Monday, November 30, 2015

Ngày 30-11-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Nhìn đời bằng tâm

NHÌN ĐỜI BẰNG TÂM

Ở giữa một đàn vịt trên khắp cánh đồng tự dưng xuất hiện con vịt mù. Nó mù nên chẳng thấy đường về chuồng thế là nó cứ la quát quát như hi vọng số còn lại sẽ la theo để nó biết được hướng về cùng, nó cứ lạng hết bên này đến bên kia nó mệt nhoài rồi nó lại xoay vòng tròn. Nó cứ nghĩ cả bầy sẽ đợi nó nhưng không... là ngược lại mới đúng.
Nó la quát quát là số con vịt kia lại tránh xa ra như thể sợ điều xui rủi gì đó, rồi con đầu đàn hỏi con vịt mù:

- Ngươi từ đâu xuất hiện?

Con vịt mù nói nhẹ nhàng: tôi vốn dĩ xưa giờ đã cùng đàn với ngài mà!

- Con vịt đầu đàn cười khinh bỉ rồi nói: ngươi nhìn đi , trong đàn của ta có con nào mù như nhà ngươi không?mà ngươi lại nói cùng đàn với ta...

Con vịt mù im lặng và chỉ biết rưng rưng nước mắt.... nó lạng lạng xoay xoay và chẳng ai biết được nguyên nhân vì sao nó mù... cũng chẳng ai buồn bận tâm tới nó.

Nó buồn nó lầm lũi rồi nó về nhà nói với chủ nó:

- Ông chủ ơi ông hãy giết tôi đi!

Chủ nó ngạc nhiên:

- Tại sao? trong muôn loài, con vật nào cũng muốn sinh tồn vậy tại sao ngươi muốn chết?

- Thưa ông, tại tôi mù.

- Ngươi mù, vậy là ngươi muốn chết sao?

- Dạ, thưa ông, tôi mù làm cả đàn xa lánh tôi, cả đàn ghét bỏ tôi.

- Vậy à, vậy bọn chúng có hỏi tại sao ngươi mù không? Bọn chúng có biết được ngươi vì kiếm ăn mà vô tình bị tổn thương ở đôi mắt nên ngươi mù không? Bọn chúng có biết dù ngươi mù nhưng hằng ngày ngươi vẫn biết đường về đến chuồng biết được điều mà bọn chúng không hề biết không?

Ngươi mù nhưng tâm ngươi sáng thì sao ngươi phải chết? Ngươi sống vì ngươi đâu phải vì bọn chúng?

Đến khi nào ngươi cảm thấy tâm ngươi không còn sáng nữa thì ngươi hãy chết còn ngày nào tâm còn sáng thì ngươi hãy sống!

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Các cậu bé và người hàng thịt

Các cậu bé và người hàng thịt

Hai cậu bé vào cửa hàng mua thịt. Trong khi người bán thịt còn đang lăng xăng, một cậu vớ lấy miếng thịt bỏ vào ngực cậu kia. Người hàng thịt quay lại thấy mất miếng thịt và qui cho họ đã đánh cắp. Nhưng cậu bé đã lấy miếng thịt liền thề có chư thần chứng giám là cậu không hề có miếng thịt trong người. Còn cậu giấu miếng thịt cũng thề có chư thần chứng giám là chính cậu không hề lấy miếng thịt. Người hàng thịt đoán ra mưu kế của họ và lên tiếng: "Nay các cậu thoát khỏi tay ta bằng những lời thề giả dối nhưng đừng hòng thoát khỏi tay chư thần.

Truyện ngụ ngôn này chứng tỏ rằng một lời thề giả dối bao giờ cũng bất chính dù có che đậy nó thế nào đi chăng nữa.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

PHÂN TRÂU CŨ ĐI ĐÂU CŨNG VẬY


 Một viên quan nhỏ đã tiêu phí phần lớn đời mình làm thị vệ phục vụ hoàng đế trong hoàng cung. Khi đã lớn tuổi, ông ta bắt đầu ghét những tranh biện nhỏ nhen và sự dùng mưu kế để tranh đoạt địa vị .

 Đến khi về hưu, ông ta ly dị bà vợ vô tích sự và dời đến một ngôi chùa Thiền nào càng xa kinh đô càng tốt.

Ông ta tự hứa với mình: “đây, không có những ti tiện nhỏ bé của bản tánh con người, nếu không giác ngộ thì ta cũng được yên tĩnh.”

 Đến khi ở trong chùa, ông ta thấy mình lên chức nhanh chóng trong hệ thống đẳng cấp; những kỹ năng cũ trong đời sống cung đình lại dự phần ở đây

 Mười một tháng sau, ông ta dọn ra khỏi chùa và đến ở trong một sơn động đạm bạc. Khi có người hỏi lý do, ông

ta giải thích: “Phân trâu cũ đi đâu cũng vậy.”

 (Ngụ Ngôn Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Vua tôi bàn việc

Vua tôi bàn việc

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy.

Vũ Hầu nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc, việc gì vua bàn cũng phải, quần thần khôn ai giỏi bằng.

Lúc lui chầu, Ngụy Hầu ra dáng hớn hở lắm. Ngô Khởi(1) bèn tiến lên nói:

- Cận thần đã ai đem câu chuyện Sở Trang Vương nói cho nhà vua nghe chưa? Vũ Hầu hỏi:

- Câu chuyện Sở Trang Vương thế nào? Ngô Khởi thưa:

- Khi Sở Trang Vương mà bàn việc phải hơn quần thần, thì lúc lui chầu lo lắm. Có người hỏi: “Sao vua lại lo?” - Sở Trang Vương nói: ''Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta, cho nên ta lo. Cổ nhân có câu: ''Các vua chư hầu ai có thầy giỏi, thì làm được vương; ai có bạn giỏi thì làm được bá; ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực, thì còn nước; ai bàn việc không còn ai bằng mình, thì mất nước''. Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng thì nước ta có nhẽ mất mất. Bởi thế ta lo...''

Ấy cũng một việc giống nhau. Sở Trang Vương thì lo mà nhà vua thì mừng. Vũ Hầu nghe nói áy náy vái tạ và nói rằng:

- Giời sai nhà thầy đến bảo cái lỗi cho ta.

Tuân Tử

Lời bàn:

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy. Nếu mà quần thần không có ai hơn mình cả, thì là bọn a dua ăn hại còn mong cậy gì được mà chẳng đáng lo. Nên lời Ngô Khởi nói vậy rất là phải. Đã hay rằng người ta ở đời phải cầu ở mình hơn nhờ ở người, nhưng lắm lúc cũng phải có tả phù hữu bật mới lo toan được công việc lớn. Những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi, tôi hay là vì cái lẽ ấy.

Chuyện này cũng giống câu trong “Quốc Sách'' có nói: “Đế giả cùng ở với thầy, vương giả cùng ở với bạn, bá giả cùng ở với bầy tôi, vua vong quốc chỉ cùng ở với hạng đầy tớ”.

---------------------

(1) Ngô Khởi: người nước Vệ thời Chiến Quốc, trước làm tướng vua nước Nguỵ, sau làm tướng vua nước Sở, là một nhà dùng binh giỏi có tiếng

Chuyện cười trong ngày

Một nửa thế giới không đẹp trai

Tèo có chuyện buồn, đến nhà Na tâm sự:

- Sao ông buồn vậy Tèo? Na hỏi.

- Có người vừa nói tôi xấu trai nhất thế giới này.

- Vui lên đi, tôi thấy ít nhất một nửa thế giới không đẹp trai bằng ông đâu. - Na an ủi.

- Thật hả?

- Ừa, vì một nửa thế giới là phụ nữ mà.

Sunday, November 29, 2015

Ngày 29-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Hãy vứt chiếc mũ

Hãy vứt chiếc mũ

Tôi là một đứa ngại khó khăn, công việc hơi khó tý là đã đầu hàng ngay. Làm bài tập toán một lúc gặp bài khó là tôi bắt đầu nản và không muốn học nữa. Việc gì cũng vậy, khó có thể theo đuổi đến cùng. Một hôm nọ, trên đường đi thấy một tổ chim ri, tôi thích lắm nhưng nhìn lại thì bờ rao cao quá. Tôi chần chừ mãi không muốn bước đi.
Bố tôi thấy thế liền nói: “Con hãy vứt chiếc mũ qua hàng rào kia đi”.

Tôi thắc mắc hỏi: “Tại sao lại phải vứt hả bố?”

Bố tôi liền vứt lấy mũ vứt qua bên kia hàng rào và nói tôi qua bên đó lấy. Tôi ngạc nhiên nhưng vì chiếc mũ mới mua nên dù cao mấy tôi cũng cố qua.

Khi lấy được mũ rồi, bố nói: “Con bắt tổ chim luôn đi”.

Sau khi lấy được mũ và tổ chim, bố nói: “Khi con muốn có được gì mà sợ khó khăn thì hãy cố gắng làm. Cũng như việc bắt tổ chim, con muốn có được nó nhưng ngại bờ rào cao thì hãy vứt chiếc mũ qua, con sẽ có được cả hai”.

Tôi ngộ nhận ra một điều, sau này gặp khó khăn tôi cũng sẽ vứt “một chiếc mũ” vào đó để có động lực bước tiếp.

Thành công chỉ dành cho những ai biết vượt qua thử thách và tự tạo thử thách cho chính mình.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - vẻ đẹp

Vẻ đẹp

Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất. 

Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác. 

Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía. 

- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!

- Ở đâu? - Sói hỏi.

- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...

- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.

- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên. 

- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào? 

- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!

- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!

- Nhưng...

- Không có "nhưng" gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!

- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Thiền Là Gì ?

Tia chớp loé sáng
Tia lửa phun ra
Trong một cái chớp mắt của bạn
Bạn bỏ cơ hội nhìn thấy chúng."

Câu truyện theo truyền thuyến đạo Hindu về một con cá hỏi con cá kia: "Tôi luôn luôn từng nghe nói về biển cả, nhưng nó là gì? nó ở đâu?"

