Friday, September 30, 2016

Ngày 30-9-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cám dỗ là mây mờ che phủ lí trí

CÁM DỖ LÀ MÂY MỜ CHE PHỦ LÍ TRÍ

Cho dù dùng cả cuộc đời để có được tất cả tiền bạc của cả thế giới, nhưng tiền bạc của cả thế giới cũng không mua lại được cuộc đời của bạn. 

Một con cáo phát hiện một chuồng gà, nhưng con cáo đó vì quá mập nên không thể chui lọt qua hàng rào để ăn gà. Thế là nó nhịn đói suốt ba ngày, cuối cùng đã vào được. Tuy nhiên, sau khi ăn no nê rồi, chiếc bụng phình to nên lại không ra được nữa, đành phải bắt đầu nhịn đói lại ba ngày mới ra được. Cuối cùng nó xót xa than thở rằng, bản thân mình ngoài nhất thời sướng miệng ra, trên cơ bản hoàn toàn là phí công vô ích.

Đời người không phải cũng như vậy sao. Đến trần truồng mà ra đi cũng trần truồng. Không ai có thể mang theo tài sản và danh vọng mà mình đã vất vả kinh doanh một đời để theo cùng.Dùng tuổi trẻ để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được tuổi trẻ.

Dùng mạng sống để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được mạng sống;Dùng hạnh phúc để đổi lấy tiền, nhưng tiền lại không mua lại được hạnh phúc. Dùng thời gian để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được thời gian.

Cho dù dùng cả cuộc đời để có được tất cả tiền bạc của cả thế giới, nhưng tiền bạc của cả thế giới cũng không mua lại được cuộc đời của bạn. Vậy nên những lúc nên làm việc thì hãy làm việc, những lúc nên nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi, vui vẻ làm việc, tận hưởng cuộc sống, trân quý tất cả những gì mà mình có được, hãy yêu thương những người mà bạn yêu thương, vui vẻ mà sống trọn từng ngày.

Sống một ngày vui vẻ là sống một ngày, sống một ngày không vui vẻ cũng là sống một ngày.......Vậy tại sao chúng ta lại không trân quý hết thảy, vui vẻ mà sống trọn một ngày chứ!

Sưu tầm

Những chuyện ngụ ngôn hay

Trùn và cá

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn múôn cắn, nó lên tiếng bảo:
- Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?
Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.
Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.
Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Một Cốc Trà

Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót. Vị giáo sư nhìn cốc nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: "Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!"

"Thì cũng như chiếc cốc này" Nan-In thong thả nói, "ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?"

Điển Hay Tích Lạ - Sự tích về bát tiên – 8 vị tiên bất tử của Đạo Lão

Sự tích về bát tiên – 8 vị tiên bất tử của Đạo Lão

Trong hệ thống thứ bậc của đạo Lão có 8 vị tiên bất tử. Truyền thuyết nói rằng họ đều đã nếm qua rượu và đào tiên nên bất tử và được coi là biểu tượng của sự trường sinh và những điềm lành, sự hiện diện của Bát Tiên đem đến bình yên và hạnh phúc cho gia chủ.Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi khác nhau qua với các triều đại.

Tám vị tiên, theo ấn bản sau đời nhà Minh, là gồm có Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, tám vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau.Tào Quốc Cữu là hoàng tộc của một hoàng đế; Lý Thiết Quải có tật ở chân nên bước đi với một cây gậy; Hà Tiên Cô là một phụ nữ trẻ đẹp; Trương Quả Lão trông rất khỏe mạnh ở tuổi già của mình và thường cưỡi ngược trên lưng lừa. Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một văn nhân nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thường thích thổi sáo; Chung Ly Quyền luôn luôn được nhìn thấy với một tay phe phẩy cái quạt lá.

1/. Hán Chung Ly: Chung Ly Quyền, hiệu là Vân Phòng, làm đại tướng trong triều đình nhà Hán nên còn được gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có thân hình mập mạp, bộ râu xoăn và đôi mắt khoan hòa, mặc chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng tròn. Ông là vị tiên luyện nước thánh và tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người bệnh. Khi mới sinh, trên nóc nhà ông có hào quang sáng rực.Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Có vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.

2/. Trương Quả Lão: Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lĩnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi nhưng ngồi ngược. Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng.Trương Quả Lão tay mang một nhạc cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của tuổi già. Ông được tôn là nhà hiền triết, ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình.

3/. Lã Động Tân: Ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo.

Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh, thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật do âm khí tạo ra.

4/. Tào Quốc Cữu: Tào Quốc Cữu (Tào Hữu), em ruột của Tào Thái hậu, đời vua Tống. Ông có nghề gõ phách nhịp, nên còn được xưng tụng là ông Tổ của các kịch sỹ, diễn viên. Ông kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân sau đó từ bỏ vinh hoa phú quý và tu tiên. Ông thường mặc một chiếc áo nhà quan quý phái, toát lên vẻ cao quý, thanh nhã. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp con đường công danh, địa vị xã hội được thăng tiến.

5/. Lý Thiết Quả (hay còn gọi là Lý Thiết Quải): Lý Thiết Quải – vị tiên có quyền năng nhất trong 8 vịTrong Bát Tiên thì Lý Thiết Quải là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên. Vì thế, người ta còn nói Lý Thiết Quải là vị Tiên đứng đầu bảng của Bát Tiên.Lý Thiết Quải: họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tính khí ngay thẳng, trong sạch, học rộng biết nhiều, không theo đuổi công danh mà muốn đi tu Tiên.

Biết được Lão Tử đang dạy đạo trên Hoa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến xin học. Chính vì thế mà hình ảnh của ngài tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt.

6/. Hàn Tương Tử: Hàn Tương Tử là người có biệt tài thổi sao nên được gọi là Học Sỹ thổi tiêu, ông đã sáng tác những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần. Ông sống dưới thời nhà Thương, là bạn có Lã Động Tân và cũng nhờ đó tu đắc đạo. Tiếng sáo thần thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ khi ông xuất hiện.Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc. Hình ảnh Hàn Tương Tử với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo sau lưng tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn.
7/. Lam Thể Hòa: Tương truyền Lam Thể Hòa (hay còn gọi là Lam Thái Hòa) do Xích Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, có hình dáng cậu bé trai (hoặc bé gái trong nhiều dị bản), tay xách giỏ hoa, thường mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà không biết lạnh.Thực tế không phân biệt được Lam Thể Hòa là nam hay nữ nên dân gian coi ông là bán nam bán nữ. Ông sinh vào cuối thời Thương và đắc đạo sau một trận say túy lúy, trời long đất lở, ông được một con ngỗng trời đưa về trời.Thường ngày, ông ra chợ, vừa ca vừa gõ nhịp, để xin tiền bố thí. Những bài ca do ông tự đặt ra đều có ý khuyên người đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ. Lam Thể Hòa là một vị tiên mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình.

