Friday, August 18, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Phi Chứng Nghiệm


Trong một cuộc thảo luận liên quan đến chứng nghiệm về Thượng Đế, Minh Sư nói:
- Khi Thượng Đế được chứng nghiệm, cái tôi phải biến mất. Vậy ai muốn chứng nghiệm đây?
- Vậy chứng nghiệm về Thượng Đế có phải là một điều phi chứng nghiệm không?
Minh Sư trả lời:
- Như giấc ngủ. Chỉ chứng nghiệm được giấc ngủ khi hết ngủ mà thôi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - SỐNG, CHẾT

 SỐNG, CHẾT


Thầy Tử Cống hỏi đức Khổng Tử:

- Người chết còn có biết gì không hay không biết gì nửa?

- Đức Khổng Tử nói:

Ta mà nói hẳn rằng: "Người chết có biết", thì ta sợ những con hiếu, cháu thuận liều thân để chết theo cha mẹ, ông bà. Ta mà nói hẳn ràng: "Người chết không biết gì", thì ta lại e những con cháu bất hiếu bỏ xác cha mẹ, ông bà mà không chôn. Nhà ngươi muốn biết người chết có biết hay không biết, thong thả, đợi đến lúc chết thì khắc biết. Sự biết ấy tưởng cũng không muộn gì cho lắm.

GIA NGỮ

GIẢI NGHĨA

- Hiếu: ăn ở hết lòng, hết đạo với cha mẹ.

- Thuận: theo lòng, chiều ý để cho yên vui.

- Khắc biết: tự nhiên rồi chính mình biết, mình hay.

- Muộn: chậm trễ ít lâu.

LỜI BÀN

Ai là người sống, đã có chút tư tưởng mà lại không muốn biết cái chết và tự hỏi chết rồi có còn gì nữa không. Thầy Tử Cống đây vốn là người học giỏi, chắc không sao bỏ qua được sự huyền diệu, cao sâu ấy, nên mới đem ra hỏi thầy. Nhưng đức Khổng Tử lại không đáp ra làm sao, là vì học thuật của ngài chỉ cốt ở sự thực, mắt trông, tai nghe, hàng ngày thường làm, chớ không bao giờ dạy đến những sự quá cao. Cho nên có lúc hỏi mà ngài gạt đi: “Cái sống còn chưa biết, sao biết được cái chết". Còn như câu giả nhời trong bài đây cũng là gạt đi, nhưng câu nói thật là đơn sơ, phẳng phiu mà có ý nhị hay vô cùng vậy.

Thursday, August 17, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Phù Du


Thiền Sư dị ứng với những người kéo dài thời gian lưu ngụ ở tu viện. Thế nên không sớm thì muộn mỗi đệ tử sẽ nghe những lời chói tai như:
- Đã đến lúc bạn nên ra đi. Nếu không đi, thì tâm thức sẽ không đến với bạn.
- Tâm thức đó là gì, một đệ tử mộ đạo muốn biết.
Thiền Sư đáp:
- Nước chỉ sống động và tự do khi tuôn chảy. Con cũng sẽ sống động và tự do khi ra đi. Nếu con không rời xa thầy, con sẽ bị chết mục và bị ô nhiễm.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - ĐÁM MA TO

 ĐÁM MA TO


Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau định muôn làm ma rõ to.

Trang Tử thấy vậy bảo: "Ta lấy giời đất làm quan quách, mặt giời, mặt giăng làm hai viên ngọc bích, các ngôi sao làm các hạt châu báu, muôn vật làm đồ tông táng, đám ma ta như vậy há chẳng đủ rồi, cần gì mà phải làm cho to nữa.

Học trò nói:

- Nhà thầy làm như vậy, chúng con sợ diều hâu, quạ nó rỉa thịt nhà thầy.

Trang Tử bảo:

- Xác người chết mà để trên đất thì diều, quạ ăn, để dưới đất thì sâu bọ ăn. Bây giờ cướp của loài kia cho loài này, sao mà thiên tâm như thế? Tâm người đã thiên, thì bất bình, đem cái bất bình mà cho là bình, thì cái bình không còn phải là bình nữa. Tâm người không sáng thì chẳng thật, đem cái chẳng thật mà cho là thật, thì cái thật không còn phải là thật nữa.

Ôi! Người ta cứ khăng khăng giữ một ý kiến chẳng cũng đáng thương lắm ru!"

TRANG TỬ

GIẢI NGHĨA

- Tống táng: tống: đưa, táng: chôn.

- Thiên tâm: để lòng chênh lệch về một bên nào.

- Bất bình: lệch về một bên không được bằng phẳng.

LỜI BÀN

Thầy sắp chết mà học trò định làm ma to cho thầy, thế là trung hậu mà là thường tình. Thầy gạt đi, chỉ muốn như bỏ xác ra ngoài núi, thế là có ý tự nhiên cao thượng hơn đời. Học trò bảo không nỡ để cho quạ mổ, diều tha thịt thầy thế là chỉ biết những điều trước mắt có thể trông thấy mà thôi. Có biết đâu cái xác kia, khi vùi xuống đất, dù cho đào sâu, chôn chặt thế nào, trong quan, ngoài quách dù cho chắc chắn đến đâu, cũng không khỏi được các giống sâu bọ, vi trùng đục rũa làm cho tan nát quá ư là mỏ quạ, mỏ diều vậy! Ôi! Trang Tử lúc gần chết còn dạy học trò như thế, thật là bình tâm sáng suốt, hiểu thấu cái nhẽ sinh, tử, tồn, vong, tức như bây giờ ta nói hiểu rõ chân lý, hiểu như cách trí rất hợp với cái học thuyết cao viễn của Trang Tử vậy.

Wednesday, August 16, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Trồng Trọt


Một vị khách tìm đạo hỏi Thiền Sư làm thế nào phân biệt một người thầy chân chính với một người thầy giả mạo.
Thiền sư trả lời:
- Một ông thầy hay thì dạy cách thực hành; một ông thầy dở thì dạy lý thuyết suông.
- Nhưng làm thế nào để biết thực hành đúng hay sai?
- Cũng như trại chủ biết mình trồng trọt đúng hay sai.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - BẮT THAY CHlẾU

 BẮT THAY CHlẾU


Tăng Tử Ốm nặng. Những kẻ chầu chực hầu hạ học trò thì có Nhạc Chính Tử Xuân, ngồi ở cạnh giường con thì có Tăng Nguyên, Tăng Nhân ngồi ở dưới chân. Lại có một tên đồng tử đứng một góc cầm nến.

Tên đồng tử hỏi: "Cái chiếu đẹp dẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tử Xuân bảo: Im, chớ nói.

Tăng Tử nghe tiếng giật mình, thở dài.

- Đứa đồng tử lại hỏi: Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tăng Tử đáp: Phải. Cái chiếu ta nằm là chiếu của Quí Tôn làm quan đại phu nước Lỗ cho ta. Ta chưa kịp thay đấy.

Rồi gọi con sẽ bảo: Nguyên kia, đứng dậy thay chiếc chiếu cho ta.

- Táng Nguyên nói: Bệnh cha nguy lắm, không dám khinh động, xin để đến sáng, sẽ thay.