Con cá kia trả lời: "bạn sống, bạn di chuyển, và sự hiện hữu của bạn là biển. Biển ở trong bạn và không trong bạn, bạn làm lên biển, và bạn sẽ kết thúc trong biển. Biển chung quanh bạn như là bạn, là sự hiện hữu của chính bạn."

Do đó câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Thiền là gì?" Thì là câu trả lời bạn tự kiếm được.

Cổ Học Tinh Hoa - Cậy người không chắc bằng mình

Cậy người không chắc bằng mình

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được.

Văn Công nước Đằng(1) hỏi thầy Mạnh Tử rằng:

- Nước Đằng ta là một nước nhỏ ở vào khoảng giữa nước Tề và nước Sở là hai nước lớn. Kể phận thì phải chiều cả hai nước, nhưng kể sức thì không thể chiều được cả. Chiều nước Tề chăng? Chiều nước Sở chăng? Ta thực không biết nên tựa vào nước nào để cho nước ta được yên, nhờ thầy mưu tính(2) hộ cho ta.

Thầy Mạnh Tử thưa:

- Phàm việc mà cứ trông cậy vào người thì không thể chắc được. Chiều Tề thì Sở giận, chiều Sở thì Tề giận; mưu ấy chúng tôi không thể nghĩ kịp. Xin nói chỉ có một cách là tự giữ lấy nước, đào hào cho sâu, đắp thành cho cao, cai trị một cách cố kết(3) lòng dân, cùng dân giữ nước. Hoặc như có biến cố gì xảy ra, vua đã liều chết để giữ nước, thì chắc dân cũng liều chết để giữ nước, không nỡ bỏ vua. Thế là ta dùng cái lòng dân để giữ lấy đất nước, tự cường mà lo toan lấy việc nước. Còn chiều Tề hay Sở thì tôi không thể quyết được.

Lời bàn:

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được. Đã đành rằng, nước nhỏ phải nể nước lớn, cũng là một cách giao tế không thể thiếu được.

Nhưng đây vì Văn Công chỉ chăm chăm việc thờ kẻ mạnh, nên ông Mạnh mới bảo như thế. Mà phải thật, người lãnh đạo dân đã cùng dân cùng sống chết cả dân cũng can tâm cùng sống chết cả. Thế là cả nước một lòng, cái sức mạnh vô hình ấy, hồ dễ nước nào đã dám xâm phạm. Đã được như thế có việc gì phải sợ hãi ai.

Tuy vậy, thời thế ngày nay, có phần khác xưa, nội trị dù có đầy đủ, ngoại giao càng cần phải sáng suốt khôn ngoan thì nước mới đứng vững ở trên thế giới này được.

----------------------

(1) Đằng: tên một nước nhỏ thời Chiến Quốc tức là huyện Đằng tỉnh Sơn Đằng bây giờ

(2) Mưu tính: trù liệu đắn đo một việc gì rồi mới làm

(3) Cố kết: buộc chặt lại với nhau.

Chuyện cười trong ngày

Tôi không có nói

Có anh chàng mở mồm, mở miệng là cứ phát ra những điều gở. Một hôm đi ăn tân gia, vừa đến nơi, anh ta đã đấm cửa thùng thùng hỏi:

– Trong nhà chết cả hay sao mà không ai ra mở cửa đón khách?
Chủ nhà vội vàng ra mở cửa, trách:

– Tôi xây nhà gần năm sáu chục cây vàng, chưa kịp ăn mừng, sao anh nói năng bậy bạ vậy?

Anh ta đáp:

– Bác nói sao? Nhà này mà những ngần ấy vàng cơ à? Bán cho tôi mười cây chắc gì tôi mua!

Chủ nhà mắng:

– Đồ bất hảo! Nhà làm để cho con cho cháu chứ có bán đâu mà anh cho mắc, chê rẻ.

Anh ta lại nói:

– Bác bán quách đi cho xong, để lâu nó mà sập xuống thì con cháu bác chết hết.

Chủ nhà giận quá nên vừa chửi vừa đóng cửa đuổi đi. Trên đường về nhà, anh ta gặp lại bạn cũ đang đi tới nhà quan huyện để ăn mừng ngài mới sanh được cậu ấm. Anh ta năn nỉ bạn cho đi theo nhà quan ăn tiệc:

– Anh hay nói gở lắm, tôi không dám để anh đi theo đâu, nhỡ có chuyện gì, rắc rối cho tôi lắm.

Anh thề sống thề chết là chỉ ngồi uống rượu thôi không mở mồm mở miệng cho đến lúc tan cuộc. Bạn cầm lòng không nổi nên đành để anh ta đi theo. Quả đúng như vậy, suốt buổi tiệc mặc cho mọi người cười đùa, chúc tụng ầm ĩ anh ta vẫn cứ ngồi tì tì đánh chén, không hé răng một lời. Tiệc tan mọi người vui vẻ ra về, anh ta đứng dậy đến gần quan mà nói:

– Từ nãy giờ tôi không nói một lời nào đấy nhé, nếu mai đây cậu ấm trúng gió mà chết thì đừng có đổ thừa cho tôi.

Saturday, November 28, 2015

Ngày 28-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Rồi sẽ có ngày chúng ta già đi

Rồi sẽ có ngày chúng ta già đi

Chúng ta sẽ dạy con cháu những điều ngày trẻ từng ghét cay ghét đắng, chúng ta sẽ khuyên con cháu những điều trước đây bố mẹ khuyên chúng ta, nhưng lại bị chúng ta cho rằng ấu trĩ và hồ đồ.

Rồi sẽ đến những ngày đó, khi chúng ta biến thành những ông già, bà lão, khi chúng ta ngồi đếm từng tờ lịch xé đi, đếm thời gian không bao giờ trở lại, đếm nỗi cô đơn và sự bạc bẽo của dòng đời, đếm sự ngắn ngủi của kiếp người vì sao thê lương quá.

Hóa ra những gì mà thời trẻ hoài bão lại chẳng thể đổi lấy vài năm sự sống, những giành giật thường tình, những oán thán, thở than, chẳng khác nào cái lật mình của vũ trụ, chớp mắt đã không thấy đâu.

Và rồi chúng ta sẽ nhận ra, chúng ta sống một đời nhưng tự bản thân luôn luôn phủ định nhau mỗi ngày.

Chúng ta sẽ thấy từng bộ phận trên cơ thể đều mỏi mệt, nhưng niềm tha thiết yêu thương lại rộng lớn hơn bao giờ hết. Chúng ta bỗng dưng có thật nhiều thời gian, trong khi thời trẻ luôn quen miệng than “bận”, chúng ta sẽ trở nên lẩm cẩm trước những người trẻ tuổi, nói những câu chuyện đâu đâu, những triết lý sống cũng đâu đâu.

Chúng ta sẽ thấy mệt đến nỗi thở cũng khó khăn, nhưng lại có thể nói về ai đó, trong quá khứ, hàng giờ. Chẳng hiểu nổi tại sao mỗi một hồi ức cứ hiện lên rõ rệt từng ngày, khiến chúng ta cảm thấy, hay là cứ nhờ nó mà hạnh phúc nốt quãng đời còn lại.
Rồi sẽ có ngày chúng ta già đi… 1

Chúng ta sẽ không phát rồ vì chuyện tăng cân, sẽ không quan tâm đến cái tủ quần áo, sẽ không sống chết muốn đi du lịch đây đó mà chỉ tha thiết được ở yên nhà.

Chúng ta sẽ làm những điều trước đây coi là vô bổ, như là ngồi yên một chỗ suy nghĩ, như là đi dạo trên đường, nhìn những người trẻ như nhìn bản sao của mình từ rất lâu rất lâu, chúng ta thậm chí không còn nhớ nổi khuôn mặt ngày xưa ấy của mình, đã từng trông thế nào.

Chúng ta chạy chậm, đi chậm, nhưng lại phải đua với cuộc đời đang rút ngắn.

Chúng ta sẽ dạy con cháu những điều ngày trẻ từng ghét cay ghét đắng, chúng ta sẽ khuyên con cháu những điều trước đây bố mẹ khuyên chúng ta, nhưng lại bị chúng ta cho rằng ấu trĩ và hồ đồ.

Chúng ta không ghen tuông, không giỏi lừa gạt tình yêu…

Chúng ta sẽ không cãi vã với người đang ở bên cạnh mình chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt nữa, chúng ta sẽ ngắm họ nhiều hơn, cảm thấy biết ơn họ nhiều hơn. Vì chúng ta sợ sẽ lãng quên họ, chúng ta sợ họ sẽ ra đi trước, bỏ lại chúng ta đơn độc trong cuộc sống này. Chúng ta chỉ tâm niệm duy nhất một điều, giá như đừng bao giờ xa nhau, và sẽ mãi không xa nhau. Chúng ta vẫn quan tâm đến việc mai thức dậy phải làm gì, nhưng không phải là mục tiêu, đó là tự trải, để tận dụng thời gian ít ỏi, cảm thụ nốt cuộc sống này.

Chúng ta sẽ hờn dỗi nhiều hơn những người xung quanh, chúng ta muốn họ quan tâm nhiều hơn nữa đến mình.

Chúng ta sẽ trở nên khó tính, bởi vì chúng ta sợ phải ra đi, sợ một ngày nào đó nhắm mắt rồi không thể tỉnh lại, sợ con cháu về sau sẽ chẳng còn nhớ nhung gì đến chúng ta nữa. Còn điều gì chua xót hơn là sự lãng quên?
Rồi sẽ có ngày chúng ta già đi… 2

Chúng ta sợ hãi cô đơn, chúng ta sợ phải rời xa thế giới này một mình, trong thời điểm chẳng có ai bên cạnh.