8/. Hà Tiên Cô: Hà Quỳnh hay Hà Tiên Cô quê ở huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu, đời nhà Thương, đây là vị nữ tu chính xác duy nhất trong Bát Tiên (do Lam Thể Hòa không biết là nam hay nữ). Tương truyền lúc còn nhỏ bà vốn được gọi là Hứa Sinh (là tên con trai), sau mới được coi là nữ (nhiều tài liệu cho rằng bà đã cải giống chuyển từ nam thành nữ). Bà rất có hiếu, một lòng phụng dưỡng mẹ già ốm đau, nhờ đó mà đắc đạo thành tiên.Khi còn bé, vị tiên này có 6 cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ tướng. Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Nếu thờ bà trong nhà thì những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc và trù phú.

Chuyện cười trong ngày

Bắt đầu

Bố: "Sao mới vào học con đã bị điểm 0?"
Con: "Thầy dạy toán bảo: "Chúng ta phải bắt đầu từ số 0".

Thursday, September 29, 2016

Ngày 29-9-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Hình phạt nặng nhất

HÌNH PHẠT NẶNG NHẤT

Có một câu chuyện cổ kể về một người theo đạo Do Thái mà lại rất thích chơi gôn.

***

Vào một ngày Sabbath nọ, ông ta thèm được chơi gôn quá. Nhưng tín ngưỡng Do Thái yêu cầu các tín đồ phải nghỉ ngơi vào ngày lễ Sabbath và họ không được phép làm bất cứ điều gì.

Nhưng người này không thể cưỡng lại được ham muốn mạnh mẽ của mình và quyết định lén ra sân gôn. Ông ta nghĩ rằng mình sẽ chỉ chơi một vài lỗ. Chỉ có thế thôi.
Vì hôm đó là ngày lễ Sabbath và không có người Do Thái nào đi ra ngoài, nên không có ai tại sân gôn. Vì vậy người này cảm thấy rằng sẽ không ai biết ông phạm luật.

Tuy nhiên, khi ông ta chơi đến lỗ thứ hai thì một thiên sứ nhìn thấy ông. Vị thiên sứ này rất giận và đi báo lại với Thượng Đế. Cô nói rằng có một người không tuân theo luật của đạo Do Thái và dám chơi gôn vào ngày Sabbath. Thượng Đế nghe thiên sứ kể xong và nói với cô: "Thế thì ta sẽ phạt người này thật nghiêm khắc."

Kể từ lỗ thứ ba, ông ta chơi còn tốt hơn cả hoàn hảo. Ông đánh tất cả bóng vào lỗ chỉ với một cú đánh. Người này rất cao hứng. Khi ông chơi đến lỗ thứ bảy, vị thiên sứ kia đến gặp Thượng Đế và hỏi: "Kính thưa Thượng Đế, chẳng phải Ngài định phạt ông ta sao? Vì sao con vẫn không nhìn thấy sự trừng phạt nào vậy?" Thượng Đế đáp: "Ta đã phạt ông ta rồi."

Cho đến lỗ thứ chín thì mọi lỗ người kia đều đánh vào chỉ với một cú đánh.

Bởi vì ông ta đã chơi cực kỳ giỏi, giỏi hơn nhiều so với trình độ của mình, người này quyết định chơi một ván thứ hai gồm chín lỗ nữa.

Vị thiên sứ lại đến gặp Thượng Đế: "Sự trừng phạt đâu thưa Ngài?". Thượng Đế chỉ mỉm cười và không nói gì.

Đến khi chơi xong 18 lỗ, điểm số của ông ta cao hơn bất kỳ vận động viên chơi gôn đẳng cấp quốc tế nào. Ông ta rất đỗi vui sướng.

Vị thiên sứ nổi giận và hỏi Thượng Đế: "Đây là sự trừng phạt mà Ngài dành cho ông ta sao?"

Lần này, Thượng Đế nói: "Đúng thế, đây quả thật là một hình phạt. Hãy nghĩ mà xem. Ông ta đã chơi một ván gôn phi thường và rất hứng khởi. Nhưng ông ta không thể kể nó với ai hết. Chẳng phải đó là hình phạt nặng nề nhất đối với ông ta hay sao?"

Tại sao Thượng Đế lại không để cho người ấy thất bại và chơi không tốt? Sự trừng phạt trong nội tâm con người còn tồi tệ hơn trên thân xác! Vì vậy hãy nghĩ về điều này. Tại sao bạn lại cảm thấy lo lắng hay bận tâm? Có thể đó là một hình phạt từ Thượng Đế.

Những chuyện ngụ ngôn hay

Đồng cỏ tuyệt vời

Có một anh chàng chỉ quen sống ở đồng cỏ. Một hôm có người bạn đến mời anh ta du ngoạn. Hai người phi ngựa đến bên hồ nước rộng lớn. Anh ta nhìn thấy thảm xanh mênh mông trên mặt hồ, mừng rỡ nói với bạn: "Ôi, một vùng đồng cỏ chưa hề có dấu chân ai, ta phải phi ngựa đi hết thảm xanh này để rồi về đuổi ngựa đến nuôi. Một vùng đồng cỏ thật tuyệt vời!".

Anh bạn liền cười ngăn lại:

- Đây là hồ, trên thảm xanh dưới nước sâu, chứ đâu phải là đồng cỏ. Nghe vậy anh ta nhìn xuống chân mình thì thấy nước trong xanh, in bóng ngựa của hai người. Lúc đó anh ta mới nhận ra là hồ nước.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Tụng Kinh



Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi: "Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?ẽ

"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả," vị tăng trả lời.

"Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước,ẽ người nông dân bảo, "vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."

Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

"Ðó là một giáo lý cao thượng,ẽ anh nông dân kết luận, "nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."

Điển Hay Tích Lạ

Ngàn dâu

"Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang".
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường.
"Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu.
Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu:

Tương cố bất tương kiến,
Thanh thanh mạch thượng tang.
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" nên chàng xách kiếm sang Tần, ước hẹn vợ một thời gian trở về.

Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng.

Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái.

Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân.

Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị.