- Tăng Tử nói: Con yêu cha không bằng tên đồng tử. Người quân tử yêu ai, yêu một cách phải đường. Kẻ tiểu nhân yêu ai, yêu một cách nộm tạm cẩu thả. Như ta bây giờ còn mong gì nữa. Nếu ta được chết một cách chính đính, khỏi mang tiếng phi nghĩa, là đủ cho ta rồi".

Con cái và học trò nghe nói, xúm lại vực Tăng Tử lên để thay chiếu.

Tăng Tử vừa nằm yên vào chiếc chiếu mới thì mất.

"LỄ KINH"

GIẢI NGHĨA

- Đồng tử: đứa trẻ con

- Đại phu: chức quan đời cổ, dưới quan khanh, trên quan sĩ.

- Khinh động: làm một cách không thận trọng.

- Cẩu thả: nộm tạm, xong việc thời thôi, không chịu suy nghĩ xa xôi phải trái gì cả.

- Phi nghĩa: trái hẳn với những việc nên làm, nên theo.

LỜI BÀN

Người ta đến chết là hết. Cho nên trước cái chết, tưởng ai cũng bằng đẳng như ai không còn phân biệt tôn, ti, thượng, hạ gì nữa. Tuy vậy, thầy Tăng Tử dù biết chết đến nơi, cũng còn giữ gìn, không muốn việt phận mình, không chịu đeo tiếng là phi nghĩa. Quân tử thay! Thực đáng làm gương cho lắm kẻ đời nay, quên cả phong hoá, bỏ cả lễ nghĩa, lúc ma chay tiếm lạm nhiều cách, chỉ chuộng cái thói đời phù hoa đua đả, chớ không còn biết cái tài đức, cái đẳng cấp của người chết đáng vào bực nào nữa. Những con cháu tống táng ông cha theo sự phù hoa mà phạm vào điều phi nghĩa, thì có gọi được là con cháu hiếu không?

"Quân tử chi ái nhân dã dĩ đức, tế nhân chi ái nhân dã dĩ cô tức“, câu di ngôn của thầy Tăng Tử thực là đích đáng lắm thay.


Tăng Tử Ốm nặng. Những kẻ chầu chực hầu hạ học trò thì có Nhạc Chính Tử Xuân, ngồi ở cạnh giường con thì có Tăng Nguyên, Tăng Nhân ngồi ở dưới chân. Lại có một tên đồng tử đứng một góc cầm nến.

Tên đồng tử hỏi: "Cái chiếu đẹp dẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tử Xuân bảo: Im, chớ nói.

Tăng Tử nghe tiếng giật mình, thở dài.

- Đứa đồng tử lại hỏi: Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?

- Tăng Tử đáp: Phải. Cái chiếu ta nằm là chiếu của Quí Tôn làm quan đại phu nước Lỗ cho ta. Ta chưa kịp thay đấy.

Rồi gọi con sẽ bảo: Nguyên kia, đứng dậy thay chiếc chiếu cho ta.

- Táng Nguyên nói: Bệnh cha nguy lắm, không dám khinh động, xin để đến sáng, sẽ thay.

- Tăng Tử nói: Con yêu cha không bằng tên đồng tử. Người quân tử yêu ai, yêu một cách phải đường. Kẻ tiểu nhân yêu ai, yêu một cách nộm tạm cẩu thả. Như ta bây giờ còn mong gì nữa. Nếu ta được chết một cách chính đính, khỏi mang tiếng phi nghĩa, là đủ cho ta rồi".

Con cái và học trò nghe nói, xúm lại vực Tăng Tử lên để thay chiếu.

Tăng Tử vừa nằm yên vào chiếc chiếu mới thì mất.

"LỄ KINH"

GIẢI NGHĨA

- Đồng tử: đứa trẻ con

- Đại phu: chức quan đời cổ, dưới quan khanh, trên quan sĩ.

- Khinh động: làm một cách không thận trọng.

- Cẩu thả: nộm tạm, xong việc thời thôi, không chịu suy nghĩ xa xôi phải trái gì cả.

- Phi nghĩa: trái hẳn với những việc nên làm, nên theo.

LỜI BÀN

Người ta đến chết là hết. Cho nên trước cái chết, tưởng ai cũng bằng đẳng như ai không còn phân biệt tôn, ti, thượng, hạ gì nữa. Tuy vậy, thầy Tăng Tử dù biết chết đến nơi, cũng còn giữ gìn, không muốn việt phận mình, không chịu đeo tiếng là phi nghĩa. Quân tử thay! Thực đáng làm gương cho lắm kẻ đời nay, quên cả phong hoá, bỏ cả lễ nghĩa, lúc ma chay tiếm lạm nhiều cách, chỉ chuộng cái thói đời phù hoa đua đả, chớ không còn biết cái tài đức, cái đẳng cấp của người chết đáng vào bực nào nữa. Những con cháu tống táng ông cha theo sự phù hoa mà phạm vào điều phi nghĩa, thì có gọi được là con cháu hiếu không?

"Quân tử chi ái nhân dã dĩ đức, tế nhân chi ái nhân dã dĩ cô tức“, câu di ngôn của thầy Tăng Tử thực là đích đáng lắm thay.

Tuesday, August 15, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Sùng Bái Thần Tượng


Thiền Sư không ngớt cảnh báo các đệ tử về những nguy hiểm do tôn giáo gây ra. Thiền Sư thường kể chuyệnt về một nhà tiên tri đi trên đường với bó đuốc và tuyên bố đốt đền thờ để mọi người quan tâm đến Chúa nhiều hơn là đền thờ.
Thiền Sư nói thêm:
- Một ngày nào đó, thầy cũng sẽ đích thân cầm bó đuốc đốt cháy cả đền thờ lẫn Chúa.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - LỆCH THỪA KHÔNG BẰNG NGAY THIẾU

 LỆCH THỪA KHÔNG BẰNG NGAY THIẾU


KIỀM Lâu là một bực cao sĩ nước Tề về thời Xuân Thu. Tính ông thẳng, bao giờ cũng giữ đạo phải, không chịu khuất thân để lụy đời.

Các nước chư hầu nhiều nước mời ra làm khanh tướng, nhưng ông không nhận. Vua Uy Vương nhà Chu kính thờ ông như thầy.

Ông nghèo lắm. Lúc mất chỉ có cái chăn, không liệm đủ thân thể.

Thầy Tăng Tử đến viếng thây vậy nói:

Để lệch cái chăn đi, thì liệm đủ thân thể.

- Bà vợ ông bảo:

Lệch mà có thừa không bằng ngay mả không đủ. Lúc sinh thời, tiên sinh chỉ vì tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch cho tiên sinh, thì chắc không được hợp ý tiên sinh.

Tăng Tử nghe, không nói gì được nữa. Sau chỉ hỏi dùng chữ gì đặt tên hèm cho tiên sinh.

- Bà vợ nói: Tiên sinh không lấy sự nghèo hèn làm buồn rầu, không lấy sự giàu sang làm hâm mộ, đặt tên hèm cho tiên sinh là "Khang" có nên chăng?

