Tuesday, January 31, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Đồ cổ

 Đồ cổ

Con bé nhìn chăm chăm vào bà nó như thể nó nhìn thấy bà lần đầu tiên, rồi kết luận:

– Bà ơi, bà đúng là đồ cổ đấy! – Nó ngẫm nghĩ rồi tiếp tục – Bà nhiều tuổi. Đồ cổ cũng nhiều tuổi. Bà là đồ cổ của cháu!

Bà nó quả là không vừa ý với câu nói của con bé, nên bà cầm quyển từ điển ra và đọc:

– Định nghĩa đồ cổ nhé: đồ cổ không chỉ nhiều tuổi, mà còn là một thứ đã tồn tại, hoặc thuộc về thời kì xa xưa… một tác phẩm nghệ thuật chẳng hạn… Đồ cổ rất quý! – Rồi bà đặt quyển từ điển sang một bên – Bao giờ chúng ta cũng phải cẩn thẩn với đồ cổ vì nhiều khi chúng rất có giá trị.

Để nói về một thứ đồ cổ, bà ví dụ:

– Đồ cổ ít ra phải 100 tuổi, bà chỉ mới có 67 tuổi thôi!

Bà dẫn con bé đi tìm quanh nhà xem có thứ đồ cổ nào không. Có một cái tủ “gia truyền”.

– Cái tủ này đã cũ lắm rồi – bà kể – Nhưng bà luôn đánh bóng nó vì nó là đồ cổ mà!

Bà còn tìm được một cái bình trong bếp. Nó đã ở trong bếp lâu lắm rồi. Bà không nhớ nó ở đâu ra, chỉ biết khi bà mua nó thì nó cũng không còn mới. Rồi một cái giường con mà chú bà đã từng nằm ngủ nhiều năm về trước.

Bà cũng giải thích cho con bé hiểu rằng hầu như đồ cổ bao giờ cũng ẩn chứa một câu chuyện. Nó đã từng ở nhiều nơi, thuộc về nhiều người, tồn tại qua nhiều năm. Nó trải qua sóng gió, nhưng vẫn còn tồn tại.

Con bé có vẻ suy nghĩ lung lắm. Rồi nó bảo:

– Cháu chẳng có đồ cổ nào ngoài bà ra cả! Mà ngày mai cô giáo bảo cháu phải mang một món đồ cổ đến lớp – Con bé mắt sáng lên – Cháu sẽ mang theo bà, bà nhé, vì rõ ràng bà cũng có rất nhiều câu chuyện và cũng rất quý giá mà!

Chẳng hiểu vì sao bà nó lại cảm thấy hài lòng với định nghĩa này. Và bà quyết định sẽ theo con bé đến lớp vào ngày mai với tư cách là một đồ cổ của nó.


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - HAI ANH EM VÀ CON CHÓ ĐÁ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         HAI ANH EM VÀ CON CHÓ ĐÁ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC


Xưa một nhà có hai anh em, người nào cũng đã có vợ và ở riêng, ở tây. Hai vợ chồng người anh giàu có dư tiền bạc, nhưng phải cái tính keo cúi, cay nghiệt, chẳng những không giúp ai bao giờ, mà lại còn tham lam vơ vét của người nữa.

Hai vợ chồng người em thì không thế. Nhà tuy nghèo đói mà vẫn cứu giúp những người nghèo đói hơn mình, còn tính hạnh thì hiền lành tử tế hay làm những việc phúc đức.

Một hôm ông Bụt hóa làm lão ăn mày xuống thử. Trước đến nhà người anh xin, thì hai vợ chồng nó chẳng những không cho gì lại còn mắng nhiếc, đánh đuổi khổ sở. Sau đến nhà người em, chưa kịp xin, thì hai vợ chồng nó đang ngồi ăn cháo, chạy ra vồn vã mời vào cùng ngồi húp cháo.

Ăn xong, ông lão bảo hai vợ chồng nhà ấy rằng : « Các con đối đãi với lão thật là phúc đức. Vậy các con hãy đi theo lão, lão bảo cho cái này hay lắm ».

Hai vợ chồng thật thà chẳng biết là cái gì, nhưng ông lão đã bảo, thì cũng cứ đi. Khi lên trên chỏm một quả núi, có con chó đá ngồi, ông lão cầm cái gậy đập vào miệng con chó há miệng ra. Rồi ông bảo hai vợ chồng người kia thò vào miệng con chó, muốn lấy bao nhiêu vàng bạc thì lấy. Hai vợ chồng nó rụt rè sợ hãi, không dám đưa tay vào. Ông bảo cứ thò vào, thì quả nhiên thấy trong có bao nhiêu vàng bạc. Nhưng hai vợ chồng nó cũng chỉ lấy vừa mang thôi. Không ôm đồm tham lam nhiều quá. Đoạn rồi, ông lão lại đập cái gậy vào đầu con chó, thì con chó lại ngậm miệng lại như trước. Xong ông lão đi. Hai vợ chồng người kia sẵn có vàng bạc, về tậu ruộng, tậu nhà, giàu có hơn anh nhiều lắm.

Anh thấy vậy, lấy làm lạ lùng, hỏi em sao mà được chóng giàu như thế ? Em đem chuyện kể lại đầu đuôi để anh nghe. 

Anh nghe xong, bảo rằng : « Ta tưởng ai, chớ có phải cái ông lão ấy, thì hôm nọ cũng có đến ăn xin ở bên nhà. Rõ hoài của thế mà ta không biết ».

Rồi anh vội về nhà nói chuyện với vợ, và bảo làm một mâm cơm thật hậu để mình đi tìm cho thấy ông lão. Mà tìm ông lão cũng chẳng mất công lâu la gì. Vừa đi một lúc, thì đã gặp ông lão đằng kia đi lại, vì Bụt biết chuyện đã hiện xuống làm ông lão ngay đấy rồi.

Người ấy mừng rỡ, lôi kéo ông lão mời về nhà, thết một bữa cơm thật no, rượu thật say, rồi nói với ông lão rằng :

« Vợ chồng tôi cho ông ăn bữa này thật bằng mấy mươi bữa cháo của vợ chồng chú nó độ nọ. Vậy bây giờ ông đem vợ chồng chúng tôi đi, và cho chúng tôi thật nhiều vàng bạc hơn chú nó cho công bình ».

Ông lão gật đầu. Hai vợ chồng vui mừng, quẩy đi mỗi người một đôi thúng thật to. Rồi cũng thấy ông lão đưa lên trên chỏm núi, ông lão cũng lấy gậy đập vào đầu con chó đá, con chó đá cũng há miệng ra. Người chồng hí hửng vội vàng thò ngay cả cánh tay vào định khoắng cho thật nhiều. Nào ngờ, tay vừa vào lọt, thì con chó ngậm miệng lại, không rút ra được nữa. Người chồng sợ cuống, ngoảnh đi nhìn lại kêu ông lão, thì ôi thôi ! chẳng thấy tăm hơi ông đâu nữa.

Hai vợ chồng lúc ấy mới hối, bảo nhau rằng : « Thôi ta mắc mưu ông lão này rồi ! Mà ông lão này chắc là Bụt hiện xuống để thử lòng ta. Ta tham lam thì ta chết… »

Nhưng bây giờ hai vợ chồng dù ăn năn than khóc mấy, cũng vô ích. Cái tay chồng cứ giữ chặt ở trong miệng con chó đá không thể nào rút ra được nữa. Vợ đành phải để chồng nằm ở đó, rồi cứ ngày ngày hai bữa đem cơm lên cho chồng ăn. Suốt ba năm như vậy. Vợ chồng không làm ăn gì được, bao nhiêu của cải trong nhà mỗi ngày một dần mòn khánh kiệt hết.