Và chúng ta nhận ra cuộc sống có ý nghĩa, so với việc thời trẻ vẫn căm ghét, lại muốn tha thiết giữ gìn. Đã nhọc công sống cả một đời nên chuyện gì cũng hoá thành điều chân thật nhất. Tự dưng muốn làm lại tất cả những sai trái, sửa chữa hết những sai lầm, hoàn thiện mọi điều khi xưa dang dở, ôm ấp nhiều nỗi canh cánh trong tâm, bởi vì chúng ta sợ phải mắc nợ ai đó, mang sang thế giới bên kia…

Rồi sẽ có ngày chúng ta trở nên già đi, nhớ nhớ quên quên chẳng điều gì lưu lại rõ, khi bóng thời gian đổ ập xuống cung đường đời đã nhuốm màu hoàng hôn đỏ thẫm, lại chỉ muốn thời trẻ nếu có thể quay lại, sẽ sống thật khác, cho khác đi.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Bài học nhớ đời

Bài học nhớ đời

Gấu lớn cứ bắt nạt Thỏ nhỏ. Chẳng chi cả mà nó cứ tóm lấy Thỏ rồi bạt tai đến nỗi một bên tai Thỏ vẹo hẳn xuống.

Chú Thỏ khốn khổ khóc mãi, khóc hoài. Tai chú cuối cùng rồi cũng hết ê ẩm, nước mắt cũng đã khô, thế mà chú vẫn thấy đau. Chú phải làm gì đây? Tại sao chú lại cứ đụng phải cái gã Gấu hết lần này đến lần khác như thế kia chứ! Xưa nay chú chưa bao giờ phải chịu cái nông nỗi này. Nhưng lấy ai là người có thể giúp đỡ chú được? Gấu là ngã khỏe nhất trong khu rừng này. Còn Sói và Cáo là bạn chí thân của gã. Chúng vẫn thường về hùa với Gấu.

- Ai có thể giúp tôi được đây? - Thỏ than vãn.

- Được, tôi đây! – Có ai đó kêu lên.

Thỏ liếc con mắt trái và thấy Muỗi.

Làm sao bạn có thể giúp tôi được?

- Thỏ nói - Bạn làm gì nổi Gấu? Gã quá to, mà bạn thì nhỏ như thế. Bạn không đủ sức mạnh đâu!

- Được, đợi coi nhé! - Muỗi nói.

Gấu đã lang thang suốt ngày qua khu rừng nóng nực. Gã mệt mỏi và buồn ngủ, liền lăn ra đám cây mâm xôi nằm nghỉ. Nhưng khi ngã vừa nhắm mắt lại, thì gã nghe có tiếng gì vo ve bên tai: “Vi...e...é...”

Gấu biết đó là tiếng chú Muỗi. Gấu nín hơi đợi cho Muỗi đậu lên mũi. Muỗi lượn vòng quanh, vòng quanh và rồi cuối cùng đậu lên ngay chóp mũi của Gấu. Gấu vung bàn tay trái lên, đạp bóp một cái vào chóp mũi của gã! Như vậy là dạy cho gã một bài học rồi!

Gấu trở mình qua bên phải nhắm mắt lại. Nhưng đúng lúc đang ngáy dở, ngã lại nghe thấy tiếng gì vo ve bên tai: “Vi...e...é...”

- Thằng Muỗi phải cút đi ngay từ lúc đó rồi chứ!

Gấu nín thở nằm yên, giả bộ ngủ say, nhưng suốt thời gian đó gã lắng nghe, đợi cho Muỗi tìm nơi đậu khác.

Còn Muỗi thì cứ tiếp tục vo ve, vo ve rồi đột nhiên ngừng bặt.

- Thật là thoát nợ! - Gấu nhủ thầm và nằm duỗi ra. Nhưng, Muỗi đã lại nhẹ nhàng đậu lên tai Gấu và bò vô trong. Muỗi chích Gấu một cú đau dễ sợ! Gấu nhảy dựng lên. Gã vung bàn tay phải, đập vô tai gã mạnh đến nỗi nảy đom đóm mắt. Dứt khoát, cú đó thì đủ săn sóc cho cái thằng Muỗi đến tàn đời.

Gấu gãi tai và sửa soạn chỗ nằm. Gã có thể ngủ được rồi đây! Nhưng đúng lúc ngã vừa nhắm mắt, thì lại nghe có tiếng “Vi...e...é” quen thuộc.

- Thật là tai họa không thể chịu được nữa!

Gấu rền rỉ, vùng dậy, đâm đầu chạy khỏi cái nơi Muỗi đã đưa nó vào tròng. Gã trượt té, xô bừa qua các bụi cây, ngáp đến sái quai hàm, vừa đi vừa buồn ngủ đến suýt ngục xuống. Thế mà Muỗi vẫn ở ngay bên cạnh: “Vi...e...é”

Gấu lại tiếp tục chạy. Gã chạy đến hụt hơi rồi gục xuống dưới một lùm cây. Gã nằm đó thở hổn hển, dỏng đôi tai lên lắng nghe tìm Muỗi.

Khu rừng thật là yên vắng, và tối đen như mực. Tất cả các loài chim, thú đều đang ngủ ngon lành. Riêng Gấu trằn trọc và gần xỉu vì kiệt sức.

- Khốn khổ quá! - Gấu tự nhủ: - Cái thằng Muỗi nhép đó nó gây khốn đốn cho mình, đến chẳng còn nhớ nổi tên mình là gì nữa. Sung sướng là mình đã xoay xở thoát được. Bây giờ, cuối cùng thì mình cũng có thể ngủ được một chút.

Gấu tới dưới một bụi dẻ lớn. Gã nhắm mắt lại và ngủ vật vờ. Gã bắt đầu mơ. Gã thấy mình đang ở trong rừng, bất ngờ gặp một tổ ong đầy mật. Gã sắp thọc tay vô tổ ong thì đã nghe có tiếng vẳng tới: “Vi...e...é”.

Muỗi đã tìm được Gấu và cuối cùng lại đánh thức Gấu dậy!

Gấu gồi dậy, rên rỉ. Trong khi đó Muỗi tiếp tục bay vòng quanh đầu gã, lúc tới gần, khi xa xa, vo ve lúc to lên, khi nhỏ lại, cho đến lúc đột nhiên Muỗi ngừng hẳn. Muỗi đã biến mất rồi ư?

Gấu đợi một lát, rồi gã bò lết ra xa, vô một bụi cây, nhắm mắt lại. Toại nguyện. Gã vừa chợp mắt thì đúng khi đó, Muỗi cất lên giọng ca “Vi...e...é”.

Gấu bò lê ra khỏi bụi cây. Gã bắt đầu gào khóc.

- Thì mày muốn gì, hở loài sâu bọ? Tao cầu cho mày chết rũ! Mày đợi đấy! Tao không thèm ngủ một tí nào nữa. Tao sẽ tóm được mày cho mà coi!

Muỗi đã cho Gấu “khiêu vũ” đến tận lúc mặt trời lên. Nó đã làm cho Gấu hoàn toàn mệt lử. Suốt đêm Gấu chẳng được nghỉ lấy một chút nào. Gã đã tự đập gã đến thâm tím mình mẩy, để cố bắt cái thằng Muỗi nhép đó mà không được.

Mặt trời lên. Những con chim, con thú tỉnh dậy sau một đêm ngủ ngon lành. Chúng nhảy nhót và ca hót vui vẻ. Chỉ một mình Gấu không vui vẻ gì trước lúc bắt đầu một ngày mới.

Thỏ gặp Gấu ở ven rừng buổi sáng hôm đó. Gấu xù bước vấp, bước trượt, lảo đảo lê đi. Nó chẳng thế nào mở nổi con mắt ra nữa, vì quá buồn ngủ.

Thỏ cười đã đời! Nó cười đến suýt bể bụng ra mất.

- Cảm ơn Muỗi nhé!

- Thỏ vui vẻ nói khi vừa trông thấy Muỗi.

- Bạn thấy gã Gấu đấy chứ?

- Tất nhiên rồi! - Thỏ đáp rồi lại bật cười.

- Bạn thấy tôi cũng không đến nỗi bé nhỏ và yếu ớt quá như người ta tưởng, phải không?

Muỗi nói xong, vừa bay đi vừa cất giọng hát “Vi...e...é". 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LẠC THÚ TRONG NÚI SÂU


Ngày xưa, khi vua Cao Tông nhà Đường ở Trung quốc hỏi một hiền triết tu Đạo trên núi: “Hiền giả lúc nào cũng sống trong núi sâu. Ở những nơi như thế có lạc thú gì?”

Vị sơn nhân đáp bằng bài thơ sau đây:

 Trong núi có những gì ?

 Trong núi lắm mây trắng.

 Nhưng muốn thưởng thức nó,

 Bệ hạ phải thân hành,

 Tôi không thể đem được

 Mây lành về đây dâng.



Hoàng đế hỏi:

- Trong núi có những lạc thú gì?

- Tâu Hoàng thượng, trong núi sâu là lũ mây trắng tìm đến từ lâu. Sáng chiều vây quanh tôi, đem lại cho tâm tôi sự an tĩnh. Nhưng đây là niềm vui một mình tôi, bởi vì nó là cái gì chính mình phải kinh nghiệm lấy. Ôi lũ mây trắng! Tôi muốn bỏ chúng nó vào hộp đem dâng cho ngài, nhưng không thể làm được. Người ta không thể bắt mây đem cho người khác, thật là không may.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Ông quan thanh bạch

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng rõ rệt như lúc thanh thiên, bạch nhật, chẳng cũng là một ông quan thanh liêm đáng làm gương cho bọn quan tham, lại nhũng muôn đời ư!

Dương Chấn được bổ đi làm Thái thú quận Đông Lai. Lúc đi nhậm chức qua đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước được nhờ ông đề bạt cho, vào yết kiến. Rồi đợi đêm khuya lại đem vàng đến lễ.

Dương Chấn bảo: “Trước tôi biết ông là người khá, mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng đến cho tôi ư?”.

Vương Mật cố nài, thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho. Bây giờ đêm khuya không ai biết”. Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết?”. Vương Mật nghe nói xấu hổ lui ra.