Tăng Tử nghe, than rằng: - Chỉ có người chồng như thế mới được người vợ như thế.

"THÔNG CHÍ"

GIẢI NGHĨA

- Kiềm Lâu: người nước Tề là một bực ẩn sĩ có tiếng giỏi đời cổ.

- Cao sĩ: bực người chí khí cao xa thường không chịu ra làm quan.

- Khuất thân: luồn lụy nịnh đời để kiếm danh lợi.

- Khanh tướng: khanh: chức quan to đời cổ; tướng: chức quan đầu bách quan giúp vua hành chính.

- Sinh thời: lúc còn sống.

- Tên hèm: tên đặt cho người sắp chết, thường theo tính nết mà đặt, một đôi khi người chết tự đặt lấy tên hèm của mình.

- Khang: yên vui.

LỜI BÀN

Người mà, lúc sống, đã có các đức tính như Kiềm Lâu, thì lúc chết chắc họ hàng thiên hạ chẳng những có phần thương xót mà lại có phần kính sợ hơn nhiều. Mà khi đã kính sợ người chết, thì tất phải noi theo cái chí của người chết lúc bình sinh không được làm trái lại. Bà vợ ông Kiềm Lâu đây liệm cho ông muốn để cái chăn thẳng, tức là theo được cái tính “thẳng” của chồng, dùng chữ "Khang" đặt tên hèm tức là theo được cái bụng “vô cầu” chỉ muốn yên vui của chồng lúc sinh thời vậy. Có người chồng như thế, lại có người vợ như thế, thực là xứng đôi, thầy Tăng Tử khen rất là phải. Ở đời có nhiều kẻ đối với cha mẹ khi mất, không theo chí người, không nhớ nhời người dặn, chỉ đua theo tục thường để che mặt thế gian nên lấy việc này làm gương.

Monday, August 14, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Công Khai


Nếu không có con mắt tinh đời, người ta không nhận ra điều gì khác thường ở Thiền Sư. Thiền Sư có thể sợ hãi và sa sút tinh thần khi hoàn cảnh đưa đẩy, có thể cười, khóc, nổi giận. Thiền Sư cũng thích ăn ngon, thích nhăm nhi và thậm chí cũng biết ngoái đầu nhìn trộm một người đàn bà đẹp.
Một khách hành hương than phiền Thiền Sư không phải là một "vị thánh", một đệ tử vội ngắt lời:
- Thánh nhân là một việc. Còn người đó có buộc phải ra vẻ thánh thiện dưới mắt bạn hay không, thì lại là một việc khác.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - QUAN TÀI CON

 QUAN TÀI CON


Tại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.

Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cỗ quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có cái nắp đạy, mở được. Khách đến chơi, trông thấy, cười nói rằng:

"Người chế ra cái này dùng để làm gì?

- Nhà sư nói: Người ta có sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quí, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này ta ngắm xem, là tức khắc trong tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay nhời huấn, nhời giới của bực nghiêm sư, bài trâm, bài minh treo bên chỗ ngồi vậy".

“MAI HIÊN BÚT KỶ”

GIẢI NGHĨA

- Tô Châu: huyện Ngô thuộc về tỉnh Giang Tô bây giờ.

- Bạch đàn: thứ gỗ rắn và thơm, dùng làm đồ đạc, dùng làm hương thắp.

- Phú quí: giàu có sang trọng.

- Công danh: sự nghiệp, tiếng tăm.

- Tài sắc: tiền của, gái đẹp.

- Thị hiếu: say mê ham thích.

- Tư lự: nghĩ ngợi lo phiền.

- Huấn: nhời dạy đáng làm khuôn phép.

- Giới: câu nói để răn bảo ai.

- Nghiêm sư: ông thầy nghiêm ngặt đáng kính, đáng sợ.

- Trâm: thể văn dùng để khuyên răn.

- Minh: bài văn khắc vào cái gì để tự mình răn mình.

LỜI BÀN

Người ta sở dĩ ham mê say đắm vào thanh, sắc, danh, lợi hay liều lĩnh tàn nhẫn dám làm những việc gian ác, là thường chỉ biết có cái giống ở trước mặt chớ không chịu nghĩ tới cái chết nó đến ngay sau lưng. Cái chết vốn như con ma, ai cũng sợ, cũng ghét thật, nhưng cái chết lại chính là ông thầy, chính là bài thuốc chữa khỏi được bao nhiêu các thói tật xấu xa ở đời. Người ta mà đã đem lòng nghĩ đến cái chết, thì tự khắc mất cả lòng tham, tan cả máu ghen, hoá hết cả mọi sự mê muội mà thành ra biết thương đời người, thương đời người thì mọi sự hay, dở, phải, trái ở đời, không còn gì bợn đến tâm rất thư nhàn sung sướng vậy.

Sunday, August 13, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Kinh Nghiệm


Thán phục kinh nghiệm thần bí của  Sư, Viện Trưởng một đại học danh tiếng muốn mời  Sư làm khoa trưởng Phân Khoa Thần Học.
Ông ta tìm tới đệ tử trưởng với đề nghị trên. Người này trả lời:
- Sư thường nhấn mạnh là sống tỉnh thức chứ không dạy tỉnh thức.
- Chẳng lẽ đây là một trở ngại khiến  Sư không trở thành Khoa Trưởng Phân Khoa Thần Học?
- Cũng trở ngại như một con voi trở thành Khoa Trưởng Phân Khoa Động Vật Học vậy!

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - DỰ NHƯỢNG BÁO THÙ

 DỰ NHƯỢNG BÁO THÙ


Dự Nhượng trước thờ Phạm Trung Hàng. Trung Hàng đãi không tử tế.

Dự Nhượng bỏ đi theo Trí Bá, được Trí bá tin dùng lắm. Nhưng sau Trí Bá bị bọn Tam Tấn đánh thua, giết chết và chiếm mất đất. Trong bọn Tam Tấn có Triệu Tương Tử oán Trí Bá nhiều nhất, bắt lấy đầu Trí Bá sơn lại để làm đồ đi tiểu.

Dự Nhượng lúc đó đã trốn vào trong rừng, nghe chuyện làm vậy, than rằng:

"Tài giai nên vị người tri kỷ mà bỏ thân, làm gái nên vị người yêu thương mà lảm dáng, ta đây quyết phải báo thù cho Trí Bá mới nghe".

Bên đổi tên họ, ăn mặc giả làm bọn tù, vào cung trát chuồng tiêu, muốn thừa cơ để đâm chết Triệu Tương Tử.

Tương Tử một hôm ra nhà tiêu, bỗng dưng động tâm bắt người trát nhà tiêu ra tra hỏi, thì biết ngay là Dự Nhượng.

Dự Nhượng rút dao găm trong mình ra nói rằng:

"Ừ ta là Dự Nhượng, ta muốn báo thù cho Trí Bá đây.”

Đầy tớ Triệu Tương Tử hăm hăm chực giết Dự Nhượng. Tương Tử ngăn lại nói rằng:

"Hắn là nghĩa sĩ đó. Thôi ta tránh đi thôi. Trí Bá chết không còn con cháu, hắn là bầy tôi báo thù cho chủ, thực là hiền nhân của thiên hạ. Thôi ta tha cho hắn".

