Tuesday, February 28, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Bản Chất

Bản Chất

Vào một buổi chiều chủ nhật nắng vàng ấm áp tại Oklahoma City, Bobby Lewis, một người cha tuyệt vời, đưa hai đứa con trai nhỏ đi đến sân chơi thiếu nhi. Anh đến quầy bán vé và hỏi “Giá vé bao nhiêu vậy anh?”

Người bán vé trả lời “Ba đô cho anh và ba đô cho trẻ em trên sáu tuổi. Nếu mà bé nào bằng hoặc dưới sáu tuổi thì vào cửa tự do. Các con của anh bao nhiêu tuổi rồi?”

Bobby trả lời “Bé này 3 tuổi và bé này 7 tuổi, vậy tôi phải trả cho anh 6 đô.”

Người bán vé kêu lên “Anh vừa trúng xổ số hay sao thế? Nếu anh nói đứa con lớn của anh 6 tuổi anh có thể tiết kiệm được 3 đô. Tôi đâu có nhận ra được.”

Bobby trả lời “Đúng, anh không nhận ra được nhưng những đứa trẻ này nhận ra được.”

Trong mọi lúc, nhất là những lúc khó khăn, khi mà đạo đức trở nên quan trọng hơn tất cả, bạn hãy làm sao để trở thành gương mẫu cho mỗi người bạn đang cùng làm việc và cùng sống.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - MẸ HIỀN CON THẢO

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

MẸ HIỀN CON THẢO

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa một nhà có hai mẹ con, mẹ thì hay ăn thịt gà, mà con thì hết lòng chiều mẹ. Phải khi trở trời, bà mẹ mệt nhọc trong mình, không muốn ăn gì, chỉ ước ao thịt gà. Chẳng may bấy giờ láng giềng hàng xóm không ai có gà mà lại chợ thì xa, trời thì mưa gió, không làm thế nào kiếm cho ra gà. Ở nhà cũng có một con gà mái, nhưng nó lên ổ, mới nở được mười hai con gà con. Người con không biết tìm đâu cho có gà mới thưa với mẹ, xin làm thịt con gà mái để mẹ ăn.

Bà mẹ gạt đi bảo rằng : « Con gà mái, con nó còn nhỏ. Hãy để nó nuôi cho con nó lớn, trước là biết thương loài vật, sau nữa bán được lấy tiền. Con không nghe người ta thường nói : « Như gà mất mẹ » hay sao ? Thôi con đừng làm thịt nó, tội nghiệp ! »

Con thưa rằng : « Mẹ dạy cũng phải. Song gà rồi lại đẻ ra gà được, cha mẹ không ai đẻ ra được nữa ! Mẹ cứ cho phép con làm để mẹ xơi ».

Bà mẹ nhất định không chịu. Người con phải chiều ý mẹ.

Làng nước, ai biết chuyện cũng khen rằng : « Thật là mẹ hiền, con thảo : Con thì biết thương mẹ, mà mẹ thì biết thương gà ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Ứng đối linh lợi

 ỨNG ĐỐI LINH LỢI


Thiệu là con vua Nguyên Đế nhà tấn, lúc nhỏ đã cực kỳ thông tuệ.

Một hôm, có sứ thần ở Trường An lại, vua Nguyên Đê hỏi thử rằng: "Trường An gần hay mặt giời gần hơn?

Thiệu đáp: Trường An gần hơn.

- Tại làm sao?

- Tôi chỉ thấy nói có người ở Trường An lại, chớ chưa tùng thấy nói có người ở mặt giời lại đây bao giờ".

Vua nghe câu nói lây làm lạ.

Cách mấy hôm sau, vua đem câu chuyện kể lại cho quần thần nghe. Nhân Thiệu đứng hầu bên, lại hỏi đùa rằng:

"Trường An gần hay mặt giời gần hơn?

Thiệu đáp: Mặt giời gần hơn.

- Vua ngạc nhiên hỏi: Sao hôm nay lại giả nhời khác hôm nọ như thế?

- Tôi ngửng đầu lẽn, trông ngay thấy mặt giời, chớ không trông thây Trường An đâu cả".

Vua nghe lại càng lấy làm lạ.

TẮN sCT

GIẢl NGHĨA

- Tẩn: tên một triều đại bẽn Tàu (265-449).

- Thiệu: sau nối ngôi Nguyên Đế làm vua gọi tên là vua Minh Đe.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 MỤC ĐÍCH


Một võ sư lừng danh hỏi người đệ tử mới nhập môn:

- Con muốn học võ à?

- Vâng, con muốn học võ để chiến thắng kẻ địch.

- Con ạ, còn nghĩ đến chiến thắng và kẻ địch thì chưa học võ được đâu vì còn hiếu thắng.

- Vậy con chỉ học võ để tự vệ thôi.

- Còn đề kháng tự vệ cũng chưa học võ được vì còn vị kỷ.

- Nếu vậy con học võ để làm gì?

- Lại để làm gì ! Chung quy con vẫn còn vướng vào một mục đích.

Võ sinh ngạc nhiên :

- Nhưng làm thế nào có thể học võ mà không có mục đích?

Võ sư ung dung bước ra giữa võ đường múa một bài quyền và nói:

- Anh cứ thế mà làm không được sao ?

Truyện cười trong ngày

 Ai vẽ?

Một họa sĩ mở phòng triển lãm tranh. Một bà quý tộc đến xem, đứng trước một bức tranh hồi lâu rồi hỏi:

– Tôi muốn biết ai là tác giả bức tranh này?

Họa sĩ đứng gần đấy, vội đi lại nói:

– Thưa quý bà, tôi là tác giả.

Bà khách hỏi:

– Tuyệt lắm! Ông có thể cho tôi biết ai đã may chiếc váy cho cô gái trong tranh không?


Monday, February 27, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Một nụ cười

 Một nụ cười


Văn hào Pháp Antoine de Saint Exupéry là một phi công trong thời Đệ nhị thế chiến. Chính từ những năm tháng này mà ông đã viết ra truyện ngắn có tính tự thuật với tựa đề “Nụ cười” (Le sourire). Trong câu truyện, ông thuật lại việc ông bị quân Đức quốc xã bắt làm tù binh và bị đối xử một cách tàn bạo. Ông viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm quẹt. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?”...Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là một viên cai tù Phát xít nữa, mà chỉ còn là một con người. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?” Tôi đáp: “Có” và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười” (x. Hanoch McCarty, Short Stories to warm the heart).

Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi lẽ không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười” (Khuyết danh).

Dĩ nhiên, cười cũng có 36 vạn cái cười khác nhau. Có cái cười phải trả bằng cái giá của cả một đế quốc như cái cười của nàng Bao Tự thời Đông Chu liệt quốc. Có cái cười của bạo chúa Nero khi cho nổi lửa đốt thành La Mã để có cái cớ bách hại các tín hữu Kitô tiên khởi...Gần đây, có cái cười chỉ có thể làm cho thế giới văn minh muốn nôn mửa đó là cái cười của những tên khủng bố người Nam Dương khi ra trước tòa để bị xét xử vì tội đặt bom sát hại những người vô tội.

Nhưng loại bỏ những cái cười ngạo nghễ, độc ác và điên cuồng ấy đi, người ta thấy nụ cười nào cũng đều là gạch nối tự nhiên giữa con người với nhau. Cười là muốn đi vào cái phần sâu thẳm nhứt của tâm hồn mà không gì có thể đạt tới được. Cười có sức tước đoạt mọi vũ khí tàn độc nhứt trong con người. Bên dưới cái vỏ ngụy tạo của mỗi người là một “cung thánh” bất khả xâm phạm. Đó là nơi duy nhứt để gặp gỡ nhau, liên kết với nhau bên kia ranh giới của hận thù, đố kỵ, sợ hãi hay chiến tranh. Chính nơi đây mà văn hào Saint Exupéry và người cai tù Phát xít đã gặp nhau và gặp nhau nhờ một nụ cười.