Chuyện cười trong ngày

Lên phim

Hai phóng viên được phái sang tận Châu Phi săn cảnh. Một hôm, họ phát hiện thấy một con gấu đang bắt cá ăn thế là tranh nhau chụp lia chụp lịa. Đột nhiên con gấu trông thấy hai chàng bèn lao đến. Khi con gấu chỉ còn cách một khoảng rất ngắn, hai phóng viên sợ hãi nhìn nhau, một người hỏi người kia: "Này anh, ở đây chẳng có cây to, chúng ta phải làm gì bây giờ?"
"Tôi cũng không biết nữa".
Người kia trả lời: "Có điều một trong hai chúng ta chắc chắn thế nào cũng được lên phim".

Wednesday, September 28, 2016

Ngày 28-9-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cơ hội nhỏ nhất

CƠ HỘI NHỎ NHẤT

Lời khuyên của cha rất thực tế, nhưng cũng thật đau lòng cho tôi, bởi lẽ, trường Westminster là trường dành cho người nghèo và chẳng có tương lai. Lòng tự ái của tôi bị tổn thương ghê gớm. Tuy vậy, tôi vẫn đến gặp ông hiệu trưởng của trường Westminster.

***

Khi thấy bộ dạng thiểu não của tôi ở thềm nhà, cha tôi hiểu ngay. Ông hiệu trưởng trường Đại học luật Colorado, đã cho tôi thôi học vì điểm quá thấp. Cha tôi đã đến gặp ông hiệu trường nhưng vẫn chẳng thay đổi được gì. Ông hiệu trưởng nói rằng tôi là một người cũng khá được, nhưng có lẽ tôi không hợp với nghề luật sư. Ông khuyên tôi nên chọn một nghề khác.
Tôi cũng đã viết cho ông một lá thư, nhưng cũng chẳng thấy ông hồi âm. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể diễn tả hết nỗi thất vọng của tôi lúc đó. Vì kết quả học tập xuất sắc mà tôi đã được đặc cách vào trường này. Thế mà bây giờ lại bị đuổi học!

Cha tôi hiểu là tôi muốn trở thành một luật sư đến mức nào, ông khuyên tôi xin học ở trường Cao đẳng Luật Westminster, vì ở đây có các lớp học buổi tối rất thuận tiện cho tôi.

Lời khuyên của cha rất thực tế, nhưng cũng thật đau lòng cho tôi, bởi lẽ, trường Westminster là trường dành cho người nghèo và chẳng có tương lai. Lòng tự ái của tôi bị tổn thương ghê gớm. Tuy vậy, tôi vẫn đến gặp ông hiệu trưởng của trường Westminster.

Nhìn vào bảng kết quả học tập của tôi, ông nói: "Anh chỉ giỏi chơi thể thao, học tiếng Tây Ban Nha và hoạt động xã hội thôi. Còn các môn học hàn lâm thì anh không khá." Mặc dù vậy, ông vẫn cho tôi ghi danh học, với một điều kiện, tôi phải học lại hết các môn của năm thứ nhất và phải đạt được kết quả cao thì mới mong được học tiếp.

Vậy là mặc dù cánh cửa trường Luật Colorado đã đóng sầm trước mặt tôi, nhưng đã có một cánh cửa khác mở ra cho tôi. Tôi học tập chăm chỉ và cực kì hứng thú với chuyên ngành luật. Năm thứ hai, giáo sư dạy chính của chúng tôi qua đời. Tôi được thay thế ông. Đó là điều có lẽ không thể xảy ra nếu như tôi học ở trường Luật Colorado.
Càng ngày tôi càng cảm thấy bị quyến rũ bởi môn học của những bằng chứng, suy đoán, chi tiết... Tôi đã dạy luật cho các thẩm phán, sinh viên và các luật sư tập sự trong cả nước. Trong thời gian học, tôi làm thêm ở văn phòng luật sư của thành phố Denver.

Năm 28 tuổi, tôi trở thành thẩm phán trẻ nhất ở Denver. Sau đó, tôi được bầu làm thẩm phán của hạt, rồi được tổng thống chỉ định làm thẩm phán của toà án liên bang Mỹ. Và cuối cùng, tôi trở lại trường Đại học Luật Colorado để nhận giải thưởng George Norlin và bằng tiến sĩ danh dự về luật. Rồi trở thành hiệu trưởng của chính ngôi trường xưa kia đã từng từ chối tôi, trường Đại học Luật Colorado.

Trong đời mình, ai cũng ít nhất một lần thất bại. Nhưng sự thất bại sẽ dậy bạn rằng cuộc đời là một con đường với những lối ngoặt không thể biết trước. Và để đi được đến đích, bạn không thể để bản thân bị huỷ hoại bởi bất kỳ một thất bại nào, và nắm lấy những cơ hội, dù nhỏ nhất.

Những chuyện ngụ ngôn hay

Mất búa

Có một anh chàng tiều phu làm mất cây búa, anh ta nghi ngờ cậu bé nhà hàng xóm ăn cắp. Cho nên mỗi cử chỉ đi đứng của cậu bé anh ta đều nghĩ rằng đó là cử chỉ ăn cắp. Nhìn thấy những biểu hiện trên nét mặt của cậu bé, anh ta cũng cho đó là nét mặt của kẻ ăn cắp. Nghe cậu bé nói chuyện cũng cho là giọng nói của kẻ ăn cắp. Nhất cử nhất động của cậu bé đều giống kẻ ăn cắp búa của anh ta.
Rồi một hôm sau, anh ta lên núi tìm thấy lại cây búa của mình bỏ quên trên trên gò đất. Từ đó, anh ta nhìn mọi cử chỉ và hành động của cậu bé nhà hàng xóm không giống kẻ ăn cắp như trước đây anh vẫn nghĩ nữa.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Nhất Ðế



Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Ðế" trên cỗng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

"Cái này thì thế nào?ẽ

"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.

Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Ðế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.

Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Ðế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

Sưu Tầm - Nguồn gốc từ "Sài Gòn"

Nguồn gốc từ Sài Gòn
nguồn:www.maxreading.com

Phải biết rằng đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sực Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hợn Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:

1. Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi- Coón (Tây Cống):
Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier (yes, người bị Cờ Đen phục kích). Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngạn Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phại Vì sao? Vì lịch sử chứng minh rằng SG có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc trại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coọn.

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chuá Nguyễn đánh Cao Miên và phá vở "Luỹ Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu VN. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh SG! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng.