Dự Nhượng được tha, lại cạo râu và lông mày cho đổi nét mặt, sơn mình giả làm thằng hủi đi ăn xin. Vợ trông thấy cũng không nhận ra, nói rằng:

"Người này tiếng nói thì giống chồng ta, nhưng mặt mày thật không phải chồng ta”.

Dự Nhượng lại nuốt than hồng cho đổi cả tiếng nói đi. Được ít lâu, Triệu Tương Tử đi chơi, Dự Nhượng núp chực đợi dưới cầu. Nhưng lúc Tương Tử đi gần đến đầu cầu, con ngựa thốt nhiên kinh hãi lồng lên. Tương Tử nói rằng:

"Chắc lại có Dự Nhượng ở đây" Rồi sai người tìm dưới gậm cầu quả bắt được Dự Nhượng thật.

Tương Tử gọi Dự Nhượng đến trước mặt trách rằng.

"Ngươi trước thờ Phạm Trung Hàng. Phạm Trung Hàng bị Trí Bá giết, sao người không báo thù, lại thờ Trí Bá. Nay Trí Bá bị ta giết, sao mà ngươi chăm báo thù thế?

- Dự Nhượng nói:

Trước tôi có thờ Phạm Trung Hàng thật, nhưng Phạm Trung Hàng đãi tôi như bọn tầm thường, nên tôi lại lấy cách tầm thường mà ở lại. Sau tôi thờ Trí Bá, Trí Bá đãi tôi vào bực quốc sĩ, nên tôi lại lấy cách quốc sĩ mà ở lại.

- Triệu Tương Tử chép miệng than rằng:

Ngươi thờ Trí Bá cũng đã nên danh tiếng rồi đó, mà ta tha ngươi bận trước cũng đã đủ rồi. Nhưng bận này ngươi phải liệu cái thân ngươi, không tha được nữa đâu.

- Dự Nhượng nói:

Tôi nghe: Minh chúa không che lấp sự có nghĩa của người ta, trung thần không tiếc cái chết để cho nên danh tiếng. Trước ông đã khoan tha cho tôi một lần, thiên hạ ai củng biết ông là người đại lượng rồi. Còn như việc hôm nay, tôi đành xin chịu chết, nhưng tôi xin mạn phép ông, ông cho tôi được đâm vào cái áo không của ông, thì tôi dù chết cũng không oán hận gì nữa”.

Triệu Tương Tử cho là người có nghĩa, cởi áo sai đầy tớ cầm đưa cho Dự Nhượng.

Dự Nhượng rút gươm, nhẩy lên ba lần hò hét đâm vào áo và nói rằng:

"Thế này là ta báo được ơn Trí Bá rồi đây".

Nói đoạn, đâm cổ chết.

"CHIẾN QUỐC SÁCH"

GIẢI NGHĨA

- Dự Nhượng: người nước Tấn, đời Chiến quốc có tiếng là một người nghĩa sĩ.

- Tri kỷ: người biết mình.

- Thừa cơ: nhân có cơ hội, nhân dịp.

- Động tâm: tự nhiên ghê sợ, tâm không được yên.

- Thốt nhiên kinh hãi: vụt chổc kinh sợ hãi hùng

- Tầm thường: xì xằng, không có gì hơn người.

- Quốc sĩ: người tài giỏi, cả nước ai cũng phục.

- Minh chúa: ông vua sáng suốt.

- Trung thần: người bầy tôi hết lòng thờ vua.

- Đại lượng: lượng cả bao đong.

LỜI BÀN

Ta đọc bài này, thực như đi xem một tấn bi kịch có thể khiến cho ta rỏ nước mắt mà cảm cái khí khái của một người nghĩa sĩ vậy. Dự Nhượng muốn báo thù cho Trí Bá, tuy vất vả khốn thân hai lần mà không thành công, song cũng đủ tỏ được cái nghĩa vua tôi, đã đem lòng thờ ai, chịu ơn người ta, thì không sao rời bỏ được người ta, dù đến phải thí thân, cũng không quản ngại. Than ôi! Nếu Triệu Tương Tử lần trước tâm không động, lần sau ngựa không lồng, thì biết đâu tấn kịch lại không xoay đi thế khác. Nhưng ta đáng khen Dự Nhượng bao nhiêu, ta lại phải phục Triệu Tương Tử bấy nhiều. Dự Nhượng chỉ mưu sự để giết mình, thế mà bắt được để cho tự xử lấy, lại còn chiều lòng cởi áo ra cho người ta đâm vào, sao cái lòng đại độ được đến thế. Một đằng thực là chân nghĩa sĩ, mật đằng thật là biết trọng nghĩa sĩ, Dự Nhượng và Triệu Tương Tử thực là một đôi đối đầu được với nhau không xấu danh Lịch sử

Saturday, August 12, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Ngôn Từ


Các đệ tử đang say sưa luận bàn câu nói của Lão-tử:
"Biết thì không nói;
Nói thì không biết."
Khi Minh-Sư xuất hiện, họ hỏi ý nghĩa những lời nầy.
Minh Sư hỏi:
- Ai trong các con đã ngửi mùi thơm hoa hồng?
Mọi người đều trả lời có.
- Thử diễn tả xem sao?
Tất cả đều im lặng.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - THIÊN HẠ SĨ

 THIÊN HẠ SĨ


Lỗ Trọng Liên có khí tiết lạ lùng, có lòng trung nghĩa phẫn khích, không phải hạng sách sĩ mà sánh kịp được.

Kìa như con diều, con két bay cao trên đám mây; con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn, có ai dám lại gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà, giống chó. Mà diều, két hổ báo sở dĩ để cho người ta đánh bẫy được, có phải chỉ do một cái lòng thèm muốn mà thôi không?

Như Lỗ Trọng Liên thì thực không có ham muốn gì, cho nên bay cao, gầm dữ mà vẫn ngang tàng trong một đời. Người ta khen Lỗ Trọng Liên là thiên hạ sĩ rất là phải.

TIẾM THẤT TỬ  

GIẢI NGHĨA

- Lỗ Trọng Liên: người nước Tề về đời Chiến quốc là một bực nghĩa sĩ xưa nay ai cũng biết tiếng.

- Khí tiết: khí khái tiết nghĩa.

- Trung nghĩa: trung là hết lòng, nghĩa là ở phải.

- Phẫn khích: phẫn là căm giận, khích là hăng hái.

- Sách sĩ: người có mưu kế.

- Ngang tàng: khảng khái không theo thói thường người đời.

- Thiên hạ sĩ: tay giỏi trong thiên hạ, ai cũng phải phục.

LỜI BÀN

Nhà Tần giệt nhà Chu, Lỗ Trọng Liên không chịu công nhận Tần làm vua, nhẩy xuống bể chết. Cái tiết tháo của Lỗ Trọng Liên như thế, cho nên mới được tôn lên làm thiên hạ sĩ. Vậy thiên hạ sĩ là gì? Cứ theo truyện Lỗ Trọng Liên và theo câu thí dụ trong bài, thì kẻ nào có khí tiết, có trung nghĩa, biết đường tới, lui, không bụng ham muốn tức là thiên hạ sĩ vậy.