Tác giả Hanoch McCarty, khi bình về truyện ngắn “Nụ cười” của Saint Exupéry, đã nêu lên câu hỏi: “Tại sao chúng ta cười khi gặp một bé thơ?” Và tác giả đã trả lời: “Có lẽ vì chúng ta thấy được một tâm hồn tinh sạch không vướng mắc trong bất cứ một lớp vỏ bọc nào. Chúng ta biết và cảm thấy nụ cười của trẻ thơ là một nụ cười chân thực, không lừa dối và tâm hồn trẻ thơ trong chính chúng ta mỉm cười đáp trả một cách say sưa”.

Nụ cười chân thực luôn có tính lây lan.Thấy ai đó cười một cách chân thực, chúng ta không thể không cười đáp trả. Tôi thường nghĩ đến nụ cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Nhìn ngài, tôi mới hiểu được hình tượng của Phật Di Lặc. Tôi cho rằng với Phật Giáo, đời không chỉ là bể khổ. Đời cũng đáng để vui hưởng, để cười và để trao cho nhau nụ cười hơn là thù hận hay buồn phiền.

Nhìn nụ cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tự dưng tôi cũng muốn làm một phật tử. Dĩ nhiên theo cách thế của tôi hay ít ra theo tinh thần của nhà lãnh đạo tinh thần này. Cuộc sống có quá nhiều phúc lành cần được vui vẻ đón nhận và chia sẻ với mọi người. Ngay cả bệnh tật, xét cho cùng, cũng là một phúc lành. Nhờ nó mà ta biết cảm thông với người khác hơn. Nhờ nó mà ta cũng biết cảm thông với bản thân hơn. Và dĩ nhiên, cũng nhờ nó mà ta được tôi luyện để biết mỉm cười với cuộc đời.


Chu Thập

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - THỊT NGÓE, CANH GÀ

  TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

THỊT NGÓE, CANH GÀ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có người trồng một vườn cà rất tốt. Một hôm, có bạn đến chơi giễu rằng : « Bác trồng cà làm gì nhiều thế ? bác không nghe người ta có câu hát rằng : « Thịt ngóe mà nấu canh cà. Ba đời cháu ngoại đưa bà về quê » đấy sao ? »

Người kia đáp lại rằng : « Anh nói cái gì lạ lùng ! Thế anh lại không biết có câu tục ngữ rằng : « Cơm với cà, là nhà có phúc » ư ? Vả chăng cà tôi đây bán chợ nào ai cũng mua, khách nào đến nhà, ai cũng ăn… Thôi, hay nhân tiện đây, tôi xin thết anh một bữa cơm với cà để anh nếm thử xem ».

Người bạn bằng lòng. Lúc ăn cơm, lại ngỏ lời khen : « Cơm với cà thật đã nên ngon ! »

Người kia bẻ lại rằng : « Lúc nãy anh vừa ghét cà, bây giờ anh lại khen cà ngon, sao anh lắm điều thế ? »

Bạn nói : « Bác dạy thế. Chớ tôi khen chê mà khác nhau, là bởi quả cà nó khác nhau. Trước kia, tôi chỉ biết có một thứ cà quả tròn là cà táo, hay quả dẹt là cà dừa, cà ghém mà thôi… »

Người kia nói : « Cà nó có nhiều loài, nhưng vị nó cũng không khác gì nhau. Thế anh có biết thứ cà tôi thết anh đây gọi là cà gì không ? »

- Không ! Thật quả tôi không biết…

- Thế thì anh còn ngu thật. Này là cà dài mà nhỏ quả này gọi là cà soan hay cà vú trâu, còn thứ cà dài mà to quả mà anh vừa xơi vừa khen ngon hơn cả, chính nó tên gọi là – xin thất lỗi – cà dái dê đấy anh ạ…

Bạn biết bị mắc lỡm, nhưng trót đã ăn, không dám dỉ răng khen chê nhiều lời nữa.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Bọ ngựa chống xe

 BỌ NGỰA CHỐNG XE


Một hôm, Trang Công nước Tề xa giá đi săn. Xe ra khỏi thành, đi trên đường cái, có con bọ ngựa, cứ đứng giữa đường, chực chống lại vói cái xe. Tả, hửu thấy thế, kêu lên rằng: "Chết! chết!" Trang Công nghe tiếng, tưởng sự gì nguy hiểm, vội vàng bắt dừng xe lại hỏi. Tả, hữu thưa:

"Có con bọ ngựa thấy xe sắp đến, không tránh, lại giơ càng lên muốn chống lại. Giống bọ ngựa quái lạ, chỉ biết tiến lên, chớ không biết thoái, không chịu lượng sức mình khoẻ hay yếu, hề gặp cừu địch, thi xem thường, xem khinh, cứ lập tức xông vào đánh. Xin cứ để cho xe đi, xem bọ ngựa sống hay chết thế nào.

Trang Công nói: Hãy khoan. Giống bọ ngựa thê mà đáng kinh. Giả sử bây giờ có một người bị kẻ tàn bạo hà hiếp, không ngại gian nan, không sợ nguy hiểm, nhất quyết chỉ tiến lên, chọi vói cường địch, chết cũng không thoái tị thì chẳng đáng nên tôn kính lắm ư!"

Nói đoạn, Trang Công bảo tránh xe đi sang một bên.

Từ hôm đó, bọn tướng sĩ Trang Công nghe thấy câu chuyện, khi phải đi đánh giặc đâu, là liều chết tiến lên, chớ không chịu không bằng con bọ ngựa.

HÀN THI NGOẠI TRUYỆN

GIẢI NGHĨA

- Xa giá: xe vua đi.

- Tả hữư. bên phải bẽn trái, đây nói các quan theo hầu ở bén vua.

- Nguy hiểm: nguy cấp, hiểm nghèo, nói cái gì có thể hại đến mình được.

- Lượng: đo đắn, cân nhắc để biết tài, sức của mình hay của người.

- Cừu địch: quân thù nghịch lảm hại mình.

- Tàn bạo: phá hại, hung ác.

- Hà hiếp: đè, bắt ức.

- Gian nan: khó nhọc khổ ải.

- Nhất quyết: khăng khăng một mực nhất định như thế.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TU SỬA


Một thiền sinh hỏi:

- Có phải tu là sửa không ?

Sư nói :

- Không.

- Vậy là không sửa ?

- Cũng không .

Thiền sinh không hiểu, thắc mắc:

- Như vậy tu phải làm sao ?

Sư đáp :

- Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái khác.

Truyện cười trong ngày

 Hiện tượng đồng âm

Giờ giải lao tại hội thảo ngôn ngữ quốc tế, các giáo sư nói chuyện với nhau về hiện tượng đồng âm. Người đến từ nước Anh nói:

– I can can a can (Tôi có thể làm một cái hộp).

– Giáo sư tiếng Pháp nói: La souris sourit sous le riz (Con chuột cười dưới gạo).

– Ví dụ của vị giáo sư Trung Quốc là: Đồng tử du đồng, đồng tử lạc (Cậu bé dạo chơi trên đồng bị trái ngô rụng phải).

– Đến lượt mình nhà ngôn ngữ học Việt Nam xổ ra một tràng: Bữa qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hông nói qua qua mà lại qua.

– !!!

Sunday, February 26, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chiếc mặt nạ

 Chiếc mặt nạ


Có một vị quân vương nuôi vài con khỉ trong nhà. Anh ta luyện cho chúng cách nhảy múa, và mặc cho chúng những bộ quần áo tuyệt đẹp, đeo cho chúng những chiếc mặt nạ hình mặt người. Khi lũ khỉ nhảy múa trông rất giống như người thật. Một ngày kia, vị quân vương bắt bọn khỉ nhảy múa cho các triều thần thưởng thức. Diễn xuất điêu luyện của lũ khỉ đã nhận được nhiều tràng vỗ tay khen ngợi. Nhưng trong số các triều thần, có một vị đã cố ý làm rơi một trái chuối trên sàn nhà. Những con khỉ thấy vậy đã tháo lớp mặt nạ, lao vào để tranh nhau trái chuối. Kết quả là cuộc trình diễn tinh vi của lũ khỉ đã trở thành trò chế giễu cho mọi người.