Ngoài ra, về nghĩa lý thì cả hai chữ này hầu như vô nghĩa theo tiếng Hạn Dịch sát thì "Đề Ngạn" là "nắm lấy (đề) bờ sông cao dốc (ngạn)". Theo Nguyễn Đình Đầu trong "Địa Chí Văn Hoá ", p. 219, vọl 1, thì "thành phố trên bến dưới thuyền nào mà không có 'bờ sông cao dốc, mà không là 'đề ngản" .

2. Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor.

Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự "nghe nói" như sau:

"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn . Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận" P. Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885.

Nên chú ý rất kỹ chỗ "người ta nói", nguyên văn "dit on" về thuyết này Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quyết thuyết này là "của" TVK, mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp "Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó".

Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng SG từ "Cây Gòn" (Kai Gon) hay "Rừng Gòn" (Prey Kor) mà rạ Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng SG, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả TVK. Ngay vào thời của TVK (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lắm Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở SG.

Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi Và theo Lê Trung Hoa trong "Địa Danh TPHCM" thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán Việt, như "Sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như 1 từ đơn, nên không thể nói củi đưc là sài đưc, củi gòn là sài gòn được

Vậy, thuyết SG là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học

3. Sài Gòn từ Prei Nokor

Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là "most likely".

Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr

Cả 2 Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm

Trước nhất, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua CM và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (SG) và Kras Krabei của CM để đặt phòng thu thuế.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ).

Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", Prei hay Brai là rừng, Nokor hay Nagara là thị trận Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành "SÀI", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "GÒN".

Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây Phhương đã bỏ mất dấu và gắn liền nhau khi in. Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc "sai" ra "sê" theo giọng Pháp nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.

Chuyện cười trong ngày

Tự do yêu đương

Cô gái hỏi cha mẹ quen nhau và lấy nhau thế nào? Người mẹ ngẩng đầu lên đắc ý bảo con: "Tự do yêu đương, con ạ".
Người bố thì có vẻ ngần ngừ, ngẫm nghĩ một hồi mới nói: "Đúng, đấy là cuộc hôn nhân tự do. Bố đã đem số tiền tiết kiệm trong một năm nộp hết cho ông ngoại con để ông cho mẹ được tự do".

Tuesday, September 27, 2016

Ngày 27-9-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Dục vọng

DỤC VỌNG

Nếu trong lòng người chất chứa quá nhiều dục vọng về công danh lợi lộc thì mấy ai có thể leo lên được đỉnh cao của cuộc đời?

***

Một đoàn thám hiểm núi tuyết ở Mỹ trong một lần công khai tuyển chọn thành viên đã tiến hành một số vòng kiểm tra. Trưởng đoàn thám hiểm là Mark, là người kiểm tra 15 người ở vòng cuối cùng. Đứng trước các ứng viên, ông nói: "Vòng kiểm tra cuối cùng là phần trắc nghiệm về tâm linh. Chỉ người nào vượt qua vòng thi khảo sát về tâm linh này thì mới trở thành một thành viên xuất sắc của đoàn thám hiểm. Vì vậy, tất cả các ứng viên còn lại đều phải trải qua vòng thi này."
Sau khi thông báo xong, Mark yêu cầu một thành viên khác trong đoàn dẫn 15 ứng viên này đến một phòng bên cạnh, sau đó gọi lần lượt từng người một vào trong phòng để hỏi đáp.

Người thứ nhất bước vào phòng, Mark hỏi: "Chàng trai trẻ! Nếu như hiện tại trước mặt bạn là đỉnh núi tuyết, nhưng mà lại có một người khác đang ở gần đỉnh núi rồi, tức là có thể người đó sẽ lên đỉnh núi đầu tiên và bạn chỉ là người về đích thứ hai mà thôi. Lúc đó, bạn sẽ làm thế nào?"
Chàng trai trẻ nghe xong trả lời: "Chẳng phải là chỉ còn vài bước chân thôi sao? Tôi sẽ dùng hết sức mình tăng tốc độ để vượt qua hắn ta và trở thành người đầu tiên lên đến đỉnh."

Mark nghe xong câu trả lời liền lắc đầu nói: "Chàng trai! Rất tiếc, cậu không thích hợp làm thám hiểm viên núi tuyết rồi!"

Chàng trai nghe xong rất không hài lòng, liền hỏi: "Tại sao?"

Mark không trả lời ngay mà nói: "Lát nữa tôi sẽ cho cậu đáp án, cậu có thể ra ngoài chờ được rồi!"

Ứng viên thứ nhất thất vọng, bất đắc dĩ đành phải bước ra ngoài.

13 người đam mê thám hiểm núi tuyết tiếp theo đều có cùng câu trả lời giống như người thứ nhất, tức là đều cố gắng vượt qua đối thủ để trở thành người leo lên đỉnh đầu tiên.

Ứng viên cuối cùng cũng là một cậu thanh niên trẻ tuổi, thân thể cường tráng không kém 14 người trước bước vào phòng. Sau khi Mark lặp lại câu hỏi ban đầu, cậu thanh niên bình tĩnh đáp: "Như vậy cũng không sao cả! Tôi sẽ để cho họ làm người đầu tiên lên núi và mình là người thứ hai!"

Mark ngạc nhiên hỏi lại: "Tại sao?"

Cậu thanh niên trả lời: "Tôi không muốn tranh giành ai là người thứ nhất, ai là người thứ hai. Tôi chỉ muốn leo lên núi tuyết mà thôi. Bất kể là người thứ mấy đi nữa, tôi chỉ là mong muốn dùng đôi chân của mình chạm đến đỉnh núi tuyết là được rồi. Đó cũng chính là mục tiêu của tôi!"

Lúc này, trưởng đoàn Mark tươi cười nói: "Chúc mừng cậu! Cậu nhất định có thể từ trên đỉnh núi tuyết mà trở về. Cậu là người duy nhất trúng tuyển đợt này của chúng tôi."

Những người còn lại nhìn Mark vừa khó hiểu vừa như bất bình.

Trưởng đoàn Mark hiểu ra nỗi băn khoăn của mọi người nên đã nói: "Tôi đã gần như gắn bó cả đời mình với núi tuyết rồi! Núi tuyết không phải là nơi phố xá sầm uất, cũng không phải là một vùng đồng bằng mà là một nơi lạnh giá, nhiệt độ luôn là âm mấy chục độ. Không khí ở đó vô cùng loãng, mỗi một hơi thở đều vô cùng khó khăn. Ngay dưới chân mỗi người đều là cạm bẫy cận kề cái chết. Nếu như các bạn muốn vượt qua người thứ nhất thì ắt sẽ phải tăng tốc độ thật nhanh, như thế bạn nhất định sẽ bị thiếu khí oxy mà ngạt thở. Cuối cùng, bạn nhất định sẽ bị trượt ngã xuống sông băng lạnh buốt."