Friday, August 11, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Nguồn Gốc


Hôm ấy là ngày sinh nhật của một nữ đệ tử. Minh Sư hỏi:
- Con muốn món quà gì cho ngày sinh nhật của con?
- Điều gì có thể mang lại cho con sự tỉnh giác.
Minh Sư mỉm cười:
- Con ơi, hãy cho thầy biết, khi con sinh ra đời, con đã đi vào trần gian như một vì sao từ trên trời rơi xuống hay đã rời khỏi trần gian như một chiếc lá rụng khỏi thân cây?
Suốt ngày, nữ đệ tử nghiền ngẫm câu hỏi lạ lùng đó của Minh Sư, rồi bất chợt tìm thấy câu trả lời và tỉnh thức.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - THẾ NÀO LÀ ĐẠI TRƯỢNG PHU

 THẾ NÀO LÀ ĐẠI TRƯỢNG PHU


Cảnh Xuân hỏi thầy Mạnh Tử:

- Công Tôn Diễn và Chương Nghi nổi một cơn giận đi du thuyết, thì các nước chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ, thì thiên hạ không có chiến tranh. Hai người như thế chẳng là bực đại trượng phu ư?

Thầy Mạnh Tử nói:

- Hai người ấy gọi là đại trượng phu thế nào được! A dua, xiểm nịnh, lựa ý, chiều lòng các vua chư hầu để được quyền, được thế, cách cục hai người ấy y như đàn bà lẽ mọn, thừa thuận phục tòng. Đại trượng phu đâu có thế!

Bực đại trượng phu tâm địa chí công như ở cái nhà rất rộng trong thiên hạ, cử động mực thước thận trọng như đứng cái ngôi chính vị trong thiên hạ, công việc làm quang minh, chính đại như đi trên con đường cái trong thiên hạ. Đắc chí thì đem cái khôn ngoan học thức, thi thố cho thiên hạ được nhờ; bất đắc chí thì một mình vui vẻ giữ lấy cái hay của mình. Sự giàu sang chẳng chênh lệch được lòng, sự nghèo hèn chẳng biến đổi được nết, sự áp chế vũ lực chẳng làm toả nhục được chí... thế mới gọi là đại trượng phu.

MẠNH TỬ

GIẢI NGHĨA

- Công Tôn Diễn, Chương Nghi: hai nhà du thuyết giỏi có tiếng đời Chiến quốc.

- Du thuyết: ngôn luận biện bác một cách rất khôn khéo làm cho người ta phải nghe.

- Đại trượng phu: tài giai, anh hùng hào kiệt.

- Tâm địa: bụng dạ.

- Chí công: rất là công bình.

- Qang minh chính đại: sáng sủa, ngay thẳng, rộng rãi.

- Đắc chí: thoả cái chí muốn của mình.

- Học thức: sự học vấn khôn ngoan

- Thi thố: đem cái tài, học thức ra làm việc.

- Vũ lực: sức mạnh của nhà binh.

LỜI BÀN

Theo ý Cảnh Xuân, thì đại trượng phu chỉ là một kẻ lấy nhời nói hùng biện mà xui bẩy người ta để lấy quyền, lấy thế cho mình. Nếu như thế mà là đại trượng phu thì tiếng đại trượng phu còn có giá trị gì. Nên thầy Mạnh bác đi, mà nói rõ cho nghe thế nào mới đáng gọi là chân đại trượng phu. Rút lại thì người chân đại trượng phu tâm địa phải công bình cử động phải thận trọng, công việc phải chính đinh, không tham giàu sang, không sợ uy quyền, có tài thi thố ra được thì lấy việc ích lợi cho thiên hạ làm trọng. Ta cứ lấy những đức tính ấy ra mà hỏi, thì ở đời dễ đã được mấy kẻ chân đại trượng phu.

Thursday, August 10, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Giáo Điều


Một vị khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì ông cho rằng mình đã tìm ra Chân Lý trong những xác tín về tôn giáo của mình. Minh Sư nói với ông:
- Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành nhà toán học vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối sách và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - LÀM NHÀ CỎ CŨNG ĐỦ

 LÀM NHÀ CỎ CŨNG ĐỦ


Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không tập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy, nói:

"Các quan đời trước theo tiên quân đi sang các nước lân bang đều lập đàn hết cả, nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ dư?

- Tử Sản bảo: Vua nước nhớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đến nước nhớn thì làm nhà cỏ cũng đủ; lập đàn mà làm gì!

Ta nghe vua nước nhớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ: 1. có tội thì khoan cho; 2. có lỗi thì thứ cho; 3. có tai nạn thì cứu cho; 4. chính sách hay thì thưởng cho; 5. có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không phải cái gì là khổ sở mà yêu nước nhớn như một nhà, cho nên mới lập đàn để nêu dệt công của nước nhớn, bảo con cháu đời sau để cho việc tu đức không trễ nải.

Còn như nước nhỏ đến nước nhớn, có năm điều xấu là nước nhỏ: 1. có tội phải đi giải thuyết; 2. có điều kém phải đi xin nài; 3. có mệnh lệnh của nước nhớn phải tuân theo; 4. có việc chức công phải cung phụng; 5. có việc triều hội phải theo dõi. Nếu chẳng phải năm việc ấy, thì lại là việc đem tiền của để mừng hay để viếng nước nhớn. Phàm những việc ấy đều là tai vạ cho nước nhỏ cả. Lập đàn làm gì chỉ tổ nên những tai vạ mà làm nhục cho con cháu!"

TẢ TRUYỆN

GIẢI NGHĨA

- Trịnh: tên một nước nhỏ đời Xuân Thu ở vào huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay.

- Tử Sản: người đời Xuân Thu, học giỏi, có tài chính trị, là quan đại phu hiền có tiếng của nước Trịnh.

- Tướng lễ: trông nom giúp đỡ việc lễ nghi.

- Tiên quân: tiếng để gọi ông vua đời trước.

- Lân bang: nước bên cạnh.

- Đàn: chỗ đất đắp lên cao ráo sạch sẽ.

- Minh cáo: bảo rõ cho biết.

- Tu đức: sửa sang đức tính cho hay hơn.

- Giải thuyết: phân trần mọi nhẽ để gỡ cho ra việc gì.

- Mệnh lệnh: những điều của người trên bảo người dưới mà bắt phải làm.

- Chức cống: theo chức phận, nước nhỏ phải hiến nước nhớn những lễ vật gì.

- Triều hội: triều lả kẻ dưới chầu người trên, hội là hội họp.

LỜI BÀN

Câu Tử sản nói rất phải, khi nước nhớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ, thường thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếp là có nghĩa. Còn khi nước nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước nhớn, thì thường thường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhượng chỉ làm cái nhà túp nấp náu được là đủ rồi. Khi đã gọi là khuất thân luy người thì còn vinh hiển nỗi gì mà dềnh dang ra những sự trang hoàng dởm, ngại tai chướng mắt cho người đời mà lại để xấu lại cho con người cháu sau này nữa.

Wednesday, August 9, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 LẬT THUYỀN SANH TỬ


Có vị học tăng đến tham bái thiền sư Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi :

- Từ đâu đến ?