Vợ thấy tình cảnh khống khổ, than thở với chồng rằng :

« Rõ đau đớn cho hai vợ chồng nhà mình ! Người ta thường nói : « No thì ra Bụt, đói thì ra ma ». Nào hay vợ chồng nhà mình đã cho Bụt ăn no, mà Bụt lại ở với mình ra lòng ma, dạ quỷ ».

Chồng thấy vợ than thở cũng ngùi ngùi, nửa khóc nửa mếu, nói với vợ rằng : « Tưởng là chó đá có vàng, ai ngờ chó đá lại biết cắn ! Mình ơi ! Hai vợ chồng ta không được ăn ở với nhau đã ba năm nay. Tao thật lấy làm buồn quá. Thôi mình hãy ngồi xuống đây cho ta vui đùa ít chút, kẻo khi người chết của hết thì còn giở trò trống gì được nữa ».

Vợ nghe chồng nói cũng vui lòng, ngồi luôn xuống bên.

Không biết anh chồng nghịch ngợm, vui đùa làm sao, mà con chó đá trông thấy phải bật cười há to miệng, người chồng vội rút ngay tay ra được. Hai vợ chồng vội đưa nhau chạy về, không còn dám ngoảnh lại trông con chó đá nó vẫn còn cười…  Rồi từ đó chừa tiệt được cái tính keo cúi cay nghiệt, tham lam vơ vét.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Diều Gỗ

 DIỀU GỖ


Mặc Tử làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm thì diều hỏng.

Học trò khen rằng: “Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo!”

Mặc Tử nói: Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe, gỗ chỉ tốn một ít, công không hết một buổi, mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm. Có thế mới gọi là khéo".

Huệ Tử nghe câu truyện, bảo: "Mặc Tử nói thế, thực là người khéo".

MẶC TỬ

GIẢI NGHĨA

- Diều gỗ: cái diều làm bằng gỗ.

LỜI BÀN

Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo! Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được mật ngày, thi cái dụng tưởng không bõ với cái công. Cho nên Mặc Tử, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn, không cẩu sự văn hoa, mới cái ái tôn chỉ cho một vật sở dĩ gọi là khéo, không phải là chỉ một làm tài giỏi hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trước. Huệ Tử khen Mặc Tử là cũng theo một cái lý thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ở đời, cái khéo và cái dùng không cần gi cứ phải đi đôi với nhau. Thường cái khéo, cái đẹp không cầu là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ chạm, cái tranh vẽ, giọng hát, bài đàn chỉ có khéo, không thiết dụng, mà thực là có ích cho người.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ÁNH TRĂNG SOI ĐƯỜNG VỀ


Có một vị Thiền sư sống trong một am tranh chật hẹp, đời sống rất là giản dị. Một hôm trời tối, Thiền sư đi giảng kinh ở ngoài trở về, có tên trộm vào am ngài. Nhờ ánh trăng mà tên trộm nhìn thấy Thiền sư đã về đến, vì không còn chạy kịp nên rất lo lắng, không biết làm thế nào đây ? Thấy Thiền sư đi với hai tay không và vẻ mặt vui vẻ thì tên trộm nghĩ:

- Bây giờ phải tẩu thoát thôi, bằng không để ông ấy bắt thì nguy, và đây là y phục của ông vậy mình lấy mặc ngay.

 Tên trộm quơ tay lấy y phục mặc vào rồi tháo chạy. Thiền sư nhìn thấy tên trộm dưới ánh trăng liền cảm động thở dài:

- Đáng tiếc là ta không thể đem trăng để đưa ông đi mà chỉ nhờ ánh trăng soi đường về của ông thôi!

Truyện cười trong ngày

 Bí quyết để giảm cân

Một bà bệnh nhân hỏi bác sĩ:

– Thưa bác sĩ, tôi nên tập những động tác nào để gầy bớt đi được ạ?

– Bà hãy quay đầu từ phải sang trái rồi ngược lại.

– Tập như vậy vào lúc nào, thưa bác sĩ.

– Lúc người ta đưa thức ăn cho bà.

– !?! 

Friday, January 27, 2023

Suy Ngiệm Trong Ngày


 

Chuyện ngắn - sống trọn vẹn từng ngày

 SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY   


Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison-tổng giám đốc của tập đoàn CocaCola- đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. 

“ Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả còn lại- gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần- đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. 

Bạn làm thế nào đây?

 Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đạt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tồt nhất cho chính mình.

 Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa. 

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sông cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa. Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau. Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm. Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là niú giữ thật chặt, còn cách tốt nhất để giữ tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh. Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. 

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng. 

Bạn chớ phí phạm thời gian hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phài là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. 

Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế chúng ta gọi đó là tặng phẩm (*). 

  * Chú thích: Present -cách chơi chữ trong tiếng Anh- có nghĩa là hiện tại, đồng âm với tặng phẩm.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - KHÔNG ĂN BÍ

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         KHÔNG ĂN BÍ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có một nhà hai vợ chồng ngồi ăn cơm, có bát canh bí, người chồng nhất định không ăn. Vợ lấy làm lạ hỏi : « Sao mà không ăn ? »

Chồng nói : « Quả ấy là tên húy cha ta trước, nên ta không ăn ».

Vợ tạ rằng : « Tôi không được biết, xin tha thứ ».

Được ít lâu, một hôm, người chồng ra ngoài ruộng, sai đầy tớ trồng nhiều bí lắm. Lúc về nhà, vợ hỏi : « Hôm nay ra ruộng trồng cây gì thế ? »

Chồng nói : « Ta trồng bí ! »

Vợ lấy làm lạ, hỏi : « Trước kiêng không ăn, thì trồng làm gì ? »

Chồng đáp : « Ăn thì không nỡ ăn. Nhưng ta trồng lấy quả bán cho người ta, thì có can gì. Vả chăng, ta trồng cây ấy khi thấy nó khai hoa, kết quả tốt tươi, thì ta coi cũng như cha ta phảng phất vẫn còn sống vậy ».

Vợ lại tạ rằng : « Như thế thì có hiếu thật ! Xin Trời chứng lòng cho ».

Sau có người làm câu hát khen người ấy rằng :

« Ăn quả thì nhớ đến cha,

Trời xanh thấu đến, ắt là chứng tri ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Hăy dở đều do mình cả

 Hay dở đều do mình cả


Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả.

Người làm quận trưởng một quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nào nói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cho là yên; thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại; xa xỉ ăn chơi, bạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng. Hạng bất nhân ấy, nếu còn phải được với họ thì đã chả đến nỗi có những chuyện mất nước tan nhà!

Ngày trước có đứa trẻ hát câu:

“Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh.

Thương Lang chi thuỷ trọ hề, khả dĩ trạc ngã túc”.

Nghĩa là: Nước sông Thương Lang nếu mà trong thì ta dùng để giặt giải mũ ta. Nước sông Thương Lang nếu mà đục, thì ta dùng để rửa chân ta.

Khổng Tử nghe thấy, bảo học trò rằng:

- Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt giải mũ, đục thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ(1) cả.

Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh(2) mình trước, rồi người ngoài mới khinh sau; nhà mình tất tự huỷ(3) nhà mình trước, rồi người ngoài mới huỷ sau; nước mình tất tự phạt(4) nước mình trước, rồi người ngoài mới phạt sau.

Cũng tức như câu ở thiên Thái Giáp(5): “Thiên tác nghiệt, bất khả vị. Tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là giời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được, nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh mà thoát chết được.

Mạnh Tử

Lời bàn:

Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ, thế là khiến cho người ta khinh mình, bảo cho người ta phá mình, mời cho người ta đánh mình. ÔI! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự do tự mình hết cả. Nên người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấy cái nghĩa “tự thủ” để tránh lấy cái tai vạ “tự túc”.