Dương Chấn thật là một ông quan thanh liêm, chỉ chăm việc dân việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho mình. Ông thường nói: “Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quý hơn là để tiền của, ruộng nương lại cho chúng ư?”.

Hậu Hán Thư

Lời bàn:

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng rõ rệt như lúc thanh thiên, bạch nhật, chẳng cũng là một ông quan thanh liêm đáng làm gương cho bọn quan tham, lại nhũng muôn đời ư! Làm quan mà vơ vét cho nhiều, chính mình chắc đâu đã giữ được, huống chi còn mong để lại cho con cháu. Như thế để lại cho chúng cái tiếng thanh bạch thơm tho cho muôn thuở chả hơn là cái của phi nghĩa chỉ tổ làm cho chúng kiêu sa dâm dật rồi đi đến bại vong ư!

Chuyện cười trong ngày

Chết cũng không yên

Bỗng nghe tiếng gõ lốc cốc từ nghĩa địa vang ra, anh chàng hốt hoảng tưởng là có ma nhưng nhìn vào nghĩa địa lại thấy một ông già đang đục khoét gì đó trên một bia mộ.

Anh ta thở phào và nói:

- Troi a, ông làm tôi tưởng là có ma chứ! Ông làm gì ở đây vậy?

Ông già bực tức trả lời:

-  Đứa nào khắc sai tên tao…

Friday, November 27, 2015

Ngày 27-11-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cái tách kỳ diệu

Cái tách kỳ diệu 

Khi sống ở New York, văn hào anh Som Kerset Maugham thường xuống khu Ritz Carlton. Một hôm tôi thổ lộ với ông ta là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ, không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng của ông: một cái tách cũ kỹ có nứt một đường. Maugham mỉm cười đáp: 

- Chính nó giúp tôi nhớ lại rằng những lợi ích những tiện nghi lớn nhất trên đời lại là những cái gì đơn giản nhất và cũng lại bị xem thường, đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên.

Và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy. Vào năm 1940, khi nước Pháp bị quân Đức quốc xã chiếm đóng, vài trăm công nhân Anh sống ở vùng Côte D'Azur được gửi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ. Tàu phải chạy quanh co ngoằn ngoèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện.

Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không mang theo đủ lương thực, vì vậy phải phân phối cho mỗi người một ít. Mắt mọi người đều đỏ ngầu, áo quần bẩn thỉu, nhất là ai cũng cảm thấy khát nước, phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình. 

- Chính cái tách nứt đó - Maugham vừa trỏ ngón tay vừa nói - tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình...Bây giờ mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị, mỗi lần ước được trầm mình trong khung cảnh tràn ngập tiện nghi, hoặc những lúc thèm khát đóng vai một nhân vật tối quan trọng, tôi liền đem cái tách nước cũ kỹ đặt nó dưới vòi nước. Và từng hớp từng hớp một, tôi uống một cách chậm rãi. Bỗng chốc các mộng ước viển vông biến mất, tôi liền trở về với thực tại.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Điều ước mong cuối cùng

Điều ước mong cuối cùng

Sói quyết định thắt cổ tự tử rồi loan báo cho cả rừng biết.

- Chuyện! Anh ấy mà thắt cổ tự tử! Đợi đấy! - Thỏ cười mỉa mai.

- Dám thắt thật đấy! Dám lắm! Anh ta đã quyết định chắc chắn như thế - Rùa nói.

- Có thể anh ta suy nghĩ lại! - Nhím nói.

- Không nghĩ lại đâu! Đời nào! Anh ta đã chọn cả cây liễu để làm nơi treo cổ - Chị Quạ cam đoan - Anh ta đang đi tìm thêm dây...

Tranh cãi, bàn tán xôn xao khắp rừng. Kẻ tin, người ngờ.

Tin ấy đến tai bác Sếu. Bác bay ngay vào rừng tìm Sói. Bác thấy Sói đang ngồi dưới gốc liễu, buồn như tàu lá úa. Tim bác thắt lại, quặn đau. Xưa nay bác không yêu quý Sói, không bao giờ cho Sói đến sân nhà thật, nhưng đối với Sói bây giờ, dù sao cũng là một tấn thảm kịch!

- Chào anh Sói! - Bác Sếu chào giọng nhỏ nhẹ.

- Chào bác và xin vĩnh biệt! - Sói nói rồi đưa chân quệt nước mắt - Vĩnh biệt bác nhé! Bác đừng buồn. Hãy tha thứ cho tôi nếu như có điều gì...

- Không lẽ anh định treo cổ thật? - Bác Sếu hỏi, vẻ thận trọng - Thật không sao tin được! Tại sao? Có chuyện gì vậy?

- Tôi bị lăng nhục! Bị nhục mạ cả trong truyện ngụ ngôn lẫn trong truyện cổ tích... Tôi không muốn sống thêm một ngày nào nữa... Bác giúp tôi, tìm hộ cho một sợi dây. Tìm trong kho để đồ ấy... Kho khóa thật, nhưng người ta tin bác, bác cứ đến...

- Được... Tôi sẽ giúp anh! - Không suy nghĩ, bác Sếu đồng ý ngay.

- Cảm ơn bác lắm! - Sói nói giọng cảm động - Ừ, mà nhân tiện bác tìm cách đem cho tôi một chú dê con luôn thể... Bác cố thực hiện điều mong ước cuối cùng của tôi...

Sếu đã thực hiện điều mong ước cuối cùng của Sói. Còn Sói thì không thèm thắt cổ tự tử.

Nó đã nghĩ lại.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

THẾ NÀO LÀ NGỘ?

  Có người hỏi lão sư Kapleau:

 - Ngộ là gì?

 Lão sư:

- Khi có người hỏi một Thiền sư, “Thế nào Phật pháp?” Sư đáp, “Tôi không hiểu Phật pháp.” Còn tôi, tôi không hiểu ngộ.

 Người hỏi:

 - Nếu lão sư không hiểu, ai hiểu?

 Lão sư:

-Sao anh không hỏi người nào nói, “Tôi ngộ rồi?”

 (Thiền: Đông Tây Hợp Lưu)

Cổ Học Tinh Hoa - Tu thân

Tu Thân

Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.

Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.

Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.

Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.

Lời Bàn:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế, thì mới tu thân được.

Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sau Mạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành ạo. Quân tử: Người có tài đức hơn người.

Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.

Cầm thú: cầm: giống có hai chân và hai cánh; thú: giống có bốn chân, hai chữ chỉ loài chim và loài muông.

Chính trực: ngay thẳng.

Trung tín: hết lòng, thật bụng.

Chuyện cười trong ngày

Tại sao gọi là mùa đông

Tí và Tèo trò chuyện với nhau.

- Đố cậu tại sao mùa nắng gọi là mùa hè? - Tí hỏi.

- Dễ ợt. Mùa nóng nằm ngoài hè thì mát. - Tèo trả lời.

- Thế tại sao mùa rét gọi là mùa đông?

- Vì mùa rét phải nằm đông người cho ấm chứ sao.

Thursday, November 26, 2015

Ngày 26-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Không từ bỏ

Không từ bỏ

Vào thời gian đầu trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, người cố vấn của Lincoln khuyên ông nên từ bỏ trang trại Fort Sumter và mọi tài sản khác thuộc các bang miền Nam, vì sợ những tài sản này sẽ khiến mọi người nghi ngờ lý tưởng giải phóng nô lệ của ông.

Khi nhận được lời khuyên ấy, ông chỉ cười mà trả lời người cố vấn của mình bằng một câu chuyện ngụ ngôn:

“Anh có biết câu chuyện ngụ ngôn về sư tử và con gái người thợ rừng không?” – Lincoln hỏi người cố vấn.

– “Aesop kể rằng, trong một khu rừng nọ có một con sư tử đem lòng yêu con gái của người thợ rừng. Một hôm, nó quyết định đánh bạo đến gặp cha của cô gái để xin hỏi cưới cô. 

Khi sư tử đến, cha cô gái nói rằng ông không thể đồng ý vì răng nanh của sư tử dài quá, có thể làm tổn hại đến con gái ông. Thế là ngay tức thì, sư tử chạy đến chỗ nha sĩ và mài mòn toàn bộ hàm răng của nó.

Quay trở lại, sư tử cầu hôn cô gái lần nữa. Nhưng người thợ rừng lại bảo móng vuốt của nó dài quá, ông không muốn con gái mình bị đau. Thế là sư tử tìm đến chỗ vị y sĩ và nhổ hết móng vuốt của mình đi rồi quay lại nhà người thợ rừng. Nhưng người thợ rừng thấy rằng sư tử giờ đây đã hoàn toàn vô hại nên đã lập tức giết chết nó.”

Lincoln ngừng một lát rồi nói tiếp: “Chẳng phải số phận tôi cũng sẽ giống như con sư tử đó nếu từ bỏ mọi thứ như lời anh khuyên?”.

Hãy giữ vững lập trường và niềm tin vào chính bản thân của bạn, điều đó sẽ giúp các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Lừa và Hải Cẩu

Lừa và Hải Cẩu

Một cái cây đẹp mọc ngay giữa đồng. 

Bác Lừa ta chạy băng đồng, mải nhìn ngang nhìn ngửa nên đâm bổ vào, nẩy đom đóm mắt. 

Lừa giận lắm, bác ta đến bờ sông, gọi Hải Cẩu:

- Hải Cẩu ơi ! Anh có biết giữa cánh đồng có một cái cây mọc không? 

- Sao lại không biết!

- Thế thì anh đi hạ cái cây ấy đi ! Răng anh sắc lắm mà...

- Để làm gì? 

- Tôi vừa va phải nó, sưng hết cả mặt mũi lên đây này! Khốn khổ làm sao!

- Anh nhìn đi đâu? 

- Nhìn đâu... nhìn đâu... Tôi mới mải nhìn có một tý mà ra nông nỗi này đây... Đi mà hạ cái cây đi cho rồi!