Học tăng đáp :

- Từ thiền sư Phú Thuyền (Lật Thuyền) đến.

Tuyết Phong cố ý hỏi :

- Biển sanh tử không có bờ qua, vì sao ông muốn lật thuyền ?

Học tăng không hiểu ý Tuyết Phong liền từ giã ra về. Học tăng kể lại cho thiền sư Phú Thuyền nghe. Thiền sư Phú Thuyền nói :

- Ông thật ngu ngốc, tại sao không nói rằng con đã vượt biển khổ sanh tử nên mới lật thuyền.

Học tăng bèn trở lại Tuyết Phong. Tuyết Phong lại hỏi :

- Đã lật thuyền, còn đến đây làm gì ?

Học tăng thưa :

- Con đã vượt khỏi biển sinh tử nên mới lật thuyền.

Tuyết Phong nghe xong, nói :

- Câu này chẳng phải của ông, do thầy ông dạy, ta gởi hai mươi gậy cho lão sư Phú Thuyền và nói rằng hãy giữ hai mươi gậy này mà ăn, còn ta với ông không quan hệ gì cả.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH

 GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH


Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.

Úc ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:

-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.

(Lưu Cơ)

Lời bàn:

Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.

Giải nghĩa:

Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.

Nhung phục: Y phục nhà binh.

Úc ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc ly Tử mà nói trong bài này.

Đại nạn sắm thuyền xa ...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.

Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.

Tuesday, August 8, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Lòng Tin


Minh Sư thường nhấn mạnh sự thánh thiện không phải là những gì người ta phải làm, đúng hơn là điều mình cho phép xảy ra. Vì một số đệ tử không hiểu rõ điều đó, nên Minh Sư trả lời bắng cách thuật câu chuyện sau đây:
- Có một con rồng một chân ngày kia nói với con rết (trăm chân): "Làm sao bạn có thể điều khiển tất cả bao nhiêu chân đó được? Riêng tôi, tôi chỉ có thể điều khiển mỗi một chân mà thôi." Con rết trả lời: "Thật ra, tôi chả điều khiển gì hết."

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - TƯ TƯỞNG LÃO TỬ

 TƯ TƯỞNG LÃO TỬ


Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xâu; cái hay mà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay, là cái hay rất dở.

Để thân lại sau, mà thân được ở trước; gác thân ra ngoài mà thân vẫn còn mãi. Thế chẳng phải là bởi mình không lòng riêng, cho nên mới được thoả lòng riêng ư?

Tuy là cương cường, nhưng giữ tính mềm mỏng.

Tuy là sáng sủa, nhưng giữ cách mờ tối.

Tuy là vinh hiển, nhưng giữ lối tầm thường.

Học cho rộng trí khôn thì một ngày một hay; tìm nhẽ huyền bí, lâu hoá vẩn vơ, thì một ngày một dở.

Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết; cùng hùa cái dở của đời với mình mà vẫn trong sạch.

Có ba điều quí báu: một là từ; hai là kiệm, ba là chẳng dám phạm vào việc bất tường của thiên hạ.

Ta mà lo phiền, sợ hãi là vì ta có thân ta, đến khi ta đã không có thân ta, thì ta còn có lo phiền, sợ hãi gì nữa.

LÃO TỬ

GIẢI NGHĨA

- Huyền bí: sâu sa khó biết, khó hiểu.

- Thân thiết: gần gũi yêu mến.

- Cương cường: cứng cát, mạnh bạo.

- Từ: nhân đức, tình thương yêu.

- Kiệm: có tiết chế không xa phí.

- Bất tường: việc dở, việc chẳng tốt mà ai cũng không thích.

LỜI BÀN

Ba câu trên là nói được lại cái thói đời, câu 1 cái ngược ấy là dở, câu 2 và 3 cái ngược ấy lợi cho mình, câu 4 nói cách học hành, câu 5 nói cách xử thế, câu 6 nói các đức tính nên có, câu 7 nói sự lụy thân. Những câu vặt này tuy mỗi câu nói một việc, nhưng tựu trung câu nào cũng hàm súc một cái tư tưởng vô danh, vô vi là cái tôn chỉ của đạo Lão.

Đạo của Lão Tử cốt ở vô vi. Muốn cho thành được vô vi, thì người ta trước hết phải vô dục, vô cầu, vô tranh, vô danh như những câu nói trong bài này. Khi đã được như thế, thì mỗi cảnh có một cái thú cho mình, cái sướng cho người, loài người ở với nhau được hoà bình mà không mấy khi xảy ra sự tàn hại lẫn nhau nữa. Phải thật, đến đem đức mà báo oán, thì còn oán nào mà chẳng tan!


Monday, August 7, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Biết Rõ


- Tỉnh thức mang lại lợi ích gì cho thầy?
- An vui.
- An vui là gì?
- Là biết rõ rằng khi mất tất cả chỉ như mất một món đồ chơi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Quí lời nói phải

 QUÍ LỜI NÓI


Vua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan đi hầu đông đủ cả.

Vua hỏi: "Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạy ra ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường bây giờ ở đâu không?"

Các quan yên lặng không ai giả nhời cả.

Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo, đứng dậy, thưa rằng:

"Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?

Vua nói: Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người già chưa chết hết, người trẻ đã nhìn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi.

- Thanh Quyên nói: Nếu nhà vua khéo sửa sang chính sách nước Tấn, trong được lòng quan, ngoài được lòng dân, thì dù cho còn con nhà họ Loan mà làm gì được nhà vua. Nhưng nếu nhà vua không sửa sang chính sách nước Tấn, trong mất lòng quan, ngoài mất lòng dân, thì ngay những người ngồi trong thuyền này, ai cũng là con nhà họ Loan cả.

Vua khen:

- Ngươi nói phải lắm".

Rồi sáng hôm sau cho đòi Thanh Quyên đến, ban cho một vạn mẫu ruộng.

Thanh Quyên từ không nhận.

Vua nói: "Lấy một vạn mẫu mộng ấy đổi lấy một nhời nói kia, kể ra nhà ngươi còn thiệt mà quả nhân còn lợi nhiều, nhà ngươi cứ lấy.

Ấy người đời cổ quí nhời nói như thế đấy.

THI TỬ

GIẢI NGHĨA

- Tấn: tên một nước đời Xuân Thu ở vào vùng Sơn Tây ngày nay.

- Loan Doanh: người nước Tấn, đời Xuân Thu, làm quan hạ khanh, sau phải tội giết cả họ.

- Cấm cố: giam cấm ở riêng một nơi rất là nghiêm ngặt.

- Phục thù: báo lại kẻ đã làm oan uổng sỉ nhục mình hay người có can hệ với mình.

- Chính sách: công việc xếp đặt để cai trị.

- Quả nhân: nghĩa đen là người ít đức, tiếng vua dùng để tự xưng, một cách khiêm tốn.

- Thi tử: người nước Lỗ đời nhà Chu, thày học Thương Ưởng, có làm sách hai mươi thiên.