Mark vừa để lộ ra vẻ mặt bi thương vừa nói: "Kỳ thực, có rất nhiều nhà thám hiểm núi tuyết không phải vì không đủ thể lực hay kỹ thuật có vấn đề, mà là vì dục vọng trong nội tâm trỗi dậy mà đã phải vĩnh viễn ở lại nơi đó. Dục vọng chính là cạm bẫy đáng sợ nhất trên đời!"

Trong cuộc sống chẳng phải cũng giống như vậy sao? Nếu trong lòng người chất chứa quá nhiều dục vọng về công danh lợi lộc thì mấy ai có thể leo lên được đỉnh cao của cuộc đời? Chỉ có một số người không so đo danh lợi, không bị gánh nặng về tâm linh mới có thể an toàn lên đến đỉnh của cuộc đời, đạt đến độ cao nhất của sinh mệnh.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Những chuyện ngụ ngôn hay

Ngỗng đẻ trứng vàng

Một người được thần Hermes bắn cho con ngỗng đẻ trứng vàng. Nhưng thỉnh thoảng ngỗng mới đẻ ra một trứng thì lâu giàu lắm.
Anh ta nghĩ: "Trong bụng ngỗng chứa toàn vàng, chi bằng mổ nó ra mà lấy". Nghĩ sao làm vậy. Nhưng anh ta hết sức thất vọng vì chỉ được bộ lông ngỗng và không còn thấy trứng vàng nữa.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Sát Sanh


Một ngày nọ, Gasan giáo huấn môn đồ: "Ai khuyên không nên sát sanh và ai tha chết cho mọi sinh linh đều rất phải. Lành thay khi bảo tồn đời sống của cả súc vật và côn trùng. Nhưng phải làm gì với những kẽ giết thì giờ, những kẽ tiêu hũy tài sản, những kẽ gây thiệt hại kinh tế? Chúng ta không thể nào bõ qua họ được. Lại nữa, phải làm gì với kẽ chuyên thuyết pháp mà không giác ngộ? Y đang giết chết Phật giáo."

Điển Hay Tích Lạ

Giảm bếp, tăng bếp

Đời Chiến Quốc, nước Ngụy và nước Tề giao tranh. Tướng Tề là Tôn Cẩn nói với Điền Kỵ:
- Quân của Bàng Quyên vốn dũng mãnh mà khinh thường Tề, chi bằng nay ta giả ra thế yếu dụ nó.
Điền Kỵ hỏi:
- Dụ cách nào?
- Ngày nay nên làm 10 vạn bếp, ngày hôm sau nên dần dần bớt đi. Nó thấy bếp của quân ta bỗng bớt mất, tất cho quân ta nhát sợ mà trốn đi, sẽ gấp đường tiến đánh. Như thế khí nó tất kiêu và sức nó tất kiệt, ta sẽ dùng kế mà đánh tất thế nào cũng thắng.
Tướng của Ngụy là Bàng Quyên khi thấy quân Tề rút lui để lại địa điểm cũ rộng rãi, cho người đến quan sát, xem chỗ bếp đun thấy 10 vạn bếp. Quân Tề báo cáo, Bàng Quyên lấy làm sợ hãi, cho rằng quân Tề quá nhiều, không thể khinh địch. Hôm sau, đến một chỗ dinh trại bỏ lại thì chỉ thấy có hơn 5 vạn bếp. Lại hôm sau nữa, chỉ còn thấy có 3 vạn bếp. Bàng Quyên mừng rỡ nói với thái tử Thân:
- Tôi vốn biết người nước Tề hèn nhát, nay vào đất Ngụy mới có 3 ngày mà quân lính bỏ trốn quá nửa rồi, còn dám đánh nhau nữa ư!
Đoạn truyền lịnh tấn binh.
Khi đi đến Mã Lăng thì mặt trời đã lặn. Đường Mã Lăng là một nơi hiểm yếu, ở giữa hai quả núi, hang khe sâu hẹp. Bấy giờ vào lúc hạ tuần tháng 10, trời không trăng... Tiền quân của Bàng Quyên báo cho Quyên hay là có nhiều cây bị chặt chận ngang đường, khó tiến lên được. Quyên bảo: đó là quân Tề sợ bị đuổi theo nên lập ra kế ấy.
Nhưng Quyên vừa ra lịnh cho quân lính khuân gỗ mở đường, bỗng ngẩng đầu thấy chỗ thân cây đẽo trắng, thấp thoáng có dấu chữ; nhưng vì đêm tối không nhận rõ mới sai tên lính đánh lửa soi xem, nhận thấy hai câu: "Bàng Quyên chết dưới cây này" và "Quân sư Tôn bảo". Bàng Quyên bây giờ hốt hoảng, biết là mắc mưu, vội vàng hạ lịnh cho quân lui mau. Nhưng chưa kịp lui, thì hai toán phục binh cung nỏ của Tề trông thấy lửa sáng, liền bắn ra như mưa. Quân Ngụy rối loạn hàng ngũ. Bàng Quyên bị tên trọng thương, liệu không thoát được rút kiếm đâm cổ tự tử.
Đó là kế "Giảm bếp" của Tôn Tẩn.
Ngược lại kế của Tôn Tẩn, Khổng Minh dùng kế "Tăng bếp".
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh.
Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ... Đô đốc nhà Ngụy là Tư Mã Ý cầm quân chống cự. Hậu chúa nhà Thục vì nghe lời gièm pha nên nghi kỵ Khổng Minh làm phản, liền giáng chiếu triệu Khổng Minh rút quân ngay về để tước hết binh quyền. Vì sợ trái lịnh vua mà bị nghi kỵ thêm, nên Khổng Minh phải đành rút quân.
Tướng là Khương Duy hỏi:
- Đại quân rút lui. Tư Mã Ý thừa thế đuổi đánh thì làm thế nào?
- Nay ta lui quân, phải chia làm 5 tốp mà rút dần. Như hôm nay rút khỏi một trại, nếu trong trại còn lại một ngàn quân thì phải đào hai ngàn cái bếp. Ngày hôm trước đào 3 ngàn bếp thì hôm sau đào thêm 4 ngàn. Cứ ngày ngày rút bớt quân, đào thêm bếp mà về.
Đoạn ra lịnh nhổ trại lui quân.
Tư Mã Ý nghe tin sợ Khổng Minh đa mưu, chưa dám khinh tiến. Trước hết đem hơn trăm kỵ binh đến trại Thục quan sát. Đến nơi, sai quân sĩ đếm số bếp, rồi quay về trại nghỉ. Hôm sau, lại sai quân đến chỗ nền trại mới mà đếm. Quân về báo: "Số bếp trại này nhiều hơn số bếp trại hôm qua một phần ba". Ý bảo các tướng:
- Ta đoán Gia Cát Lượng lập mẹo giả lui dụ địch, nay quả nhiên hắn vừa lui vừa gọi thêm quân! Nếu ta đuổi đánh, ắt đã mắc mẹo phục binh. Thôi, giờ ta hãy rút về, rồi hãy hay.
Đoạn rút quân về.
Thế là Khổng Minh không hao một tên lính, vẫn yên ổn kéo quân về Thành Đô.
Sau, có người ở cửa ngõ Tây Xuyên đến báo cho Tư Mã Ý hay việc ấy. Ý ngửa mặt than:
- Thì ra Lượng dùng phép của Ngu Hủ mà đánh lừa được ta.