(1) Tự thủ: mình tự chuốc lấy cho mình không dự gì đến người khác.

(2) Tự khinh: tự mình làm đê tiện nhân cách của mình.

(3) Tự huỷ: tự mình làm cho mình hỏng nát.

(4) Tự phạt: tự mình phá hại làm cho mình tồi tàn

(5) Thái Giáp: tên một thiên trong Kinh Thư

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Học được từ sự khó khăn 

Người con trai của vị tổ sư đạo chích hỏi cha dạy cho mình bí quyết nhà nghề. Vị đạo chích lão luyện bằng lòng và đêm đó ông dẫn người con trai tới ăn trộm một căn nhà rộng lớn. Trong lúc mọi trong nhà ngủ, ông ầm thầm dẫn người con trai học nghề của mình vào trong một phòng có phòng chứa đựng quần áo. Người cha nói với con mình bước vào trong phòng chứa quần áo để lấy vài bộ quần áo. Khi người con đã vào, cha của nó nhanh chóng đóng cửa tủ và khóa con của mình trong đó. Sau đó ông trở ra bên ngoài, gõ thật lớn vào cánh cửa trước, bằng cách đó để đánh thức mọi người trong gia đình, và nhanh nhẹn bỏ chạy trước khi mọi người nhìn thấy ông ta. Nhiều giờ sau, con trai của vị tổ sư đạo chích trở về nhà, bê bết và mệt lử.
"Cha," nó giận dữ gào khóc, "Tại sao cha lại khóa con trong phòng chứa quần áo đó? Nếu con đã không liều mạng vì quá sợ bị bắt, thì con không bao giờ có thể trốn thoát. Con đã phải hết sức khéo léo để thoát ra!"
Vị tổ sư đạo chích mỉm cười. "Con trai, con đã học được bài học thứ nhất trong nghệ thuật đạo chích."

Truyện cười trong ngày

 Lý do vượt đèn đỏ


Một chiếc ôtô con vượt qua đèn đỏ bị cảnh sát túyt còi chặn lại.

Chiếc xe dừng lại, anh cảnh sát liền hỏi người lái xe:

- Anh có thấy đèn đỏ không?

- Dạ, em thấy!

- Vậy tại sao còn vượt?


- Dạ, em có nhìn thấy đèn đỏ, nhưng em không nhìn thấy anh!

Wednesday, January 25, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Tiếng Đóng Cửa

 Tiếng Đóng Cửa


Tôi mới chuyển đến nơi ở này, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng rất mạnh ở lầu trên, và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.

Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.

Mẹ tôi khuyên: “Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm".

Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên : “Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu ...”

Rồi người ấy nói tiếp: “... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm !”.

Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ : “Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi”.

Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở. Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi : “Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn ...”

Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.

Mẹ tôi an ủi :“Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi ! Từ từ mới sửa được”

Rồi... khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất. Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.

Tôi nói với mẹ : “Mẹ nói đúng thật !”.

Nhưng tôi bỗng bất ngờ … khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ. Mẹ tôi nghẹn ngào nói: “Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn, nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi. ”

Trong tình làng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy. Cậu bé cúi thấp đầu tiến đến gần tôi và nói :

“Dì ! Nhiều lần cháu làm dì mất ngủ, cháu xin dì tha lỗi”.

Rồi cậu nói trong tiếng nấc : “Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ, Nay mẹ cháu không còn nữa, dì ạ ...”

Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra ... Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - ĐỔI LÒNG LÀNH

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         ĐỔI LÒNG LÀNH

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC  


Xưa có người thầy tu, tu đã lâu năm mà mãi không thành Phật. Một hôm, thầy tu bỏ chùa đi, định sang bên Tây trúc cho chóng đắc đạo. Giữa đường, thầy gặp một người xin theo. Thầy hỏi rằng : 

« Xưa nay, anh làm nghề gì ? »

Người kia nói : « Xưa nay, tôi chỉ làm có nghề đi ăn trộm ».

Thầy rằng : « Ta đây ở hiền ở lành mà tu còn chưa xong huống chi người làm nghề bất nhân độc ác, thì tu thế nào được. Người hãy nghe ta, trở về nhà tu nhân, tích đức đi đã. Người ta tu hành phải cốt ở cái lòng lành làm trước ».

Người kia nói : « Trước tôi có làm điều ác thật. Nhưng nay tôi đã đổi lòng lành. Xin thầy cứ cho tôi theo với ».

Thầy tu nhất định không nghe. Người kia nằn nì mãi không xong, ngẫm nghĩ một lúc, rồi van lạy rằng : « Nếu cái thân này không được đi theo thầy, xin gửi thầy cái lòng lành này, dám nhờ thầy đem sang đất nhà Phật hộ ».

Nói đoạn, người kia cầm dao rạch bụng, moi bộ lòng đưa cho thầy tu rồi gục xuống đất chết liền. Thầy tu không dám sai lời ủy thác, phải mang bộ lòng của người kia đi. Nhưng được vài hôm, cỗ lòng thối tha, khó chịu, thầy tu quăng bỏ lại, không đem đi nữa. Có con quạ thấy bộ lòng liền tha bay sang nước Phật, rồi đến đậu trên đầu cột phướn của nhà chùa. 

Đến lúc thầy tu sang tới nước Phật, vào chầu Phật, thì Phật trách rằng : « Người ta trước kia vốn làm nghề bất lương, mà đến khi đã biết cải tà qui chánh, cải ác vi thiện, thì là người có lòng tu được rồi. Còn như ngươi trước kia vốn hiền lành, nhưng người ta ủy thác lòng lành người ta cho ngươi, mà ngươi lại nỡ vứt lòng người ta đi thì chính ngươi đã phạm một tội đại ác. Ngươi không thành Phật được, còn người kia có lòng có dạ, ta cho được thành Phật ». 

Thầy tu ăn năn không kịp, phàn nàn rằng :

« Ở độc, ở ác, thành Phật, thành Tiên,

Ở hiền, ở lành, câu liên, câu bát ».

Rồi đành lại trở về chốn chùa cũ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân -KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU

 KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU


Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can nói rằng:

"Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh nhớn đánh tỉnh nhỏ, nhà nhớn đánh nhà nhỏ, giết người, lấy của lẫn của nhau, thì nhà vua nghĩ ra thế nào?

Văn Quân nói: Bao nhiêu người ở đất Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh nhớn đánh tỉnh nhỏ, nhà nhớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn của nhau, thì ta tất đem trị tội thật nặng.

Mặc Tử nói: Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của Giời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; hay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi được vạ giời hay sao!

Văn Quân nói: Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta mà đánh Trịnh là thuận cái chí của giời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, giời đã ra tai, làm mất mùa luôn ba năm. Nay ta phải giúp giời mà giết Trịnh.

Mặc Tử nói: Vua nước Trịnh ba đời giết cha, giời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Giời phạt như thế cũng đã là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là ta thuận ý giời"; thì là nghĩa thế nào? Ví như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi bảo rằng: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, thì có nghe được không?"

MẶC TỬ

GIẢI NGHĨA

- Lỗ Dương: tên một ấp nhớn của nước sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ

- Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì.

- Thiên hạ: đất dưới gầm giời, tức là cả thế giới. Người Tàu thưởng cho thiên hạ là chỉ có nước Tàu và mấy xứ ở chung quanh thôi

- Tiên sinh: (xem bài số 48)

- Chí: tâm để vào việc gì

- Ra tai: làm cho thiệt hại khổ sở như lụt, đại hạn, bão, dịch lệ, đói kém, loạn lạc

- Phạt: trừng trị cho lần sau chừa

- Ngang ngạnh: không vâng lời, bướng, chống lại.