LỜI BÀN

Sợ người phục thù, mà muốn giết chết hết cả họ người ta, thế là tàn nhẫn mà đã chắc trừ hẳn được hết mối oán thù chưa, hay lại chỉ gây cho mối oán thù càng to lên. Nhà có quyền thế chỉ có thể giết chết được người, chớ có bao giờ ghét chết được bụng người. Cho nên lo sợ như vua Tấn đây là chỉ biết lo sợ người ngoài muốn làm hại mình mà thôi. Sao cho bằng phỏng bị như Thanh Quyên, mới là biết tự làm cho mình khoẻ hơn. Sợ người, nhưng người không phải là mình, sợ sao cho được, chớ làm cho mình khoẻ, dù cho người ngoài đáng sợ cũng không cần sợ. Khi mình là người có đức, thì ai cũng là bạn mình cả, thì dù có cừu địch, cừu địch cũng không làm gì nổi. Chớ nếu mình là người tàn ác, thì đến cả những người ở ngay bên mình cũng thành ra cừu địch mà hại mình được cả. Thanh Quyên tỏ bày cái ý ấy rất phải mà vua Tấn biết nghe cũng là đáng khen lắm vậy.

Sunday, August 6, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Thiên Đàng


Một đệ tử bị ám ảnh bởi ý nghĩ về cuộc sống sau khi chết. Minh Sư nói với anh:
- Tại sao con phải mất thời giờ nghĩ tới thế giới bên kia?
- Nhưng có thể nào không nghĩ tới được sao?
- Được chứ.
- Làm thế nào?
- Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay tại bây giờ và nơi đây.
- Và thiên đàng ở đâu?
- Ở tại nơi đây và bây giờ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Tiễn một lời nói

 TIỄN MỘT LỜI NÓI


Đức Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ ông Lão Đam, hỏi nhạc ông Thành Hoằng, xem xét cả giao xã, minh đường, cùng triều đình, tôn miếu.

Khi giở ra về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng: "Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng nhời nói. Ta tuy không được giàu sang, nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn ngươi một nhời nói vậy.

Này, phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả.

- Đức Khổng Tử nói: Vâng, xin kính theo nhời người dạy".

Khi đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, học trò của ngài mỗi ngày một đông.

"GIA NGỮ"

GIẢI NGHĨA

- Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu, sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyện Châu và Bỉ Tứ tỉnh Sơn Đỏng ngày nay.

- Chu: tên chỗ kinh đô Thiên tử nhà Chu đóng.

- Lão Đam: tức là Lão tử, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.

- Trành Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội, bị giết.

- Giao: nơi vua tế giời và ngày đông chí, cho nên tế Giao tức là tế Giời.

- Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế Xã tức là tế Đất.

- Minh đường: nhà của nhà vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo, cùng làm những diều lễ nhớn.

- Triều đình: nơi thần hạ chầu vua, mà chính sự trong nước đều ở đấy mà ra cả.

- Tôn miếu: nhà thờ tổ tôn của vua.

- Tiễn: đưa chân ai đi đâu.

- Nhân hậu: có lòng thương yêu và rất tử tế.

- Thông minh: nghe hiểu ngay, trông biết ngay.

- Nghị luận: bàn bạc khen chê.

LỜI BÀN

Khổng Tử có thực gặp Lão Đam không? Lão Đam có dám lên địa vị dạy Khổng Tử như câu trong bài này và Khổng Tử có phải đợi Lão Đam nói mới rõ cái nhẽ hàm trong câu ấy không? - Ta không biết. Nhưng bài này làm ra cũng có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhau, có nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là nhời Lão Đam như có ý khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái nhẽ trái, phải của vua các nước chư hầu, rằng nếu cứ nay đây mai đó như thế mãi thì có khi nguy đến tính mịnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo như thế mà đạo của Khổng Tử được tôn hơn, học trò của Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng thị biết nghe Lão thị, tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi

Saturday, August 5, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Thiên Nhiên


Một diễn giả cho biết chỉ cần một phần rất nhỏ trong những số tiền khổng lồ mua bán vũ khí hiện nay sẽ đủ để giải quyết mọi vấn đề vật chất của toàn thể nhân loại.
Sau bài diễn văn, đương nhiên các đệ tử phản ứng:
- Vậy tại sao người ta ngu muội đến thế?
Minh Sư trịnh trọng trả lời:
- Bởi vì người ta chỉ biết đọc những quyển sách in mà thôi. Họ đã quên nghệ thuật đọc những quyển sách chưa hề xuất bản.
- Xin thầy cho chúng con một thí dụ về một quyển sách chưa hề xuất bản.
Nhưng Minh Sư không cho thí dụ nào.
Ngày kia, họ cứ dai dẳng hỏi, Minh Sư trả lời như sau:
- Tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng rên rĩ, tất cả đều vang vọng Chân Lý. Cỏ cây hoa lá chỉ cho ta Con Đường trở về. Các con hãy lắng nghe! Hãy nhìn xem! Chính đó là điều phải đọc!

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Cách làm cho khỏi tức giận

 CÁCH LÀM CHO KHỎI TỨC GIẬN


Người ta ở đời, đối với loài người mà gặp phải kẻ xử với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như đi trong bụi rậm, áo vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại, gở dần ra mà thôi. Cái gai góc kia có biết gì mà đáng giận?

Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan được ngay. Cổ nhân có câu nói:

"Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không nhỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ nhỡ tạt phải ta, ta nghĩ cho cùng, có gì mà đáng giận".

Ba cấu tự phản của ông Mạnh Tử, thật là cái phép để giữ thân, cái phương để nuôi tính vậy.

Vì nếu ta chỉ một mực thấy cái trái của người, thì ngay như anh em, vợ con, bè bạn, tôi tớ cho đến con gà, con chó trong nhà, thật cũng có nhiều lúc đáng làm cho ta bực.

Nếu ta việc gì cũng biết tự phản thì sự tức giận mười phần giảm ngay năm phần. Thật chẳng khác nào như người đang phải bệnh nóng sốt mà được uống bài thuốc thanh lương vậy.

"BẢO HUẤN"

GIẢI NGHĨA

- Cổ nhân: người đời trước.

- Ba câu tự phản: ba câu tự mình hỏi mình, xét lại mình đã thật là nhân hậu chưa, đã thật là lễ phép chưa, đã thật là khôn ngoan chưa.

- Giảm: bớt đi.

- Thanh lương: mát lạnh, tức là giải nhiệt.

LỜI BÀN

Ở đời cứ kể thực có lắm điều khiến cho ta phải lấy làm tức giận. Mà cái nguyên lai của sự tức giận là do ở như cái ta chỉ biết có người, trách người, mà không biết có ta, trách chính ta vậy. Sự tức giận vốn là một sự không may, chẳng những không có lợi gì, mà lắm khi nóng tiết quá, lại sinh mất khôn, sinh ra tai hại nữa. Vậy hoài hơi mà giận người dưng. Mà cái cách giữ cho khỏi giận không gì bằng những lúc đáng giận, mình tự phản ngay lại mình, coi như vướng phải cái gai, gặp phải cơn gió một lúc qua rồi lại gỡ được, lại thoát ngay được lập tức.


