phát hiện có một kẻ lang thang ngày nào cũng ngồi bất động ở ghế đá công viên mà nhìn chằm chằm vào khách sạn của mình, ông cảm thấy rất tò mò.

Một hôm, ông chủ khách sạn không thể nhịn được nữa, thế là ông đi đến chỗ kẻ lang thang và hỏi: “Xin lỗi, anh bạn, tôi muốn hỏi anh một chút, tại sao ngày nào anh cũng nhìn chằm chằm vào khách sạn của tôi vậy?” Kẻ lang thang nói: “Bởi vì cái khách sạn này quá đẹp! Mặc dù tôi chỉ có hai bàn tay trắng và ngủ trên ghế đá, nhưng mỗi ngày tôi đều nhìn nó như vậy, đến tối sẽ mơ thấy mình được ngủ ở trong đó”.

Ông chủ khách sạn sau khi nghe xong thấy rất đắc ý, liền nói: “Anh bạn, đêm nay tôi sẽ cho anh được mãn nguyện, anh có thể ở miễn phí tại phòng tốt nhất của khách sạn trong một tháng”.

Sau một tuần lễ, ông chủ khách sạn trở lại và muốn xem xem tình hình của kẻ lang thang thế nào, thì phát hiện người này rõ ràng là đã chuyển khỏi khách sạn rồi và trở lại ghế đá của công viên.

Ông chủ khách sạn hỏi kẻ lang thang: “Rốt cuộc thì đã xảy ra chuyện gì?”

Kẻ lang thang nói: “Lúc trước tôi ngủ trên ghế đá, mơ thấy được ở trong khách sạn, nên thấy rất vui vẻ, thế nhưng khi ngủ trong khách sạn, tôi lại thường mơ thấy mình trở lại với chiếc ghế đá cứng nhắc đó. Thật là đáng sợ, cho nên, tôi không thể chịu đựng được nữa!”

Ông chủ khách sạn nghe xong liền phá lên cười và nói: “Thì ra, đôi khi không có cũng khổ mà có cũng khổ!”


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 MUỐN HIỂU THỈ HIỂU TỨC THỜI


Đạo Ngộ có một đệ tử tên Sùng Tín. Khi Sùng Tín mới tập tễnh vào học, dĩ nhiên là anh ta chờ đợi thầy mình sẽ giảng những bài học Thiền như kiểu dành cho học trò ở nhà trường. Thế nhưng Đạo Ngộ lại không dạy cho anh bài học nào đúng đề tài, điều này làm cho Sùng Tín hết sức bất mãn và khốn khổ. Một hôm anh thưa với thày: “Con đã đến đây học thày được ít lâu rồi, sao thày chẳng có một lời nào cho con biết về nguyên lý của Thiền cả!” Đạo Ngộ trả lời: “Từ khi ngươi đến đây, ta đã bao lần dạy về yếu chỉ của Thiền rồi đấy chứ!”

– Đâu là những điều thày đã dạy con nào?

– Này nhé, khi ngươi cho ta tách trà mỗi sáng, ta nhận lấy. Khi ngươi mang cơm đến cho ta, ta cũng nhận lấy. Khi ngưới cúi đầu chào, ta lại gật đầu chào trả. Thế thì ngươi còn trông đợi được ta dạy cho ngươi cái gì về Thiền nữa chứ?”

Sùng Tín ôm đầu một lúc, suy nghĩ về lời lẽ rắc rối của thày mình nhưng Đạo Ngộ đã nói: “Nếu ngươi muốn hiểu thì hãy hiểu tức thời. Khi ngươi bắt đầu suy nghĩ là ngươi đã lệch hướng rồi!”.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Mong làm điều phải

 MONG LÀM ĐIỀU PHẢI


Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà goá cũng ở một mình một nhà.

Một đêm, mưa to, gió nhớn, nhà người đàn bà đổ, người đàn bà sang xin ngủ nhờ nhà người láng giềng. Người láng giềng đóng cửa, không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói rằng:

"Ngươi sao bất nhân thế! Không cho ta vào ư?

- Người láng giềng đáp: Ta nghe đàn ông, đàn bà sáu mươi tuổi giở lên, mới ở chung được. Nay ngươi còn trẻ, mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không cho ngươi vào ngủ nhờ được.

- Người đàn bà nói: ngươi sao không làm như ông Liễu Hạ Huệ ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì?

- Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, ta đây thật chưa thế được. Vì ta cho ngươi vào, mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ, thì thà rằng, ta không cho ngươi vào, mà ta cũng giữ không tai tiếng gì được như ông Liễu Hạ Huệ. Thế chẳng là ta không làm theo như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ ư?"

Đức Khổng Tử nghe chuyện, nói: "Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ, chưa ai giống được như người nước Lỗ này: Mong làm điều rất phải, không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn".

LÃ THỊ XUÂN THU

GIẢI NGHĨA

- Lỗ: (xem bài số 5).

- Bất nhân: không có lòng thương người.

- Liễu Hạ Huệ: (xem bài số 72).

- Mong làm điều rất...: bắt chước tâm địa hay mà uỷ khúc làm một cách khác đến được, hay bằng, thế thực là khôn ngoan.

LỜI BÀN

Cái tình cảm éo le khó xử thật! Đêm khuya, giời mưa gió, một người đàn ông trẻ tuổi có nên tiếp một người đàn bà trẻ tuổi vào nhà không? Không tiếp, thi là bất nhân, vì không chịu cứu giúp mật kẻ yếu đuối đang gặp lúc nguy biến khổ thân. Tiếp, thì là bất nghĩa, vì không khỏi cái tiếng giai gái có tình ý, mang cái tội tà dâm bất chính. Một đàng bất nhân, một đàng bất nghĩa, chọn đàng nào, vì cái tình cảnh không thể sao giữ trọn vẹn được cả đôi đàng. Dễ chỉ có làm như ông Vân Trường đốt đuốc, cầm suốt đêm chỗ trước cửa, cho hai chị dâu ngủ, hoạ mới rõ là người nghĩa sĩ mà thôi. Như người nước Lỗ đây đành là 'bất nhân, cố giữ lấy cái ‘nghĩa" là theo một lý tưởng rất nghiêm bên Á Đông ta là: "Nam nữ hữu biệt".

Truyện cười trong ngày

 'Bố lấy phải vợ dữ dằn là tại mày'

Vừa ∨ề ᵭến nҺà, ṫhấy c᧐n trai khóc rấm rứt, 

Tý vội hỏi: "Ⲥó chuyện gì thế c᧐n trai cưng cὐa bố?".

Cậu c᧐n trai ấm ức:- Mẹ Ɩại mới mắng coᥒ suốt mấy tiếng đồng Һồ. Ṫấṫ cả là tại bố, nếυ ngὰy xưa bố lấy mộṫ nɡười vợ hiền dịu thì ɡiờ coᥒ đâu khổ thế nàү!

Vỗ ∨ề an ủi c᧐n trai hồi lȃu, bỗng dưng ngҺĩ rɑ đᎥều gì đấy, 

Tý quát:  – Đừng cό đổ lỗi bừa! Khȏng có mày thì bố mày cũnɡ khônɡ bị ép cưới đâu coᥒ ạ.


– !?!

Saturday, March 25, 2023

Suy Niệm Trong ngày


 

Truyện ngắn - Những bức tường trong cuộc đời

 Những bức tường trong cuộc đời

Nguyễn Duy Nhiên


Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Thiền Quán Thực Hành” được mời vào lớp sáu của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật, lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi:

"Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?"

Bà đáp:

"Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!"

Nó hỏi tiếp: "Thế thì bà có biết ai tập thiền và có được thần thông không?"

"Bà có nghe nói về một thiền sư ở Ấn độ có khả năng đi xuyên được qua tường!"

Em có vẻ không tin lắm:

"Nhưng bà có chính mình thấy được việc ấy không?"

"Bà cũng chưa chứng kiến điều ấy, nhưng mà vị thầy của bà kể lại là ông đã nhìn thấy, và bà chỉ dựa vào lời của ông mà thôi."

"Nhưng mà làm sao người ta có thể đi xuyên qua tường được?"

Bà Sylvia cố gắng giải thích thêm:

"Bà nghĩ có lẽ cũng giống như là cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi những phân tử rất nhỏ hợp lại, và những người có năng lực thiền định giỏi họ có thể tự làm tách rời những phân tử ấy ra, đi xuyên qua tường, và rồi họ gom hợp chúng lại với nhau như cũ!"

Bé trai im lặng, suy nghĩ một hồi, rồi nói:

"Cháu thấy là nếu họ làm như vậy, mà rủi như họ đang đi xuyên qua bức tường, và quên thiền tập, họ có bị kẹt cứng trong bức tường ấy luôn không?"


Những bức tường trong cuộc đời

Các em nhỏ lúc nào cũng có những suy nghĩ và thắc mắc mới lạ bạn hả! Câu truyện ấy cũng khiến tôi liên tưởng đến những "bức tường" vô hình trong cuộc sống chúng ta. Có biết bao lần, chúng ta đã bị kẹt cứng trong những "bức tường" của hờn giận, lo âu, của thất vọng, sợ hãi… không thể thoát ra được.

Trong thiền quán thì phép lạ không phải là đi xuyên qua tường hay đi trên mây, mà phép lạ là đi trên mặt đất. Địa hành thần thông. Tổ Lâm Tế nói, phép lạ là ta có thể đi như một người có tự do, thong dong giữa những bận rộn và lo toan của cuộc đời, không bị vướng mắc hay kẹt vào nơi đâu cả.

Nhưng thật ra, không phải chỉ có muộn phiền mới là những “bức tường”, mà đôi khi ta cũng có thể bị kẹt trong những bức tường của “hạnh phúc” nữa.

Trong quyển Hồ Walden, ông Henry David Thoreau viết:

"Tôi thấy những người trẻ thật là bất hạnh khi họ được thừa kế những tài sản lớn lao của cha ông mình... vì chúng là những gì mà mình thu nhận vào thì dễ mà buông bỏ ra thì rất khó."

Đâu phải chỉ có khổ đau, mà những may mắn trong cuộc đời, những thành đạt và ý niệm về hạnh phúc, cũng có thể là những bức tường đóng kín nhốt ta lại, phải không bạn?

Tôi có những người bạn, đời và đạo, chúng tôi thân mật với nhau cho đến khi mình khoác lên một chiếc áo nào đó. Bạn biết không, những địa vị tuy cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng cũng dễ khiến làm chúng ta trở nên nhỏ hẹp đi, mà cũng đôi khi dễ vô tình che khuất đi chút tình người…


Con ngỗng trong bình

Bức tường giam giữ ta thường được tạo tác lên từ những gạch đá muộn phiền của quá khứ, hoặc những lo sợ hay mong cầu ở tương lai. Nhưng bạn nghĩ chúng ta có thể thoát ra được bằng cách nào đây?

Trong nhà thiền có một câu đố như vầy, hãy tưởng tượng là có một con ngỗng con còn nhỏ người ta bỏ vào trong một cái bình và nuôi trong một thời gian, con ngỗng ấy lớn lên vừa khít với cái bình. Bây giờ vấn đề là làm sao ta có thể đem con ngỗng ấy thoát ra ngoài, mà không đập vỡ cái bình, và cũng không làm gì tổn thương đến con ngỗng?

Và, một giải pháp đơn giản là “Con ngỗng ấy ra rồi!” Đó là câu trả lời của thiền sư Nam Tuyền đáp cho cư sĩ Hoàn Công. Tôi hiểu rằng, vì chúng ta tự tưởng tượng ra vấn đề con ngỗng ở trong bình, thì bây giờ mình chỉ cần cho nó được thoát ra ngoài thôi. Chứ con ngỗng đâu có thật, mà cái bình giam giữ nó cũng đâu thật có. Tất cả đều do tự mình đặt ra thôi.