LỜI BÀN

Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kề kém mình, thường mình cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì, cớ gì, cũng vẫn không được chánh đáng. Danh bất chính thì ngôn không thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thần thánh đấy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐƯỜNG ĐÁ TRƠN TRỢT


Thiền sư Ẩn Phong từ biệt Mã Tổ Đạo Nhất ra đi, Ma Tổ nói: “Đi đến nơi nào?”.

Ẩn Phong đáp: “Đến Nam Nhạc Thạch Đầu Hi Thiên Thiền sư”.

Mã Tổ dặn dò rằng: “Đường đá trơn lắm nhe!”.

Ẩn Phong rất tự tin nói: “Có mang gậy theo thân, gặp việc cứ nô đùa”.

Mã Tổ chấp nhận lời từ biệt của Ẩn Phong, Ẩn Phong liền từ Giang Tây đến Hồ Nam để bái yết Thiền sư Thạch Đầu. Ẩn Phong vừa gặp Thiền sư Thạch Đầu, trước hết là đi quanh thiền sàng một vòng, sau rung tích trượng, hỏi: “Là tông chỉ gì?”.

Thiền sư Thạch Đầu gọi: “Trời ơi, Trời ơi”.

Ẩn Phong không rõ nguyên do, không thể đối đáp. Bất đắc dĩ, Ẩn Phong lại về đến bên Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất, đem tình cảnh tham vấn Thạch Đầu Hi Thiên nói qua một lần. Mã tổ Đạo Nhất Thiền sư chỉ thị: “Ngươi hãy đi một lần nữa. Hễ nghe Thạch Đầu Thiền sư nói: Trời ơi, Trời ơi! Thì ngươi liền bịt miệng ông ta”

Ẩn Phong lại đến Nam Nhạc, và hỏi giống như lần trước: “Là tông chỉ gì?”.

Thiền sư Thạch Đầu liền dùng ngón tay bịt miệng phát ra tiếng hư hư, Ẩn Phong mù mịt không biết làm gì, chỉ đành lại trở về nói hết cho Mã Tổ nghe.

Mã Tổ sau khi nghe xong liền nói: “Ta đã nói với ngươi rồi, đường đá trơn trợt lắm mà!”.

Truyện cười trong ngày

 Nhận tiền lì xì: ít mà không ít

Bác mừng tuổi đứa cháu lớp 1:

– Bác có một tờ 20k và tờ 50k, cháu lấy tờ nào?

– Cháu lấy tờ màu xanh ạ

– Tại sao cháu thích tờ xanh?

– Vì màu xanh là màu hy vọng

Lúc này ông bác rất vui vì đứa cháu lớp 1 biết nghĩ như vậy!

– Vậy cháu hy vọng gì?

– Cháu hy vọng bác cho cháu nốt tờ kia ạ!

Tuesday, January 24, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Cách nhìn mới về cuộc sống

 Cách nhìn mới về cuộc sống

Khi tôi bắt đầu tập đạp xe đạp cách đây vài năm, tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện tôi luyện tập đạp xe sẽ trở thành một điều gì lớn hơn là một vài cuốc xe lòng vòng. Nhưng khi tôi khỏe lên, bạn bè tôi khuyến khích tôi nâng cao mức tập luyện và thử sức với vài cuộc đường dài. Cuộc thử sức đầu tiên là đoạn đường 150 dặm (hơn 200km), MS-150, một cuộc đua xe hàng năm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chống lại bệnh xơ cứng.

Khi tôi mới đăng ký dự thi, ý tưởng này dường như rất tuyệt vời – ủng hộ quyên góp cho một việc từ thiện khi chạy xe đường dài – và tôi rất hăng hái luyện tập. Nhưng khi cuộc đua đến, sự thiếu tự tin đã chiến thắng trong tôi. Tôi vẫn muốn quyên góp cho việc từ thiện, nhưng tôi không còn muốn chạy một đoạn đường dài như vậy trong suốt hai ngày liền.

Cuộc đua bắt đầu vào sáng ngày Chủ nhật tại vùng quê Georgia yên bình, và trong vài giờ đầu tiên tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Đây chính là điều mà tôi tưởng tượng, và tinh thần của tôi rất mạnh mẽ. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy quá kiệt sức, nóng nảy.

Nếu ai đó tin rằng thể xác được nối với linh hồn, tôi đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Mỗi điều than thở mà não đưa ra dường như đi thẳng tới hai chân tôi. “Mình không thể chịu nổi nữa,” thì chân bắt đầu một cơn chuột rút, và “những người khác đều giỏi hơn mình” được tiếp theo là cảm giác hụt hơi, thiếu dưỡng khí. Tôi muốn bỏ cuộc.

Lên đến đỉnh đồi, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi chân trời xa đã giúp tôi đi tiếp được vài phút nữa. Khi đó tôi bỗng chú ý một vận động viên trước tôi một khoảng xa, đang đạp xe rất chậm trong bóng chiều đỏ rực. Tôi cảm thấy người này có điều gì đó khác lạ, nhưng tôi không rõ là điều gì. Vì thế tôi cố chạy đuổi theo. Cô ta đang chạy, đạp chậm nhưng đều đều vững vàng, với khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng và cương quyết – và rồi tôi nhận thấy rằng cô ấy chỉ có một chân.

Sự tập trung của tôi thay đổi ngay lập tức. Cả ngày tôi không tin tưởng vào thể xác của chính mình. Nhưng bây giờ tôi đã biết – không phải là thể xác mà chính là ý chí sẽ giúp tôi đạt được đích đến của mình.

Cả ngày hôm sau trời mưa. Tôi không trông thấy người nữ vận động viên một chân ấy nữa, nhưng tôi tiếp tục chạy mà không than thở, vì tôi biết rằng cô ấy đang cùng với tôi ở đâu đó trên đoạn đường. Và vào cuối ngày, vẫn cảm thấy mạnh mẽ, tôi đã hoàn tất được 150 dặm của mình.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - THẰNG BỢM CÓ CON NGỰA

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         THẰNG BỢM CÓ CON NGỰA

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có một thằng Bợm chỉ có một con ngựa mà đi lừa hết người nọ, đến người kia. Thoạt tiên, một hôm nó cưỡi ngựa ra đường, thấy một người đàn bà đi chợ, nó đến nói với người ấy rằng : « Chợ trưa đường xa, chị đưa tôi một quan tiền tôi cho mượn ngựa đi chóng tới, mà khỏi mỏi chân ».

Người đàn bà thấy nói, bùi tai nghe. Thằng bợm lấy liền xong, nhảy lên ngựa tế liền để người đàn bà đứng trơ đấy, tiền đành mất mà ngựa không được cưỡi.

Lại một hôm, Bợm ta dắt ngựa qua nhà ông bá-hộ, nghe lỏm thấy ông đang bàn với bà rằng : « Ta bây giờ già nua tuổi tác. Ước gì có ai bầy cho ta được cách có ăn mà không phải làm, thì ta gả đứa con gái cấm cung của ta cho ».

Bợm nghe rõ, về đi mượn một đĩnh vàng, rồi hôm sau, dắt ngựa qua vườn ông bá hộ. Con ngựa hí ầm lên. Bợm làm ra bộ tìm lơ tìm láo như mất cái gì quí lắm.

Ông bá hộ chạy ra hỏi : « Anh kia tìm cái gì đấy ? »

Nó thưa rằng : « Con ngựa tôi nó hí ra vàng. Tôi tìm để tôi lấy ».

Vừa nói nó vừa giả đưa tay vào hàm thiếc ngựa lấy ra được một đĩnh vàng thật.