Friday, August 4, 2023

Suy Niệm Trong Ngay


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Tử Vong


Có một đệ tử van xin Minh Sư chỉ bảo Minh Triết, Minh Sư nói:
- Con hãy làm thử điều nầy: nhắm nghiền mắt lại và tưởng tượng con bị rơi xuống vực thẳm với mọi vật đều bị lôi cuốn theo con. Mỗi khi con bám vào bất cứ vật gì để khỏi bị rơi thì con nên biết rằng vật đó cũng đang rơi.
Sau khi thử như thế, đệ tử không còn là một người như trước nữa.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - CÁCH BIẾT LÒNG NGƯỜI

 CÁCH BIẾT LÒNG NGƯỜI


Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết giời.

Giời thì hàng năm có xuân, hạ, thu, đông, hàng ngày còn có buổi sáng, buổi tối, ta do thấy mà biết được.

Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng, có kẻ trong rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ngu độn, có kẻ ngoài rõ như vững vàng, thư thả mà trong rối rít nóng nẩy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường như thế.

Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, uỷ cho tiền của để xem có nhân, bảo cho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì hoạ mới có thể biết được người.

TRANG TỬ TUYẾT

GIẢI NGHĨA

- Nham hiểm: cao ngất và hiểm nghèo.

- Cẩn hậu: cẩn thận trung hậu.

- Kiêu căng: khinh người và khoe khoang.

- Diện mạo: mặt, dáng.

- Trung: hết lòng, thật lòng ăn ở với ai.

- Kính: tôn trọng.

- Tài: cái giỏi hơn người.

- Trí: khôn ngoan.

- Tín: nói hay hứa thế nào làm y như thế.

- Nhân: tính thân yêu coi người như mình.

- Nguy biến: hiểm nghèo biến cố.

- Tiết: một lòng một dạ không ai chuyển được.

- Cử chỉ: dáng điệu cất nhắc làm công kia việc nọ.

- Phiền tạp: nhiều, rối.

- Thần sắc: tinh thần nhan sắc hiện ra ngoài mặt người ta.

LỜI BÀN

Khéo thật! Người ta chỉ cách nhau một lần da, mà ai đã chắc biết được ai! Sông còn đó, núi còn đo được, vì nó hiển hiện ra ngoài, chớ lòng người xét. Cho nên ta chỉ trông thấy bề ngoài, thì ta chớ đã vội tin bên trong. Trong, ngoài thường khi trái hẳn nhau. Ta phải đế tâm nhận cho kỹ; ta phải biết cách xem cho tường. Đoạn dưới bài này, tác giả chính bảo nào là trung, tín, là tài, trí, là nhân, tiết, v.v. Cái cách ẩy kể cũng không khó, chỉ cốt phải đưa người ta hẳn vào việc làm hay khiến người ta làm trái lại sự thực để dỏ cho biết sự thực.

Thursday, August 3, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Dòng Chảy


Khi biết chắc Minh Sư sẽ từ trần, các đệ tử vô cùng thất vọng.
Minh Sư tươi cười bảo họ:
- Các con không thấy rằng cái chết làm cho đời sống đáng yêu sao?
- Dạ không. Chúng con chỉ ước mong thầy đừng bao giờ chết.
- Bất cứ cái gì thực sự sống đều phải chết. Các con hãy nhìn xem bông hoa: chỉ những hoa giả mới không chết.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

 KÍNH GIỮ TẤM LÒNG


Khi có mối thiện nảy ra, thì kính giữ tâm lòng như ăn cho nó, như ôm đứa con đỏ đi trên mặt váng mùa xuân, như cầm hòn ngọc bích quí muôn vàng đi men trẽn sườn núi cao nghìn trượng chỉ sợ đánh rơi mất.

Khi có mối bất thiện xảy ra, thì kính giữ tấm lòng như sợ thuốc độc đổ vào bát canh, như có rắn, có cọp chặn ngang đường mà mong tránh đi, như có trộm cướp đến nhà chỉ mong làm sao mà đánh nó cho kỳ được.

DƯƠNG MINH TỬ

GIẢI NGHĨA

- Thiện: điều lành.

- Mặt váng: tức là lượt băng đóng ỏ trên mặt nước các sòng, hồ, vân vân.

- Bất thiệt: tức là ác.

LỜI BÀN

Bài này về cách tu thân, mà cách tu thân rút lại có theo làm điều thiện, trừ bỏ điều bất thiện đi mà thôi. Muốn thế thì tất phải lưu tâm đến điều thiện và điều bất thiện tự khi nó mới nảy mầm ra, một bên thì quí báu cố giữ lấy cho được bền lâu, một bên thì kinh sợ cố làm thế nào mà tránh được cho xa.

Wednesday, August 2, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Toàn Năng


Minh Sư không bao giờ khuyên ai vào tu viện sống. Minh Sư nói:
- Muốn tìm lợi ích của sách, bạn không cần thiết phải sống trong thư viện.
Có khi Minh Sư còn nói một cách quả quyết hơn:
- Bạn có thể đọc rất nhiều sách mà chẳng bao giờ đặt chân vào một thư viện nào cả; cũng như thực hành tu học mà chẳng bao giờ vào một đền thờ nào.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Tính người ai cũng thiện

 TÍNH NGƯỜI AI CŨNG THIỆN


Mặt giăng soi xuống muôn mặt sông, sông nào cũng có bóng sáng mặt giăng. Giời sinh ra mọi người, người nào cũng có tính của giời.

Bóng thì chẳng đâu là không sáng, tính thì chẳng ai là không lành. Vậy mà cũng có chỗ sáng, chỗ không sáng là nước có chỗ trong, chỗ đục khác nhau, cũng có người thiện, người bất thiện vì khí bẩm có người thuần, người tạp khác nhau. Nếu nước mà làm cho trong trẻo, thì giăng soi vào, nước nào cũng sáng, người có công rèn giũa biến hoá khí chất thì tính người nào cũng lành.

PHỤC NGUYÊN TỬ

GIẢI NGHĨA

- Tính: chất của người ta đã có sẵn tự lúc mới sinh ra.

- Khí bẩm: tính tự nhiên giời sinh ra vốn thế.

- Thuần: chỉ có tính một thứ không có gì lẫn vào.

- Tạp: lẫn lộn nhiều thứ.

- Rèn giũa: rèn loài kim, giũa đá ngọc đây là nói sửa sang tính nết.

- Biến hoá: đổi hình nọ ra hình kia, đây có ý nói bỏ cái dở hoá ra cái hay.

LỜI BÀN

Đức Khổng Tử thì cho rằng: “Tính vốn gần như nhau, sau vì sự tập quen mà xa khác nhau". Thầy Mạnh Tử thì cho rằng: "Người ta chẳng có ai là bất thiện“. Bài đây cũng là theo cái thuyết của Khổng, Mạnh cho rằng tính vốn thiện cả, nhưng vì cái khí bẩm khác nhau mà tính hoá khác nhau. Ta không được rõ hẳn cái khí bẩm là thế nào, ta chỉ biết người ta thực cũng có kẻ thiện, người ác không giống nhau. Mà muốn mong cho người ác hoá thiện, thế tất phải cạy nhờ ở công học tập nhiều lắm.