Con người ta trong cuộc sống hàng ngày dường như cũng đang đeo những chiếc mặt nạ để đóng các vai và biểu diễn trên sân khấu của cuộc đời. Do vậy, kẻ tiểu nhân đang đeo mặt nạ của người quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ của người lương thiện. Kẻ háo sắc đeo mặt nạ của người đoan chính, tử tế. Đây cũng là điều khiến xã hội dần bại hoại và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Con người này tự mình đánh mất bản thân. Chúng ta nên hướng thiện, hữu xạ tự nhiên hương. Nếu chúng ta hành xử không đúng, thì dù có tài ngụy trang đến đâu vẫn sẽ phát hiện ra.

Biểu hiện của con người có thể không trực tiếp giống như khỉ, nhưng cho dù anh có cải trang thế nào, gặp phải thứ trong lòng yêu thích, anh ta sẽ vô thức và hiện rõ bộ mặt thật của chính mình. Do vậy, kẻ háo sắc bình thường rất tử tế nhưng nhìn thấy người đẹp, hai mắt sẽ dán chặt vào người đẹp, ngôn từ thất thái. Kẻ thích đánh bạc bình thường không đam mê, nhưng nhìn thấy chiếu bạc không thể kìm nén được bản thân.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - CƠM VỚI CÀ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

CƠM VỚI CÀ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có một người trong nhà kể cũng vào bậc khá giàu, nhưng tính hay bần tiện, không hề phao phí đi đâu một tí gì.

Bữa cơm, người ấy thường chỉ ăn một dúm muối với một đôi quả cà vừa đủ no thì thôi.

Thiên hạ, có kẻ thấy thế cười mà bảo rằng : « Ta nghĩ người sinh ra trong trời đất, này mưa, mai gió, chẳng lấy gì làm chắc, cho nên lúc ăn, lúc uống, tưởng cũng nên tìm sao cho vui thích chớ nhịn miệng làm chi cho tội cái thân ».

Người kia nghe nói, mắng lại rằng : « Anh biết một, mà chẳng biết mười : Con người ta ở đời không phải một ngày một phút gì, nhưng còn lâu dài mãi. Vậy mà cứ chưa ăn chưa mặc, không liệu tính việc gì, thì dần dà của hết, người còn, mình đã chẳng có mà ăn, mà con cháu mình rồi cũng vì mình mà đói rách khổ sở. Nếu mình để lại cái tiếng : « Cha ăn mặn, con khát nước » thì mình còn ra gì nữa chăng ? »

Rồi sau mặc tiếng khen chê. Người ấy giữ thói bần tiện. Chẳng bao lâu trong nhà mỗi ngày một giàu có, thịnh vượng mãi lên, mà đàn con, đống cháu cũng được đề huề sung túc. 

Thiên hạ thấy đều khen rằng : « Cơm với cà, là nhà có phúc ». Câu ấy nay thành câu tục ngữ ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Mã Viện

 MÃ VIỆN


Mã Viện mồ côi từ thuở nhỏ, tình cảnh rất nghèo khổ mà thật là người có đại chí. Thường khi nói truyện với người ta rằng:

"Làm tài giai lúc cùng khổ, chí càng phải bền; khi tuổi tác khí càng phải hăng".

Mã Viện ra công, ra sức cày cấy chăm nuôi không bao lâu giàu có hàng ức triệu. Mà hình như chưa được phỉ chí, thường nói với người ta rằng:

"Phàm làm nên giàu, mà có biết đem của thí chẩn cho ngưòi khốn cùng, thì mới là quý. Bằng không, thì chỉ là làm tôi tớ đồng tiền, suốt đời canh giữ, chớ có ích gì!"

Sau Mã Viện đem hết tiền của chẩn cấp cho người nghèo, rồi ra làm quan giúp vua Quang Vũ nhà Hán. Tuổi bấy giờ đã già, mà cứ hay xin đi đánh nam, giẹp bắc. Mồi khi thắng trận trở về, họ hàng bà con ra chào mừng đón rước, thì Mã Viện nói rằng:

"Làm tài giai, nên chết ở chốn biên thuỳ, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng. Chớ ốm nằm xó giường, chết ở trong tay lũ trẻ nâng đỡ, thì có hay gì!"

HÁN SỬ

GIẢI NGHĨA

- Mã Viện: người đời nhà Đông Hán sau được phong làm Phục Ba tướng quân.

- Đại chí: chí cả, làm được những công việc to.

- Thí chẩn: đem tiền của chu cấp cho kẻ nghèo khổ.

- Khốn cùng: khổ sở không còn có gì nữa.

- Quang Vũ: vua nhà Đông Hán (25-56 s. Th ch).

- Hán: đây là Đông Hán (25-194 s. Th. ch.)

- Biên thuỳ: chỗ hai nước giáp giới nhau.

LỜI BÀN

Đối với nước Nam ta, Mã Viện thực là một người cừu địch, đáng ghét. Nhưng ta cũng không nên, vì ghét, mà không biết đến cái hay của người.

- Như Mã Viện mồ côi nghèo khổ mà làm nên giàu có, là người có chí đáng khen.

- Giàu có mà biết dùng của, đem của cấp cho kẻ nghèo, lại là người có chí đáng trọng.

- Có tuổi mà vẫn đem thân ra chốn chiến trường để tận trung báo quốc, lại là một người có chí đáng phục, không phụ cái tiếng anh hùng "quắc thước". Một người cùng khổ yếu đuối mà làm nên phú quí, lúc phú quí lại hiểu được cái nghĩa phú quí nên làm thế nào thực chẳng đáng làm gương cho cả mọi người ru!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 SỬA ĐỔI THIÊN NHIÊN


Hai chú tiểu ngồi dưới gốc cây bồ đề, một chú nhận xét:

- Thiên nhiên có những điều bất cân xứng cần phải sửa chữa lại.

Chú khác hỏi:

- Thí dụ cái gì bất cân xứng?

- Thì chú thấy đó, bên kia cây dưa hấu nhỏ như vậy mà trái thật to, còn cây bồ đề to tướng thế này mà trái nhỏ xíu!

Ngay khi đó gió thổi rụng những trái bồ đề trên đầu họ. Chú tiểu kia nói:

- May mà chú chưa kịp sửa thiên nhiên, chứ không thì bể đầu cả đám!

Truyện cười trong ngày

 Sẵn sàng giúp đỡ

Một luật sư thất bại trong việc chứng minh thân chủ vô tội trong vụ trộm tranh. Ông ta cảm thấy ăn năn nên an ủi bị cáo.

– Ít nữa, sau khi mãn hạn, tôi sẵn sàng giúp đỡ nếu anh yêu cầu.

– Bị cáo nhìn luật sư đầy vẻ nghi ngờ: Ông ư? ông cũng thấy cái nghề của tôi kiếm hơn nghề luật sư nhiều sao?

Saturday, February 25, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Mở rộng lòng bao dung

 

Mở rộng lòng bao dung


Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.
Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói: “Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”
Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.
Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng: “Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!” Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.
Nhà văn Victor Hugo, Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”. Bao dung thì luôn được lợi và người làm thành được sự nghiệp thì nhất định phải có lòng bao dung rộng lớn.
Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”. Khổng Tử nói: “Khoan dung thì được lòng mọi người”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.
Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.
Tục ngữ nói: “Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ”. Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - CUỐC, CÀY, BỪA TRANH CÔNG

  TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

CUỐC, CÀY, BỪA TRANH CÔNG

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có một nhà khai hoang một thửa ruộng, thuê một người đi cuốc, hai người đi cày và một người đi bừa. Bốn người ra đồng tự sáng sớm tinh sương. Người cuốc thì cuốc chung quanh ruộng. Hai người cày luôn hết đường nọ sang đường kia. Duy có người bừa là không có việc gì, chỉ cưỡi trâu chơi, và nghêu ngao những câu phong dao cổ, nào lúc thì :

« Mồng chín, tháng chín không mưa,

Cha con ta gác cày bừa đi buôn ».