- Hạ đi thì tiếc lắm. Nó làm đẹp cho cả cánh đồng.

- Nhưng nó cản trở việc đi lại của tôi. Hạ nó đi anh !

- Tôi không muốn.

- Khó nhọc lắm sao? 

- Không khó nhọc nhưng tôi sẽ không hạ. 

- Tại sao? 

- Tại vì nếu tôi hạ cái cây ấy xuống thì anh sẽ lại va vào gốc.

- Thế thì anh hãy đào cả gốc nó đi !

- Tôi mà đào cả gốc thì anh lại rơi xuống hố, què chân. 

- Tại sao? 

- Tại vì anh là con Lừa !

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

MỘT GiỌT NƯỚC

Cuối thế kỷ trước, chùa Thiên Long đã được đại sư Tích Thủy làm trụ trì. Khi còn là một đệ tử trẻ, sư học đạo dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Nghi Sơn. Một hôm Nghi Sơn bảo sư đem nước cho ông tắm. Sư nhặt cái thùng đổ đi chút nước còn lại dưới đáy trước khi đem nước từ giếng đổ lại cho đầy thùng. Nghi Sơn mắng sư thậm tệ vì sư đã làng phí nước nuôi dưỡng sự sống. Chuyện này ảnh hưởng sâu xa đến nỗi sư theo đó đặt tên mình là Tích Thủy, có nghĩa là một giọt nước. Từ đó về sau sư tu tập với tinh thần tôn trọng ngay đến cả một giọt nước.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Ứng đối lanh lợi

Ứng đối lanh lợi

Thiệu(2) là con vua Nguyên đế nhà Tần(1), lúc nhỏ đã cực kỳ thông tuệ.

Một hôm, có sứ thần ở Trường An(3) đến, vua Nguyên đế hỏi thử rằng: “Trường An gần hay mặt trời gần hơn?”

Thiệu đáp: “Trường An gần hơn”.

- Tại làm sao?

- Tôi chỉ thấy nói có người ở Trường An lại, chớ chưa từng thấy nói có người ở mặt trời lại đây bao giờ”.

Vua nghe câu nói lấy làm lạ.

Cách mấy hôm sau, vua đem câu chuyện kể lại cho quần thần nghe. Nhân Thiệu đứng hầu bên lại hỏi đùa: “Trường An gần hay mặt trời gần hơn?”

Thiệu đáp: “Mặt trời gần hơn”.

Vua ngạc nhiên hỏi: “Sao hôm nay lại trả lời khác hôm nọ như thế?”

- Tôi ngửng đầu lên, trông thấy ngay mặt trời chớ không thấy Trường An đâu cả.

Vua nghe, lại càng lấy làm lạ.

Tấn Sử

Lời bàn:

Thiệu đối đáp lanh lợi như vậy, thực đáng khen là đĩnh ngộ. Khi ai hỏi gì, mà đối đáp được xác lý là đã khó, đã xác lý mà lại mau trí khôn lại càng khó hơn nữa. Lẽ phải không cùng, ứng đối mau mắn và xác đáng, thế mới là người thông tuệ có tài. 

--------------------------------- 

(1) Tần: tên một triều đại bên Trung Quốc (265 – 419)

(2) Thiệu: sau nối ngôi Nguyên đế làm vua gọi tên là vua Minh Đế.

(3) Trường An: tên một đô thành cũ bên Tàu, tức là Tây Bắc, huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây bây giờ.

Chuyện cười trong ngày

Đại gia nào quan trọng nhất

Trong một cuộc trò chuyện, các đại gia công nghệ lần lượt vỗ ngực tự hào:

- Yahoo: Nói đến ứng dụng messenger không ai bằng tớ.

- Google: Tớ có hệ thống thông tin lớn nhất toàn cầu.

- Facebook: Tớ là mạng xã hội được nhiều người truy cập nhất thế giới.

Internet thấy vậy chen vào:

- Không có tớ, tụi mày chẳng là gì cả.

Lúc ấy, điện mới thản nhiên:

- Các chú nói tiếp đi, anh đi đây.

Wednesday, November 25, 2015

Ngày 25-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Một câu chuyện yêu đương

Một câu chuyện yêu đương

 Chàng và nàng rất trẻ,họ mới lấy nhau được 2 năm. Chàng vốn theo nghề chụp hình,nhưng say mê văn chương. Ngày lại ngày chàng cặm cụi viết sách, tuy rằng sách của chàng nằm dưới lớp bụi trên kệ ở các cửa hàng sách. Chàng rất yêu và chiều theo ý nàng. Thế rồi 1 ngày nọ... - 
Nàng bảo chàng : "Anh đi chụp hình đám cưới con bạn em. Nó hứa trả công hậu đấy". 
- Chàng đáp :"Bữa đó anh có hẹn với 1 nhà xuất bản. Em nói với bạn em chịu khó mời người khác".
 - Nàng bĩu môi :"Anh bớt viết đi.Có ai đọc văn anh đâu". 
- Chàng đáp : "Rồi 1 ngày nào đó, người ta sẽ nhìn nhận những gì anh viết".
 - Nàng xì 1 tiếng :"Em chẳng quan tâm tới chuyện đó. Nhưng dứt khóat anh phải chụp hình đám cưới của bạn em".
 - Chàng : "Em nghĩ lại đi".
Cuộc tranh luận của họ chấm dứt với lời tuyên chiến của nàng : "Cho anh 3 ngày để suy nghĩ, nếu không ..." 
Ngày thứ nhất. Nàng "đình công". Bếp núc nguội ngắt,tủ lạnh trống trơn. Quần áo dơ nằm chỏng trơ trong phòng tắm. Máy thu hình, máy tính, dàn hifi...bị nàng nhét xuống kho. Để tỏ lòng "nhân từ", nàng để lại chiếc giường đôi cho cả 2. Chàng vẫn chúi mũi vào những trang giấy viết dở. Trong túi chàng còn 1 ít tiền.
 Ngày thứ nhì. Nàng tiến hành lục soát và chỉ để lại cho chàng cái túi trống rỗng và mội mẩu giấy cảnh cáo : "Chớ có dại cầu viện từ bên ngoài, nếu ko hậu quả sẽ thê thảm hơn đó".Quả tình chàng đã lo lắng. Buổi tối,chàng năn nỉ nàng nhưng vô vọng. Nàng muốn chàng phải tuyệt đối tuân theo ý nàng. Đêm thứ ba. Chàng nằm quay mặt về một phía, nàng ngoảnh mặt nhìn sang phía khác.
 - Chàng : "Chúng ta cần nói chuyện...". 
- Nàng : "Trừ phi là chuyện chụp hình đám cưới...".
 - Chàng : "Chuyện rất quan trọng". - Nàng im lặng
 - Chàng : "Anh đã gặp một cô gái". Nàng kô tin vào tai mình. Nàng muốn vùng dậy tát cho chàng một cái, nhưng cố nén chờ chàng nói hết. Chàng rút từ trong ngực áo ,chỗ trái tim chàng, một tấm hình. Mắt nàng nhòe lệ nghĩ, sao hôm qua mình quên lục chỗ đó nhỉ.
 - Chàng : "Cô ấy rất đẹp và nhân hậu".
 Trái tim nàng tan nát khi biết rằng có tấm hình của 1 người con gái khác ở bên trái tim chàng.
 - Chàng:"Cô ấy hứa sẽ giúp anh thực hiện ước vọng văn chương". 
Nàng giật mình bởi trong quá khứ, chính nàng cũng đã từng hứa như vậy.
 - Chàng:"Cô ấy rất yêu anh". 
- Nàng ngồi bật dậy và quát to :"Bộ em ko yêu anh hay sao?". 
- Chàng:"Anh nghĩ là cô ấy sẽ ko ép anh phải làm những điều anh ko muốn". 
- Nàng giận lắm. Chàng chìa bức hình cho nàng:"Em có muốn biết mặt cô ấy ko?". 
 Nàng hất mạnh tay chàng. Chàng thở dài cất tấm ảnh sau ngực áo. Nàng bật khóc. Chàng tắt đèn nằm xuống. Nàng chong đèn ngồi một mình. Chàng dường như ngủ say thở đều đều. Nàng thao thức. Nàng hối hận vì cách đối xử với chàng. Nàng sẽ ko bắt ép chàng phải nhất nhất theo ý mình.Nàng muốn đánh thức chàng và nói với chàng những lời thật âu yếm. Nhìn vào ngực áo chàng, nàng muốn biết cô gái kia ra sao.Nàng nhẹ nhàng đưa tay rút tấm ảnh.Chợt nàng bật cười rồi liền đó òa khóc. Người trong ảnh không ai khác chính là nàng.Nàng khẽ hôn lên má chàng đang giả vờ ngủ.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Một câu trả lời

Một câu trả lời

Một hôm, chú Gà Con cứ bám riết lấy anh Gà Trống to tướng mà hỏi.

- Tại sao mỏ chị Diệc dài và hai chân chị ấy cao kều, còn của em lại nhỏ xíu?

- Lui ra!

- Tại sao anh Thỏ lại có những hai cái tai dài còn em thì ngay cả một cái vành tai ngắn nhất cũng không có?

- Đừng quấy rầy nữa!

- Vì sao Mèo Con có cả một bộ lông đẹp thế mà em thì chỉ có mấy cái lông lơ thơ thế này?

- Thôi đi!

- Tại sao anh Chó Con biết ngoe nguẩy đuôi còn em thì chẳng có tí đuôi nào cả?

- Thôi im đi!

- Tại sao anh Dê Con có sừng mà em thì ngay cả một cái sừng xấu nhất cũng chẳng có?

- Thôi đi! Lui ra! - Anh Gà Trống tức điên lên.

- Lúc nào cũng lui ra... lui ra! Tại sao người lớn ai cũng trả lời những câu hỏi của trẻ con, còn anh thì lại không? - Gà Con trách móc.