Thấy vàng đỏ mắt, ông bá hộ mời nó vào nhà chơi bảo rằng : « Lão đây có đứa con gái cấm cung, lão thấy thầy có con ngựa quí hóa, lão muốn đổi với thầy, có bằng lòng chăng ? »

Bợm thưa rằng : « Ông lấy con ngựa thét ra vàng của tôi, mà ông lại gả con gái ông cho tôi, thì con ngựa vẫn là của cha con nhà ta cả, có phải ai đâu mà sợ thiệt… Tôi xin bằng lòng đổi ».

Ông bá hộ nghe nói mừng lắm, liền dắt con ngựa vào nhà, rồi gọi con gái ra cho về với anh có ngựa. Hôm sau, con ngựa hí ầm chuồng. Ông bá hộ vội vàng chạy ra để lấy vàng, nhưng chẳng thấy vàng đâu cả. Ông vào nói với bà. Rồi hai ông bà cùng ra tìm, tìm mãi cũng chẳng thấy gì. Đang lúc ấy, con ngựa lỏng dây làm sao, lại lồng lên chạy tuột về nhà anh Bợm mất.

Ông bà ngơ ngơ ngác ngác. Bà bá đập đất kêu trời : « Ối thôi còn gì ! Con thì nó lấy, ngựa… nó nuôi ».

Thế là chỉ có một con ngựa, mà thằng Bợm trước đã lừa được một mụ đàn bà, sau lại lừa được một ông bá hộ. Nhưng chửa thôi.

Một ngày kia, Bợm lại cưỡi ngựa đi sang huyện khác, tìm vào nhà một ông chánh tổng nói rằng : « Tôi có con ngựa rất hay, ông có mua tôi bán ».

Ông chánh xem qua ngựa, bằng lòng mua. Hai bên định giá, mua bán phân minh, nhưng Bợm vẫn rắp tâm đánh lừa, lúc lấy tiền rồi nhảy phăng lên mình ngựa, ra roi : Ngựa chạy như bay, không thấy lộn lại. Song mà ông chánh có phải người vừa. Ông liền sai đứa ở nhảy lên ngựa nhà đuổi theo cho kịp. Khi đến cái quán, đứa ở thấy con ngựa mua cột ở gốc cây, còn thằng Bợm đang ngồi trong quán ngất ngưởng đũa chén, gật gù trò chuyện. Đứa ở liền đi trình ông lý ở đấy, gọi tuần lại, trói thằng Bợm đưa về nhà ông chánh.

Ông chánh thấy mặt, giận lắm, mắng rằng : « Thằng khốn kia, xưa nay tao chưa mắc lừa ai, mày muốn lừa tao sao nổi ! »

Rồi ông chánh cho điệu cả nó, cả ngựa lên thưa quan. 

Khôn chẳng qua lẽ, trước mặt quan, Bợm ta phải thú thật. Quan cho ông chánh đem ngựa về, rồi thét lính đánh cho Bợm ba chục roi và kết án giam ba tháng tù.

Bợm bấy giờ mới hối lại, nghĩ bụng rằng : « Thật là quả báo không sai. Ta lừa người ba bận, bây giờ ta phải đòn ba chục và phải giam ba tháng, thật là đáng kiếp ta ».

Lúc phải giam, vợ vào thăm, trỏ mặt mắng rằng : « Tôi đã bảo mà : Lừa vợ dễ, lừa người ta khó ». 

Lúc hết hạn tù, về đến đầu làng, gặp người đàn bà bị lừa trước chỉ mặt hỏi rằng : « Bây giờ mất ngựa, hết lừa  chưa anh ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH

 TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH


Vẫn Công nước Tấn đem quân sang đánh nước Vệ. Giữa đường gặp một ông lão đang bừa ruộng cứ ngửng mặt lên giời cười khanh khách mãi. Văn Công cho đòi lại hỏi:

"Ngươi cười cái gì thế?

- Ông lão thưa rằng: Tôi cười người láng giềng nhà tôi. Anh ta đưa vợ đi chơi nhà bà con. Giữa đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá, lẻn vợ rẽ xuống ruộng dâu, nói truyện với người con gái. Một chốc, ngảnh lên xem vợ đi đến đâu thì thấy một chàng đang vẫy vợ anh ta đi. Ấy câu truyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi không nhịn cười được".

Văn Công nghe nói, tự nhiên tỉnh ngộ, kéo quân về. Về chửa đến nơi, thì đã thấy báo có giặc ngoài vào xâm phạm trên mạn bắc.

LIỆT TỬ

GIẢI NGHĨA

- Tấn: (xem bài số 45)

- Văn Công: vua giỏi nước chư hầu đứng vảo bực ngũ bá

- Vệ: tên một nước thời Xuân Thu ở vào vùng tỉnh Trực Lệ vả Hà Nam bây giờ.

- Tỉnh ngộ: đương mê man việc gì mả tỉnh ra biết nghĩ lại.

LỜI BÀN

Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Neu cứ theo lòng tục, mà vơ năm, gắp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không, chẳng những không lấy được gỉ của người ta, mà mình có gì cũng mất vào tay người ta nữa. Việc nước cũng thế, đi đánh nước ngoài, mà không nghĩ giữ nước nhà, thế là bỏ nước mình cho giặc vậy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TOÀN THÂN ĐỀU LÀ CON MẮT


Có lần Thiền sư Đạo Ngô hỏi Vân Nham: “Quán Thế Âm Bồ tát có đến 1000 tay, 1000 mắt. Xin hỏi con mắt nào là mắt chánh?”

Vân Nham: “Giống như ngươi tối đi ngủ, lúc cái gối bị rớt xuống giường, ngươi không mở mắt ra, rồi thòng tay xuống đấy quơ một cái là tìm được. Lại có thể tiếp tục ngủ. Xin hỏi, ngươi dùng con mắt nào để tìm vậy?”.

Thiền sư Đạo Ngô sau khi nghe xong nói: “Ồ! Sư huynh tôi hiểu rồi”.

Vân Nham hỏi : “Ngươi hiểu gì?” 

Đạo Ngô đáp : “Khắp thân đều là con mắt”.

Thiền sư Vân Nham cười nói: “Ngươi chỉ hiểu được tám phần”.

Đạo Ngô nghi ngờ hỏi: “Thế thì phải nói thế nào?”.

Thiền sư Vân Nham có chỗ nắm bắt: “Toàn thân đều là mắt”

Truyện cười trong ngày

 Lời Khuyên Của Bác Sĩ

Trong phòng mạch, bà mẹ kể lể :

– Cháu đêm thì tỉnh như sáo và lại hay nói xoen xoét như con vịt, nhưng ban ngày thì cứ ngủ gà ngủ gật, ho như quốc kêu mùa hè, thở khò khè như mèo hen…Embarassed

Bác sĩ :

– Vậy thì tôi khuyên bà nên dẫn cháu đến bác sĩ thú y 

Monday, January 23, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Nói chuyện cũng là tu dưỡng!

 Nói chuyện cũng là tu dưỡng!


Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng nổi tiếng đời Minh. Có một lần, ông cùng học trò ra ngoài du ngoạn. Bên đường có hai người đang cãi nhau kịch liệt. Một người mắng: “Ngươi thật không biết thiên lý là gì”. Người kia phản bác: “Ngươi mới thật là không có lương tâm”. Cậu học trò liền quay sang nói với Vương Dương Minh: “Thầy xem, họ đang giảng đạo lý kìa”. Vương Dương Minh đáp: “Không, là họ đang chửi mắng người khác”. Dùng thiên lý và lương tâm để yêu cầu bản thân mình thì mới đúng là giảng đạo lý; dùng nó để yêu cầu người khác thì chính là mắng chửi người ta.