Nào lúc lại :

« Mồng chín, tháng có có mưa,

Để cho thiên hạ cày bừa làm ăn ».

Đến nửa buổi, nhà chủ đi ra thăm ruộng, hỏi những người kia rằng : « Thế nào, các bác làm những công việc gì ? Có chăm chỉ không ? »

Người cuốc nói rằng : « Tôi giữ việc cuốc, thì tôi chăm lắm ».

Hai người cày nói : « Chúng tôi giữ việc cày, cũng chăm lắm ».

Nhà chủ hỏi : « Thế còn người nữa làm việc gì ? »

Ba người đồng thanh nói : « Anh ấy chỉ chơi với hát, chưa bừa được tí nào cả ».

Người chủ mắng người bừa rằng : « Rõ đồ toi cơm ! »

Người bừa giận lắm, không nói không rằng, vác bừa đi. Ra đến đường, vừa gặp một ông quan đi tới, người ấy liền đến thưa rằng : « Tôi cùng hai người cày, một người cuốc. Ba anh ấy làm chưa xong việc, tôi biết lấy đất đâu mà bừa. Mà ba anh ấy lại tâng công với nhà chủ, nói tôi không làm gì, để nhà chủ mắng tôi. Dám xin quan lớn soi xét ».

Ông quan cho đòi ba người kia lại, quở rằng : « Ba đứa chúng mày cày cuốc chưa xong, thì lấy đất đâu cho thằng này nó bừa ? Sao chúng mày khoe công lại nói không hay cho nó, để nhà chủ mắng nó ? Tội chúng mày để đâu, đét cho mỗi đứa mười roi ».

Khi ba anh bị đòn xong rồi, ông quan đem người kia ra cho nó bừa. Nó bừa chỉ một chốc, thì bao nhiêu ruộng sạch cỏ hết cả.

Ông quan khen rằng : « Cày, cuốc có công, mà không có bừa, cũng chẳng làm gì. Chúng mày làm già nửa buổi không xong. Nó mới làm có một lúc xong ngay. Thế thì công cái bừa to hơn cái cuốc, cái cày nhiều ».

Chủ nhà đứng đấy, vỗ-về người bừa rằng : « Bây giờ tôi mới biết công anh. Thôi anh bằng lòng vậy. Tôi biết sức cái bừa của anh rồi, thật là bừa-bừa cả, cây cỏ nào mà còn mọc lên được ! »

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Hết lòng vì nước

 HẾT LÒNG VÌ NƯỚC


Vua Bình Vương nước Sở nghe lời gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa. Ngủ Thượng là con cả Ngũ Xa cũng bị hại. Người con thứ là Ngũ Viên, bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng nước Ngô. Trước khi đi, có đến từ giã một người bạn đang làm quan Đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:

"Ba năm nửa, nước Sở không mất, thời tôi không gặp mặt bác nữa.

- Thân Bao Tư nói: Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước Sở còn".

Ba năm sau, Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nối ngôi cho Bình Vương thua chạy, phải trôn vào trong núi.

Thân Bao Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua Tần rằng:

"Nước Ngô vô đạo, quân khoẻ, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bây giờ mói bắt đầu đánh một nước Sở tôi trước. Vua nước tôi, phải chạy trốn, hiện nay ở Vân Mộng, sai tôi đến cáo cấp với thượng quốc".

- Vua nước Tần là Ai Công bảo: ừ! để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán.

- Thân Bao Tư nói: Vua nước tôi bây giờ đang khốn đôn, phận bày tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ".

Nói đoạn, cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.

Ai Công thấy vậy nói rằng: "Một nước có người bày tôi như thế, ta không cứu củng không đành". Rồi đem quân sang cứu nước Sở.

Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.

Nước Sở nhờ thê mà không mât, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bao Tư để thưởng công; thì không thây đâu cả. Thân Bao Tư đã lánh đâu rồi.

Trước khi đi lánh, Thân Bao Tư có nói rằng:

"Mượn quân, yên nước không phải là vị thân, cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh. Bây giờ nước đã định rồi, thì ta còn cầu gì nứa?"

THUYẾT UYỂN

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU


Một thiền sinh trẻ tuổi lần đầu tiên tới thăm một thiền sư. Vừa ngồi xuống, anh huênh hoang cất giọng thao thao:

- Làm gì có tâm trí, có thân xác, có thiện, có ác! Thầy chẳng có, trò cũng không; chẳng có cái cho đi, cũng chẳng có cái nhận về; có cái gì trên đời này mà là thật đâu. Cái chính thật là Hư Vô!

Vị thiền sư ngậm ống điếu bình thản ngồi nghe không thốt nửa lời. Chợt thiền sư với lấy chiếc roi bất thần giáng một cái thật mạnh lên người thiền sinh. Thiền sinh hốt hoảng vùng dậy, không giấu được về giận dỗi, nhưng còn lúng túng chưa biết nói sao.

Thiền sư điềm tĩnh cất lời:

- Nếu quả thực chẳng có gì trên đời này là thực và tất cả là hư vô, thì sự giận dữ của người từ đâu đến?

Truyện cười trong ngày

 Bệnh đãng trí

Một người vẻ mặt lo lắng đi gặp bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ. Ông bác sĩ hỏi:

– Sức khỏe của ông vẫn bình thường chứ?

– Nói thật với bác sĩ là tôi dường như bị mắc bệnh đãng trí thì phải. Tôi không bao giờ chắc chắn được là mình đã đậu xe ở đâu, hoặc đã trả lời thư chưa, tôi luôn tự hỏi mình đang đi đến đâu và sẽ làm gì khi đến nơi đó. Vì thế, tôi rất cần sự giúp đỡ của ông, bác sĩ ạ.

– Ông bác sĩ trầm ngâm một lát rồi nhẹ nhàng bảo: Thế thì ông trả tiền khám bệnh cho tôi trước đi!!!

Friday, February 24, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Đừng tìm cầu bằng ý

 Đừng tìm cầu bằng ý

Tôi nhớ vào khoảng thập niên 80, người ta thường bày bán những bức tranh thuộc loại hình ảo ba chiều, 3D Stereograms. Đây là những tấm hình có chiều sâu mà bạn phải nhìn xuyên qua nó như một tấm gương, bạn mới có thể thấy được hình ảnh thật nằm ẩn dấu trong đó. Đứng trước một tấm ảnh 3D Stereograms, bạn cố sức nhìn nhưng không thấy gì hết, và càng cố sức tập trung nhìn cho rõ ta lại càng thất vọng. Nhưng vừa khi bạn buông thả tự nhiên, thôi không tìm kiếm gì trong đó nữa, thì tự nhiên hình ảnh nằm ẩn sâu trong ấy hiển lộ ra rất rõ rệt, và bất ngờ.

Nếu như bạn đang có một phiền muộn hay khó khăn nào, bạn hãy thử buông thả sự tìm kiếm hạnh phúc của mình đi, và trở về tự nhiên với những gì đang có mặt. Và nhờ không tìm kiếm nữa, thôi nắm bắt một ý niệm cố định nào về hạnh phúc, mà thật ra mình cũng chưa chắc biết rõ nó là gì, ta cho phép hạnh phúc thật sự được hiển lộ ra.

Đôi khi thực tại phải được tiếp xúc bằng tâm chứ không thể nắm bắt bằng ý. Vì những gì ta nghĩ là hạnh phúc chưa chắc đó là hạnh phúc. Khi tâm ta càng rộng mở, không mong cầu bao nhiêu, thì cái thấy của mình càng được trong sáng bấy nhiêu. Và bạn biết không, nếu ta dừng lại cho yên với một cái nhìn tự nhiên, thì bầu trời kia, dù ngày hay đêm, bao giờ cũng vẫn đang có hằng ngàn vì sao lấp lánh sáng đẹp diệu kỳ.