- Tại vì em không hỏi mà chỉ có ganh tỵ! - Gà Trống trả lời nghiêm khắc.

Và đó hoàn toàn là sự thật!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ĐƯỜNG VÀO CỔNG THIỀN

 Một hôm có một ông tăng vào núi tìm Thiền sư Huyền Sa Sư Bị để tham học. Ông tăng nói với sư:

- Con mới đến, xin hoà thường từ bi chỉ cho con chỗ vào.

Huyền Sa hỏi:

-Trên đường đến đây, ông có đi qua một khe nước, phải không?

 Ông tăng đáp:

 - Dạ phải.

 Huyền Sa hỏi tiếp:

 - Ông có nghe tiếng nước chảy không?

 Ông tăng đáp:

 - Dạ có.

 Huyền Sa nói:

 - Chỗ ông nghe tiếng nước chảy là đường vào cổng Thiền đấy.

 (Chơn Không Gầm Thét)

Cổ Học Tinh Hoa - Ba điều vui

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được.

Cha mẹ còn sống, anh em bình yên là một điều vui.

Ngửa lên không tủi thẹn với trời, cúi xuống không xấu hổ với người là hai điều vui.

Được những bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ, gây dựng cho ra người là ba điều vui.

Mạnh Tử

Lời bàn:

Xử trong gia đình, trên thì cha mẹ còn mạnh khoẻ để ta được hết lòng phụng dưỡng, dưới thì anh em hoà thuận để ta được hết đạo hữu ái, thật là cái cảnh khó được mà ta được, thì còn gì vui hơn nữa?

- Xử với thân mình, mà tu dưỡng đến việc gì cũng có thể, trên tỏ cho giời biết được, dưới đối với người nói được, thân thể nhẹ nhàng, tâm thần khoan khoái, thì còn gì vui hơn nữa?

- Xử với xã hội mà được luyện tập những bậc anh tài để có nhiều người truyền đạo cho thiên hạ, hậu thế được nhờ thì cũng còn gì vui hơn nữa?

Ba cái vui này: hai cái về gia đình và bản thân, một cái về thiên hạ hậu thế là ba cái vui về "tính phận" vui bên trong, nghĩa là cái vui thực. Còn cái vui về "thể phận", vui bên ngoài thì dù cho làm vua đến cả một nước, so với cái vui kia cũng không sao bằng được.

Chuyện cười trong ngày

Đo trước khi ăn

Ngày nghỉ, một anh chàng đến sở thú xem khỉ. Anh ta ném cho chú khỉ nọ hạt lạc, chú khỉ nhặt lên đặt vào hậu môn rồi bỏ vào miệng.

Anh ta thốt lên:

- Kinh quá!

Sau đó anh ta ném cho chú khỉ hạt lạc khác, nó cũng nhặt lên, đặt vào hậu môn rồi lấy ăn. Anh ta lại thốt lên:

- Kinh khủng quá!

Anh ta đến nói với người trông coi sở thú gần đó:

- Này bác, kia đúng là một con khỉ ngu xuẩn.

Người trông coi sở thú đáp:

- Không đâu, nó là con khỉ thông minh nhất đấy.

- ?????

- Tuần trước có ai ném cho nó quả đào to, nó ăn luôn, hạt đào không ra được. Vì thế mà giờ mỗi khi ăn gì nó phải đo trước khi ăn.

- !!!!!

Tuesday, November 24, 2015

Ngày 24-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Bài học từ thầy dạy võ

Bài học từ thầy dạy võ

Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ Judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học Judo với một võ sư Nhật.

Vì tin rằng mình đã học tập rất chuyên cần và sự tiến bộ nên cậu vô cùng thắc mắc tại sao sau ba tháng tập luyên mà thầy chỉ dạy cho mình mỗi một thế võ duy nhất. Cuối cùng, không kiên nhẫn nổi nữa, cậu bé hỏi thầy:

-Thưa thầy, chẳng lẽ con không thể học được các thế võ khác sao?

Ông trả lời:

– Đây là thế võ duy nhất thầy dạy cho con, cũng chính đó là thế võ duy nhất mà con cần phải học.

Tuy không hiểu hết lời thầy nhưng tin tưởng ở nơi thầy, cậu bé tiếp tục tập luyện.
Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu bé đến tham dự một cuộc thi judo. Cậu bé rất ngạc nhiên khi thấy mình thắng dễ dàng trong hai trận đầu. Trận thứ ba khó khăn hơn nhưng sau một hồi, đối phương mất kiên nhẫn trong các đòn tấn công, cậu bé đã khéo léo sử dụng thế võ và chiến thắng. Vẫn chưa hết ngạc nhiên vì thành công của mình, cậu tự tin bước vào trận chung kết.

Lần này, đối thủ của cậu là một võ sinh cao lớn, to khỏe và dày dạn kinh nghiệm hơn. Vào trận không lâu, cậu bé đã liên tiếp trúng đòn và hòan toàn bị đối phương áp đảo. Hết hiệp đầu, sợ cậu bé bị thương, trọng tài ra hiệu để kết thúc trận đấu sớm nhưng người thầy của cậu không đồng ý:

– Cứ để cậu bé tiếp tục. – Võ sư yêu cầu.

Ngay sau khi trận đấu bắt đầu lại, đối phương phạm phải sai lầm nghiêm trọng: anh ta coi thường đối thủ và mất cảnh giác. Ngay lập tức cậu bé dùng thế võ duy nhất của mình quật ngã đối phương và khóa chặt anh ta trên sàn. Cậu bé đã đọat chức vô địch.

Trên đường về, hai thầy trò ôn lại các thế đánh trong từng trận đấu. Lúc này cậu bé mới thu hết can đảm nói ra cái điều ám ảnh trong đầu mình bấy lâu nay:

– Thưa thầy, làm sao con có thể trở thành vô địch chỉ với một thế võ như thế?

– Con chiến thắng vì hai lý do. – Người thầy trả lời. – Lý do thứ nhất, con gần như đã làm chủ được một trong những cú đánh hiểm và hiệu quả nhất của môn võ này. Lý do thứ hai, cách duy nhất mà đối thủ của con phá được thế võ đó là họ phải giữ chặt cánh tay trái của con lại – mà con lại không có cánh tay trái.

Đôi khi, một điểm yếu của ai đó lại trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ. Có ưu điểm là một điều tốt nhưng nếu có thể biến khuyết điểm thành lợi thế lại càng là một điều kỳ diệu hơn. Hãy tin vào chính mình, bạn có thể làm được tất cả!

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Tính lầm

Tính lầm

Ngày xửa ngày xưa có một anh Sói lười. Nhà cửa của anh, anh chẳng bao giờ quét dọn, sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống.

Một hôm, bác Voi đi qua, chẳng may đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói.

- Xin lỗi anh bạn! - Bác Voi nói với Sói - Tôi sẽ sửa ngay cho anh.

Bác Voi vốn là người giỏi giang, cái gì cũng biết và không sợ công việc. Bác liền lấy búa, đinh, sửa ngay mái nhà cho Sói. Mái nhà trở nên chắc chắn hơn trước...

"Ô hô ! - Anh Sói bụng bảo dạ - Rõ ràng là lão ta sợ mình! Thoạt đầu đã phải xin lỗi, sau đó còn sửa lại cả mái nhà. Mình phải bắt lão ta làm cho mình một cái nhà mới mới được! Lão sợ, ắt phải nghe theo!"

- Này, đứng lại! - Sói quát bảo Voi - Mày làm cái thói gì thế? Mày tưởng có thể bỏ đi một cách dễ dàng thế chắc? Làm đổ nhà người ta, đóng qua loa được mấy cái đinh rồi định chuồn à? Biết điều thì đi mà làm cho ta một cái nhà mới! Đồ súc sinh! Bằng không ta sẽ cho một bài học, đừng hòng mong thấy lại bà con thân thích! Nhanh lên!

Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả. Bác lẳng lặng quắp ngang bụng Sói ném xuống hố nước bẩn. Rồi đè bẹp dí nhà Sói.

- Này, nhà mới này! - Bác Voi nói rồi đi thẳng. 

Tỉnh dậy, Sói ngạc nhiên tự hỏi: 

"Mình thật không hiểu gì cả! Lúc đầu lão có vẻ sợ mình đã xin lỗi tử tế, thế mà sau đó lại hành động thế này... Thật không sao hiểu nổi!"

- Chú mày ngu lắm! - Nhìn thấy hết mọi chuyện, bác Quạ già nói - Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN

Thiền Nguyệt (Zengetsu) là một Thiền sư Trung hoa sống vào đời nhà Đường. Sư viết những lời sau đây để khuyên đệ tử:

Sống trong thế gian nhưng không tạo tác vướng mắc vào bụi trần là con đường của Thiền sinh chân chính.

Khi thấy người khác làm việc tốt, tự mình hãy noi gương. Khi nghe người khác lầm lỗi, hãy tự khuyên mình chớ bắt chước.

Dù cho một mình trong phòng tối, hãy cư xử như đang đối diện với người khách quí. Hãy biểu lộ tình cảm của mình nhưng không đi quá bản tánh chơn thật.

Nghèo là kho tàng quí giá của mình. Chớ đem đổi nó để lấy đời sống dễ dãi.

Một người có thể tỏ vẻ ngu đần nhưng thực ra không phải vậy. Có thể người ấy đang cẩn thận bảo vệ trí tuệ mình.

Đức hạnh là kết qủa của tự khép mình vào kỷ luật, không phải từ trên trời rơi xuống như mưa hay tuyết.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để cho người láng giềng khám phá trước khi tự mình cho họ biết.

Một tâm hồn cao quí không bao giờ tự cưỡng bách mình tiến tới. Lời của nó giống như hạt châu hiếm có, ít khi phô bày và có giá trị lớn.

Đối với người đệ tử chân thành, mỗi ngày là một ngày tốt. Thời gian trôi qua nhưng y không bao giờ lê lếch phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm y lay động.

Tự khiển trách mình, không bao giờ khiển trách người khác. Đừng bàn cãi đúng sai.

Có những điều, mặc dù đúng, vẫn bị cho là sai qua nhiều thế hệ. Vì giá trị chân chính có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, không cần phải thèm khát sự đánh giá tức thời.

Hãy sống với nguyên nhân và để hậu quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy trải qua mỗi ngày trong chiêm nghiệm thanh bình.

 (Thiền Cốt Thiền Nhục) 

Cổ Học Tinh Hoa - Lá dó

Lá dó

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài.

Nước Tống có người lấy ngọc, tỉa làm một cái lá dó ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo, sống, cuống, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt được nữa.

Người ấy đem cái lá dâng vua Tống. Vua khen là khéo, cấp lương bổng cho. Tử Liệt nghe thấy chuyện nói rằng:

- Giá như những cây cối trong khoảng trời đất ba năm mới mọc được một cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa!

Liệt Tử

Lời bàn:

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Song tay người làm ra mà giống được như tạo hoá thì thật là khôn khéo. Mỹ thuật xưa nay thường lấy sự bắt chước hệt được như hoá công làm mục đích. Liệt Tử vốn là một nhà Lão học, thì lại cho cái cảnh tự nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người được hưởng thụ vui sướng.

Chuyện cười trong ngày

Thuốc ngủ không hiệu quả

- Thưa bác sĩ, quanh khu nhà tôi có rất nhiều chó, chúng làm tôi không thể chợp mắt được chút nào.

Bác sĩ đáp rồi mở ngăn kéo chất đầy dược phẩm mẫu, lục lọi trong đó và đưa ra một lọ thuốc và nói: "Đây là loại thuốc ngủ mới có tác dụng như thần dược. Chỉ với vài viên, mọi rắc rối của cô sẽ chấm dứt."

- Tuyệt! - Cô gái đáp - Tôi sẽ làm bất cứ những gì có thể. Thử xem nào…

Vài tuần sau, cô gái trở lại, trông còn thiểu não hơn xưa:

- Bác sĩ ơi! - Cô gái than phiền – Đơn thuốc của ông thật là vô ích. Tôi còn mệt mỏi hơn trước đây nữa.

- Tôi không hiểu tại sao cơ sự lại ra thế này! – Bác sĩ nhún vai – Đây là loại thuốc ngủ tốt nhất hiện có trên thị trường.

- Có thể! - Cô gái mệt mỏi ngắt lời. – Nhưng tôi vẫn phải thức cả đêm đuổi theo lũ chó. Và mãi rồi tôi tóm được một con nhưng bắt nó nuốt viên thuốc mới khó làm sao.

Monday, November 23, 2015

Ngày 23-11-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Chiếc bút chì

Chiếc bút chì

Một người thợ làm bút chì căn dặn cây bút chì vừa làm ra: “Trước khi ngươi được mang ra thế giới bên ngoài, ta có vài điều căn dặn”. Cây bút chì chăm chú lắng nghe từng lời của ông, ông bắt đầu nói: “Đây là những điều vô cùng quan trọng, ngươi không bao giờ được quên, nếu ngươi mong muốn trở thành một cây bút chì tốt nhất mà ngươi có thể”.

1. Đau đớn khi bị gọt giũa hết lần này đến lần khác là những gì ngươi sẽ phải trải qua, tất cả những điều đó là cần thiết để ngươi trở thành một cây bút chì tốt hơn.

2. Chỉ khi ngươi được một người khác sử dụng, cầm trong tay thì khi đó ngươi mới có thể làm được nhiều công việc, thậm chí có thể là những điều vô cùng vĩ đại.

3. Đừng lo lắng về những lỗi lầm ngươi mắc phải, tất cả chúng đều có thể sửa chữa được nếu ngươi vô tình phạm phải.

4. Trên mỗi bề mặt mà Ngươi được dùng đến Ngươi phải để lại dấu ấn riêng của mình. Trong bất kỳ điều kiện làm việc gì, Ngươi cũng phải tiếp tục viết.

5 Những gì quan trọng nhất, tinh túy nhất và định nghĩa ngươi luôn là những gì nằm sâu bên trong của nhà ngươi.

Chiếc bút vâng lời, cảm ơn người thợ, khắc cốt ghi tâm từng lời dạy và ngoan ngoãn nằm vào hộp, với mục đích cuộc đời mình in hằn trong tim.

Câu chuyện trên chỉ là về cây bút chì, nhưng bạn hãy đặt bản thân mình vào vị trí của chiếc bút chì đó. Câu chuyện bây giờ là về bạn, hãy ghi nhớ và đừng quên bài học hôm nay để trở thành một người tốt nhất trong khả năng của bạn.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Tôi muốn húc

Tôi muốn húc

Đó là một chú Dê con với một đôi sừng bé tẹo tèo teo nhưng lại hay cà khịa. Chú chẳng biết làm gì nên cứ hay di cà khịa với mọi người.

- Tôi muốn húc! Nào, ta húc nhau một cái chơi!

- Để cho ta yên! - Bác Gà Trống Tây nói rồi trịnh trọng tránh ra.

- Nào, ta húc nhau chơi nào! - Chú Dê lân la đến gạ lợn con.

- Lui ra! - Chú Lợn con đáp lại rồi đưa chân sau quào đất.

Dê ta lại chạy đến một bác Cừu già.

- Nào, ta húc nhau một cái chơi!

- Đi chỗ khác! - Bác Cừu khẩn khoản - Hãy để ta yên! Ta không mặt mũi nào đi húc nhau với chú.

- Nhưng tôi muốn! Thôi, ta cứ húc nhau một cái chơi!

Bác Cừu không nói gì, lẳng lặng đi chỗ khác.

Dê ta lại nhìn thấy một chú Chó con.

- Chà! Ta húc một cú xem nào!

- Nào, bắt đầu! - Chú Chó con hăm hở lao đến cắn ngay vào chân Dê một miếng thật đau.

- Ôi! Hượm đã! - Chú Dê ta bật khóc - Tớ thì tớ muốn húc, thế mà cậu lại gì thế này?

- Còn tớ thì tớ muốn cắn! - Chú Chó con đáp và bồi thêm cho Dê ta một miếng rõ đau nữa.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

SỰ PHÁT ĐẠT CHÂN THỰC

Một người nhà giàu yêu cầu Thiền sư Tiên Nhai

(Sengai) viết một câu gì đó cho sự thịnh đạt liên tục của gia đình nhờ đó có thể tàng trữ được từ đời này sang đời khác.

Tiên Nhai bèn lấy một tờ giấy lớn viết: “Cha chết, con chết, cháu chết.”

Người nhà giàu nổi giận. “Tôi nhờ thầy viết một câu gì cho gia đình tôi hạnh phúc kià! Tại sao thầy lại làm chuyện khôi hài như vậy?”

Tiên Nhai giải thích: “Không khôi hài đâu. Nếu con ông chết trước ông, chắc ông sẽ buồn lắm. Nếu cháu ông chết trước con ông, tất nhiên cả hai người, ông và con ông sẽ nát lòng. Nếu gia đình ông, từ đời này sang đời khác, qua đời theo thứ tự như tôi vừa viết, âu cũng là dòng đời tự nhiên. Tôi gọi đó là sự phát đạt chân thật.”

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

Cổ Học Tinh Hoa - Lợi mê lòng người

Lợi mê lòng người

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái nầy". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa. Người đàn bà cãi:

"Ông mất áo thâm, tôi biết đấy là đâu? Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra". Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dầy, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cho áo thâm dầy cho tôi, còn phải nói gì lôi thôi nữa!

Lời Bàn:

Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn

bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dầy bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lợi cho mình mà quên cả phải trái. Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong chuyện này.

Nước Tống: một nước chư hầu thời Xuân Thu sau phải nước Tề lấy mất, ở vào huyện

Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

--------------

Áo thâm: áo sắc đen

Chuyện cười trong ngày

Kết quả khoá học luyện trí nhớ

Khóa học luyện trí nhớ mà hai vợ chồng già nọ vừa trải qua tuyệt vời đến nỗi họ luôn kể cho tất cả mọi người nghe về nó. Biết chuyện, người hàng xóm sang gặp ông lão (đang ở ngoài vườn) và hỏi:

- Người dạy khóa luyện trí nhớ mà ông kể đó tên là gì vậy?

- Ờ... để tôi suy nghĩ một chút... Tên loài hoa mà mùi của nó rất tuyệt, có gai nữa, là gì nhỉ?

- Ông muốn nói đến hoa hồng à?

Ông lão hướng vào trong nhà:

- A, đúng rồi! Này, bà Hồng ơi, thầy giáo dạy luyện trí nhớ tên gì bà nhỉ?

Thursday, November 19, 2015

Ngày 19-11-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - 10%

10%

Nhiều năm trước, một cậu thanh niên đã phải tự quyết định rời gia đình đi kiếm sống bởi cha mẹ cậu quá nghèo. Gói ghém mọi thứ hành lý, cậu tìm đường lên thành phố New York, nơi mà sau này câu gâu dựng sự nghiệp của mình, bắt đầu từ một người thợ làm xà phòng.

 Tìm được việc ở thành phố lớn thật khó khăn. Luôn nhớ lời mẹ dặn, câu đinh ninh rằng mình sẽ đóng góp tiền vào việc từ thiện mỗi khi nhận được tiền lương. 

Lần cầm đồng đôla đầu tiên, cậu đóng 10 xu cho quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện giới thiệu cậu với một người khác cũng thường làm từ thiện. Người này lại tiếp tục giới thiệu xưởng làm xà phòng của cậu. Dần dần, xưởng sản xuất xà phòng của cậu và người bạn nhận được hợp đồng từ những nhà máy lớn. vài năm sau, bạn cậu mất và cậu thanh niên trở thành chủ duy nhất của xưởng, nay làm ăn đã rất khấm khá.