Trong đối nhân xử thế giữa người với người, nói chuyện chính là một loại tu hành thực tế, lời nói tán dương khen ngợi cũng là một loại thiện hạnh. Chuyện thị phi thường có nguyên nhân từ cái miệng; người nói, người nghe, lại có thêm người thứ ba vô tâm bàn luận khuấy đảo thị phi, khiến sự việc xấu càng thêm xấu. Bởi vậy mới có câu: “Dao ngôn chỉ vu trí giả”, những tin đồn vô căn cứ truyền đến tai người thông minh thì không thể tiếp tục truyền được nữa.

Người với người gặp nhau đã khó, được cùng nhau tề tựu một nơi còn khó hơn, thế nên đừng vì lời nói nhất thời mà phá hỏng đi thiện duyên khó được. Ngôn ngữ vốn câu thông với cảm tình và là công cụ để truyền đạt tư tưởng. Nhưng nếu không dùng lời nói đúng mực hợp lý mà lại dùng những lời dư thừa vô bổ thì cũng sẽ dẫn đến thị phi, phiền não.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates là một người cực kỳ giỏi diễn thuyết, ông thường dạy phương pháp diễn giảng cho người khác. Một hôm, có một cậu thanh niên đến xin ông dạy cho kỹ xảo diễn thuyết. Socrates chờ anh ta thao thao bất tuyệt một hồi, rồi mới bảo anh ta nộp gấp đôi tiền học phí. Anh ta rất ngạc nhiên hỏi Socrates lý do tại sao, Socrates trả lời: “Bởi vì ngoài việc dạy anh nói ra tôi còn phải dạy anh cách ngậm miệng nữa.” Cổ nhân dạy: “Nhất ngôn chiết tẫn bình sinh phúc”, một câu nói có thể làm hao tổn hết phúc đức một đời. Nói năng cẩn thận quả là một việc tu thân quan trọng.

Mục đích của nói chuyện là để truyền đạt cho nhau những lời chân tình thân ái. Thông thường trong khi nói chuyện, có rất nhiều ngôn từ và cách diễn đạt cần chú ý, chẳng hạn như: “Là tôi bắt hắn đến”, tại sao không nói: “Là tôi mời anh ta đến”. “Nghe tôi nói đây” thì tại sao không nói “Chúng ta trao đổi một chút nhé”. “Bạn đừng có hối hận đấy” thì tại sao không nói “Bạn không suy nghĩ thêm chút nữa sao?” “Bạn phải cẩn thận chứ” thì tại sao không nói “Có lẽ bạn nên cẩn thận một chút”. Cùng một ý nghĩa, tại sao không thêm vào những từ ngữ dễ nghe? Bằng không, không những khiến người nghe khó chịu mà còn gây ra những hiểu lầm không cần thiết.

Khi Tấn Vũ Đế mới lên ngôi không lâu, bèn xem bói xem có thể tại vị hoàng đế được bao lâu, kết quả được một quẻ có chữ “Nhất” (tức là 1). Vũ Đế vô cùng không vui, quần thần cũng sợ đến mặt mày trắng bệch, không ai dám hé răng nửa lời. Lúc này, viên quan Bùi Khải mới tiến lên và bảo: “Vi thần nghe nói, trời mà được chữ Nhất thì thanh minh trong sáng, đất mà được chữ Nhất thì an bình yên ổn. Bậc vương hầu mà được chữ Nhất thì nhân dân yêu mến ủng hộ”. Mấy lời ngắn ngủi như vậy nhưng cũng đủ khiến Vũ Đế từ buồn chuyển thành vui, quần thần trước những lời động viên thiện ý của Bùi Khải cũng vô cùng thán phục. Có thể thấy rằng, bất luận việc gì cũng không tuyệt đối. Nắm giữ nghệ thuật nói chuyện, lựa chọn thời cơ thỏa đáng thì có thể biến buồn thành vui, dở lại hóa hay!


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - HAI VỢ CHỒNG ANH THẦY BÓI

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         HAI VỢ CHỒNG ANH THẦY BÓI

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có người thầy bói chưa vợ, nghe thiên hạ đồn trong làng kia có cô con gái đẹp, mà chưa chồng. Người thấy bói mới lần mò tìm đến tận nhà ấy, vào xin ở trọ một đêm. Thầy dụng tâm giở bói toán ra thế nào, mà lừa được người con gái ăn phải bùa mê hoa lài. Rồi người con gái đâm ra mê thầy và theo ngay thầy về làm vợ. Song trời làm người con gái, sắc tuy có đẹp, nhưng lại phải cái tật nặng tai nghe không được rõ. Chồng đui, vợ điếc, thật đã xứng đôi ! Có một hôm, hai vợ chồng đem nhau ra chợ bói. Khi qua đường, gặp một đám ma ở đầu làng kia đi lại.

Vợ thấy, nói với chồng : « Ôi chao cái đám ma to ! biết bao nhiêu cờ quạt ».

Chồng mắng : « Cờ quạt đâu mà cờ quạt ! chỉ có chuông trống đánh inh ỏi ».

Vợ cãi : « Chuông trống đâu mà chuông trống ! cờ cắm nhan nhản như thế kia, không trông thấy lại còn nói láo ».

Chồng cãi lại : Thì mặc cờ với quạt mày ! Tao nghe thấy chuông trống, thì chỉ có chuông trống thôi… »

Hai vợ chồng cứ cãi nhau rồi đến đấm đá nhau ầm ĩ cả đường. Có người qua đó, thấy thế vào can, rồi hỏi tại sao. Hai vợ chồng đem chuyện ra kể lại.

Người kia nghe rồi, bật cười bảo rằng : « Thôi tôi xin cả hai bác. Câu chuyện này thật tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. Bác trai tôi thì đui nên không thấy cờ. Bác gái tôi lại điếc nên không nghe tiếng trống. Mà thực ra thì cái đám ma kia có cả cờ lẫn trống, cờ bay phất phới, mà trống đánh inh ỏi người sáng mắt, sáng tai ai cũng vừa trông, vừa nghe thấy cả…Thôi hai bác nghe tôi, hai bác đi bói đi, còn hơn là đứng đâymà cãi nhau, đánh nhau mất buổi chợ ». 

Bởi truyện này, sau mới có câu hát rằng :

« Thăm thẳm hoa lài

Chồng đui vợ điếc, kém ai trên đời ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG

 THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG


Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: "Ai can ta đánh nước Kinh thì phải xử tử".

Có một viên quan trẻ tuổi, muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm, cẩm cung, tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.Hôm thứ ba, vua gặp, mới hỏi rằng:

"Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?

Viên quan thưa rằng:

- Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây, có con ve sầu, hút gió, uống sương, rả rích kêu, cả ngày tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu, đằng sau có con bọ ngựa, đang dơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muôn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muôn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt đầm cả áo... Như thế đểu là chỉ vị tham cái lợi trước mắt mà quên han cái hại ở ngay sau lưng vậy".

Vua nghe nói tỉnh ngộ, bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.

THANH LẼ TỬ

GIẢI NGHĨA

- Ngô: tên nước thời Xuân Thu bây giờ ở vảo địa phận phía nam sông Hoài, sông Tứ cho đến tỉnh Chiết Giang

- Kinh: (xem bài số 29)

- Hạ lệnh: truyền một điều gì xuống bắt người ta phải theo

- Xử tử: xử tội chết

- Cổ thụ: cây sống đã lâu năm

- Tỉnh ngộ: biết rằng mình mê muội và hiểu thấu lẽ phải trái.

- Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhả Hán, làm quan Gián đại phu giỏi về văn chương lại kiêm cả kình thuật vả thiên văn.