Nguyễn Duy Nhiên

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - NA MÔ CHUỲNH

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

NA MÔ CHUỲNH

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có ba anh học trò, một hôm ăn canh lươn, lấy làm ngon lắm. Ba anh hứng chữ, bàn với nhau rằng : « Lươn là giống quí thế này mà xưa nay, chưa có chữ gì để đặt tên cho nó cả. Chi bằng, đang lúc ngon miệng, ba anh em ta nghĩ đặt cho nó một chữ thật đẹp để họa sau này thiên hạ ghi chép vào sử sách chăng ».

Một anh nói rằng : « Con lươn vốn là giống ở dưới nước, tôi đặt cho nó có « Ba chấm thủy » (氵) »

Một anh nói rằng : « Con lươn vốn có tính chúi dưới bùn, tôi đặt cho nó một chữ « Thổ » (土) nữa ».

Anh thứ ba nói rằng : « Con lươn vốn có cái đuôi uốn khúc cong cong, tôi đặt cho nó thêm một chữ cong cong là chữ « Tư » (ㄙ) ».

Nói xong, ba anh ghép ba chữ lại, thành ra một chữ là : « 法 ».

Ba anh lại bàn nhau : « Chữ đã đủ nét rồi. Nhưng không biết gọi là chữ gì, đọc ra âm gì cho nó giòn, thì thiên hạ mới chịu theo ».

Bàn tán mãi, sau ba anh cùng đồng ý đặt cho cái chữ 法 ấy âm là chữ « Chuỳnh ».

Con lươn quí hóa bây giờ có chữ viết là 法 lại có âm gọi là « Chuỳnh ». Đủ cả chữ, chữ có nghĩa sâu xa, đủ cả âm, âm đọc giòn sang sảng, ba anh đắc chí vỗ tay cười xòa.

Nhưng chợt một anh giật mình bảo hai anh kia rằng :

« Chết rồi ! Ba anh em ta nay đặt được một chữ hay đến như thế, là có bao nhiêu tinh hoa trong mình, nó bốc ra hết cả.

Anh em đến chết mất, không gì cứu được nữa ». 

Rồi ba anh sụt sịt ngồi khóc với nhau. Chợt có ông sư đi ngang đó, thấy ba người đang khóc, lấy làm lạ, ghé vào hỏi. 

Ba anh em kia đem đầu đuôi câu chuyện kể lại. Thì lúc kể xong, ba anh thấy ông sư cũng giọt ngắn, giọt dài như khổ não lắm. Ngạc nhiên, ba anh hỏi ông sư : « Kìa sao mà nhà chùa cũng khóc thế ? »

Ông sư nói rằng : « Nào có gì đâu ? Bần tăng ăn mày Phật đã hơn ba mươi năm, xưa nay kinh-kệ vẫn chỉ biết có tụng niệm rằng : « Na mô Pháp » hay Phật Pháp tinh thông…mà thôi… Đến bây giờ, nhờ được ba thầy dạy cho mới biết không phải là Na mô Pháp, Phật Pháp tinh thông… mà là Na mô Chuỳnh, Phật Chuỳnh tinh thông… Vậy A di đà Phật ! Na mô Phật. Na mô chuỳnh hay Na mô lươn. Na mô tăng, Phật chuỳnh tinh thông hay Phật lươn tinh thông… Tôi cũng đến chết mất !… Nên tôi khóc với các thầy là phải ».


Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Trí và Nhân

 TRI VÀ NHÂN


Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử.

- Đức Khổng Tử hỏi: "Thế nào là người tri? Thế nào là người nhân?

- Thầy Tử Lộ thưa: Người tri là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn".

Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử cống vào, Đức Khổng Tử lại hỏi người tri, người nhân là thê nào.

- Thầy Tử Cống thưa: "Người tri là người biết người; người nhân là người yêu người.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn".

Thầy Tử Cống ra, thầy Nhan Hồi vào, đức Khổng Tử lại đem tri, nhân ra hỏi.

- Thầy Nhan Hồi thưa: Người tri là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi ỉà bậc sĩ quân tử.”

GIA NGỮ

GIẢI NGHĨA

- Tử Lộ: học trò giỏi đức Khổng Tử có tiếng về khoa chính sự.

- Yết kiến: đến thăm, hầu người trên,

- Học vấn: học để cho biết nhiều, hỏi (vấn) để cho tinh.

- Tử cống: học trò giỏi đức Khổng Tử có tiếng về khoa ngôn ngữ.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 QUAN THƯỢNG THƯ


Thượng thư Trần Tháo đi lên cầu thang với những người trong ban tham mưu của ông. Khi thấy một nhóm tăng nhân đi ngang qua dưới đường lộ, một trong các quan thuộc hạ hỏi:

- Họ có phải là tăng nhân thiền hành không?

Trần Tháo đáp:

- Không.

Viên chức ấy hỏi:

- Làm sao đại nhân biết họ không phải là tăng thiền hành ?

“Để khám nghiệm xem” Trần Tháo đáp xong liền kêu to:

“Này! chư tăng!” Nghe tiếng gọi, tất cả nhìn lên cửa sổ. Trần Tháo nói:

- Đó! Không phải tôi đã nói với ông như vậy sao?

Truyện cười trong ngày

 Chỉ một màn

Hai người bạn đi dạo với nhau. Một anh bảo:

– Tối qua, tôi đến nhà hát xem kịch. Nhưng chỉ xem đến màn một rồi ra khỏi rạp.

– Tại sao?

– Tại vì, trên chương trình có nói: “Màn hai… 3 năm sau”. Anh xem thời gian dài như thế, tôi đợi làm sao được?


Thursday, February 23, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Mời khách

 Mời khách


Mặc dù Tô-Đông-Pha là một nhà thơ nhà văn nổi tiếng, làm quan thời Bắc- Tống Trung-Hoa. Nhưng ông là một người rất hiểu lễ nghĩa, nhân từ và dân dã, ông thường ăn mặc giản dị, đi ngao du sơn thủy và đàm đạo với các vị tăng nhân khắp nơi.

Một ngày nọ, trên đường ngao du đến Hàng Châu, vừa khát vừa mệt nên thấy có một ngôi chùa, Đông-Pha liền bước vào để xin chén nước uống và nghỉ ngơi.

Phương-Trượng của ngôi chùa ra tiếp, thấy Đông-Pha ăn mặc bộ đồ cũ, đầy bụi đường xa, không thấy có gia nhân ngựa xe đi cùng! Nên nghĩ đây là một người khách hành hương bình thường, nên tỏ ý không coi trọng! Nhưng vì đã ra đến nơi, nên vẫn phải tiếp mặc dù trong bụng không muốn.

Vị Phương-Trượng chỉ cái ghế ngay sân nói:

- Ngồi!

Rồi quay sang Chú Tiểu đứng cạnh bảo:

- Trà!

Chú Tiểu bưng lên cho Đông-Pha một chén trà pha từ bao giờ nguội ngắt.

Sau khi ngồi nói một vài câu chuyện, Vị Phương-Trượng mới thấy Đông-Pha không phải người tầm thường như lúc đầu ông ta nghĩ, vì thấy ăn nói hoạt bát, hiểu biết, càng nhìn lại càng thấy phong thái đĩnh đạc, phi phàm! Liền mời vào trong một gian nhà gần đấy ngồi, bảo cho đỡ nắng.

Vào phòng, Vị Phương-Trượng chỉ ghế nói:

- Mời ngồi!

Lại nói với Chú Tiểu:

- Mời trà!

Sau khi trò chuyện, Vị Phương-Trượng kinh ngạc khi biết vị khách này chính là đại thi-nhân tiếng tăm lừng lẫy Đông-Pha cư-sĩ, thì liền mời ông vào một căn phòng rộng lớn trong điện và không ngớt cúi đầu nói:

- Kính mời ngồi!

Và nói với Chú Tiểu:

- Kính trà thơm!

Chú Tiểu mang lên chén trà nóng thơm ngào ngạt.