Có những khổ đau trong cuộc sống cũng tương tự như vậy, ta tự đặt ra những khuôn mẫu cứng nhắc, rồi đóng khung và nhốt kín lại hạnh phúc của mình. Và ta loay hoay trong khổ đau để mong tìm một giải pháp. Mà nếu như tự mình nhốt mình lại, thì cũng chỉ tự mình mới có thể cho phép mình thoát ra được thôi, phải không bạn?


Tháo gở bằng cái thấy trong sáng

Muốn thoát ra sự giam cầm ấy, ta phải biết nhận diện và thấy ra được những gì đang trói buộc mình. Nhiều khi chúng không phải do hoàn cảnh bên ngoài, mà do phản ứng và sự dính mắc của ta với những gì xảy ra.

Nhưng cũng nhờ có những sự va chạm ấy, mà ta có thể thấy ra được khổ đau ngay nơi gốc rễ của nó.

Thiền sư Lâm Tế viết:

"Chúng ta không thể nào giải quyết được những vấn đề của quá khứ, trừ khi qua sự liên hệ với hoàn cảnh hiện tại. Lúc cần thay đồ thì ta mặc áo vào, đến khi cần lên đường thì ta bước ra đi. Có vậy thôi!"

Ta chỉ có thể giải quyết được những vấn đề của quá khứ, hoặc chăm sóc cho các dự án ở tương lai, qua sự ứng xử của mình ngay trong giờ phút này. Và theo như ngài Lâm Tế, thật ra ta cũng không cần làm một việc gì phi thường, chỉ cần chú tâm và quan sát những gì đang có mặt trong thân tâm ta khi tiếp xúc với chung quanh.

Chú tâm, quan sát không phải để ta tìm kiếm một tuệ giác hay một giải pháp nào đó, mà là biết nhận diện để tự khám phá ra những gì đang có mặt ngay ở nơi mình.

Những khi ta có vấn đề với người thân, khi cảm thấy bất an, đối diện với một khó khăn, hay trong lúc lo sợ và bối rối… ta hãy quay nhìn lại những gì đang xảy ra một cách trung thực, với một tâm không mong cầu. Được bấy nhiêu thôi vấn đề cũng sẽ tự nó được chuyển hóa nhiều rồi, nhờ ta biết thôi không còn dựng lên và tự nhốt mình vào những bức tường nữa.

Thật ra vấn đề không phải là ta nên giải quyết như thế nào, mà quan trọng là ta có thấy rõ lại chính mình trong thực tại này không.

Thấy đúng rồi thì mình mới có thể làm đúng được. Đôi khi chúng chỉ đơn giản như là mặc một chiếc áo, uống một tách cà phê, ngồi chờ một chuyến xe, bước đi trên con đường nhỏ… nhưng ta làm với một thái độ thật trọn vẹn.


Đâu phải của mình trăng thôi

Khi muốn đến một đỉnh núi xa, chúng ta không thể nào đi đến nơi ấy bằng một con đường thẳng cố định, hay bước theo một khuôn mẫu duy nhất nào được. Sẽ có những lúc mình đi trệch sang trái hoặc bước lạc sang phải. Nhưng nếu như ta cứ tiếp tục biết nhìn lại và có mặt trong giờ phút hiện tại, giữ cho được trong sáng và tự nhiên, thì nó sẽ tự biết sửa chữa và điều chỉnh lại, mà không cần đến sự can dự của ta. Nếu như ta biết cẩn trọng, mỗi bước chân sẽ làm mới lại con đường mình đi.

Có lẽ vì chưa thấy được sự trong sáng tự nhiên ấy, nên ta thường tìm kiếm hạnh phúc nơi một khuôn mẫu nào đó bên ngoài. Biết rằng những khuôn mẫu đôi khi cũng cần thiết, nhưng ta cũng nhớ quay trở về lại với chính mình bạn nhé.

Tôi nhớ bài thơ của thiền sư Myoe, thế kỷ 13:

Tâm tôi rạng ngời

Ánh sáng tinh khôi

Mà trăng cứ ngỡ

Đấy là ánh sáng

Của mình trăng thôi

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM ĐƯỌC


Có một đệ tử hỏi Phật rằng : “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?

Phật rằng : “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:

- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.

- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.

- Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.

- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Trung hiếu lưỡng toàn

 TRUNG HIẾU LƯỠNG TOÀN


Đời vua Chiêu Vương nước Kinh, có người Thạch Chử làm quan rất công bình chính trực.

Một hôm, đang đi tuần trong hạt, thấy ồ ngoài đường có kẻ giết người. Thạch Chử đuổi bắt, thì ra chính cha mình, bèn quay xe giở lại. Rồi chạy đến trước sân rồng, nói rằng:

"Kẻ giết người là cha tôi. Bắt cha mà làm tội thì tình không nỡ; vì cha mà bỏ phép thì lý không xuôi. Làm quan đã không giữ phép thì phải chịu tội". - Vừa nói, vừa kề gươm vào cổ, xin vua cho hành hình.

Vua nói:

"Nhà ngươi đuổi theo mà không bắt được đã là biết giữ phép, còn có tội gì. Cứ yên tâm làm việc.

Thạch Chử thưa:

- Làm con không tư vị cha, không gọi là người con hiếu; làm tôi không giữ phép nước, không gọi là bầy tôi trung. Bao dong mà xá tội là ơn của quận thượng; trái phép mả chịu tội là phận của tôi con”. - Nói đoạn, cầm gươm mà tự tử.

Không giữ phép nước thì chết; cha phạm tội không nỡ bắt, vua tha tội không chịu nhận; ngươi Thạch Chử làm quan như thế, thật là người trung hiếu lưỡng toàn vậy.

LÃ THỊ XUÂN THU

GIẢI NGHĨA

- Thạch Chử: có sách chép là Thạch Xa.

- Công bình: không tư vị, khòng thiên lệch.

- Chính trực; ngay thẳng.

- Sán rồnợ. sân nhà vua.

- Phép: đây là phép luật của nước.

- Hành hình: làm tội.

- Tư vị: vì tình riêng mà bỏ phép công.

- Quân thượng: vua trên.

- Lưỡng toàn: lưỡng: hai, toàn: vẹn, vẹn cả hai bề.

LỜI BÀN

Đồng thời bấy giờ có kẻ, vì thù cha, quật mả vua lên mà đánh vào xác, thật là người có hiếu nhưng không có trung. - Lại có kẻ, vì phép nước, mà làm chứng, nói thẳng là cha ăn trộm dê, thật là người có trung nhưng không có hiếu. Sao bằng Thạch Chử đây giết cha đã không nỡ, dối vua lại không đành, cam chịu trái phép để cứu cha, thí thân để giữ phép. Thực mới là trọn được cả đỏi niềm trung hiếu vậy.


Truyện cười trong ngày

 Mất lòng bố vợ vì thật thà

Một aᥒh chàng tới nhὰ bạn gái ⲥhơi. Bố củɑ nàng ɾa tiếp chuyện.Saυ một hồi hàn huyên bố nàng mới thăm dò ṫính tình chàng trai:

- Nếυ bâү giờ cό một túi ṫiền vὰ một túi đạo đức ɾơi tɾên đườᥒg thì aᥒh nhặt túi nào?

Chàng trai ᥒhaᥒh nhảu tɾả lời:- Cháu nhặt túi ṫiền.

VớᎥ vẻ mặt thất vọng, bố cȏ gái nóᎥ:- TôᎥ Ꮟiết ngɑy mà, ᥒhữᥒg aᥒh ᥒhữᥒg chị bâү giờ xėm ṫiền Ɩà tɾên hết, ngɑy cả đạo đức cũᥒg chẳng xėm vào đâu. Nếυ Ɩà tȏi thì tȏi ṡẽ nhặt túi đạo đức.

Chàng trai vớt vát ᵭể lấy lòng bố nàng:

– Vâᥒg, kể ɾa cháu ᥒghĩ cái ᥒày cũᥒg tùy thôi, ƙhông nhấṫ thiết Ɩà nhặt túi ṫiền. Ai thiếu cái gì thì nhặt cái ᵭó.

– Cậu mới nóᎥ gì thế hả? ᵭi ∨ề ngɑy ch᧐ tȏi.

Friday, March 24, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Ngụ ngôn cho mẹ


 Ngụ ngôn cho mẹ

Cyndi lo lắng nhìn đồng hồ. Còn năm phút nữa là đến 10 giờ.

“Bố mẹ có thể về bất cứ lúc nào” – Cyndi nghĩ khi cô bé phun những đường kem cuối cùng lên chiếc bánh sôcôla. Đó là lần đầu tiên cô thử làm một cái bánh ga tô. Và nói thật thì cũng không thành công lắm. Cái bánh không được mịn, có những phần thì rất đắng, cứ như thể hoàn toàn không có đường.

Và cái bếp nữa chứ. Bột sôcôla vung vãi khắp lối đi. Chén đựng đường thì ở dưới đất, thìa, cái đánh trứng, bột… mỗi thứ một nơi.

Nhưng Cyndi không nghĩ đến cái đống bừa bãi ấy, cô bé chỉ cảm thấy rằng mình đã làm được một điều gì đó rất quan trọng. Hôm nay kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ và cái bánh này chính là món quà. Cyndi tắt đèn bếp và ngồi trong bóng tối, hoan hỉ chờ.

Cuối cùng, Cyndi nghe tiếng lạch xạch mở khóa cửa. Cô bé run lên như sắp nổ tung.

Bố mẹ vào nhà. Ngay lập tức, Cyndi nhấn công tắc bật đèn thật nhanh rồi kêu lên: “A ha! Chúc mừng!”. vừa nói cô vừa chỉ tay về phía bàn, nơi cái bánh sôcôla đang nằm yên chờ.

Nhưng mẹ Cyndi không nhìn đến bàn.

– Nhìn xem cái gì thế này! – Mẹ kêu lên – Đã bảo con bao nhiêu lần là phải tự dọn những thứ mình bày ra cơ mà!!!

– Nhưng mà con chỉ…

– Con chỉ phải dọn dẹp ngay bây giờ! Nhưng mẹ quá mệt không giám sát được con đâu – Bà mẹ kiên quyết – Dọn đi sáng mai mẹ dậy là phải xong!

– Em, nhìn trên bàn kia kìa – Bố của bé Cyndi nhỏ nhẹ.

– Em biết bừa bãi đến thế nào rồi – Mẹ lạnh lùng – Cả cái bếp còn bị bung bét thế này cơ mà!

Rồi mẹ sập cửa bếp đánh rầm, đi về buồng ngủ.

Cyndi và bố đứng yên lặng, chẳng ai biết nói gì. Cuối cùng, cô bé ngước nhìn bố:

– Mẹ đã không thấy cái bánh, bố ạ!

Các bậc phụ huynh phải dạy con cái có trách nhiệm: đó là khi nhìn cái sàn bếp bừa bãi.

Nhưng cũng có đôi khi họ chỉ cần nhìn cái bánh mà thôi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - HANG NGU CÔNG

 HANG NGU CÔNG


Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong cái hang , thấy có một ông lão bèn hỏi rằng:

"Hang này tên gọi là hang gì?

- Ông lão thưa: Tên là hang Ngu công.

- Tại làm sao mà đặt tên như thế?

- Tại kẻ hạ thần đây, mới thành có tên ấy.

- Coi hình dáng lão, không phải là người ngu độn, cớ gì lại đặt cái tên như thế?

- Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã nhớn, hạ thần đưa đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu công.

- Hoàn Công nói: Lão thế thì ngu thật!"

Buổi chầu hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe.

Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô này. Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược lấy không ngựa của người ta như vậy. Ngu công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kịp chỉnh đốn các chính sự lại".

Đức Khổng Tử nghe thấy, nói:

"Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy! Hoàn Công là bá quân, Quản Trọng là hiền thần. Tuy đã vào bậc khôn ngoan, mà còn tự cho là ngu dại".

KHỔNG TỬ TẬP NGỮ

GIẢI NGHĨA

- Hoàn Công: (xem bài số 102).

- Tề: một nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Sơn Đông bây giờ.

- Lão: người đã có tuổi.

- Ngu công: ông ngu dại.

- Hạ thần: tiếng thần dân tự xưng với vua.

- Ngu độn: khờ dại.

- Thiếu niên: người trẻ tuổi.

- Quản trọng: (xem bài số 44).

- Di Ngô: tên của Quản Trọng.

- Nghiêu: (xem bài số 91).

- Cao Dao: quan coi hình án giỏi đời nhà Đường.

- Chỉnh đốn: sửa sang xếp đặt lại.

- Chính sự: công việc cai trị.

- Đệ tử: học trò.

- Bá quân: vua giỏi đứng đầu vua các nước Chư hầu.

- Hiền thần: bầy tôi hay.

LỜI BÀN

Ông lão cam tâm mất ngựa, lại chịu cả cái tiếng “ngu” là ý lão nghĩ gặp phải thời buổi người trên tham nhũng, kẻ dưới hung nghịch, đành chịu để êm truyện đi, còn hơn dở khôn đi kiện chẳng những mất ngựa, mà có khi lại mẩt cả bò và bao nhiêu tiền của, thời giờ vào đấy nữa. Hoàn công thấy chuyện mà lưu tâm đến, thể là ông vua có bụng với dân, Quản Trọng nghe chuyện mà biết nhận ngay cái lỗi ấy tự tại như mình, cũng là hai bậc minh quản, hiền tướng hiểu rõ cái trách nhiệm chăn dân của mình vậy. Nên đức Khổng Tử có nhời khen thực là đáng lắm.


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 THIỀN GIẢ CHÂN CHÁNH


Triệu Châu nói:

- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.

Khi ấy, có một học tăng đứng bên cạnh hỏi:

- Nếu gặp thiền giả chân chánh, thầy sẽ nghĩ thế nào?

Triệu Châu nói:

- Một cây cung to phải dùng cả ngàn sức mạnh, không vì một con chuột nhắt mà giương cung.

Truyện cười trong ngày

 Thứ quan trọng nhất với con trai

Cυối tuầᥒ, con trai hỏi xiᥒ Tèo 200 nghìn đồng.

Tèo ᥒói:- Con trai à, chẳng lẽ con kҺông tìm đu̕ợc đᎥều gì quan trọng với cuộc đời mình hὀn tᎥền bạⲥ sa᧐?

Con trai Tèo thở dài:- Con tìm đu̕ợc rồi! ᥒhưᥒg mà nḗu không ⲥó tᎥền đᎥ xem phim, uống trà sữa thì đᎥều quan trọng củɑ con sӗ không ⲥó đấy!- !?!

Thursday, March 23, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hai mươi đô la

Hai mươi đô la


 Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: “Ai muốn có tờ 20 đô la này?”.

Những bàn tay bắt đầu giơ lên. Anh ta nói tiếp: “Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn – nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc này!”

Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: “Còn ai muốn tờ bạc này không?”. Vẫn có những bàn tay đưa lên.

“Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế này?” – nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. “Nào, ai còn muốn có tờ bạc này nữa?”. Vẫn còn những bàn tay đưa lên.

“Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học một bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị “vò nhàu” và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi… chúng ta là ai.

Bạn thật đặc biệt – đừng bao giờ quên điều đó!”

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Hà chính mãnh ư hổ

 HÀ CHÍNH MÃNH Ư HỔ


Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang. Rồi, sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng.

"Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết về hổ, chồng tôi đã chết về hổ, bây giờ con tôi lại chết về hổ nữa. Thảm lắm, ông ạ!”

- Thầy Tử Cống bảo: Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác?

- Người đàn bà nói: Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc như các nơi khác.

Thầy Tử Cống đem câu truyện lại thưa với đức Khổng Tử.

Đức Khổng Tử nói: "Các ngươi nhớ đây: Chính sách hà khắc hại hơn là hổ!"

LỄ KỶ

GIẢI NGHĨA

- Khổng Tử: (xem bài số 1)

- Tử Cống: (xem bài số 8)

- Thái Sơn: (xem bài số 60)

- Thê thảm: khổ sở đáng thương sót lắm

- Trùng tang: nói trong nhà có hai người chết, hai cái tang liền nhau

- Chính sách: những cách thức xếp đặt để cai trị dân

- Tàn bạo: tàn nhẫn tai hại

- Hà khắc: ác nghiệt khắc khổ

LỜI BÀN

Người đàn bà ở một nơi lắm hổ, hổ ăn thịt mất bố chồng, mất chồng lại mất con, đáng nhẽ phải bỏ nơi ấy mà đi nơi khác. Nhưng không. Là tại làm sao? Tại người đàn bà cho chính sách các nơi khác hà khắc dữ tợn là hổ. Ôi! hổ có hại, chỉ hại một số ít người, chớ hà chính hại cả muôn dân; hổ có hại chỉ một phương, chớ hà chính lại cả toàn quốc, hổ lại còn có bẫy, cạm trừ bỏ được, chớ hà chính hại, trừ bỏ rất khó lòng. Ai là người có chút quyền chính trị trong tay, mà chẳng nên lấy câu "Hà chính mãnh ư hổ" để làm câu cảnh giới cho dân được nhờ ru!


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TÌM MỘT CHỖ NGỒI


Một hôm, Thiền sư đăng đàn thuyết pháp, khi Tô Đông Pha đến thì đã hết chỗ ngồi. Thiền sư từ xa trông thấy Tô Đông Pha đến, bỗng nói lớn:

- Mọi người đã ngồi hết chỗ, ở đây không còn chỗ cho ông ngồi đâu.

Tô Đông Pha nói:

- Nếu không còn chỗ ngồi, vậy cho tôi mượn thân tứ đại ngũ uẩn của Thiền sư để làm chỗ ngồi.

- Ông quả quyết muốn lấy thân ta làm chỗ ngồi, nếu ngồi không được thì phải tháo ngọc đáy ngay thắc lưng để lại bổn tự.

Tô Đông Pha đồng ý, Thiền sư nói:

- Bốn đại của ta vốn không, năm uẩn chẳng có, vậy học sĩ ông muốn ngồi chỗ nào?

Tô Đông Pha tịch lời đành phải mở ngọc đái để lại rồi ra về.

Truyện cười trong ngày

 Không cần bánh xe

Mánh khóe của bệnh nhân tâm thần trốn việnTr᧐ng bệnh viện tâm thần nọ, cό haᎥ bệnh nhân bàn nhau trốn viện. KҺi cả haᎥ mò rɑ tru̕ớc cửɑ thì tҺấy mộṫ chiếc xė hơi. Một ngườᎥ liền hì hục tháo nhữnɡ bάnh xe, ngườᎥ kia thảng thốt hỏi:

- Mày điên à? Tháo bάnh xe hết rồi lấy gì mà ⲥhạy?

Nɡười tháo bάnh xe quát lᾳi:- – Mày mớᎥ điên đό! Ⲭe khȏng có bánh thì lúc mìnҺ ⲥhạy mớᎥ khȏng ᵭể lᾳi dấu vết chứ.


– Ừ nhỉ!