LỜI BÀN

Ve sầu ở cao tưởng được yên thân, ngờ đâu có bọ ngựa muốn bắt ve sầu; bọ ngựa tại ngờ đâu có chim sẻ muốn bắt bọ ngựa, chim sẻ tại ngờ đâu có người muốn bắt chim sẻ, người bắt chim sẻ lại ngờ đâu sương xuống ướt đầm áo! Thế mới hay ở đời, chẳng nói chi một toài người, đến cả muôn loài, cũng chỉ rình muốn lấn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôi. Nhưng biết đâu, trong khi minh muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt minh, mình chỉ ham mê trục cối mối lợi trước mắt, mà không phòng bị cái tai hoạ sau lưng. Mà khi tai hại nó đã xẩy đến, thì chang những không thấy lợi đâu, lại thiệt đến thân minh trước. Cho nên người không thấy cái lợi, thì lo cả đến cái hại, lợi bất cập hại, thì không bao giờ làm.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TRÁI MAI SỐNG


Thiền sư Đam Nguyên Sơn Ứng ở Kiết Châu vốn là vị Thị giả của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam Dương. Có lần Thiền sư xách giỏ tre về đến phương trượng, Quốc sư hỏi: “Trong cái giỏ tre đựng vật gì?”.

Thiền sư đáp: “Là trái mai còn sống”.

Quốc sư hỏi: “Đem về làm gì?”.

Thiền sư nói: “Cúng dường chư Phật Bồ tát”.

Quốc sư lắc đầu nói: “Màu xanh rõ ràng hãy còn, làm sao có thể xách về cúng dường?”.

Thiền sư đáp: “Nói là cúng dường, nhưng thật ra là để bày tỏ lòng thành”.

Quốc sư nói: “Chư Phật, Bồ tát không nhận cúng dường”.

Thiền sư đáp: “Con thì chỉ biết làm như vậy, còn Hòa thượng thì sao?

Quốc sư nói: “Ta không cúng dường”.

Thiền sư hỏi ngược lại: “Sao Hòa thượng không cúng dường?”.

Quốc sư nói: “Ta không có trái”.

Truyện cười trong ngày

 Giải quyết mọi thắc mắc

Sau giờ địa lý, thầy hỏi:

– Em nào còn thắc mắc về bài giảng hôm nay, cứ hỏi!

Một học sinh giơ tay:

– Thưa thầy, vì sao trái đất lại quay quanh mặt trời ạ?

– Ờ… – Thầy cười hóm hỉnh – Thế mới tài! Còn gì nữa không?

– Thôi… ạ.

Sunday, January 22, 2023

Cung Chúc Tân Xuân - Qúi Mão 2023

 Chúc mọi người một cái Tết bình an, nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.


Truyện ngắn - Hạt Táo

 Hạt Táo


           T ại một xứ nọ, có một người đàn ông bị Vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".

Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo.

Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mới có thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này".

Nhà Vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa: "Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này". Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc...

Không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nhà Vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha...

Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên: "Các Ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ...".

Nhà Vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - LÁ HÚNG ! LÁ HÚNG !

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         LÁ HÚNG ! LÁ HÚNG !

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Một hôm, có ông sư vào chơi một nhà giàu trong làng. Mấy con chó trong nhà nó chạy ra, nó sủa ầm ỹ.

Nhà sư giả làm không biết giống chi, hỏi nhà chủ rằng :

« Nhà ông nuôi giống chim gì mà nó hót nghe hay quá ! »

Nhà chủ tưởng nhà sư xưa nay chưa từng biết chó là gì thật, cũng nói chiều rằng : « Bạch người, giống chim ấy ở đây nhiều lắm. Chúng tôi nuôi nó để lúc khách đến chơi, nó hót cho vui nhà ».

Nhà sư ngồi chuyện trò lúc lâu, rồi nói với nhà chủ rằng : « Chúng tôi ở trên chùa am thanh cảnh vắng, xưa nay chưa có giống chim nào như giống chim của nhà ông ban nãy. Dám xin ông mở lòng từ thiện cúng nhà chùa một con. Chúng tôi đem nó về, chúng tôi nuôi để nó hót cho vui chùa thì thật là quý hóa lắm ».

Ông chủ nghĩ bụng, một con chó cũng chẳng bao nhiêu, không lẽ chối từ, mới sai thằng đầy tớ lấy dây buộc một con chó dắt đi theo nhà sư. Đi được một lúc, nhà sư bảo thằng đầy tớ rằng : « Thôi cho anh về, kẻo phiền lòng anh ra. Anh đưa con chim ấy đây, tôi dắt nó cũng được rồi ».

Chó nó thấy người lạ, nó không chịu đi, cứ co dây giằng lại. Nhà sư cố sức kéo dây đi, vừa đỏ mặt tía tai, vừa mắng dồn con chó rằng : « Có đi không thì… lá húng, lá húng ! »

Thằng đầy tớ nghe rõ, đem câu chuyện về kể lại với chủ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - THẬP BÌ NÓI CHUYỆN VƠI HUỆ VƯƠNG

 THẬP BÌ NÓI CHUYỆN VƠI HUỆ VƯƠNG


Vua Huệ Vương nước Nguy hỏi Thập Bì rằng: "Người nghe người ta cho quả nhân là thê nào?

- Thập Bì thưa: Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm.

- Vua vui mừng hớn hở nói rằng: Như thế thì cái công đức của quả nhân được đến thế nào?

- Thập Bì nói: cái công đức ấy rồi đến mất nước mất.

- Vua ngạc nhiên hỏi: Nhân từ và hay gia ơn là làm việc thiện, mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào?

- Thập Bì thưa: Vua mà nhân từ, thì bất nhẫn trừng phạt; vua hay gia ơn, thì chỉ thích ban thưởng. Tinh đã bất nhẫn, thì kẻ có tội cũng không trị, tính hay ban thưởng, thì kẻ vô công củng được thưởng. Đến kẻ có tội không phải tội, kẻ vô công mà được thưởng, thì mất nước cũng không có gì là lạ".

HÀN PHI TỬ


GIẢI NGHĨA

- Quả nhân: (xem bài số 47)

- Nhân từ: nhãn đức, từ bi, có bụng tốt hay làm điều lành

- Gia ơn: làm cho người ta được nhờ, được khỏi khổ, được sung sướng, đây là nói hay ban ơn cho cái này cái nọ

- Công đức: công: việc lành giúp cho người ta; đức: lòng lành nghĩ đến người ta

- Thiện: lành, chỉ những sự làm có nhân đức

- Bất nhẫn: không nỡ làm thẳng tay, có bụng ái ngại

- Vô công: không có công lao.

Lời Bàn

Nhân đức vốn là hay, tuy vậy củng có cái nhản đức của kẻ trượng phu, cải nhân đức của người đàn bà. ông vua cầm quyển một nước mà nhân đức như đàn bà, thương kẻ có tội, thưởng kẻ vô công, thì giữ sao cho trong nước yên trị được. Phàm chưng các đức tính mà tăng lên quá độ, là hoá ra dở cả. Cho nên cứ cầm cân giữ mực công binh, phải chăng, có lý lại có tinh, có nhân lại có phép, thì mới là đạo trung dung được.

Tri Triết Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 BÀN TAY VÔ SỰ


Tướng quốc Bùi Hưu sống vào thời Đường. Từ khi theo Thiền sư Hoàng Bá, ông càng kính phục Thiền sư. Có lần ông đem việc tâm đắc khi tham thiền dùng văn tự để biên thành sách. Sau khi thành sách xong, ông rất cung kính đem trình lên Thiền sư Hoàng Bá mong rằng Thiền sư xem qua nội dung góp ý.

Thiền sư Hoàng Bá sau khi tiếp nhận xong, liền quăng trên bàn không nói năng gì, một hồi lâu lại hỏi: “Hiểu không?”.

Tể tướng Bùi Hưu thành thật đáp: “Không hiểu”.