Ngồi nói chuyện thêm một hồi, Đông-Pha xin cáo từ, Vị Phương-Trượng liền xin Đông-Pha để lại bút tích bằng thơ để kỷ niệm ngày ông ghé thăm chùa.

Đông-Pha mỉm cười, rồi viết 2 câu:

Tọa, Tỉnh tọa, Thỉnh thượng-tọa!

Trà, kính trà, kính hương trà!

Dịch là:

"Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi!

Trà, mời trà, kính trà thơm!".

Vị Phương-Trượng xem xong xấu hổ đỏ bừng mặt không nói được lời nào! Từ lúc ấy không dám phân biệt khách khi tiếp đón nữa.


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - THANH YÊN SO VỚI PHẬT THỦ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

THANH YÊN SO VỚI PHẬT THỦ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có một người tìm đến học một ông thầy ở làng xa. Học được vài ba năm, người ấy đã tự nghĩ là sức học ngang ngang với thầy, xin về nhà để học lấy không ở theo thầy nữa.

Cách đó hai năm, trong vườn anh ta, có cây thanh yên được năm, sáu quả, mà có một quả lớn lắm, anh ta rất lấy làm trân trọng. Tháng chạp, anh ta cho hái quả thanh yên ấy để đem đi lễ thầy cũ, và nhân tiện để xem sức thầy một thể. Lúc đến nhà thầy, chưa kịp bày gì, thì chợt anh ta trông thấy trong vườn thầy, bao nhiêu cây phật thủ, quả lớn có, quả nhỏ có, quả chín có, quả chưa chín có, xanh vàng tươi đẹp, vị hương nức, càng lâu, càng xa, càng dày, càng thắm. Anh ta thấy thế tần ngần có ý thẹn. Thầy trông mặt, biết lòng, gọi lại hỏi.

Anh lấy sự thực, thưa với thầy rằng : « Thưa thầy, quả thanh yên ở nhà tôi, tôi tưởng trân trọng là thế. Đến đây thấy vườn phật thủ nhà thầy, tôi mới hay trân trọng khác xa ».

Rồi lại thưa rằng : « Từ nay về sau, tôi mới biết cách đi học. Thật là : xem vườn dạng bằng xem sách, mùi quả khác chi mùi văn. Người ta càng học, lại càng biết mình là dốt ».

Thầy nghe nói, đỡ lời bảo rằng : « Có xem bể, mới biết nước ao không mấy nỗi : có lên núi, mới biết đá cống chẳng bao nhiêu ; có qua rừng, mới biết cây vườn không mấy chút… Đi học có biết thế, học mới tiến ích được ».

Anh kia nghe nói, cúi đầu bái tạ. Rồi từ đó, lại xin ở với thầy, cố chuyên tập học hành. Không bao lâu, nhờ thầy dạy bảo, học mỗi ngày một cao, một rộng, và lúc đi thi, đỗ đầu trong thiên hạ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Âm Nhạc

 ÂM NHẠC


Âm là tự lòng người ta mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thành ở ngoài miệng, mà thực hoá tự trong lòng.

Cho nên, nghe âm thanh mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng, xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở, đều hiện ra âm nhạc không giấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

Đất xấu, thì cây cối ngẳng nghiu; nước đục, thì tôm cá gày còm. Đời suy, thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tù khúc, những âm trên bộc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nước loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui, là đức suy.

Âm nhạc đã không có tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra, thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.

Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chính lại đức để làm âm nhạc, hoà nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hoà, thì mới chỉnh đốn được mọi việc.

TUÂN TỬ

GIẢI NGHĨA

- Cảm giác: thấm thìa, phát động và hiểu biết.

- Phát động; nẩỵ hiện ra.

- Phong tục: những cái người trẽn làm cho người dưới bắt chước gọi là phong; thói quen kẻ dưới tập nhiễm nhau gọi là tục.

- Chí hướng: lòng thích muốn việc gì.

- Đạo đức: cách ăn ở hợp với cương thường, nhẽ phải.

- Thịnh, suy: thịnh: hay hơn mãi lên; suy: kém dẩn đi.

- Nghiệm. ngẫm xem mà biết.

- Phiền: nhiều quá.

- Dâm đãng, tà khúc: giai gái chơi bời, nghĩ sằng làm bậy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐÁNG ĐÁNH ĐÒN


Cảnh Thanh hỏi một ông tăng mới, từ đâu đến. Ông tăng đáp:

- Từ Tam sơn đến.

Cảnh Thanh hỏi tiếp:

- Mùa an cư vừa rồi ở đâu?

Ông tăng đáp:

- Ở Ngũ nhạc.

Cảnh Thanh nói:

- Tôi sẽ đánh ông ba chục gậy bự này.

Ông tăng hỏi:

- Tại sao con đáng ăn gậy của hòa thượng?

Cảnh Thanh đáp:

-Tại vì ông bỏ chùa này tới chùa kia.

Truyện cười trong ngày

 Xem nốt

Bệnh nhân than phiền với bác sĩ:

– Tôi ngủ không ngon giấc, suốt đêm cứ mơ thấy một đàn chuột chơi bóng đá ầm ĩ.

– Tối nay, ông uống hai viên thuốc này, sẽ khỏi thôi!

– Để tối mai uống được không ạ?

– Sao vậy?

– Vì tối nay là trận chung kết của bọn chúng.

Wednesday, February 22, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Câu cá

Câu cá 


Cậu bé 11 tuổi và rất thích câu cá. Cậu đi câu cá bất cứ lúc nào có thể và thường ngồi câu ở cái vũng nơi căn lều nhà cậu, nằm trên một đảo nhỏ giữa hồ.

Một lần, cậu theo bố đi câu cá vào buổi chiều tối. Cậu mang theo ít giun làm mồi với hy vọng bắt được vài con cá. Cậu móc mồi rồi bắt đầu tập quăng mồi. Lưỡi câu đập thẳng vào mặt nước và tạo ra những gợn sóng nhiều màu sắc trong ráng chiều. Ngồi khá lâu, bỗng cậu cảm thấy cần câu rung lên, rõ ràng có cái gì đó rất nặng móc vào cần câu. Bố cậu quan sát đứa con khéo léo giật cần câu, nhấc lên một con cá đang vùng vẫy. Đó là con cá to nhất cậu bé từng nhìn thấy. Hai bố con nhìn con cá to bự đang quẫy. Người cha nhìn đồng hồ. Mới 8 giờ tối. Còn 4 tiếng nữa mới bắt đầu mùa câu. Ông bảo:

– Con trai, con phải thả nó ra đi. Chưa đến mùa câu.

– Kìa bố! – Cậu con trai kêu lên.

– Sẽ có những con cá khác – Bố cậu bình tĩnh nói.

– Nhưng không to như con này! – Cậu bé rên lên.

Cậu nhìn quanh hồ. Không có ai, cũng chẳng có tàu thuyền tuần tra. Cậu lại ngước nhìn bố. Không ai nhìn thấy họ, tức là sẽ không ai biết họ câu được cá. Và dù có người biết, người đó cũng không thể biết cậu câu được cá lúc mấy giờ. Nhưng cậu bé, qua sự rõ ràng trong giọng nói của bố cậu, biết rằng quyết định của ông sẽ không thay đổi. Cậu chậm chạp gỡ con cá ra và thả nó xuống mặt hồ đen lóng lánh. Con vật quẫy thật mạnh và lao biến đi. Cậu bé biết rằng rồi cậu sẽ chẳng bao giờ bắt được con cá to như thế nữa.

Đó là câu chuyện 34 năm về trước. Bây giờ, cậu bé đã là một kiến trúc sư thành đạt. Cái lều của gia đình anh vẫn ở trên hòn đảo nhỏ giữa hồ New Hampshire. Và anh cũng đưa con trai, con gái của mình đi câu. Anh đã đoán đúng. Anh không bao giờ bắt được một con cá to và đẹp như hồi nhỏ nữa. Nhưng anh luôn nhìn thấy con cá đó, từ lần này sang lần khác, mỗi khi anh đặt ra một câu hỏi về đạo đức. Vì, như cha anh đã dạy, đạo đức là những vấn đề đơn giản: đúng hay sai. Chỉ có điều: hành động đạo đức – ngay cả khi không có ai quan sát mình – mới là khó mà thôi.


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - THẦY DẠY HỌC TRÒ

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

THẦY DẠY HỌC TRÒ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

Xưa có ông thầy dạy học, một hôm dạy học trò rằng :

« Các con có học, thì học làm con trống, chớ làm con mái ».

Học trò hỏi tại sao. Ông giảng rằng : « Trò đời giống đực bao giờ cũng có chí lớn hơn giống cái ».

Hôm khác, ông lại dạy rằng : « Các con có học, thì học làm con chim cốc ».

Học trò hỏi tại sao. Ông giảng rằng : « Cốc là giống có chí cao và bay xa được nghìn dặm ».

Hôm khác nữa, ông lại dạy : « Các con có học vẽ, thì cũng học vẽ con chim cốc ». Học trò hỏi tại sao. Ông giảng rằng : « Các con vẽ con cốc, nên ra, thì được hệt như con cốc, mà không nên ra nữa, thì cũng còn ra được con cò… Chớ nếu các con học vẽ con cọp, thì rồi hóa ra con chó mất ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - CÁCH ĐÂM HỐ

 CÁCH ĐÂM HỐ


Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Drang‘‘ muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo rằng:

"Hãy hượm, ông ạ. Hổ là giông tàn bạo, trâu là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ãn một con trâu, thấy thịt trâu ngon, tất tranh nhau, đánh nhau. Đánh nhau, thì hổ nhỏ chết mất mà hổ nhớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế, thì chẳng là công dùng có ít mà lợi được nhiều ư?"

Biện Trang cho nhời nói là phải, làm theo y như thê quả nhiên bắt được cả hai con hổ.

GIẢI NGHĨA

- Biện Trang: người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khoẻ có tiếng, thường hay đâm được hổ.

- Tàn bạo: ác nghiệt, hung tợn hay làm hại,

- Bị thương: phải dấu hay phải vết đau.

LỜI BÀN

Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khó nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đà được. Đơinó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy.


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐỊA TẠNG PHẬT PHÁP


Một hôm Địa Tạng tiếp một đệ tử của Bảo Phước như một vị khách và hỏi ông ta:

- Thầy ông chỉ dạy ông như thế nào trong Phật pháp?

Ông tăng đáp:

- Thầy chúng con bảo chúng con nhắm mắt lại, chớ thấy điều ác; bịt tai lại, chớ nghe tiếng ác; dừng tâm suy nghĩ lại, chớ tạo ý nghĩ sai lầm.

Địa Tạng nói:

- Tôi không đòi hỏi ông bịt mắt lại, mà không thấy điều ác. Tôi không đòi hỏi ông bịt tai lại, mà không nghe tiếng ác. Tôi không đòi hỏi ông dừng tâm suy nghĩ, mà không tạo ý nghĩ sai lầm nào cả.

Truyện cười trong ngày

 Đổi lại

Cửa hàng thời trang bị mất một chiếc váy xanh. Ông chủ không báo công an mà rình để bắt kẻ gian. Ngay đêm hôm sau, ông đã tóm được tên trộm khi hắn đang lấy chiếc váy màu hồng. Điều làm ông ngạc nhiên là trước khi lấy chiếc váy hồng, tên trộm đem trả chiếc váy xanh vào chỗ cũ. Ông hỏi hắn:

– Tại sao mày làm thế?

– Tên trộm thản nhiên trả lời: Vì vợ tôi đấy. Hôm qua cô ấy nói thích chiếc váy xanh. Nhưng hôm nay lại bảo váy hồng hợp với cô ấy hơn. Vì vậy tôi đã phải quay lại đây để đổi.

Tuesday, February 21, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Quà tặng của anh lính thủy

Quà tặng của anh lính thủy

 Kính gửi: Đô đốc David L. McDonald – Lực lượng Hải quân

“Thưa ngài đô đốc,

Tôi biết lá thư này đến tay ngài chậm mất một năm, nhưng dù sao, điều quan trọng nhất là ngài nhận được nó. Vì có đến mười hai người yêu cầu tôi viết lá thư này gửi ngài.

Tết năm ngoái, tôi và bạn gái đến Mỹ du lịch. Trong suốt năm ngày khốn khổ, mọi thứ đều rối tinh lên. Chúng tôi không có lấy một phút được thở phào. Ngay đúng đêm giao thừa, chúng tôi còn bị mất cắp tiền nên phải vào dùng bữa ở một nhà hàng bình dân cũ kỹ. Chẳng có một chút không khí năm mới nào, cả trong tiệm ăn lẫn trong tim chúng tôi!

Đêm hôm đó trời mưa và lạnh. Trong tiệm ăn chỉ có 5 bàn có người, tóm lại là rất tẻ nhạt. Có hai cặp vợ chồng người Đức ngồi hai bàn. Một gia đình người Pháp ngồi một bàn. Một người lính thuỷ đang ngồi một mình. Trong góc có một ông cụ đang chơi piano một bản nhạc chậm chạp. Tôi nhìn quanh và để ý ai cũng cặm cụi ăn, im như đá. Người duy nhất có vẻ vui là anh lính thuỷ. Vừa ăn, anh ta vừa viết một lá thư, rồi lại mỉm cười nữa.

Bạn tôi gọi một món Pháp, nhưng do không biết tiếng Pháp nên khi họ mang ra, đó là một món chúng tôi không sao nuốt nổi. Tôi bực quá nên hơi to tiếng, và bạn tôi tấm tức khóc! Thật kinh khủng! Còn ở bàn của gia đình người Pháp, ông bố vừa đét cho cậu con trai một cái và nó khóc ré lên. Còn cô gái người Đức lại mắng mỏ chồng cô ta suốt.

Một bà cụ cầm giỏ hoa bước vào. Bà ta đi đôi giầy ướt bết lại và mang giỏ hoa đến từng bàn mời mua. Chẳng ai gật đầu. Mệt mỏi ngồi xuống một chiếc bàn, bà quay ra gọi người phục vụ: “Xin cho một bát súp rau!”, rồi quay sang người chơi đàn piano, bà thở dài: “Joseph, anh có tưởng tượng được không này, một bát súp rau để đón giao thừa? Cả chiều nay tôi không bán được bông hoa nào!”. Ông cụ chơi đàn ngừng tay chỉ vào chiếc đĩa đựng tiền “boa” vẫn đang trống không.
Lúc đó, anh lính thủy trẻ đã ăn xong và đứng dậy. Vừa khoác áo, anh vừa bước lại gần giỏ hoa:

– Chúc mừng năm mới! – Anh mỉm cười rồi cầm hai bông hồng – Bao nhiêu tiền ạ ?

– Hai đôla thưa ông!

Ép phẳng một bông hoa để kẹp vào lá thư vừa viết, anh lính thuỷ đưa bà cụ một tờ 20 đôla.

– Tôi không có tiền trả lại, thưa ông – Bà cụ nói – Để tôi đi đổi.

– Không, thưa bà – Anh đáp và cúi xuống hôn lên gò má nhăn nheo – Đó là món quà năm mới.

Rồi anh cầm bông hoa kia đi về phía chúng tôi và lịch sự nói:

– Thưa anh, có thể cho phép tôi tặng bông hoa này cho người bạn xinh đẹp của anh được không?

Anh đặt bông hoa vào tay bạn tôi, quay ra chúc tất cả mọi người một năm mới tốt lành rồi đi khỏi tiệm ăn.

Tất cả mọi người ngừng ăn. Ai cũng nhìn theo anh lính thuỷ. Ai cũng im lặng. Chỉ vài giây sau, không khí năm mới tràn ngập tiệm ăn, nở bừng như pháo hoa.

Bà cụ chạy đi đổi tờ 20 đôla ra hai tờ 10 đôla rồi đặt một tờ vào đĩa của ông Joseph:

– Joseph, quà năm mới của tôi, anh cũng phải nhận một nửa, quà của tôi cho anh đấy!

Ông cụ mỉm cười và bắt đầu chơi bài “Happy New Year”. Không khí trở nên nhộn nhịp. Thậm chí gia đình người Pháp còn gọi rượu vang mời mọi người.

Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ trước, chúng tôi còn là một trong số những người đang bị hành hạ trong một tiệm ăn tồi tàn, thì cuối cùng, đó lại là đêm giao thừa tuyệt nhất chúng tôi từng có.

Thưa đô đốc, trên đây là tất cả những gì tôi muốn kể cho ngài nghe. Là người đứng đầu lực lượng hải quân, tôi nghĩ hẳn ngài muốn nghe về món quà đặc biệt mà người lính thuỷ đó đã mang tới cho chúng tôi. Anh ta mang tâm hồn của tình yêu, tâm hồn của năm mới và đã tặng nó cho chúng tôi vào đêm giao thừa năm ngoái ấy.

Xin cảm ơn ngài đã đọc, và chúc mừng năm mới”.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC - KÉO CÂY LÚA LÊN

 TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA         

KÉO CÂY LÚA LÊN

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC

 Xưa có một người, đang khi đại hạn, ra đồng có lúa, thấy lúa người tốt, mà lúa mình xấu, bèn lấy tay kéo cây lúa của mình cho bằng lúa của người. Lúc về nhà, người ấy khoe với vợ con rằng : « Lúa của ta xem bây giờ có tốt hơn lúa của người rồi không ! »

Vợ con không tin. Anh ta lại nói rằng : « Không tin, ra mà xem ».

Khi vợ con ra đồng xem thật, thì bao nhiêu lúa đã khô héo rũ cả rồi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Vẽ gì khó

 VẼ GÌ KHÓ


Có người thợ vẻ vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.

Vua hỏi: vẻ cái gi khó?

- Thưa: vẻ chó, vẽ ngựa khó.

- Vẽ cái gì dễ?

- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.

- Sao lại thế?

- Chó, ngựa ai củng trông thấy, vẽ mà không giống, thi người ta chê cười, cho nên khó vẽ. - Ma quỉ là giông vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ".

Người nào bỏ những cõng việc nhật dụng thường hành, chỉ chăm làm những việc kỳ dị quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẽ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.

GIẢI NGHĨA

- Vô hình: khống có hình cho trông thấy, mó thấy.

- Nhật dụng thường hành: hàng ngày dùng đến mà thường làm luôn.

- Kỳ dị quái gở: lạ lùng khác hẳn sự thường.

LỜI BÀN

Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỉ, mà thực bao rộng cà những vật võ hình, trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đẳng vẽ vật vô hình là bày ra, ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu, thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhẩm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ, đã vội coi như thánh tướng lẩm. Ta phải có bụng trọng những người biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở hạng bình thường, mà có bao nhiêu kẻ trung, hiếu, tiểt nghĩa, tận tâm, dũng cảm, hào hiệp... ta phải cảm phục đó.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 CHỮ TÂM


Một thiện nam viết chữ “Tâm”, kiểu chữ Hán, tượng hình cho trái tim, lên cổng, cửa sổ và tường của ngôi nhà nhỏ của ông ta. Một thiền sinh nghĩ như vậy là sai và muốn sửa lại cho đúng, nói:

- Cổng phải có chữ cổng, cửa sổ và tường mỗi cái phải có chữ riêng của nó.

Sư nói:

- Cổng tự nó hiện bày chẳng cần có chữ, cửa sổ và tường cũng vậy, chẳng cần bảng hiệu gì cả.

Truyện cười trong ngày

 Kịch bản bóng đá

Bố là dân điện ảnh đưa con trai nhỏ đi xem bóng đá. Người cha vui vẻ giảng giải cho con:

– Trong bóng đá, con có thể coi khán giả là người xem phim, huấn luyện viên là đạo diễn, còn các cầu thủ là diễn viên.

– Thế ai là người viết kịch bản hả bố?

– Ừm… là giới cá cược con ạ!

Monday, February 20, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Xâu chuổi ngọc

 Xâu chuổi ngọc


Có đôi vợ chồng nhà kia nghèo khổ cơ cực lắm, còng lưng làm lụng mà vẫn không đủ ăn, đã vậy mỗi ngày còn phải dành ra ít tiền xương máu để trả dần một món nợ lớn mà họ đã vay từ nhiều năm trước. Nhắm sống ở quê nhà không xong, họ dắt díu nhau biệt xứ đi làm thuê ở một chốn xa. Ngày trả xong món nợ kia cũng là lúc họ đã bạc tóc, thân tàn ma dại, người quen ngày nào gặp lại đố mà nhận ra họ là ai. Vậy mà trời xuôi đất khiến, một ngày kia, giữa chốn xứ lạ quê người, hai vợ chồng nghèo kia gặp lại đúng người chủ nợ năm nào. Đó là một người bạn cũ giàu có và tốt bụng.

Người bạn nhà giàu sững sờ nhìn cặp vợ chồng nghèo trong bộ dạng tả tơi ốm đói:

- Sao lại ra nông nỗi nầy chứ, hai người đi đâu mười mấy năm nay, rồi giờ sống ra sao mà ngó thảm quá thế này ?

Hai vợ chồng nghèo nhìn nhau rồi lại nhìn cô bạn giàu có, họ ngập ngừng ngượng nghịu một đổi rồi cô vợ nhìn vào mắt người đối diện:

- Bồ có nhớ chuyện mười mấy năm trước đã cho tui mượn sợi chuỗi ngọc để đi dự tiệc không ?

Cô bạn gật đầu:

- Nhớ chứ, vì hình như sau đó không lâu thì bạn bè kháo nhau là hai người đã mất tích, không ai liên lạc được.

Người thiếu phụ nghèo khổ khó khăn lắm mới có thể nói tiếp:

- Sau đêm đó tụi này làm mất chuỗi ngọc, đến tận giờ cũng không biết nó đã rơi mất ở đâu hay bị ai lấy trộm, nói ra sợ bồ không tin rồi nghĩ quấy.

Cô bạn nhà giàu nóng ruột:

- Rồi sao nữa hả ?

Anh chồng của người thiếu phụ nói thay vợ:

- Tụi tôi cầm cố hết nhà cửa , bán luôn miếng đất hương hỏa rồi mượn thêm chỗ này chỗ kia để có tiền tìm mua một xâu chuỗi ngọc giống hệt của bà để đền lại. Rồi từ đó bỏ xứ đi luôn. Mãi đến gần đây mới trả xong món tiền nợ năm đó. Giờ ra đường thấy ai đeo chuỗi ngọc giống vậy cũng sợ điếng hồn không dám nhìn nữa.

Cô bạn giàu có nghe đến đó thì đưa hai tay ôm đầu kêu trời:

- Úy trời đất, xâu chuỗi tôi cho hai người mượn năm đó là đồ giả, đeo cho vui vậy thôi. Từ lúc mấy người đem trả lại đến nay tôi có bao giờ đụng đến nó nữa đâu. Trời ơi là trời, vậy là tiêu mất một đời của ông bà chỉ vì cái món đồ quỷ đó.

Câu chuyện không phải hư cấu , nó có thật và xảy ra từng ngày trên hành tinh này khi từng bữa trong thiên hạ vẫn có biết bao người phải trả một cái giá thiệt đắt cho những thứ hàng hoá không đáng để họ chạm tay. Đó là những sản phẩm chính trị, tôn giáo, xã hội…được tạo ra từ những động lực như gian trá, ích kỷ, dốt nát, vô cảm, tắc trách mà cái nào cũng độc hết, cái nào cũng để lại những tác hại là hút cạn sinh lực hay khiến người ta hoang phí kiếp nhân sinh một cách oan uổng tức tưởi.