Ông chủ giàu có – cậu thanh niên sau này vẫn luôn giữ thói quen dành ra 1/10 những gì mình kiếm được cho từ thiện và giúp đỡ những người khó khăn. Công việc ngày một tốt hơn và ông quyết định dành 2/10 số tiền kiếm được cho từ thiện. Con số tăng lên 3/10 và cuối cùng là 1/2. Và số tiền dành cho từ thiện tăng lên thì dường như sản phẩm của công ty ông xuất hiện trong mọi gia đình trên thế giới. Ông chủ ấy chính là William Colgate.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Một kẻ hợm mình

Một kẻ hợm mình

Anh Gà Trống bay lên đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời.

- Anh đang ngắm bầu trời đấy à? - Chị Vịt thấy thế liền hỏi.

- Bầu trời là cái gì đối với tôi cơ chứ ! – Gà Trống đáp lại và rướn cao đầu hơn - Một khoảng không gian ngu xuẩn chất đầy hành tinh đến nỗi không còn chen vào đâu được. Một sự luân phiên nhàm chán giữa ngày và đêm. Tất cả những cái đó đã quá quen thuộc. 

- Thế mà từ lâu em không biết anh là một người thú vị đến thế ! Anh có những ý tưởng mới cao siêu làm sao! Chị Vịt thốt lên. 

- Tôi dang đôi cánh của mình – Anh Gà Trống tiếp tục nói – Tôi sẽ bay cao hơn cả bầu trời, sẽ thách thức với tất cả các hành tinh và rồi bí ẩn nhưng kiêu hãnh, tôi sẽ quay trở về với biển xanh khôn cùng và ... tôi sẽ chìm. 

Nói đến đây, Gà Trống chóng mặt mất thăng bằng, ngã nhào xuống vũng nước. 

- Ôi ! - Chị Vịt sợ hãi – Anh đang chìm đấy ư? 

- Ừ ! Đang chìm ! – Gà Trống tức giận trả lời, và rồi nhìn thấy một chú giun, anh ta liền mổ, nuốt chửng. 

Hệt như tất cả những anh gà khác !

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

CÁI TÂM ĐÁ

Pháp Nhãn (Hogen) là một Thiền sư Trung quốc, sống trong một ngôi chùa ở miền quê. Một hôm có bốn ông tăng hành cước xuất hiện và hỏi xem họ có thể đốt lửa trong chùa để sưởi ấm hay không, vì trời tuyết lạnh lắm.

Trong khi họ nhóm lửa, Pháp Nhãn nghe họ tranh luận về chủ và khách. Sư nhập bọn với họ và nói: “Có một hòn đá bự. Các ông xem nó ở trong hay ở ngoài tâm các ông?”

Một ông tăng đáp: “Theo quan điểm của Phật giáo mọi vật là đối thể hóa của tâm, vì vậy tôi nói hòn đá ở trong tâm tôi.”

Pháp Nhãn nhận xét: “Cái đầu của ông chắc phải nặng lắm, nếu ông mang một hòn đá như thế trong tâm ông.”

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

Cổ Học Tinh Hoa - Cách cư xử ở đời

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"

Đức Khổng Tử nói:

"Người hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói."

Lời Bàn:

Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước, không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.

----------------

Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.

Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.

Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.

Lễ độ: phép tắc mực thước. Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.

Chuyện cười trong ngày

Ai thắng ai?

Một luật sư nổi tiếng đi săn vịt trời ở ngoại ô thành phố. Ông ta bắn được một con vịt nhưng nó lại rơi vào một nông trại.

Luật sư trèo qua hàng rào vào bên trong nông trại, một nông dân chặn ông lại:

- Ông vào đây làm gì?

- Tôi đã bắn được một con vịt, nó rơi vào đây và tôi đến để lấy lại nó.

- Nhưng đây là đất của tôi, và ông không thể làm như vậy được.

- Tôi là luật sư giỏi nhất thành phố đấy, nếu ông không để tôi lấy con vịt tôi sẽ đưa ông ra tòa.

- Hình như ông không biết luật lệ ở đây, chúng tôi giải quyết những mâu thuẫn nhỏ bằng một trò chơi - Người nông dân cười rồi nói.

- Nó như thế nào - Viên luật sư hỏi.

- Là như vầy, trước tiên tôi sẽ đá ông ba cái và sau đó ông đá lại tôi cũng ba cái, cứ như vậy cho tới khi một người không còn chịu nổi nữa.

Viên luật sư nghĩ thầm và quyết định chơi trò đó, ông ta nghĩ rằng có thể dễ dàng hạ gục người nông dân già kia. Người nông dân tiến tới gần luật sư, đá cho ông ta ba cái trời giáng bổ nhào. Viên luật sư đầy căm hờn, loạng choạng đứng dậy nói:

- Và bây giờ lão già kia, tới lượt ta rồi.

- Không, tôi xin chịu thua rồi. Ông lấy con vịt đi - Người nông dân mỉm cười nói.

Wednesday, November 18, 2015

Ngày 18-11-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Lão thợ khóa chọn đồ đệ

Lão thợ khóa chọn đồ đệ

Lão thợ khóa cả đời làm ra không biết bao nhiêu khóa, kỹ thuật cao siêu, giá cả cũng hợp lý, được mọi người vô cùng kính trọng; điều quan trọng hơn nữa là, lão là người chính trực, mỗi lần sửa khóa, lão đều cho người ta biết họ tên và địa chỉ của mình, bảo rằng: “Nếu như nhà anh có trộm, chỉ cần dùng chìa khóa mở cửa nhà anh mà đến tìm tôi, tôi sẽ thay anh tìm ra tên trộm, không thu phí của anh một đồng”.

Chọn đồ đệ

Thời gian dần trôi, lão thợ khóa càng già đi, nhưng tay nghề càng lúc càng tinh xảo, vì muốn kỹ nghệ của ông không bị thất truyền, mọi người thay ông xem xét tìm kiếm đồ đệ. Cuối cùng, lão thợ khóa chọn được hai người trẻ tuổi, cả hai đều rất có năng lực, lão vô cùng quý mến họ, định rằng sẽ đem hết kỹ nghệ tinh xảo của mình truyền thụ cho họ.

Sau một thời gian ngắn, cả hai người đều học được không ít kỹ thuật, thế nhưng, chỉ có một người có thể được chân truyền, vì vậy lão thợ khóa quyết định thử thách 2 người họ một chút.

Ngày hôm đó, lão thợ khóa chuẩn bị hai cái két sắt, đặt ở hai phòng khác nhau, rồi sai hai đồ đệ mở ra, người nào nhanh sẽ thắng. Khảo nghiệm này đối với họ mà nói rất đơn giản, vì cả hai đều có kỹ năng thành thục, chính yếu chỉ là so thời gian dài ngắn.

Kết quả là, người thứ nhất không đến 10 phút đã mở được két, còn người thứ hai lại mất đến nữa tiếng đồng hồ. Ai cũng cho rằng người thứ nhất thắng cuộc là điều không có gì bàn cãi vì cách biệt giữa hai người quá lớn, chỉ cần đợi lão thợ khóa tuyên bố ai là người chiến thắng thôi. Mọi người chờ thật lâu nhưng lão thợ khóa vẫn không có động tĩnh gì.

Trong lúc mọi người đang thắc mắc, lão thợ khóa bèn hỏi đồ đệ thứ nhất: “Con là người mở ra trước hết, vậy con thấy trong két có cái gì?”.

Người này ánh mắt sáng rỡ, phấn khích trả lời thầy: “Thưa thầy, bên trong có rất nhiều tiền, số tiền này có thể đủ dùng cho cả nữa đời người! Con chưa bao giờ nhìn thấy nhiều tiền như vậy!”

Lão thợ khóa quay đầu lại hỏi đồ đệ thứ hai câu hỏi giống như vậy, người này ấp úng cả buổi mới nói: “Thưa thầy, con không thấy bên trong có cái gì cả, thầy chỉ bảo con mở khóa, thì con mở khóa, chứ con không có xem trong két có cái gì hết”.

Lão thợ khóa nghe xong, hết sức vui mừng, trịnh trọng tuyên bố đồ đệ thứ hai là người ông chọn nối nghiệp mình. Thấy vậy, đồ đệ thứ nhất không phục, mọi người cũng rất khó hiểu.

Đức tính cao quý

Lão thợ khóa mỉm cười, nói:

– “Bất kể làm ngành nghề gì, đều phải nói đến một từ ‘ĐỨC’, nhất là nghề của chúng ta, đạo đức hành nghề còn phải cao hơn nữa. Một người có được một tâm hồn tốt đẹp, thế giới trong mắt anh ta, sẽ trở nên trong sáng thanh tịnh, và anh ta sẽ là một người có đạo đức cao quý; đồng thời, phẩm chất của một người sẽ nhào nặn nên tâm hồn của mình, hình thành nên một nhân cách cao thượng. Tôi chọn đồ đệ là muốn bồi dưỡng cho người đó trở thành một người thợ khóa tuyệt vời, người đó nhất định phải được điều ‘trong lòng chỉ có làm khóa’, chứ không có thứ gì khác, đối với tiền tài nhìn mà như không thấy; nếu không, trong lòng có tư niệm, chỉ cần hơi có chút tham lam, trèo cửa vào nhà, mở két sắt trộm tiền, vậy sẽ dễ như trở bàn tay, cuối cùng chỉ có thể hại người hại mình mà thôi. Những người làm khóa chúng ta, trong lòng mỗi người đều phải có một cái khóa không thể mở, đó chính là ‘không vì lợi mình, chỉ vì lợi người’, chỉ giúp đỡ người khác mở khóa của họ mà thôi!”

Không gì có thể quan trọng hơn thành thật, đây là cột trụ tinh thần. Danh dự và phẩm hạnh một cá nhân không ai có thể bỏ qua được, chính là: tự tôn, tự tin và chính trực. Như thế, bạn sẽ có được sự tôn kính chân thành nhất của người khác dành cho mình, và bạn mới làm được việc tuân thủ phẩm cách trân quý nhất của thế giới này – ĐẠO ĐỨC.