Thiền sư Hoàng Bá liền khai thị: “Thiền là truyền ngoài giáo điển, không lập văn tự. Ông đem Phật pháp dùng văn tự để nêu bày thì làm mất đi chơn nghĩa của Phật pháp, cũng như mất đi tông phong của thiền môn, cho nên tôi mới không thèm xem”.

Truyện cười ngày tết

 Tiền nhiều


Cô vợ (làm nghề buôn bán) bảo với người bạn hàng:

- Chiều nay, chị chuyển đến cho tôi nửa tỷ nhé!

Người ấy ríu rít vâng dạ rồi đi ngay. Anh chồng đang lai rai ngoài hiên, vội bước vào nhà bảo vợ:

- Bà ơi! gần Tết rồi, bà hãy đưa cho tôi vài trăm triệu để tôi sửa lại cái nhà!

- Cái gì ? Vài trăm triệu ư ? Tiền ở đâu mà ông bảo đưa?

- Sao tôi nghe bà vừa bảo chị kia chiều nay chuyển đến cho bà nửa tỷ?

- Trời ạ? Đó là tiền giấy để bán cho người ta đốt, ông ạ!

Saturday, January 21, 2023

Cung Chúc Tân Xuân - Qúi Mão 2023


 

Truyện ngắn - Cho và nhận

 

Cho và nhận



Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - MÈO LẠI HOÀN MÈO

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

         MÈO LẠI HOÀN MÈO

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không ai có nữa, mới đặt tên cho nó là con « Trời ».

Một hôm, có người đến chơi, thấy sự lạ, hỏi ông ấy rằng : « Sao ông lại dám gọi nó là con Trời ? »

Ông ta đáp : « Con mèo của tôi quí hóa có một, gọi nó là con mèo không được. Phải gọi là con « Trời » mới xứng đáng, vì không ai hơn được Trời ».

Người kia nói : « Thế mây chẳng che được Trời là gì ! »

Ông ta bảo : « Thì tôi gọi nó là con Mây ».

Người kia lại nói : « Thế nhưng gió lại đuổi được Mây ! »

Ông ta lại bảo : « Thì tôi gọi nó là con Gió ».

- Thế nhưng thành lại cản được gió !

- Thì tôi gọi nó là con Thành !

- Thế nhưng chuột lại khoét được thành !

- Thì tôi gọi là con Chuột.

- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột !

Ông kia nghĩ rồi bảo : « Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo

như trước vậy ».

Người kia vỗ tay, cười xòa : « Thế có phải là : « Mèo lại hoàn mèo » như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không ? »


Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - MẠNH THƯỜNG QUÂN VÀO NƯỚC TẦN

 MẠNH THƯỜNG QUÂN VÀO NƯỚC TẦN


Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần để du thuyết. Có hàng nghìn người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần đến can, Mạnh Thường Quân bảo rằng:

"Việc người ta thì ta đây không còn sót gì nữa, chỉ có việc quỉ thần là ta chưa được rõ mà thôi.

- Tô Tần đáp: Ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỉ thần nói để ông nghe.

- Mạnh Thường Quân: ừ thế nói ta nghe.

- Tô Tần nói:

Vừa rồi tôi lại đây, đi qua con sông, tôi thấy một pho tượng đất nói truyện vái một pho tượng gỗ. Tượng gỗ bảo tượng đất: "Ngươi là đất nặn thành hình, đến mùa mưa, nước sông lên, ngập lụt cả thì ngươi bở tan ra mất. - Tượng đất nói: Ta có tan ra nữa, ta vốn là đất, thì đất lại hoàn đất mà thôi. Chớ như người là gỗ tạc thành hình, nước tràn ngập lên, thì chửa biết ngươi trôi rạt vào đâu mà rồi ra thế nào..." Nay nước Tần là nước hiểm trở, vua Tần là vua bạo ngược, nếu ông vào đấy thì chửa biết có ra thoát được không.

Mạnh Thường Quân nghe nói bèn thôi không sang nước Tần nữa.

GIẢI NGHĨA

- Mạnh Thường Quân: con vua nước Tề thời Chiến quốc, họ Điền tên Vãn làm tướng nước Tề có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn người khách.

- Nghĩa hiệp: người thẳng tính, thích điều phải, hay giúp người hèn yếu, chống lại kẻ cường quyền.

- Tần: tên nước đời Xuân Thu tức là tĩnh Thiểm Tây bây giờ, đến đời Thuỷ Hoàng nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ.

- Da thuyết: nhà ngôn luận giỏi đời Chiến quốc thường dùng nhờì biện bác mà làm cho người ta xiêu lòng phải nghe.

- Tô Tần: người thời Chiến quốc là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hợp được sáu nước để chống lại nước Tần.

- Quỉ thần: quỉ: bực thiêng liêng ở dưới đất tức là người chết; thần: bực thiêng liêng ở trên giời. Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem truyện quỉ thần hỏi, có ý làm cho khó khăn Tô Tần không nói ra làm sao được nữa. Khống ngờ Tô Tần ửng biến nhanh, lấy ngay truyện quỉ thần làm thí dụ mà nói đến việc mình.

- Hiểm trở: núi cao, sông sâu ngăn trở, đi lại hiểm nghèo.

LỜI BÀN

Mạnh Thường Quân cậy là tài giỏi, trước đã không chịu nghe ai, mà sau lại nghe Tô Tấn, là vi Tô Tần thuyết lý đến nơi không còn sót nước gi. Bài ngụ ngôn của Tô Tần đây thực là một bài học hay cho những kẻ có tính mạo hiểm mà không biết liệu sức mình. Mạo hiểm là một tỉnh hay, nhưng phải có biết mình, biết người thi mới thành được việc mà không đến nỗi thất bại.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN


Có người hỏi Thiền sư Hưng Thiện Duy Khoan: “Con chó có Phật tánh không?”

Thiền sư đáp: “Có”

Người này lại hỏi: “Thế hòa thượng cũng có phải không?”.

Thiền sư đáp: “Ta không có”.

Người chất vấn nghi rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vì sao chỉ riêng Hòa thượng không có?”.

Thiền sư nói: “Ta không phải là chúng sanh”.

Người chất vấn tiếp tục hỏi: “Hòa thượng đã không phải là chúng sanh thì Ngài là Phật ư?”.

Thiền sư nói: “Ta cũng  không phải là Phật”.

Người chất vấn hỏi: “Thế thì cuối cùng Ngài là gì?”.

Thiền sư rất bình tĩnh nói: “Cũng không là gì cả”.

Người chất vấn hỏi: “Thế thì có thể xem thấy, có thể nghĩ bàn không?”.

Thiền sư khai thị: “Suy tư thì không thể đạt được, nghĩ bàn thì không nhận biết, cho nên gọi là không thể nghĩ bàn”.

Truyện cười ngày tết

 Chuyện kiêng ngày Tết


Một giọng đàn ông hoảng hốt gọi đến sở cảnh sát đêm giao thừa:

- Xin báo cho 113 gấp. Tôi ở số nhà… Căn hộ của tôi vừa bị kẻ gian bẻ khoá, chúng đã lấy sạch tiền, vàng…

- Ông và gia đình bình tĩnh và cố giữ nguyên hiện trường. Chúng tôi sẽ đến ngay.

- Ấy, từ từ cũng được, qua mồng 3 các ông hãy đến, nhà tôi vẫn kiêng người lạ xông đất.

- !?

Friday, January 20, 2023

Chúc Mừng Năm Mới - Quý Mão 2023


 

Truyện ngắn - Những giúp đỡ không bao giờ chờ cảm ơn

 

Những giúp đỡ
không bao giờ chờ cảm ơn


Có một câu chuyện kể rằng:

Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trên thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.
Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của người qua đường vô danh thuở nọ...
Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời Đất.


Lại cũng có chuyện như thế này:

Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.
Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.
Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.


Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ. Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng? Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. Có những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!” Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn.