Thursday, October 30, 2014

Ngày 30-10-2014 - Khởi Nguồn Chánh Pháp

Ái tham, sân hận xả ly
Hình hài bất tịnh có chi bận lòng

BÀ LA MÔN MAGANDHIYA NHÌN THẤY DIỆN MẠO PHI PHÀM CỦA ĐỨC PHẬT MUỐN GẢ NGƯỜI CON GÁI XINH ĐẸP CHO NGÀI. ĐỨC PHẬT KHAI THI CHO ÔNG BÀ CHỨNG QUẢ NHẬP LƯU.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Như cánh chim bay

Như cánh chim bay
Bài sưu tầm

Nếu bạn không mơ mộng và lên kế hoạch thực hiện giấc mơ, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được.
Bàn tay túa mồ hôi, ly nước lạnh đã làm dịu cơn khát nhưng không làm giảm được sự căng thẳng vốn có trong không khí ngày thi đấu hôm nay tại giải Olympic Trẻ Toàn Quốc. Sào đang ở mức 17feet, cao hơn thành tích tốt nhất của anh 3 inch. Michael Stone đang đương đầu vớI một ngày gian nan nhất trong sự nghiệp nhảy sào của mình. Nhưng đây cũng chính là ngày Michael Stone thực hiện giấc mơ mình tìm kiếm bấy lâu nay…

Michael còn nhớ, ngày bé anh toàn mơ được bay. Mẹ Michael kể bao nhiêu là chuyện về bay lượn khi anh lớn dần. Những câu chuyện kể về một vùng đất được nhìn từ trên cao, đầy màu sắc và niềm đam mê. Nhưng cũng có một giấc mơ luôn lặp lại, Michael thấy mình đang chạy trên đường làng, cảm nhận được các viên đá dưới chân, chạy xuống dải lúa mì vàng óng, anh vượt lên chuyến xe lửa đang băng qua cánh đồng đầy gió. Hít một hơi thật sâu, Michael bay bổng lên khỏi mặt đất, tung cánh lên như chim đại bàng.

Cha anh, thì ngược lại, không phải là người mơ mộng. Bert Stone là người rất thực tế. Khẩu hiệu của ông là: Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao động để đạt được điều ấy! Và từ năm 14 tuổI, Michael đã nỗ lực luyện tập môn nhảy sào vì theo cậu đây là cách tốt nhất để thực hiện ước mơ bay.

Michael đang là một trong hai đấu thủ cuối cùng ở vòng chung kết cuộc thi nhảy sào tạI Olympic Trẻ Toàn Quốc. Anh vượt qua mức sào 17 feet 2 inch và 17 feet 4 inch, và giờ là lượt nhảy đợt cuối. Nếu thất bại, anh sẽ chỉ xếp thứ hai. Không có gì phải xấu hổ nhưng Michael không cho phép mình nghĩ đến việc không chiếm vị trí cao nhất.

Lăn một vòng rồi thực hiện động tác xuất phát, anh biết mình đang đi trên đường chạy quan trọng nhất trong cuộc đời. Lần này dường như đường chạy hơi khác. Anh thoáng giật mình và rồi có cảm giác như đang chạm vào đống cỏ khô ẩm ướt. Mức sào đã được nâng cao hơn 1inch. Chỉ 1 inch cao hơn kỷ lục quốc gia. Quá căng. Michael bắt đầu thấy hồi hộp, chính xác là sợ hãi. Và rồi từ đâu đó, từ sâu thẳm trong tâm hồn, anh mường tượng thấy mẹ trong giờ khắc này. Rất đơn giản. Ngày trước mẹ luôn dặn khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, hoặc khiếp sợ thì hãy hít thật sau vào.

Anh đã làm như thế, vừa thả lỏng, vừa nhẹ nhàng gác sào lên chân mình, bắt đầu. Im lặng đến ngạt thở. Khi nghe tiếng hót xa xăm của những chú chim cổ đỏ bay lượn trên cao, anh biết đã đến lúc mình bay.

Lúc bắt đầu chạy nước rút, anh cảm thấy như mình trở về những gì rất quen thuộc . Mặt đất dưới chân giống con đường làng, những viên đá những mảng bụi và dải đồng lúa mì vàng óng. Anh hít một hơi thật sâu, và bắt đầu bay, bay lên mà không cần gắng sức, bay lên như anh đã từng mơ trong giấc mơ ngày bé. Chỉ có điều anh biết lần này không phải là mơ. Đây là thật. Michael bay vút lên dũng mãnh như một chú đại bàng.

Anh biết cha mẹ cũng đang mỉm cười, có khi phá ra cười. Anh đâu biết rằng cha anh đang ôm chầm lấy mẹ anh mà khóc. Phải. Cái ông Bert Stone vẫn bảo : “Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao động để đạt được điều ấy!" đang khóc rinh rích với những giọt nước mắt tuyệt vời: những giọt nước mắt tự hào. Michael vượt qua mức 17 feet 6.5 inch - đạt kỷ lục Olympic Trẻ quốc gia và thế giới.

Giờ đây, không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đều biết tới anh, cảm phục anh và nhiều người xem anh là thần tượng, là tấm gương để noi theo.Tại sao vậy?

Chắc chắn không phải vì anh là người vừa lập kỷ lục thế giới, cũng không phải anh là người tăng mức sào lên 9.5inch. Đơn giản lắm, anh là một người mù.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

BẢN SAO



Một vị tăng thủ tọa đến chào Gyokuzan, vị sư thứ 21 của chùa Kiến Trường. Thủ tọa hỏi mượn sư các bài thuyết pháp của Thiền sư Đại Giác, người sáng lập chùa Kiến Trường, về Lâm Tế Lục.

Sư ngồi im lặng hồi lâu rồi hỏi:

- Ông đã sao chép chưa?

Thủ tọa đáp:

- Sao, con chưa có mượn mà.

Sư nói:

- Thiền của Lâm Tế là tâm tâm tương thông--ông cần chữ viết để làm gì? Nếu ông muốn có chữ viết, hãy dùng núi Ashigara làm bút, bờ biển Yui làm nghiêng mực mà sao chép.

Thủ tọa hét một tiếng Katsu! và nói:

- Con đã sao xong.

 Thiền và Đạo Thuật)

Chuyện Xưa Tích Cũ - Nữ anh hùng Bùi Thị Xuân

NỮ ANH HÙNG BÙI THỊ XUÂN
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Sau khi thâu phục được sơn hà, vua Gia Long ra lệnh xử tử vua Tây Sơn (Quang Toản) cùng các vị tướng lãnh của Tây Sơn như quan Thiếu phó Trần Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân.

Trần Quang Diệu bị tội lột da.

Kế đến lượt đứa con gái của Trần Quang Diệu. Đứa con gái ấy mới chừng mười lăm tuổi. Khi thấy voi tiến tới quất giết mình, đứa gái la hoảng: -Mẹ ơi! Cứu con.

-Chân tay của mẹ bị trói hết rồi không phương nào cứu được. Con hãy vui lòng mà chết luôn với mẹ cha, còn hơn là sống với bọn này.

Con voi quơ vòi, cuốn đứa con gái, quăng lên trời rồi đưa hai ngà ra hứng. Hai lần như vậy, đứa con gái chết hẳn.

Bà Bùi Thị Xuân không thay đổi sắc mặt. Bà bước tới trước con voi nọ. Bọn đao phủ ra lệnh cho bà phải quỳ xuống để con voi dễ quấn.

Bà không tuân lệnh, cứ bước tới như hăm dọa. Con voi thối lui. Bọn đao phủ phải cầm gươm đâm voi nọ, chọc tức. Voi bước tới quấn bà, thảy lên rồi đưa hai ngà ra hứng. Nhìn xác của bà, ai nấy đều khâm phục. Bà dùng lụa mà quấn sẵn chung quanh ngực, bụng, bắp vế. Lớp quần áo ngoài tuy rách nát nhưng bà không lõa lồ chi hết. Bà đã đoán trước cực hình này đôi ba ngày, nên đã chuẩn bị thân thể trước.

Bùi Thị Xuân là một nữ tướng can đảm đã từng chống giữ lũy Trấn Ninh.

Nay ở Sài Gòn có tên đường Bùi Thị Xuân để kỷ niệm gương can đảm, tiết liệt của bà.

Chuyện cười trong ngày

Nguồn Gốc Khác Nhau

Trong lớp giáo lý, thầy giảng bài:

- "Tổ tông loài người là ông Ađam và bà Evà..."

Tèo đứng lên trả lời:  "Thưa thầy, nhưng Bố em bảo con khỉ mới là tổ tiên của ta."

Cả lớp ồn ào, bàn cãi. Ông thầy bèn đập tay lên bảng thật lớn yêu cầu giữ trật tự và nói:

- "Em tèo, rất tiếc, lúc này chúng ta không bàn về gia đình của em!!!"

Wednesday, October 29, 2014

Ngày 29-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Chưởi người, người chẳng sân si
Tự mình nhận hết những gì thốt ra

BÀ LA MÔN AKKOSAKA BHÀRADVÀJA MẠ LỴ ĐỨC PHẬT. BẬC ĐẠI BI DẠY RẰNG AI MẮNG CHƯỞI NGƯỜI KHÔNG PHẨN NỘ THÌ CHÍNH MÌNH NHẬN TẤT CẢ. BÀ LA MÔN TÌNH NGỘ QUI Y.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center 

Chuyện ngắn - 10 phần trăm

10 phầm trăm
Bài sưu tầm

Nhiều năm trước, một cậu thanh niên đã phải tự quyết định rời gia đình đi kiếm sống bởi cha mẹ cậu quá nghèo. Gói ghém mọi thứ hành lý, cậu tìm đường lên thành phố New York, nơi mà sau này cậu gầy dựng sự nghiệp của mình, bắt đầu từ một người thợ làm xà phòng. 

Tìm được việc ở thành phố lớn thật khó khăn. Luôn nhớ lời mẹ dặn, câu đinh ninh rằng mình sẽ đóng góp tiền vào việc từ thiện mỗi khi nhận được tiền lương.

Lần cầm đồng đôla đầu tiên, cậu đóng 10 xu cho quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện giới thiệu cậu với một người khác cũng thường làm từ thiện. Người này lại tiếp tục giới thiệu xưởng làm xà phòng của cậu. Dần dần, xưởng sản xuất xà phòng của cậu và người bạn nhận được hợp đồng từ những nhà máy lớn. vài năm sau, bạn cậu mất và cậu thanh niên trở thành chủ duy nhất của xưởng, nay làm ăn đã rất khấm khá. 

Ông chủ giàu có – cậu thanh niên sau này vẫn luôn giữ thói quen dành ra 1/10 những gì mình kiếm được cho từ thiện và giúp đỡ những người khó khăn. Công việc ngày một tốt hơn và ông quyết định dành 2/10 số tiền kiếm được cho từ thiện. Con số tăng lên 3/10 và cuối cùng là 1/2. Và số tiền dành cho từ thiện tăng lên thì dường như sản phẩm của công ty ông xuất hiện trong mọi gia đình trên thế giới. 

Ông chủ ấy chính là William Colgate.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

VẼ TÁNH



Ekichu, vị sư thứ 17 của chùa Thọ Phúc, nổi tiếng là một họa sĩ. Một hôm Nobumitsu đến gặp sư và hỏi sư có thể vẽ được hương thơm tả trong câu thơ nổi tiếng, “Qua hoa rồi, vó ngựa còn thơm”. Sư liền vẽ chiếc vó ngựa có bầy bướm vờn quanh.

Rồi Nobumitsu dẫn một câu khác, “Gió xuân mơn man thổi qua bờ sông”, và yêu cầu vẽ bức tranh gió nhẹ mơn man. Sư liền vẽ một cành liễu đong đưa .

Nobumitsu đọc lên câu nói lừng danh của Thiền, “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Anh ta yêu cầu vẽ bức tranh về tâm. Sư lấy cây cọ quẹt nhẹ lên mặt Nobumitsu một vệt. Chiến sĩ ngạc nhiên và bực tức. Sư liền phác họa bộ mặt tức giận ấy.

Rồi Nobumitsu yêu cầu vẽ một tranh về tánh như trong chữ “thấy tánh”. Sư bẻ gãy cây cọ, nói:

- Đó là bức tranh.

Nobumitsu không hiểu và sư bảo:

- Nếu anh không có con mắt thấy đó thì anh chẳng thấy được.

Nobumitsu nói:
- Hãy lấy cây cọ khác vẽ tánh đi.

Sư bảo:

- Hãy chỉ tôi thấy cái tánh của anh rồi tôi vẽ cho.

Nobumitsu không lời để nói.

 (Thiền và Đạo Thuật)

Chuyện xưa tích cũ - Người chết trả ơn

NGƯỜI CHẾT TRẢ ƠN
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ở tỉnh Bắc Ninh, một chú thợ khéo léo được vua đòi về Huế để xây cất hoàng thành.

Mới đến Nghệ An, chú thợ nhuốm bệnh mà chết bên sườn núi. Liền theo đó, mối bu lại làm ổ, đùn lên như nấm mộ. Mấy đứa con của chú không hay biết cha mình chết trong trường hợp nào, ngày nào, mồ mả ở đâu để cúng giỗ. Tuy họ được làm quan vinh hiển nhưng trong lòng không nguôi. 

Kế bên nấm mộ nọ, có anh nông phu tên là Khá, thấy mộ bỏ hoang, hằng ngày anh tới lui chăm sóc. Hôm nọ, đang cày ruộng thình lình anh gặp một người lạ tới mời đi ăn giỗ. Hỏi ở gần hay ở xa, người nọ đáp: “Cứ đi theo tôi.” 

Anh nông phu than rằng mình nghèo quá, không có áo lành lẽ. 

Người nọ nói: “Đừng lo, tôi có cái áo này cho anh mượn mặc đỡ.” 

Rồi nắm tay anh mà dắt đi về phía đầu làng. 

Chập sau, đến nơi cúng giỗ. Anh nông phu nọ hơi ngạc nhiên vì toàn là người lạ. Nhưng đói quá, anh cúi đầu ăn no say rồi ngã lăn ra ngủ. 

Người bạn nói: “Mình đi về là vừa.” 

Anh nông phu nọ vì chưa tỉnh rượu nên trả lời: -Anh về trước đi. Tôi về sau cũng được. Đường về gần chớ xa xôi gì. 

Người bạn nói: -Vậy thì anh trả áo lại cho tôi về trước. 

Anh nông phu cởi áo ra trả, rồi nằm ngủ luôn giấc trưa. Chừng tỉnh rượu thì hô hô! Chung quanh toàn là người lạ, cảnh lạ. Người trong nhà cũng ngạc nhiên không biết anh nông phu nọ là ông khách nào. Chừng hỏi han đầu đuôi, họ đoán rằng: “Có lẽ nấm mộ nọ là của cha mình. Bấy lâu nay anh nông phu này có công giữ gìn nên cha mình trả ơn lại, mới mời về đây ăn giỗ.” 

Sau đó, họ đền ơn anh nào vàng bạc, lụa là. Từ Bắc Ninh, anh nông phu phải đi bộ sáu ngày đường để về đến quê nhà Nghệ An. Đến nơi vợ con chưng hửng vì hổm rày ngỡ là anh bị cọp bắt chết rồi …

Chuyện cười trong ngày

Ông ta là vị thánh

Vị mục sư ở nhà thờ đó qua đời và một người mới đến thay. Ông mục sư mới đến thay, vị này không những nhìn thấu tim đen của đôi vợ chồng kia mà còn luôn đưa ra những nhận xét thẳng thắn về họ trước đám con chiên khiến hai người nhiều phen xấu hổ.
Mục sư mới cũng là người thuyết giảng rất hay. Vì vậy, số người đến nghe ngày càng đông khiến ông phải vận động gây quỹ để xây dựng nhà nguyện mới, rộng hơn.
Đúng thời điểm đó, người chồng của gia đình kia đột ngột qua đời. Bà vợ tìm đến nhà thờ với một tấm chi phiếu có giá trị lớn, đủ để trang trải phí tổn cho việc xây nhà nguyện mới. Điều kiện bà đặt ra là, trong lễ tang của chồng mình, mục sư phải gọi ông chồng quá cố của bà ta là một vị thánh. Ông mục sư suy nghĩ hồi lâu rồi nhận lời và đút tờ chi phiếu vào túi.
Thế nhưng, đến lúc làm lễ tang, vị mục sư bộc trực không kiềm chế được, ông nói:
- Đây là một người có tâm địa hiểm độc. Một kẻ dối trên lừa dưới, xảo trá, gian manh, để đạt được mục đích sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn nào…
Chợt nhớ ra cam kết của mình với bà vợ của người chết, ông mục sư ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Nhưng so với người vợ, ông vẫn là một vị thánh.
- !!!

Tuesday, October 28, 2014

Ngày 28-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Lụy chi bất tịnh hình hài
Khổ chi tự trói bằng dây kiết thằng

PRAKRITĪ, THEO NGOẠI SỬ, ĐEM LÒNG QUYẾN LUYẾN TÔN GIẢ ĀNANDA. SAU NẦY ĐƯỢC ĐỨC PHẬT GIÁO HÓA CỞI BỎ DÂY TRÓI BUỘC ÁI DỤC.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Phần thưởng

Phần thưởng 
Bài sưu tầm

Khi nghệ sĩ lừng danh Burt Lancaster còn là một đứa bé nghèo ở thành phố New York, ông vẫn thường có những giấc mơ rất trẻ con về những que kem sôcôla quyến rũ. Lúc đó đồng 25 cent đối với ông là cả một gia tài.
Một ngày kia đi ngang qua một ngân hàng, cậu bé Burt bất chợt thấy một tờ 20 đôla nằm dưới đất chỗ bãi đậu xe. Đó là số tiền lớn nhất mà Burt từng thấy khiến tim cậu như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Cậu cúi xuống lượm bỏ vào túi quần và liên tưởng ngay đến những que kem cũng như những món đồ chơi mà cậu từng mơ ước. Nhưng ngay lúc đó, có một phụ nữ đứng tuổi với vẻ mặt hoảng hốt đi đi lại lại tìm kiếm dưới đất. Thấy cậu bé, bà liền hỏi: "Con có thấy tờ 20 đôla của bà đánh rơi không?". Bà giải thích đó là số tiền mà cả gia đình đông đúc của bà phải nhờ vào để sinh sống cho đến hết tháng này, vừa kể bà vừa khóc.
"Bà không biết sẽ phải làm gì nếu không tìm ra nó. Chắc có lẽ nó rớt đâu đây thôi...".
Những ngón tay của Burt siết chặt vào tờ giấy bạc. Trong đầu cậu bé những món đồ mà cậu có thể mua được với số tiền to lớn đó lần lượt hiện ra. Rất dễ để trả lời: "Con không thấy tờ giấy bạc nào hết!" và bước đi. Nhưng thay vào đó, cậu bé rút tờ giấy bạc ra, đưa bà lão và nói: "Con lượm được nó đây!".
Sự vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt đầy lo âu của bà làm ấm lòng cậu bé. Bà lão cám ơn và bước đi. Ngôi sao điện ảnh Burt Lancaster nhớ lại, đó là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

UỐNG TRÀ ĐI



Triệu Châu là một Thiền sư xuất sắc sống vào đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm, một ông tăng hành cước đếnviếng sư. Sư hỏi, “Ông từng đến đây chưa?” Ông tăng đáp, “Dạ, từng đến.” Triệu Châu nói, “Uống trà đi.”

Một ông tăng hành cước khác cũng đến viếng sư, sư lại hỏi, “Ông từng đến đây chưa?” Ông tăng đáp, “Dạ chưa.”

Triệu Châu bảo, “Uống trà đi.”

Vị tăng viện chủ của Triệu Châu, có mặt trong cả hai trường hợp, khá bối rối, hỏi sư, “Tại sao đối với một ông tăng đã ngộ hòa thượng bảo ‘Uống trà đi’ rồi đối với một ông tăng chưa ngộ hoà thượng cũng bảo ‘Uống trà đi’?” Triệu Châu đáp, “Uống trà đi.”

 Đây là Thiền của Triệu Châu, siêu việt lý luận, chỉ là “Uống trà đi.” Chỉ thế thôi! Trà này là trà phổ hiện. Nếm trà này là nếm Thiền. Nói như vậy có lẽ cũng đã quá nhiều. .

 (Thiền Ngữ Thiền Tự)

Chuyện xưa tích cũ - Con ranh con lộn

CON RANH, CON LỘN
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Mãi đến nay, nhiều bà mẹ khi nổi giận đã không tiếc lời mắng nhiếc con cái trong nhà: -Mày là con ranh, con lộn! 

Hoặc là: -Đồ con ranh, con sát! 

Đúng ra phải nói đứa bé bất hiếu ấy là con của mẹ ranh Càn Sát, chữ nho gọi là Càn Sát quỷ mầu. Tục truyền rằng năm đó ở tỉnh Hà Đông (miền Bắc) có thằng bé chăn trâu vừa siêng năng, vừa khôn ngoan. Nó thường nói với cha ruột: -Mẹ con mất rồi, con nhớ ông ngoại bà ngoại. Hễ tối sau khi lùa trâu vô chuồng, xin cha cho phép con qua bên ấy. 

Người cha thuận cho đứa bé qua làng kế cận mà ngủ ở nhà bà ngoại. Thằng bé đi vắng nhà, sáng trở về lo chăn trâu. Chú của thằng bé thấy vậy thường lên tiếng ngăn cản: -Trời mưa gió, cháu bé vượt qua cánh đồng, rủi mang bệnh hoạn thì tội nghiệp, đó là chưa nói đến tai nạn rắn rít dọc đường. Để tôi qua nói với bà ngoại nó, cho nó ngủ bên nầy, thỉnh thoảng hãy tới thăm. 

Người chú đến gặp bà ngoại thằng bé, chừng nghe hỏi thì bà trả lời sửng sốt: -Mấy tháng rồi, nó đâu có tới đây thăm tôi. Hay là nó chơi hoang với chúng bạn? 

Người chú sinh nghi vì thằng bé hơn mười tuổi quá hiền lành ấy chẳng lẽ mê say tửu sắc. Chiều hôm sau, khi thằng bé lên đường, người chú bèn nom theo phía sau. Nó không hay biết, đi thật nhanh đến cây da cổ thụ ở giữa cánh đồng. Trời tối hẳn, nhờ vậy mà người chú ẩn núp kín đáo ở mô đất, gần gốc cây. 

Từ trên ngọn cây da, một giọng đàn bà gọi the thé: -Con ơi! Mẹ đây nè! Sao về trễ vậy? 

Rồi người đàn bà ấy từ ngọn cây nhảy xuống đất gọn gàng, hàng chục đứa bé nhảy theo, đeo trên vai, sau lưng. Trong lòng mụ ta, một đứa bé đang bú. 

Người chú hiểu mụ nọ là ma quái bèn lắng tai để ý nghe đứa cháu trả lời: -Con buồn quá, sớm muộn gì chủ nhà cũng hay biết, mấy tháng rồi, con vắng mặt lúc ban đêm nên họ nghi ngờ. Mẹ nên dẫn con đi xứ khác. 

Mụ nọ trả lời: -Căn phần chưa mãn, hai ba năm nữa mới dứt được. Con nên chịu cực mà chăn trâu. Tuy vắng mẹ nhưng ai dám ám hại con. Mẹ khuyên con điều này: nếu chủ nhà dọn cá chép hoặc là con ba ba thì đừng ăn mà nguy hại, mẹ con mình khó gặp mặt nhau. 

Mụ nọ và thằng bé ngồi gần nhau, mói nhỏ tiếng nên người chú không nghe rõ. Nhưng cần gì! Tất cả bí mật đều bị tiết lộ rồi, người chú chạy nhanh về nhà, không nói lời nào cho cha đứa bé hay biết. 

Hôm sau, người chú mua cá chép và ba ba, bằm hai thứ đó bỏ vào nồi mà nấu. Đến bữa ăn người chú mời mọc nhưng thằng bé vẫn trả lời một mực: -Cháu no rồi. 

Người chú đến gần, dùng tay đè xuống rồi cạy miệng, đổ thịt ba ba và cá chép vào miệng đứa cháu. Nó kêu la, kháng cự. Để trừ khử, người chú hất cả thức ăn lên đầu nó, trét lên đầu. 

Chiều tối, thằng bé vội vã chạy ra ngoài đồng vắng, đến gần gốc cây da. Khi chạy theo để ngóng kết quả, người chú giật mình, vì mụ già trên ngọn cây quát to: -Đồ bất hiếu. Ta đã dặn đừng ăn những món cấm kỵ đó, mi cãi lời thì còn cách nào cứu vớt được nữa. 

Thằng bé òa lên khóc: -Xin mẹ thương con mà tha thứ cho. Họ dùng võ lực để lấn hiếp, con yếu đuối … 

Mụ già cứ chửi mắng. Người chú nổi giận, cầm cục đất mà nạt: -Mụ kia! Đừng hòng tới lui xóm này mà quấy rầy dân chúng. Xem này! 

Cục đất ném tới, mụ già và lũ trẻ con biến mất. Rồi không bỏ mất cơ hội, ông về nhà lấy xương cá chép và cái mai con ba ba đem đến gốc cây, ném bừa bãi xung quanh. 

Thằng bé về nhà, nằm yên trong mùng. Với thái độ kiêu hãnh, người chú ngồi trong nhà, đốt đèn lên mà uống rượu. Đúng như sự dự đoán, đâu vào khoảng canh tư, mụ già nọ đến trước sân để van nài: -Ông đem xương cá chép với mai ba ba mà bỏ nơi khác. Tôi không nơi nương tựa, nếu ông đuổi thì tôi rời khỏi cây da, đi lang thang phá tất cả xóm này. Tôi không hại ông nữa đâu. 

Người chú ra gốc cây, lượm mấy món cấm kỵ nọ đem quăng xuống dòng sông gần đó. 

Thằng bé tiếp tục chăn trâu, không lén đi ra ngoài gốc da như trước. Nó lớn khôn, học hành biết đọc, biết viết, nếu ai nhắc chuyện mụ già thì nó trố mắt, không nhớ điều gì cả. 

Mụ ấy được gọi là mẹ ranh Càn Sát.

Chuyện cười trong ngày

Cầu cứu

Một người hớt hải chạy đến đồn cảnh sát:

- Các anh hãy cứu tôi với, tôi vừa dùng cái chảo đập vào đầu vợ tôi.

- Vậy là anh đánh vợ, nhưng chị nhà có bị thương không?

- Không làm sao mới chết chứ. Và cô ấy đang trên đường đến đây.

Monday, October 27, 2014

Ngày 27-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Bận lòng chi những thị phi
Biết khen không dễ, nói gì biết chê

DU SĨ NGOẠI ĐẠO SUPPIYA ĐI THEO SAU ĐỨC PHẬT VÀ CHƯ TĂNG DÙNG NHIỀU LỜI HỦY BÁNG TAM BẢO TRONG KHI ĐỆ TỬ LÀ BRAHMADATTA TÁN THÁN KHÔNG TIẾC LỜI.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Khi ta trong sáng

Khi ta trong sáng
Bài sưu tầm 

Khi đứng trên mảnh đất sắp trồng tỉa, tôi nhìn thấy những hạt giống người ta sẽ gieo và trồng tỉa sau những vụ mùa. Còn các con của tôi, chúng nhìn thấy những bông hoa rực rỡ có cánh trắng muốt, mịn màng mà chúng sẽ hái để tặng mẹ. 

Khi có một người say rượu cười với tôi trên đường, tôi thấy đó là một gã đàn ông bẩn thỉu, hôi hám có lẽ đang rất cần tiền và tôi vội nhìn đi chỗ khác. Các con tôi lại thấy một người đang cười với chúng và chúng đáp lại bằng một nụ cười.

Khi nghe bản nhạc tôi hằng yêu thích, tôi nhồi lặng lẽ và hưởng thụ một mình. Các con tôi rủ nhau nhảy theo điệu nhạc, chúng hát to thành lời và đôi khi còn tự đặt lời hát mới cho mình.

Khi gió đang thổi vào mặt tôi, tôi căng mặt về phía gió thổi và cảm thấy gió đang làm rối tóc và kéo tôi đi chậm lại. Các con tôi thì nhắm mắt, giang rộng hai tay, mơ bay theo gió, ngã lăn ra đất và cười vang.

Khi tôi cầu nguyện chúa ban cho tôi cái này cái nọ, các con tôi lại thì thầm :" Cám ơn người đã ban cho chúng con những người bạn tốt. Xin giúp trúng con tránh xa những cơn ác mộng đêm nay. Cảm ơn người đã thương yêu và bảo vệ chúng con."

Khi tôi bước qua vũng sình, tôi thấy đôi giày bê bết bùn và tấm thảm sẽ bị bôi bẩn. Các con tôi lại thấy những cây cầu mà chúng sẽ xây bằng bùn, bắc qua những dòng sông nhỏ và chúng say mê chơi với những con giun dễ thương đang sống trong vũng sình bùn ấy.

Tôi thường băn khoăn về những điều mà tôi dạy các con - những điều mà chúng tôi ít làm theo - những điều mà tôi hầu như không còn tin tưởng nữa. Nhiều lần soi bóng mình qua tấm gương, tôi thấy tâm hồn trong sáng cao thượng của các con; tôi thấy mình sao ích kỉ, nhỏ nhen và tầm thường. Sao tôi, sao bạn không giữ cho mình cái nhìn trong sáng, trái tim hồn nhiên đầy mớ ước của thời thơ trẻ? Và có như thế, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều phải không bạn?

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

CHỈ MẶT TRĂNG



Một hôm, một ni cô tên Vô Tận Tạng hỏi Huệ Năng, Thiền Tổ thứ sáu ở Trung quốc:

- Tôi đã học kinh Niết bàn nhiều năm, nhưng có vài đoạn vẫn chưa hiểu thấu đáo. Sư có thể giải thích giùm không?

Huệ Năng đáp:

- Tôi không đọc được. Nhưng nếu cô đọc vài đoạn cho tôi nghe, tôi sẽ giúp cô hiểu được.

Ni cô ngạc nhiên hỏi:

- Chữ còn chưa biết làm sao biết nghĩa?

Huệ Năng đáp:

- Chữ và đạo không quan hệ nhau. Có thể so sánh đạo với mặt trăng, và chữ với ngón tay. Tôi có thể dùng ngón tay để chỉ mặt trăng và cô không cần ngón tay của tôi để thấy mặt trăng, phải không?

 (Chơn Không Gầm Thét)

Chuyện xưa tích cũ - Kiếm Bạc Kiên Giang

KIẾM BẠC KIÊN GIANG
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ông Nguyễn Trung Trực là anh hùng kháng Pháp lừng danh nhờ trận đốt chìm tàu địch ở Nhựt Tảo (Tân An) và trận đánh ở đồn Rạch Giá năm 1868.

Với sự tổ chức khéo léo của cụ, nhờ sự dũng cảm của nghĩa quân, đồn của tỉnh lỵ Rạch Giá bị hại, tất cả người Pháp trong đồn đều bị tiêu diệt. Mãi đến bốn ngày sau, người Pháp mới chiếm lại được. Sau đó, cụ ra Phú Quốc. Người Pháp truy nã, bao vây. Vì hết lương thảo, cụ ra đầu hàng. 

Người Pháp xử tử cụ tại chợ Rạch Giá ngày 27 tháng 10 dương lịch năm 1868. 

Thuở ấy người Pháp dùng một đao phủ thủ, tên là Tưa. Tên này chuyên môn chém đầu người mà ăn tiền. Trước khi thi hành, tên Tưa cầm gươm bước tới, sợ sệt. Hắn xá cụ. Cụ nói: -Mày làm theo luật lệ của Tây, mày không có tội gì với tao. Đừng sợ. Nhưng tao xin mày một chuyện. 

Tên đao phủ ngơ ngác, cụ nói tiếp: -Mày phải chém cổ tao cho tốt, nghĩa là chém thiệt gọn. Hễ dục dặc thì tao vặn họng mày. 

Sau khi cụ chết, dân chúng làng sở tại Rạch Giá lén lút nhà cầm quyền Pháp mà thờ tại đình Vĩnh Thanh Vân. Hằng năm, ngày kỳ yên tế lễ rất long trọng, trang nghiêm. Mãi đến vài chục năm sau, quan chủ tỉnh người Pháp mới hay biết. Bị hạch hỏi, hương chức Đình rất lo sợ. Bây giờ có ông Hương cả tên là Mỹ đứng ra lãnh trách nhiệm thay mặt hương chức mà đi hầu. 

Người Pháp hỏi: -Nguyễn Trung Trực làm nghịch ý với nhà nước Pháp, tại sao hương chức lại dám thờ. 

Ông Hương cả Mỹ trầm tĩnh mà trả lời: -Chúng tôi biết vậy, nhưng thờ ông Nguyễn Trung Trực là thờ chữ Trung. Ông làm quan cho triều đình. Ông chết vì triều đình. 

Quan chủ tỉnh người Pháp gật đầu, không trả lời. Hương chức làng dè dặt hơn, làm một tấm biển treo trước đình ghi mấy chữ: “Nam hải đại tướng quân.” ý nói đình thờ cá Ông. 

Và việc thờ phụng cứ tiếp tục mãi đến ngày hôm nay.

Chuyện cười trong ngày

Đến Ngọc Hoàng cũng không nhận ra

Trong một giấc mơ thấy Ngọc Hoàng, bà lão 75 tuổi hỏi mình còn được sống bao lâu nữa. Ngọc Hoàng bảo bà còn thọ tiếp 25 năm. Sau giấc mơ đó, bà lão đến thẩm mỹ viện căng da, sửa mũi, cắt mí mắt, hút mỡ bụng... Trên đường trở về nhà, bà bị một chiếc xe hơi cán chết. Lên đến thiên đàng, gặp Ngọc Hoàng, bà lão hậm hực:

- Ông làm ăn cái kiểu gì vậy? Làm tôi tốn tiền sửa sang, vỡ hết kế hoạch!

- Ngọc Hoàng vò đầu bứt tai: Là bà đấy ư? Bà khác trước quá, nên tôi đã không nhận ra!

Saturday, October 25, 2014

Ngày 25-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Quân vương không thể ăn xin
Phật thì sống hạnh trì bình hóa duyên

ĐỨC PHẬT VỀ CỐ HƯƠNG KAPILAVAṬṬHU (CA TỲ LA VỆ) NGÀY ĐẦU ĐI KHẤT THỰC TRONG THÀNH. PHỤ HOÀNG SUDDHODANA (TỊNH PHẠN) HAY ĐƯỢC CHẠY ĐẾN TRÁCH HỜN.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Đánh nhau bằng gậy

Đánh nhau bằng gậy

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.

Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh. Sinh viên khác nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy.

Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết".

Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.

Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.

Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này".

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ÔNG PHẬT MŨI ĐEN



Một ni cô cầu ngộ, đúc một tượng Phật và bọc tượng bằng vàng lá. Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật vàng này theo.

Nhiều năm trôi qua, vẫn cứ mang tượng Phật của mình theo, cô ni đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê. Trong chùa này có nhiều tượng Phật, mỗi tượng có một bàn thờ riêng biệt.

Cô ni muốn đốt nhang cho ông Phật vàng của mình. Không có ý thích hương nhang thơm bay lạc sang các ông Phật khác, cô bèn tạo một đường ngầm để khói nhang chỉ bay đến tượng Phật của cô thôi. Vì vậy khói nhang đã làm đen cái lỗ mũi ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt.

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

Chuyện xưa tích cũ - Công Chúa Mai Châu

CÔNG CHÚA MAI CHÂU
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tôn sanh được nàng công chúa xinh đẹp tên là Mai Châu. Năm công chúa được mười ba tuổi, các bộ lạc mọi ở vùng Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) nổi dậy chống người Việt Nam, không ai dám cử binh chinh phạt. Công chúa Mai Châu mặc dầu nhỏ tuổi cũng xin phép vua cha ra trận. Vua bèn cho mười chiến thuyền và năm ngàn quân. Thuyền đến bờ Quảng Bình thì bỗng nhiên sóng to gió lớn nổi lên ầm ầm. 

Các binh sĩ đoán là điềm Long thần muốn bắt công chúa. Công chúa suy nghĩ: “Nếu nàng không nhảy xuống cho Long thần ăn thịt thì tất cả mười chiến thuyền này bị đắm.” Sau khi trối lại với quân sĩ, nàng nhận sự hy sinh, nhảy xuống biển. 

Hay được tin ấy, vua Lê Thánh Tôn lập tức đến nơi, dùng kiếng chiếu yêu mà rọi xuống đáy biển. Khi nhận được sào huyệt của Thủy cung, vua hạ lệnh bắn súng thần công xuống. Ba ngày sau, Long thần phải đem xác chết của công chúa trả lại. 

Sau đó, vong hồn của công chúa Mai Châu rất nên linh hiển. Đời Minh Mạng, giặc Phan Bá Vành khuấy rối triều đình. Công chúa báo mộng cho vua hay: “Ngày mười tám tháng ba, vào khoảng canh hai khi thấy trong dinh trại của Phan Bá Vành có đóm lửa xanh nổi lên thì quân triều đình cứ tấn công vào.” 

Thi hành đúng lời nàng, vua dẹp được giặc.

Chuyện cười trong ngày

Ngựa và người cùng lái

- Tại sao thời xưa, khi người ta đi xe ngựa, lại có ít tai nạn giao thông hơn bây giờ?

- Vì khi đó, tài xế không chỉ dựa vào phản xạ của riêng mình.

Friday, October 24, 2014

Ngày 24-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Bận lòng chi những thị phi
Biết khen không dễ, nói gì biết chê

DU SĨ NGOẠI ĐẠO SUPPIYA ĐI THEO SAU ĐỨC PHẬT VÀ CHƯ TĂNG DÙNG NHIỀU LỜI HỦY BÁNG TAM BẢO TRONG KHI ĐỆ TỬ LÀ BRAHMADATTA TÁN THÁN KHÔNG TIẾC LỜI.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Xin hãy lái cẩn thận

Xin hãy lái cẩn thận!
Bài sưu tầm
Jim ngó xuống đồng hồ đo tốc độ trong xe trước khi dừng lại: 73 km/h trên con đường giới hạn 55 km/h. Lần thứ tư trong tháng này. Làm sao một người có thể bị cảnh sát phạt nhiều đến thế cơ chứ?! 
Một viên cảnh sát đỗ xe môtô và lại gần xe Jim, tay cầm quyển sổ phạt. 
”Bob? Bob mà mình hay gặp ở phòng tập thể hình đây mà!”- Jim nhận ra người quen. Nhưng điều này còn tệ hơn là một cái vé phạt. Vì trước mặt Bob, Jim luôn tỏ ra là một người gương mẫu. Bây giờ bị người quen phạt thì còn ra gì…
- Chào Bob, gặp cậu ở đây thật là…- Jim nhún vai. 
- Chào Jim- Bob không mỉm cười như mọi khi.
 - Anh lại phạt tôi vì tôi đang vội về với vợ con ư?
 - Chắc phải thế thôi…- Bob ngập ngừng. 
”Anh ta có vẻ không quả quả quyết! Tốt!”- Jim nghĩ rồi tiếp: 
- Tôi vừa qua một ngày vất vả ở cơ quan. Tôi chỉ vội về với gia đình một chút thôi mà, lần này thôi!- Jim nhịp chân trên vỉa hè, nói giọng khẩn thiết nhất có thể- Anh đo được tôi chạy tốc độ bao nhiêu? 
-70km/h. Anh cứ ngồi vào xe đi! 
- Không phải, ngay lúc tôi nhìn thấy anh thì tôi đã nhìn đồng hồ rồi, chỉ 65km/h thôi!- Jim cãi. Lời nói dối đến dễ hơn khi vé phạt sắp được xé. 
- Jim,anh cứ vào xe đi! 
Jim thất vọng vào xe và đóng sập cửa.
Bob bắt đầu viết vào quyển sổ.
 ”Sao hắn không hỏi bằng lái của mình nhỉ? Đồ đáng ghét, dù lý do gì mình cũng không bao giờ thèm ngồi cạnh hắn trong phòng tập thể hình nữa”- Jim nghĩ thầm. Có tiếng gõ nhẹ vào kính cửa sổ. Bob cầm một tờ giấy gấp đôi trong tay. Jim vặn cửa sổ xuống chỉ khoảng vài cm, đủ để giật lấy tờ giấy.
 - Cảm ơn!- Jim không giấu được vẻ khó chịu trong câu nói.
 Bob chào Jim rồi lên chiếc xe môtô của cảnh sát phóng đi mất.
 Jim bực bội mở mảnh giấy ra. Không biết lần này bị phạt bao nhiêu tiền đây. Nhưng… Cái gì thế này? Đây không phải là phiếu phạt. Trong mảnh giấy trắng chỉ có viết: “Jim thân mến! Trước đây tôi có một đứa con gái. Nó được 6 tuổi thì mất trong một tai nạn ôtô. Anh biết đấy- một tài xế lái xe quá tốc độ… Một phiếu phạt và 3 tháng vào tù, rồi anh ta được tự do. Tự do ôm ba đứa con gái của anh ta. Tôi chỉ có một đứa con gái, và tôi sẽ phải đợi đến khi nào tôi được lên Thiên Đàng thì mới có thể gặp lại nó và ôm nó lần nữa. Đã một nghìn lần tôi cố tha thứ cho người đàn ông đó. Một nghìn lần tôi nghĩ rằng tôi đã có thể. Cũng có thể như vậy, nhưng rồi tôi lại phải cố bắt mình tha thứ thêm lần nữa. Cả bây giờ cũng vậy. Hãy nghĩ đến tôi! Và Jim, hãy lái xe cẩn thận. Con trai tôi bây giờ là tất cả những gì tôi còn lại. Thương yêu, Bob”.
Jim quay đầu lại nhìn, nhưng xe của Bob đã đi khuất từ lâu lắm. 15 phút sau, Jim mới có thể khởi động xe và lái về nhà. Lái từ từ, mong được tha thứ, và mong hơn cả là được ôm những đứa con vào lòng khi anh về tới nhà.
Cuộc sống là một món quà quý giá mà không phải ai cũng nhìn thấy cái nhãn “Xin hãy cầm cẩn thận!”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TÌM THẦY HỌC ĐẠO



Vào thời Minh Trị Duy Tân (năm 1868), trụ trì chùa Tướng Quốc ở Kyoto là Thiền sư Việt Khê. Có một nhà Khổng học nổi tiếng tên là Date. Date có người con trai sau này là bộ trưởng ngoại giao Nhật.

Một hôm nhà học giả đến chùa gặp vị trụ trì, nói:

“Có thể hoà thượng đã biết tôi nghiên cứu Khổng học và hiểu rõ Đạo là gì. Nhưng vì Đạo Thiền hình như có chỗ khác biệt, tôi đến đây cầu hoà thượng từ bi nói cho một lời.”

Vị trụ trì bất ngờ tát vào mặt Date một cái. Ngạc nhiên và bối rối, Date thấy mình đã ở bên ngoài căn phòng, và vị trụ trì lặng lẽ đứng dậy kéo cửa lại, rồi trở về chỗ ngồi. Vị học-giả-chiến-sĩ phẫn nộ nghĩ mình sao lại chạy trốn theo bản năng, đứng trong hành lang, tay nắm đốc kiếm, mắt nhìn trừng trừng cánh cửa.

Một ông tăng trẻ, thấy tư thế đầy đe dọa của nhà học giả, liền hỏi việc gì đã xảy ra.

 “Không có gì cả. Chỉ là trụ trì nhà ông đã sỉ nhục tôi thôi. Đã phục vụ qua ba đời lãnh chúa, chưa từng có ai dám động ngón tay... bây giờ lão trụ trì này! Nhưng lão ta không thể đối xử với danh dự của một chiến sĩ như thế! Tôi sẽ kết liễu ông ta!..”

Bộ mặt cau có cho biết ông ta có ý đó. Nghe nói như vậy, ông tăng trẻ nói rằng ông ta không hiểu gì cả nhưng chắc chắn sự việc sẽ được sáng tỏ, vậy tại sao khách không vào uống trà trước đã? Ông tăng dẫn khách vào phòng, rót trà cho khách. Khi Date đưa tách trà đến môi sắp uống, thình lình ông tăng đánh nhẹ vào cánh tay cầm tách của Date. Trà đổ ướt tùm lum các thứ. Vị tăng chạm trán nhà Khổng học, nói:

 “Ngài tự khai rằng hiểu rõ Đạo. Bây giờ cái gì là Đạo?”

 Date cố tìm một câu trong Tứ Thư hay Ngũ Kinh, nhưng thất bại và phân vân. Ông tăng cao giọng,
“Cái gì là Đạo? Nhanh lên, nói, nói!”

 Nhưng nhà học giả chẳng nghĩ ra được điều gì. Vị tăng nói:

“Chúng tôi đã rất thô lỗ, nhưng ngài có muốn chúng tôi giới thiệu Đạo của chúng tôi không?”

Date đến đây chưa bao giờ có ý để được một ông tăng trẻ như thế này chỉ dạy, nhưng đạo của ông ta đã thất bại, đành phải đồng ý. Lúc bấy giờ vị Thiền tăng lấy miếng vải lau nước trà đổ, nói:

 “Đây là Đạo của chúng tôi,”

 và Date nói không suy nghĩ:

 “Vâng.”
Ông ta đã có tia chớp nhận thức lóe lên và thấy mặc dù mình đã biết lý thuyết rằng Đạo ở ngay trước mắt và chưa từng lìa xa một giây, mình đã tìm nó tận nơi xa xôi. Ông ta đã thay đổi toàn bộ cách suy tư và trở lại phòng vị trụ trì để học hỏi. Sau nhiều năm tu tập tinh tiến, ông ta đã trở thành hình ảnh nổi tiếng trong lịch sử tâm linh thời đó.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Chuyện xưa tích cũ - Tên trộm vịt

TÊN TRỘM VỊT
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Tên nọ lười biếng, không chịu làm lụng nhưng có tật muốn ăn ngon. Hôm đó đi qua làng bên cạnh, thấy một con vịt mập đang đứng ngủ bên bờ ao. Ban ngày, nếu ăn cắp thì khó lòng chạy trốn được. Nghĩ vậy nó đến quỳ mọp trước mặt con vịt, hai tay chấp lại, miệng khấn vái lâm râm.

Chủ nhà lấy làm lạ, chạy ra hỏi: -Chú kia! Tại sao quỳ lại con vịt như vậy? Tội chết! Hay là chú điên rồi?

Tên nọ ngước mặt lên và thưa: -Nói giấu chi ông, hồi tối này tôi nằm chiêm bao thấy cha tôi về. Cha tôi nói bữa nay sẽ nhập hồn vô xác con vịt tại xóm này, bờ ao này. Vì tình phụ tử tôi tìm đến đây, quỳ trước con vịt này mà nhớ vong hồn cha.

Chủ nhà nghe nói, động lòng, bèn cho con vịt. Anh nọ mừng quýnh đem vịt trở về nhà. Chủ nhà nom theo, thấy anh ta bắt nước sôi cắt cổ, nhổ lông con vịt nọ.

Chủ nhà hỏi: -Sao chú đành nhẫn tâm giết nó. Nó là hồn của cha chú, chú nói hồi nãy.

Tên nọ trả lời: -Tôi làm phép, cầu hồn cho cha tôi xuất ra khỏi xác con vịt rồi. Bây giờ tôi ăn cái xác này.

Anh chủ nhà tức giận vô cùng, biết rằng mình mắc mưu tên bất lương.

Chuyện cười trong ngày

Cuộc thi gan dạ

Để tìm ra người gan dạ nhất Mỹ tổ chức 1 cuộc thi mang tính toàn cầu...qua nhiều lần thi cũng tới vòng chung kết gồm 3 nước: Việt Nam, Nhật và đội chủ nhà là Mỹ

Thể lệ cuộc thi: có môt con sông đầy đầy đầy... cá xấu mỗi nước cử ra một ứng cử viên đại diện cho nước mình bơi qua con sông dài hàng ngàn mét. Nước nào qua được bờ bên kia và bảo toàn thân xác thì chiến thắng (đương nhiên thí sinh nào không may khi bơi có thể bị cá xấu ăn tái).

Cuộc thi bắt đầu bằng 1 tiếng "đùng" vang lên.....không 1 thằng nào dám bước xuống...

1 thời gian sau..."đùng" lại 1 tiếng nữa vang lên nhưng.... có 1 người lao xuống BƠI VỚI TỐC ĐỘ CHÓNG MẶT KHIẾN LŨ CÁ XẤU PHẢI SỮNG XỜ khi anh ta đã sang bờ bên kia. Khi biết đó là ứng cử viên số 1 Việt Nam thì báo chí mới lật đật bay qua hỏi anh ta bí quyết và nhận được câu trả lời chân thành: "bà mẹ đứa nào xô tôi xuống"!

Thursday, October 23, 2014

Ngày 23-10-2014 - Khởi Nguồn Chánh Pháp

Ái tham, sân hận xả ly
Hình hài bất tịnh có chi bận lòng

BÀ LA MÔN MAGANDHIYA NHÌN THẤY DIỆN MẠO PHI PHÀM CỦA ĐỨC PHẬT MUỐN GẢ NGƯỜI CON GÁI XINH ĐẸP CHO NGÀI. ĐỨC PHẬT KHAI THI CHO ÔNG BÀ CHỨNG QUẢ NHẬP LƯU.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Những lâu đài trên cát

Những lâu đài trên cát 
Bài sưu tầm

Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn.
Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. Một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.
Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. Một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi nhuận, và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua điều hành tất cả.
Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm xẻng và xô ra về vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.
Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến, họ coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn.
Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

DIỆU NHÂN



Ni sư Diệu Nhân, tên thế tục là Ngọc Kiều, là con gái của Phụng Loát Vương. Lúc còn nhỏ, bà được vua Lê Thánh Tông nuôi trong hoàng cung. Lớn lên gả cho nhà họ Lê. Khi chồng mất, bà không tái giá. Một hôm bà than:

- Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao?

Rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia. Sau khi đắc pháp với Thiền sư Chân Không, bà làm trụ trì Ni Viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du Bắc Việt.

Có người đến cầu học, ni sư dạy:

- Chỉ tánh mình trở về nguồn, nhanh chậm liền tùy đó mà vào.

Thường ngày, ni sư chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ âm thanh và màu sắc. Có người học hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ thanh sắc?

Ni sư dùng mấy câu kinh Kim Cang trả lời:

 Nếu dùng sắc thấy ta,

 Dùng âm thanh tìm ta,

 Người ấy hành tà đạo,

 Không thể thấy Như Lai .

 - Tại sao ngồi yên ?

 - Xưa nay không đi .

 - Thế nào chẳng nói ?

 - Đạo vốn không lời .

 Một hôm (vào năm 1113), ni sư có bệnh, nói kệ dạy chúng:

 Sanh già bệnh chết

 Xưa nay lẽ thường.

 Muốn cầu thoát ra

 Mở trói thêm ràng.

 Mê đó tìm Phật

 Lầm đó cầu Thiền.

 Thiền, Phật chẳng cầu,

 Uổng miệng không lời .



 Nói kệ xong, ni sư cạo tóc, tắm rửa, ngồi kiết già viên tịch.

 (Thiền Sư Việt Nam)

Chuyện xưa tích cũ - ÔNG KHỔNG LỒ ĐÚC CHUÔNG

ÔNG KHỔNG LỒ ĐÚC CHUÔNG
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Nghề đúc chuông bắt đầu có ở Việt Nam vào khoảng năm 1220 đời nhà Lý.

Lúc ấy, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ông Khổng Lồ xuống giúp dân Việt. Ban đầu, ông Khổng Lồ vào chùa tu.

Một hôm, ông tâu với vua nhà Lý rằng: -Xin bệ hạ cho phép bần tăng qua bên Tầu, lấy ngọc ngà châu báu.

Vua nhà Lý bằng lòng. Ông Khổng Lồ bèn mang bị, mang gậy đi qua nước Tàu, đến đâu ăn xin đến đó. Ngày nọ đi tới kinh đô, ông nài nỉ vào bái yết vua Tàu.

Vua Tàu hỏi: -Hòa Thượng vào đây có việc chi?

Ông Khổng Lồ đáp: -Tâu bệ hạ, bần tăng xin phép được vào kho tàng để thỉnh chút ít đồng đen đem về đúc chuông thờ Phật. Bần tăng không lấy nhiều, chỉ xin đầy bị nhỏ này.

Thấy cái bị của ông Khổng Lồ không lớn mấy, vua bằng lòng cho phép ông vào kho.

Trước cửa kho, có tượng một con trâu to lớn đúc bằng vàng ròng. Quan Tàu giữ kho nói với ông Khổng Lồ, giọng mỉa mai: -Tôi cho Hòa thượng con trâu vàng này, nếu Hòa thượng vác nổi đem về An Nam.

Biết rằng quan giữ kho khinh khi mình, ông Khổng Lồ đáp: -Bần đạo làm sao vác nổi nó. Là người tu hành, bần đạo chỉ muốn thỉnh chút ít đồng đen đem về đúc chuông.

Vào tới kho đồng đen, ông Khổng Lồ hốt đồng bỏ vào bị. Bỏ vào rất nhiều mà không thấy đầy vì bị của ông có phép. Chừng đầy bị thì kho của vua Tàu đã lưng hơn phân nửa. Quan giữ kho hoảng sợ biết ông Khổng Lồ là kẻ dị thường, bèn cấp báo cho vua hay. Lập tức, vua Tàu sai quân sĩ tới vây. Vì số đồng đen mang nhiều quá, ông Khổng Lồ không thể nào hóa phép thành con chim để bay được. Ông phải chạy rất nặng nhọc, vất vả. Quân Tàu đuổi theo gần kịp, nhờ họ cưỡi ngựa. Nguy hiểm làm sao, ông Khổng Lồ chạy tới sông Hồng Hà. Lập tức, ông lấy cái nón thả xuống nước, đứng trên nón. Nón ấy hóa ra chiếc thuyền chở ông và bị đồng đen đến bên kia sông. Quân Tàu hoảng sợ, không dám đuổi theo.

Thành Hà Nội thuở ấy gọi là Bắc Thành. Về tới đó, ông Khổng Lồ nhờ mấy người thợ rèn thụt ống bể lên để rèn một cái chuông thật lớn. Ông căn dặn: rèn thế nào cho chuông này giống hình cái bông sen nở, khi đánh vào thì kêu rền lên khắp nơi, khắp chốn ai cũng nghe.

Vì họ là thợ rèn không chuyên môn đúc đồng nên cái chuông không được như ý muốn. Rốt cuộc ông Khổng Lồ dùng đất sét nắn kiểu khuôn trước, rồi đổ đồng vào sau. Nhờ vậy, cái chuông hoàn thành.

Ông Khổng Lồ bèn sửa sang cuộc lễ tạ ơn Phật Trời. Đúng ngày ông đánh chuông. Mấy tiếng đầu vang rền ngân nga Đông, Tây, Nam, Bắc ai nấy đều hay biết … Đến đỗi con trâu bằng vàng đứng giữ kho bên Tàu cũng giật mình. Ngỡ rằng trâu mẹ gọi mình, tượng trâu vàng nọ chạy một mạch từ kinh đô nước Tàu qua tới kinh đô nước Việt Nam thời ấy.

Ông Khổng Lồ vừa mừng, vừa sợ hãi. Mừng vì thấy của cải mà người Tàu vơ vét của dân Việt Nam bấy giờ trở về Việt Nam. Sợ vì e vua Tàu cử đại binh qua xâm chiếm nước nhà phen nữa. Bởi vậy, ông liệng cái chuông nọ xuống Hồ Tây. Con trâu vàng nọ cũng nhảy xuống nước theo mẹ.

Đời sau, ông Khổng Lồ được tôn thờ là Thần đúc chuông.

Chuyện cười trong ngày

Sơ suất

Ông bố trách con trai:

- Nhà bác Trương hàng xóm rất không vui vì con đánh vào mắt con trai bác ấy. Con nói là sơ suất phải không?

- Vâng ạ, con định nhằm vào mũi nó cơ.

Wednesday, October 22, 2014

Ngày 22-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Chẳng phân sang, tiện, nghèo, giàu
Muôn sông rồi cũng chảy vào đại dương

NGƯỜI THỢ HỚT TÓC UPĀLI (ƯU BA LI) THUỘC GIAI CẤP THẤP XUẤT GIA THEO SÁU VỊ HOÀNG TỬ DÒNG THÍCH CA ĐƯỢC THỌ GIỚI TRƯỚC TRỞ THÀNH SƯ HUYNH.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Kathleen và cây đàn piano

Kathleen và cây đàn piano
Bài sưu tầm

Một buổi sáng mùa Đông tháng 12 cách đây mấy năm, tôi và chồng tôi, anh Mark, đang lái xe đến sân bay, chúng tôi được mời đến West Coast để nói chuyện trong một hội nghị Y Khoa. Chúng tôi cùng trò chuyện trên xe, chúng tôi nói về West Coast, nơi hiện có thời tiết ấm áp và rất náo nhiệt so với tiết trời giá lạnh ở đây. Khi đi ngang qua một siêu thị, Mark dừng lại và chạy vào mua mấy thứ. Khi anh trở ra, trên tay anh cầm một túi nhỏ màu nâu và bên cạnh anh còn có cả một phụ nữ đứng tuổi đang run lẩy bẩy. 

Thoạt nhìn, hai người tương phản hẳn nhau - Này nhé: Mark thì tươm tất, sang trọng trong bộ com lê bằng len có sọc nhuyễn; còn người phụ nữ lạ mặt chỉ mặc độc chiếc áo khoác xanh lá bằng vải pôliexte - loại vải rất mỏng; ngoài ra chiếc áo còn mất cả hai nút áo và có một vết bẩn phía trước. Bà mang đôi giày sandal cũ mèm, để lộ những ngón chân lạnh cóng.

 Khi bà - một phụ nữ trông rất cương nghị - ngồi vào băng ghế sau, bà nhoẻn cười với tôi và giới thiệu ngắn gọn: "Tôi là Kathleen. Tôi biết hai ông bà đang đi về hướng Kentucky".

 Thì ra chồng bà là một bệnh nhân ở một bệnh xá gần đó, bệnh tình ông rất nặng và các bác sĩ tiên đoán rằng ông khó qua khỏi mùa Giáng Sinh sắp tới. Hai vợ chồng bà kết hôn rất muộn nên họ chẳng có con. Chồng bệnh, bản thân bà thất nghiệp cộng với tiền trợ cấp hàng tháng ngày càng ít ỏi, Kathleen không đủ tiền ngồi xe buýt nên bà thường phải quá giang đến bệnh xá. Giống hầu hết phụ nữ Appala- chiến, bà Kathleen có lối sống rất độc lập. Bà thường ở lại bệnh xá. Dù chồng bà hãy còn nằm mê man bất tỉnh, nhưng chí ít bà thích không khí ở bệnh xá: khung cảnh ấm cúng, thức ăn thì khỏi chê. Và đặc biệt là trong bệnh xá có một cây đàn piano, bà có thể chơi đàn để giết thời gian và cũng là cách để được sờ lên từng phím - niềm đam mê từ thuở bé thơ của bà. 

Khi xe chúng tôi đến trung tâm hồi sức nhỏ và sơ sài ấy, tôi đưa bà tấm cạc - vi - zit bằng linen màu ngà voi và dặn: "Cứ gọi cho chúng tôi khi nào bà cần quá giang. Nếu tiện đường nhất định chúng tôi sẽ giúp bà". Bà Kathleen mỉm cười, rồi cảm ơn chúng tôi, bà bước đi, lại đối mặt với từng cơn gió lạnh buốt, chiếc áo khoác mỏng manh của bà bay phần phật đủ hướng.

 Sau khi dự hội nghị về, chúng tôi bận bù đầu để chuẩn bị cho Giáng Sinh, nào là nướng bánh, mua quà làm những việc vặt vãnh... Bà Kathleen cũng có gọi đến hai lần để trò chuyện, nhưng phải đến đúng ngày Giáng Sinh chúng tôi mới có dịp đi ngang nhà bà.

 "Em có mang theo thứ gì cho bà Kathleen không?" Chồng tôi hỏi vào khuya Giáng Sinh đó. Sao mà tôi lại quên được chứ nhỉ?

Thế là hai vợ chồng tôi vội gom hết mọi thứ còn dư trong nhà mang cho bà Kathleen. Khi chúng tôi đến, đèn hành lang trước căn hộ chung cư nhỏ của bà vẫn còn sáng. Chúng tôi nhấn chuông và đợi. Bà Kathleen ra mở cửa và mời chúng tôi vào nhà, bà nói: "Bà vừa có linh cảm chúng tôi sẽ đến thăm bà". Bà Kathleen mặc chiếc đầm ngắn tay bằng vải cotton, trong phòng khách của bà có bộ salông rách và một chiếc ghế, xung quanh cửa sổ dán đầy những tấm thảm chùi chân để giữ ấm cho bà. Chiếc bóng đèn vàng duy nhất trong phòng được treo lủng lẳng trên sợi dây thép, nó tỏa thứ ánh sáng yếu ớt.

Đây là Honey". Nó là con mèo hoang nhưng thuộc giống tốt đấy". Bà Kathleen vừa giới thiệu vừa đưa tay vuốt bộ lông mềm mại màu vàng của con mèo, rồi bà tiếp: "Tôi và Honey có món quà đặc biệt tặng ông bà". Nói đoạn bà cầm chiếc chiếc mộc cầm lên và đánh đàn, bà đàn bài "Chúc mừng Giáng Sinh" rất bài bản và điệu nghệ, dù rằng các phím đàn đã bị sét và bị gãy góc. "Tôi mua đợc cái này với giá 75 xu ở chợ xôn hè năm ngoái đấy". Bà khoe, giọng rất tự hào: "Và tôi đã giữ gìn nó rất cẩn thận để sử dụng đúng lúc thôi".

 "Bà có đàn piano không? "Bà Kathleen hỏi. Tôi gật đầu, cảm thấy áy náy khi nghĩ đến chiếc đàn Piano to được đặt trong phòng khách và số quần áo đẹp trong tủ áo ở nhà. Chỉ còn vài giờ nữa là Giáng Sinh sẽ qua, vậy mà tôi chưa dạo một bài hát Giáng Sinh nào cả. Chúng tôi cứ mãi bận rộn, vùi đầu và theo đuổi những thứ mà tiền có thể mua được; dường như chúng tôi đã bỏ qua những thứ mà tiền không thể mua được. 

Lát nữa khi về tới nhà bà có thể... có thể đánh bản "Silent Night không?" Và nếu có thể xin bà hãy để điện thoại sát cây đàn để tôi đợc ăn mừng Giáng Sinh một lần nữa nhé". Bà nói như nài nỉ tôi. Sau đó bà kể cho chúng tôi nghe về giấc mơ tìm mua một cây đàn piano, loại thẳng đứng mà bà vẫn hay dùng hồi còn bé. Bà còn một ít tiền, nhưng bà tin rằng Chúa sẽ gửi cho bà một chiếc.

Sau lễ Giáng Sinh, tôi cố lục lọi trong các mẫu quảng cáo trên báo với hy vọng tìm mua được cây piano cũ cho bà Kathleen. Nhưng rõ ràng loại hàng này đã bị các tay buôn đàn thu mua cả. Thất vọng tôi đành nghĩ ra một món quà khác để đền cho bà - tôi mua một chiếc áo kiểu xinh xắn, màu tím và một hộp bột tan.

Rồi Lễ Tình Nhân đến, tôi mua tặng bà sôcôla, nhưng bà dường như chẳng để ý đến món quà đó. Điều bà quan tâm là: "Cây đàn piano của tôi sẽ xuất hiện nay mai thôi". Bà quả quyết như thế. Và suốt mùa đông đó, niềm tin của bà càng mãnh liệt hơn. Tôi rất ngạc nhiên và đôi lúc buồn cười khi nhìn vào hình ảnh tương phản ở bà: một đằng là niềm tin mãnh liệt vào cây đàn, còn một đằng là cảnh đói nghèo thực tại.

Cuối mùa xuân năm đó, quả thật một điều tuyệt diệu đã xảy ra, hai vợ chồng tôi liền ghé qua để báo bà hay tin vui đó. Số là có một số người ở khu nhà bên bán nhà dọn đi nơi khác, chủ mới dọn đến và yêu cầu chủ cũ dọn luôn cây đàn piano loại thẳng đứng vốn nặng trịch ở tầng hầm theo. Dĩ nhiên chủ cũ không thể mang cây đàn theo. Chủ nhà mới đã hỏi vợ chồng bà: "Anh chị có biết ai cần cây đàn cũ ấy không? Tôi cho không đấy!" ồ tuyệt quá! Bà Kathleen rất hồi hộp, bà đứng ngoài cửa đợi và khi thấy bóng chiếc xe hai vợ chồng tôi, bà lắp bắp: "ôi! Piano của tôi... đến rồi... Đêm qua tôi nằm mơ và được báo mộng rằng cây đàn sẽ đến từ một thị trấn nhỏ Point Pleasant, ở West Virgima. Tôi chưa hề biết đến tên thị trấn xa lạ này".

Quả là trời có mắt". Chồng tôi lẩm bẩm, rõ ràng nhiên trước sự sắp xếp kỳ lạ này. Quả thật cây đàn này vốn ở một thị trấn nhỏ, rất nhỏ nằm cách Point Pleasant 48km.

Hai vợ chồng tôi không nén được niềm vui dâng trào. Bà Kathleen tỏ ra bối rối - không phải vì sự xuất hiện của cây đàn mà vì vẻ ngạc nhiên hiện rõ trên mặt chúng tôi. Bà cho biết từ cái đêm Giáng Sinh năm ngoái bà đã biến niềm tin thành hành động. "Tôi đã đánh đàn bằng đầu óc từ hôm đó đến nay". Bà giải thích: "Không có niềm tin, sẽ không đạt được điều gì. Đúng không nào?”.

Và từ khi đưa đàn về, tiếng đàn trong nhà bà dường như cứ ngân vang mãi. Dù lớn tuổi cộng thêm căn bệnh tăng nhãn áp, rồi đến cái chết của chồng, nhưng tất cả không thể cản trở mềm say mê âm nhạc trong bà. Âm nhạc - vốn cổ điển với những bài ca Phúc âm hồi bé bà hay đàn - đã kết nối bà với thế giới, với mọi người xung quanh. Bà gia nhập nhóm đạo ở nhà thờ gần nhà và tham gia vào ban nhạc người cao tuổi. Tuy không biết nốt nhạc nhưng bà vẫn có thể đàn rất hay và chính xác sau khi nghe qua bản nhạc đó một lần.

Trước khi gặp bà Kathleen, tôi biết Niềm tin hiện diện trong đầu nhưng nay tôi hiểu ra rằng: Niềm tin hiện diện trong con tim. Điều kỳ diệu xảy ra trong hoàn cảnh bà Kathleen không phải ở phút giây bà nhận được đàn mà diễn ra ngay từ phút đầu tiên bà có niềm tin ấy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TỐT



Thiền sư Vân Môn nói với môn đồ, “Trước ngày mười lăm tôi không hỏi, sau ngày mười lăm thì thế nào?” Không ai trả lời. Vì thế sư tự đáp, “Mỗi ngày là một ngày tốt.” Ngày mười lăm, theo âm lịch, có trăng tròn, ám chỉ sự giác ngộ rõ ràng. “Sau ngày mười lăm” có nghĩa là sau khi có sự giác ngộ như thế.

Vì “Mỗi ngày là một ngày tốt,” nhiều người bị chữ “tốt” lừa, nghĩ rằng tốt là đối lại với xấu. Như thế, họ nghĩ rằng “ngày tốt” có nghiã là ngày đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên, Vân Môn không có ý đó. “Ngày tốt” của Vân Môn còn sâu xa hơn thế . Sư đang chỉ cái ngày ngay đây, ngay bây giờ, không tiền, tuyệt hậu. Một công án tốt cho tất cả chúng ta: “Đây là loại ngày gì?”

 (Thiền Ngữ Thiền Tự)

Chuyện xưa tích cũ - Ăn mày xin vàng

ĂN MÀY XIN VÀNG
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Phú ông nọ giàu có nhất trong vùng nhưng rất hà tiện. Bao nhiêu vàng bạc, ông giấu cất trong nhà, không đem bố thí cho một ai. 

Hôm ấy, có lão ăn mày đến năn nỉ phú ông mà xin cho kỳ được một nén vàng. Phú ông quát tháo, sai người đuổi đi. Nhưng lão ăn mày vẫn lỳ gan trở lại xin vàng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. 

Rốt cuộc, phú ông cho lão nọ một nén rồi sai người đầy tớ đi theo rình. 

Ban đầu lão ăn mày mừng rỡ, cười hí hởn. Nhưng đến khoảng đất trống, lão đặt nén vàng bên mình rồi ngủ khò. Tên đầy tớ bèn lén lại gần ăn cắp nén vàng nọ đem về cho chủ. Hôm sau, lão ăn mày trở lại nhà phú ông mà xin vàng như cũ. 

Phú ông nói: -Hôm qua tôi cho ông một nén, đâu rồi? 

Ông lão ăn mày vuốt râu mà trả lời: -Tôi để nó kế bên mình. Nhưng khi tôi vừa nhắm mắt thì nó cũng biến mất. Bởi vậy tôi trở lại. 

Phú ông suy nghĩ về câu nói của ông lão ăn mày, hiểu rằng khi nhắm mắt chết thì sự nghiệp không còn gì hết. Ông bèn đem vàng bạc dùng vào việc phước thiện. 

Gặp những người trọng tuổi, phú ông thuật lại chuyện lão ăn mày nọ. Ai nấy đoán rằng: không chừng lão ấy là Tiên trá hình để răn đời.

Chuyện cười trong ngày

Xấu xí

Có hai vợ chồng nọ sống ở sâu dưới những ngọn đồi và rất hiếm khi thấy người qua lại. Một hôm, có người bán hàng rong đi qua, anh ta nhìn thấy ông chồng ngoài cửa nên vồn vã chào mời:

- Ông hay bà nhà có muốn mua thứ gì không?

- Vợ tôi không có ở nhà, nhưng mà anh có gì vậy?

- Người bán hàng rong liền đưa ra các vật dụng gia đình, nào là chảo, xoong, nồi... Tuy nhiên, ông chồng chẳng chú ý lắm mà chỉ nhìn vào một cái gương. Ông chồng hỏi: Cái gì thế?

- Đoạn ông ta cầm nó lên nhìn rồi nói tiếp: Ôi lạy Chúa hình của bố tôi đây mà, nó đẹp thật! Bán cho tôi cái này.

- Sau khi mua chiếc gương, ông ta rất lo lắng vì sợ bà vợ keo kiệt biết mình đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua một đồ vật vô bổ, ông ta liền giấu nó vào trong kho sau những thùng đồ.

- Sau đó, ngày nào ông chồng cũng đến kho và nhìn vào tấm hình trong cái gương hai ba lần khiến bà vợ sinh nghi.

- Thế là một ngày nọ bà chờ chồng đi ngủ rồi đi vào nhà kho và tìm thấy cái gương, bà ta cầm nó lên nhìn rồi nói thầm: Thì ra đây chính là mụ đàn bà xấu xí mà mấy hôm nay ông ta đang tán tỉnh!!!

Tuesday, October 21, 2014

Ngày 21-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Nhớ xưa ước hẹn bằng lời
Bây giờ ánh đạo rạng ngời trong tâm

ĐỨC PHẬT VÀO THÀNH VƯƠNG XÁ ĐỘ VUA BIMBISARA. VỊ VUA DÂNG CÚNG NGÔI CHÙA ĐẦU TIÊN CỦA PHẬT GIÁO, TỨC TRÚC LÂM TỊNH XÁ (VELUVANA VIHĀRA).

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Món qua cho chú Charlie

Món quà cho chú Charlie 
Bài sưu tầm

Một mùa hè cách đây đã 33 năm. Bọn chúng tôi là một nhóm bạn khắng khít thường tụ tập lại để đón chuyến xe buổi sáng (loại xe đi vé tháng). Với bộ mặt còn ngái ngủ, bọn tôi ra đón xe, ai cũng muốn thu mình lại trong mấy lớp áo. Một đám người ủ rũ, câm lặng, không ai nói với ai tiếng nào. 

Lẫn vào trong bọn tôi là một người đàn ông nhỏ thó, tóc đã hoa râm, vẫn theo xe mỗi ngày đến trung tâm điều dưỡng dành cho người lớn tuổi. Chậm chạp và buồn bã, khó khăn lắm ông mới leo lên được xe buýt, rồi ngồi một mình đằng sau bác tài xế. Chẳng ai buồn để ý đến ông.

 Thế rồi một buổi sáng thứ bảy, ông mở lời chào bác tài xế rồi quay về phía chúng tôi, nở nụ cười qua đôi kính cận trước khi trở về chỗ của mình. Bác tài xế thờ ơ gật đầu đáp lại. Còn cả bọn chúng tôi thì vẫn ngồi im lặng.

 Ngày hôm sau, ông bước lên xe bằng một cú nhảy như trời giáng. Ông lại cười và nói lớn: "Chúc các bạn một buổi sáng tốt lành". Giật mình vì câu nói của ông, vài người trong chúng tôi làu bàu trả lời: "Chào". 

Mấy tuần sau, lũ chúng tôi trông ai cũng tươi tỉnh hẳn lên. Ông bạn thân yêu của chúng tôi cũng bắt đầu mặc bộ đồ veste màu nho chín với một chiếc cà vạt to bản đã lỗi thời, đầu tóc vốn không dày lắm nay đã chải gọn gàng. Ngày lại ngày, ông vui vẻ chào hỏi chúng tôi và chúng tôi cũng bắt đầu chào hỏi và nói chuyện với nhau. 

Một buổi sáng, ông mang đến một bó hoa dại đã héo khô. Bác tài xế cười ghẹo: "Charlie, có bồ rồi hả?". Không biết Charlie có phải là tên của ông không, nhưng ông vẫn ngượng nghịu gật đầu và trả lời có. 

Một người đàn ông khác trên xe có phong cách nói chuyện khá thô lỗ, huýt gió và vỗ tay để trêu chọc ông. Charlie cuối đầu, sắp lại vài cành hoa và ngồi vào ghế của mình.

Từ đó trở đi, cứ mỗi sáng, Charlie lại mang đến một cành hoa. Một vài người khách quen trên xe cũng bắt đầu mang hoa tươi theo để bỏ thêm vào giỏ hoa của ông. Họ trao cho ông, vừa trìu mến vừa thẹn thùng: "Hoa cho bác này". Mọi người hân hoan mỉm cười bắt chuyện với nhau, và kể cho nhau nghe những mẩu chuyện mà họ vừa đọc được trên báo. 

Mùa hè chuyển dần sang mùa đông. Rồi một sáng Charlie không đến bến xe buýt nữa. Đến ngày thứ hai rồi ngày thứ ba, ông vẫn không đến, chúng tôi bán tín bán nghi đoán rằng ông bị ốm, hoặc đang đi nghỉ hè. Thứ sáu khi chúng tôi đến trung tâm điều dưỡng của ông, một trong những người thường lui tới nơi đó bảo bác tài xế ngồi đợi. Tất cả chúng tôi đều nín thở khi bác tài xế vào phòng đợi. 

Đúng! Họ có biết người đàn ông mà bác tài xế muốn hỏi. Đấy chính là tên của ông, ông vẫn bình yên nhưng một tuần qua ông không đến trung tâm. Một người bạn thân của ông đã mất từ tuần trước. Tât cả mọi người ở trung tâm đều nghĩ là thứ hai tuần sau ông sẽ đi làm trở lại. Suốt chặng đường hôm ấy, tất cả mọi người đều im lặng. 

Ngày thứ hai, Charlie của chúng tôi lại đến đợi ở bến xe. hình như lưng của ông đã chùng xuống một ít, mái tóc đã có thêm vài sợi bạc, còn cổ áo không thắt cà vạt nữa. Dường như ông đã thu mình lại như một "Charlie buồn rầu" trước kia. Cả toa xe im lặng như một thánh đường. mặc dù chẳng ai hẹn ai, tất cả mọi người trong chúng tôi- những người mà tâm hồn sẽ mãi mãi bị lay động nởi người đàn ông ngồi buồn bã với đôi mắt đẫm lệ trong buổi chiều hè hôm ấy - đều mang theo một đóa hoa dại cho ông. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất mà chúng tôi có để dành cho Charlie.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

KHÔNG BIẾT



 Khi Bồ-đề Đạt-ma (532 d.l.), Thiền Tổ thứ nhất, từ Ấn độ đến Trung quốc, Lương Vũ đế (502-550 d.l.) muốn gặp Tổ. Hoàng đế hỏi Tổ, “Thế nào là nghĩa tột cùng của Thánh Đế?” Tổ đáp, “Rỗng thênh, không thánh.”

 Hoàng đế lại hỏi, “Ai đang ở trước trẫm đây.”

 Tổ đáp, “Không biết.”

Thường chúng ta nghĩ rằng mình biết nhiều việc hoặc tin rằng mình biết mọi việc. Ông có biết tại sao mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây? Ông có thể cười lớn và khinh thị đáp, “Bởi vì trái đất quay tròn.” Rồi hãy để tôi hỏi ông, “Tại sao trái đất quay tròn?” Ông có thể nói, “Bởi vì định luật thứ nhì về vạn vật chuyển động của Newton.” Được rồi, hãy để tôi hỏi tiếp, “Tại sao lại có một định luật như là định luật thứ nhì ấy của Newton?” Chắc hẳn ông sẽ đáp, “Tôi không biết.” Đây không phải là vô minh. Khi nào chúng ta cạn hết kiến thức tích lũy, lúc ấy chúng ta nói sự thật: Tôi không biết.

 (Thiền Ngữ Thiền Tự)

Chuyện xưa tích cũ - Ông Hoàng tử Cam

ÔNG HOÀNG TỬ CAM.
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ngày xưa, có một bà hoàng hậu sinh ra một nàng công chúa rất xinh đẹp và thông minh, nhưng công chúa đến tuổi cập kê rồi, mà nhà vua không kén được phò mã. Hoàng đế và hoàng hậu rất buồn vì thấy con gái mãi phòng không chiếc bóng. Công chúa phải đành ở vậy đến ba mươi tuổi vẫn chưa có chồng. 

Một hôm công chúa đi dạo ngoài vườn, đến dưới cây cam, trồng đã trăm năm rồi mà không có trái. Công chúa bỗng thấy một trái cây chín vàng treo tòn ten trên cành, công chúa thấy thèm ăn, liền sai tỳ nữ hái xuống, công chúa ăn vào thấy ngon ngọt lạ thường. 

Vài tháng sau, công chúa bỗng thấy bụng to dần lên thì ngạc nhiên vô cùng. Vua cha sinh nghi, cho dò xét xem công chúa có lén lút đi lại với người đàn ông nào không, nhưng nhà vua không tìm được mọt bằng chứng nào chứng tỏ công chúa ngoại tình. Từ bé đến lớn lúc nào công chúa cũng tỏ ra là người con gái chính chuyên đức hạnh.

Không biết làm sao, vua đành phải hạch hỏi công chúa, bấy giờ công chúa mới tiết lộ việc ăn cam chín ở trong vườn. Nhà vua cho rằng công chúa đã thọ thai với thần giữ vườn. 

Đến ngày nở nhụy khai hoa, công chúa sanh được một trai khôi ngô đĩnh ngộ. Vừa chào đời đứa bé biết nói, biết đi, biết đọc và học hành rất chăm chỉ. 

Hoàng đế và hoàng hậu thấy vậy thì cả mừng cho rằng trời sai thiên tướng xuống giúp vua trị nước, còn triều thần thì gọi đứa bé là hoàng tử Cam. 

Khi hoàng tử lên năm, ngày nọ vua muốn thưởng thức một món ăn lạ thường, bèn gọi người đầu bếp đến đưa cho ba nén bạc và bảo: -Nay trẫm muốn ăn thịt đàn bà có râu, vậy ngươi hãy ráng tìm cho được. 

Người đầu bếp lấy làm kinh sợ, xưa nay chỉ có đàn ông có râu chớ đàn bà làm gì có râu? Vả lại giết người là tội trọng không thể nào người đầu bếp dám làm. Đến sau, người đầu bếp suy nghĩ kỹ biết vua thử mình, nhưng chẳng biết tính cách nào. 

Hoàng tử Cam thấy người đầu bếp buồn rầu biếng nói biếng cười, liền hỏi thăm duyên cớ. Người này thật tình kể lại lời phán dạy của vua. Hoàng tử Cam đoán biết vua muốn ăn thịt dê cái, nên bảo người đầu bếp đi mua dê về làm thịt cho vua ăn. Vua lấy làm vừa lòng. 

Ngày khác, vua đòi ăn một món có ngũ vị, song chỉ đưa cho người đầu bếp có ba đồng tiền bảo đi mua. Người đầu bếp đến hỏi hoàng tử Cam, hoàng tử bảo đi mua trầu cau về dâng vua. Miếng trầu gồm có năm vị: cau, vôi, trầu, vỏ giấy và thuốc mà giá chỉ có ba đồng tiền. Vua rất đẹp ý. 

Vua lại ngỏ ý muốn ăn cỏ ống, cũng chỉ đưa có ba đồng tiền. Lần này người đầu bếp lại đến thỉnh ý hoàng tử Cam. Hoàng tử bảo đi mua tỏi về dâng của. Vua rất bằng lòng. 

Biết được hoàng tử là bậc thần đồng kỳ lạ, vua liền ra một kế để thử tài hoàng tử. Ngài cho mời tất cả bạn hữu của hoàng tử đến dự tiệc cùng hoàng tử. Giữa tiệc, vua đặt tất cả xa mâm đồ ăn đến năm ba thước để xem họ xoay trở cách nào. Duy có hoàng tử Cam ăn uống như thường vì biết đem theo đũa để gắp thức ăn. 

Lại một ngày nọ, nhà vua bày ra một cuộc đố vật gì nhọn nhất, rồi cùng đình thần bảo là cây kim. Hoàng tử Cam cãi lại cho rằng không phải. Vì nước có thể chui qua những lỗ nhỏ, những kẽ nhỏ nhất. Những đường nứt rạn dầu nhỏ thế nào nước cũng lọt qua được. 

Nhà vua bắt đầu kinh sợ về trí thông minh tuyệt vời của hoàng tử. Lại lo rằng rồi đây trước tài giỏi của hoàng tử, triều thần tìm cách phế bỏ nhà vua để đưa hoàng tử lên ngôi. Nhà vua liền mưu tính đầu độc hoàng tử Cam để trừ hậu họa. 

Bấy giờ, nhà vua dùng thuốc độc pha vào rượu bảo là ngự tửu ban cho hoàng tử uống. Hoàng tử về nhà đến cung thì thở hơi cuối cùng. Muốn được chắc ý vua sai người tâm phúc đến cung hoàng tử dọ hỏi. Mẹ hoàng tử lại bảo hoàng tử đang ngồi đọc sách trong phòng. 

Người tâm phúc tưởng thật về tâu lại với vua. Nhà vua muốn biết rõ thật hư nên lấy độc dược, cho con gà trống uống, gà trống vùng vẫy rồi bay đi mất. Vua cho rằng vô hại, nên đem ngự tửu có pha thuốc độc cùng đình thần yến ẩm. Chẳng dè chỉ trong chốc lát cả thảy lăn đùng ra chết. 

Ác tâm giết người của vua bại lộ, nên bị mọi người oán ghét, họ không chịu mai táng nhà vua mà chỉ lo mai táng hoàng tử Cam vào chiếc áo quan rất đẹp rồi cho hai người mù điếc đem đi chôn. Trong lúc khiêng đi, người mù bỗng chạm phải một cành cây, bỗng dưng hai mắt sáng lại như xưa. Người điếc thấy vậy, lấy lá xát vào tai, thì tai nghe được rõ ràng. Hai người mừng rỡ, vội vàng bẻ cành cây huyền diệu kia, cạy áo quan ra xát vào thi hài hoàng tử. Trong chốc lát hoàng tử Cam sống lại. Dân chúng mừng rỡ tôn liền làm vua.

Chuyện cười trong ngày

Bay nhanh...

Có hai con đại bàng đang bay với nhau. Bỗng nhiên nó thấy một chiếc máy bay phản lực bay ngang qua.

Đại bàng A : Làm sao mà mấy thứ đó có thể bay nhanh thế nhỉ ?

Đại bàng B :  Mày thử bị đốt đuôi như nó coi mày có bay nhanh như thế không

Chuyện cười trong ngày

Bay nhanh...

Có hai con đại bàng đang bay với nhau. Bỗng nhiên nó thấy một chiếc máy bay phản lực bay ngang qua.

Đại bàng A : Làm sao mà mấy thứ đó có thể bay nhanh thế nhỉ ?

Đại bàng B :  Mày thử bị đốt đuôi như nó coi mày có bay nhanh như thế không

Monday, October 20, 2014

Ngày 20-10-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Gọi là trí giả ở đời
Biết phân thiện ác, biết lời thật hư

SACCAKA, NỔI TIẾNG LÀ BIỆN TÀI, ĐỊNH ĐẾN TRANH LUẬN VỚI ĐỨC PHẬT VỀ GIÁO LÝ VÔ NGÃ. CUỐI CÙNG ÔNG ĐÃ XẤU HỔ CHẤP NHẬN SỰ NGỤY BIỆN CỦA MÌNH.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Người mù

Người mù 
Bài sưu tầm

Một người kia đã bị mù từ thuở vừa sinh ra đời. Mãi sống trong cuộc đời tối tăm nên anh ta không tin gì cả ngoài bóng đêm thăm thẳm. 

Có nhiều người thuật cho anh những câu chuyện nhưng anh ta vẫn quả quyết: 

- Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy. Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại bèn cố gắng đi tìm một linh dược tận Hy Mã Lạp Sơn về để chữa bệnh mù mắt cho anh ta. Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ luôn lớn tiến nói cùng mọi người rằng: 

- Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi. 

Có người biết chuyện khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta trông thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những gì trong phòng của anh thôi. Thế giới này còn có rất nhiều điều khác mà anh chưa biết được như mặt trời, mặt trăng v.v... Anh ta bèn lớn tiếng: 

- Làm gì có những điều ấy. Tôi không tin. Những gì thấy được thì tôi đã thấy tất cả rồi!

 Mọi người đều thương hại cho anh ta, vì đôi mắt của anh ta đã thấy nhưng anh ta vẫn còn bệnh mù.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

KHI CẢNH GẶP SỐNG CHẾT THÌ SAO ?



Sau trận đại chiến ở Minatogawa, khi sức lực đã hoàn toàn kiệt quệ, Kusunoki Masashige toan xoay kiếm tự vận thì có sự thúc đẩy khiến ông đã vội vã cùng với thanh kiếm còn dính máu chạy thẳng đến Thiền sư Soshun ở chùa Hoa Nghiêm gần đó, nơi ông thường đến trong thời bình, hỏi: “Khi gặp cảnh sống chết thì sao?” Giờ đây phút cuối cùng đã đến. Khoảnh khắc này sống và chết gặp nhau, tôi phải làm sao với nó? Thiền sư Soshun đáp: “Chém đầu cả hai; một kiếm lóe lên lạnh cả trời!” Ôi Masashige, ngươi là con quỉ với hai đầu sanh tử mọc trên hai vai ngươi. Sẵn kiếm trong tay, hãy chém phăng hai đầu sống chết. Rồi thanh kiếm sáng ngời duy nhất đó sẽ lấp lánh khắp các từng trời. Masashige vẫn chưa hiểu ý, lại hỏi: “Kết cuộc thế nào?” Thiền sư liền hét một tiếng chát chúa: “Katsu!” Vị anh hùng toát mồ hôi từ đầu đến chân, giác ngộ bừng lên,



chạy như bay trở lại chiến trường.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)