Chuyện cười trong ngày

Lý Do

"Tại sao em của mày cứ khóc suốt ngày thế?" Một cô bé hỏi bạn.
"Có gì lạ chú? Nếu mày không có răng, không có tóc, không biết đi, không biết nói, vệ sinh cũng phải người khác phục vụ thì mày có khóc không hả?"

Monday, September 26, 2016

Ngày 26-9-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Nhặt được của rơi

NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI

Đang đi vô mục đích như vậy thì bỗng thấy trên mặt đường: cái gì thế này? Một chiếc ví con bằng nhung màu đỏ. Và có vẻ không rỗng ruột mà chật căng tiền.

***

Một hôm tôi và chị Liôla nhặt được một chiếc hộp đựng kẹo rỗng. Chúng tôi bèn bỏ vào hộp một con ếch và một con nhện. Chúng tôi lấy giấy sạch gói chiếc hộp, buộc bằng một chiếc nơ xanh sang trọng và đặt nó bên vệ đường trước vườn nhà mình. Giống như kiểu ai đó vừa đi ngang qua và đánh rơi cái gói mới mua về.

Đặt cái gói sau cột đá, chúng tôi nấp trong vườn nhà mình, cố nhịn cười và sốt ruột chờ xem điều gì sẽ xảy ra.

Chờ một lúc thì có người đi qua.
Nhìn thấy chiếc hộp, dĩ nhiên là ông ta dừng lại, mừng rỡ, thậm chí còn xoa xoa hai tay vào nhau. Còn phải nói: ông ta nhặt được hộp kẹo – có phải ngày nào cũng gặp may như thế đâu!

Tôi và chị Liôla nín thở xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Người qua đường cúi xuống cầm cái gói lên, nhanh chóng mở nó ra, thấy chiếc hộp đẹp thì lại càng mừng hơn nữa.

Rồi nắp hộp được bật ra. Con ếch của chúng tôi ngồi buồn mãi trong bóng tối, đến lúc ấy vội nhảy thẳng vào tay người ấy. Ông ta kinh hoàng kêu lên và ném phắt chiếc hộp xuống.

Tôi và chị Liôla cười lăn ra bãi cỏ. Chúng tôi cười to đến nỗi người qua đường nhìn vào phía bọn tôi và hiểu ra mọi chuyện. Ông ta nhảy qua hàng rào hòng dạy cho chúng tôi một bài học.

Chúng tôi thét lên và vùng chạy vào nhà. Nhưng tôi vấp chân vào luống đất và ngã lăn ra. Người qua đường tóm được tôi và véo tai tôi rất đau. Tôi kêu ầm lên. Nhưng người kia cho tôi hai cái bạt tai rồi bình thản đi ra khỏi vườn. Nghe tiếng kêu, bố mẹ tôi chạy ra.

Vừa đỡ chiếc tai sưng tấy vừa khóc lóc, tôi lại gần bố mẹ kể lể về chuyện vừa xảy ra. Mẹ tôi định sai ông quét sân đuổi theo người kia và bắt ông ta. Chị Liôla toan đi gọi ông lao công nhưng bố tôi ngăn lại. Bố bảo chị Liôla và mẹ:

- Đừng gọi ông lao công làm gì. Và cũng đừng bắt người đi đường kia. Tất nhiên, ông ấy chẳng nên kéo tai Minka, nhưng có lẽ ở vào địa vị ông ta, bố cũng đã làm như vậy.

Nghe bố nói thế, mẹ nổi giận và nói:

- Anh thật là ích kỉ!

Tôi và chị Liôla cũng giận bố nhưng không nói gì cả. Tôi vừa xoa chiếc tai của mình vừa khóc toáng lên. Cả chị Liôla cũng sụt sịt khóc.

Mẹ nắm tay tôi và bảo bố:

- Thay vì bênh người qua đường kia và làm cho các con phát khóc, anh hãy giải thích cho các con hiểu chúng đã hành động xấu ở chỗ nào. Bản thân em thì thấy chẳng có gì xấu cả. Và em vẫn cho rằng đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con mà thôi.

Bố tôi chẳng biết trả lời như thế nào. Ông chỉ nói:

- Rồi sẽ có lúc bọn trẻ lớn lên và chúng sẽ tự mình hiểu được, vì sao lại không nên làm như thế.
Thời gian dần trôi. Năm năm qua đi. Rồi mười năm trôi qua. Cuối cùng, mười hai năm đã trôi qua. Mười hai năm sau, từ một thằng bé con tôi đã trở thành một cậu sinh viên mười tám tuổi. Tất nhiên tôi đã quên và không còn nghĩ tới trường hợp đó nữa. Nhiều ý nghĩ thú vị hơn nhiều đã xâm chiếm đầu óc tôi.

Nhưng rồi có lần đã xảy ra chuyện như thế này:

Mùa xuân, sau khi thi học kì xong, tôi đến vùng Kavkaz ([3]). Thời đó sinh viên thường nhận việc để làm thêm trong mùa hè và thường đi về các địa phương. Tôi cũng nhận làm người soát vé trên tàu hỏa.

Tôi vốn là một sinh viên nghèo và không có tiền. Thế mà bây giờ người ta cho đi Kavkaz không mất tiền vé mà lại còn cho nhận lương nữa. Cho nên tôi nhận làm công việc đó. Và tôi đã lên đường.

Đầu tiên, tôi đến thành phố Rostov, vào sở hỏa xa để nhận tiền, giấy tờ và cái kìm bấm lỗ soát vé. Nhưng đoàn tàu của tôi bị chậm giờ. Thay vào buổi sáng, nó về ga vào lúc năm giờ chiều. Tôi gửi chiếc vali của mình vào phòng gửi hành lí ở nhà ga rồi đi tàu điện đến văn phòng Sở Hỏa xa.

Khi tôi đến nơi, người gác cửa nói:

- Rất đáng tiếc, anh đến muộn quá, chàng trai ạ. Văn phòng đã đóng cửa rồi.

- Sao lại đóng cửa? – tôi nói. - Hôm nay tôi cần phải nhận tiền và giấy chứng nhận mà.

Người gác cửa nói:

- Mọi người về hết rồi. Ngày kia mời anh lại đến.

- Sao lại ngày kia? – tôi nói. – Thôi thế thì mai tôi lại đến vậy.

Người gác nói:

- Ngày mai là ngày lễ, văn phòng không làm việc. Ngay kia anh cứ đến mà nhận những thứ cần thiết.

Tôi bước ra phố. Và đứng đực ra đó. Tôi không biết mình phải làm gì.

Phía trước còn hai ngày. Trong túi tôi không có tiền – tất cả còn đúng ba kôpếch. Ở thành phố xa lạ này tôi chẳng quen biết ai. Tôi sẽ ăn đâu, ngủ đâu, hoàn toàn không thể nào biết được.

Tôi lại đến nhà ga để lấy trong vali một thứ gì đó, áo sơmi hoặc khăn mặt để đem ra chợ bán lấy tiền. Nhưng ở nhà ga người ta bảo tôi:

- Trước khi anh muốn lấy vali thì phải trả tiền gửi đồ đi đã, rồi sau đó muốn làm gì với nó thì cứ việc làm.

Tôi chỉ còn đúng ba đồng xu nên không thể trả tiền gửi hành lý được. Thế là đành lủi thủi ra phố, lòng đầy hoang mang. Giá như bây giờ thì tôi sẽ không bị hoảng loạn như thế. Nhưng lần ấy tôi cảm thấy vô cùng lúng túng. Tôi đi lang thang vô định trên đường phố, lòng đầy đau khổ.
Đang đi vô mục đích như vậy thì bỗng thấy trên mặt đường: cái gì thế này? Một chiếc ví con bằng nhung màu đỏ. Và có vẻ không rỗng ruột mà chật căng tiền.

Trong giây lát tôi dừng lại. Những ý nghĩ mừng vui thoáng hiện trong đầu tôi. Tôi như thấy mình sau cánh cửa hiệu bánh mì. Sau đó, tôi thấy mình trên giường khách sạn, tay cầm một phong sôcôla.

Tôi tiến lên một bước về phía chiếc ví. Và đưa tay về phía nó. Đúng lúc đó chiếc ví (hay là tôi tưởng như vậy) chạy xa tay tôi một chút.

Tôi lại đưa tay định nhặt chiếc ví. Nhưng nó lại chuyển động xa hơn nữa, như để tránh bàn tay tôi.

Không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi lao đến chiếc ví.

Vừa lúc đó, sau hàng rào, phía trong vườn, có tiếng cười của trẻ con vang rộ lên. Và chiếc ví được buộc bằng sợi chỉ biến khỏi mặt đường nhựa.

Tôi đến gần hàng rào. Mấy đứa trẻ đang cười lăn lộn trên mặt đất. Tôi muốn lao vào phía chúng. Và đã nắm lấy hàng rào để nhảy vào. Đúng lúc ấy tôi chợt nhớ ra trò nghịch ngợm của mình hồi bé.

Lập tức mặt tôi đỏ bừng lên. Tôi rời khỏi hàng rào. Và tôi chậm rãi bước đi tiếp.

Các bạn nhỏ! Trong cuộc đời, điều gì rồi cũng qua đi. Hai ngày ấy cũng đã trôi qua.

Chiều hôm ấy, tôi ra ngoại ô, đến một cánh đồng và thiếp đi trên một bãi cỏ.

Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, tôi tỉnh dậy. Tôi dùng ba kôpếch mua một funt  bánh mì để ăn và uống nước trắng. Và tôi lại lang thang đi dạo trong thành phố cho hết ngày.

Đến chiều, tôi lại ra ngoại ô, nằm trên bãi cỏ để ngủ. Nhưng hôm ấy không may trời đổ mưa, tôi bị ướt như chuột lột.

Sáng sớm hôm sau tôi đứng sẵn trước cổng ngôi nhà để chờ văn phòng mở cửa. Cửa mở. Tôi bước vào văn phòng, vừa ướt át vừa bẩn thỉu. Các nhân viên văn phòng nhìn tôi đầy ngờ vực. Thoạt đầu họ không muốn phát tiền và giấy tờ cho tôi. Rốt cuộc rồi họ cũng phát cho.

Chẳng bao lâu sau, sung sướng và rạng rỡ, tôi lên đường đi Kavkaz.

Mikhail Zoshchenko

Nguyễn Thị Kim Hiền dịch

Những chuyện ngụ ngôn hay

Chú voi con

Sau một lần thưởng thức, thích thú với chương trình xiếc thú vào buổi tối. Tôi đi vòng ra sau rạp xiếc để ngắm tận mắt những con thú dễ thương và mở mang trí óc. 

Tôi nhìn thấy con voi bị buộc chặt vào một cộc gỗ nhỏ. Rõ ràng là con voi rất to và khỏe, đủ để nhổ bật cái cọc đó và trốn thoát bất cứ lúc nào một cách dễ dàng.
Nhưng hình như nó cứ chịu đựng và không hề có nỗ lực cố gắng gì. Tại sao một con vật có thể nâng lên hàng trăm cân hàng bằng vòi lại chịu bị bó buộc và chờ thời gian trôi qua? Tại sao? Trừ phi nó muốn thế.

Tôi liền hỏi người dạy thú, ông ta giải thích như sau: “ Khi con voi còn nhỏ và mới vào rạp xiếc, nó còn rất yếu. Lúc ấy nó bị buộc bằng một sợi xích lớn vào một cọc sắt để không làm cho nó có thể giật ra được. Sau một thời gian cố gắng, nó bỏ cuộc. Luôn có ấn tượng thì thầm bên tai nó: “ Mình không thể! Mình không thể!”
Chính dấu ấn đó làm yếu đi sức mạnh tinh thần của nó. Và nó không hy vọng trốn được, cũng không bao giờ cố chạy trốn nữa.

Có rất nhiều người cũng như con voi trong rạp xiếc. Với những tiếng nói vang vọng trong tâm trí họ: “ Không làm được đâu!” Chính điều đó đã kết thúc mọi nỗ lực của họ
Có thể họ có ước mơ, nhưng những ấn tượng không tốt đó luôn kéo họ lại.

Hôm nay, bạn hãy bỏ đi những suy nghĩ về sự hạn chế của bản thân mình. Khi tâm trí của bạn được giải phóng, mọi giới hạn về khả năng của bạn sẽ được xóa bỏ.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Mỗi Phút Ðều Là Thiền



Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."

Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.

Sự Tích Nhân Gian - Sự Tích Thác Dambri


Thác Dambri huyền thoại của núi rừng Tây Nguyên




Cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18km theo hướng Đông Bắc, chạy qua con đường uốn lượn với hai bên là những đồi chè và càphê xanh ngát, thác Dambri trắng xóa từ trên cao đổ xuống như một dải lụa nằm vắt trên vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi và cỏ hoa.

Cái tên Dambri bắt nguồn từ câu chuyện tình huyền thoại của một đôi trai gái mà người K’ho đặt cho dòng thác này.

Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Họ hẹn mùa lúa chín, trăng tròn năm sau sẽ làm lễ cưới.

Nhưng, hạnh phúc đã không đến với họ. Cha của cô gái không muốn gả nàng cho chàng trai nghèo khổ. Để ngăn cách tình yêu của họ, già làng đã sai người bắt chàng trai phải bỏ làng đi tới một nơi xa, thật xa không có lối về.

Từ khi vắng bóng chàng trai, nàng H'Bi buồn lắm. Đêm đêm, H'Bi lặng lẽ ra khu rừng, nơi họ thường hẹn hò mà khóc than cho duyên tình cách trở với hy vọng nước mắt sẽ gọi được chàng trai trở về sống với nàng.

H'Bi khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn.

Dambri có nghĩa là "đợi chờ." Tiếng thác Dambri ngày đêm réo rắt giữa núi rừng như lời của nàng H'Bi đang kể về chuyện tình đã vỡ từ nghìn năm.

Chuyện cười trong ngày

Đau lòng

Jim thường say túy lúy, vợ đưa anh ta vào viện. Đến khi tỉnh rượu, bà vợ hỏi bác sĩ: "Thưa bác sĩ, uống rượu nhiều có hại cho cơ thể phải không?"

Bác sĩ: "Chính xác lắm. Uống rượu sẽ làm thương tổn gần, làm hỏng phổi, đau dạ dày, đau thận".

Bà vợ bèn quay sang Jim: "Anh nghe chưa? Bác sĩ đã nói thế rồi, anh còn uống nhiều làm gì?"

Jim nhướng mắt: "Nhưng không uống rượu sẽ đau lòng lắm!"

Sunday, September 25, 2016

Ngày 25-9-2016 - Suy NiệmTrong Ngày

Chuyện ngắn - Bức Tranh

Bức Tranh

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo, nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết - những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

Những chuyện ngụ ngôn hay

Quan sát và lắng nghe

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao không nói gì với tôi?". Và một chú sáo cất tiếng hót. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!". Và một tiếng sấm nổ vang trời. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.

Một người nhìn quanh và nói: "Cuộc sống ơi, sao tôi không bao giờ nhìn thấy cuộc sống?". Và một vì sao sáng hơn. Đó chẳng phải là ánh sáng của cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta không để ý thấy.

Một người kêu lên: "Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!". Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kì diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.

Một người kêu lên trong thất vọng: "Cuộc sống, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi". Một giọt nước trên lá cây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạm vào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.

Hạnh phúc không được đóng gói gửi cho mọi người. Nó đến từ cuộc sống, từ thiên nhiên, từ những gì tưởng như vô tình. Hạnh phúc đến, nhưng nó thường không đến theo cách mà bạn muốn.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Không Xa Cõi Phật



Một sinh viên đại học đến thăm Gasan và hỏi: "Có bao giờ ngài đọc Thánh kinh không?

"Không, hãy đọc cho ta nghe," Gasan bảo.

Người sinh viên mở cuốn Thánh kinh và đọc một đoạn ở phần Thánh Ma-thi-ơ (Matthew): "Còn về đồ mặc, sao các ngươi lo lắng làm chi? Hãy gẫm xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên thế nào: chẳng lao khổ, chẳng kéo chỉ, nhưng ta nói cùng các ngươi, dẫu Sa-lô-môn vinh hiển cả thể, cũng không mặc được bằng một trong những hoa ấy... Vậy nên, chớ lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai."

Gasan bảo: "Ai đã nói được những lời đó, ta cho là kẽ giác ngộ."

Người sinh viên đọc tiếp: "Hãy xin, sẽ cho, hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ, sẽ mở cho. Vì hai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ thì được mở cho."

Gasan nhận xét: "Thật tuyệt. Ai nói điều ấy không xa cõi Phật là bao."

Lời Dạy Dè Xẻn

Một bác sĩ trẻ ở Ðông kinh tên là Kusuda gặp một người bạn đang học thiền. Anh bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì.

"Tôi không thể nói được," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh ngộ được thiền thì anh không còn sợ chết nữa."

"Ðược," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử xem. Vậy tìm thiền sư ở đâu?"

"Ðến thầy Nan-in," người bạn bảo.

Thế là Kusuda tìm đến Nan-in, mang theo con dao bén để xem thiền sư có thực không sợ chết.

Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ngài lên tiếng: "Chào ông bạn. Khỏe không? Chúng ta đã lâu không gặp!"

Kusuda sửng sốt, bảo: "Chúng ta không từng biết nhau mà."

"Ồ! đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm ông với một vị bác sĩ khác thường đến đây học thiền." Với sự khởi đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thách vị thiền sư, anh ngập ngừng hỏi xem nếu anh ta có thể học thiền được không?

Nan-in bảo "Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Ðó là Thiền.

Kusuda trở lại viếng Nan-in ba lần và mỗi lần đều được dạy cùng một câu. "Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân.ẽ

Kusuda vẫn chưa hiểu tại sao lối dạy như vậy có thể giúp cho người học đạo không sợ chết. Ðến lần thứ tư anh phàn nàn: "Bạn tôi bảo tôi rằng khi học thiền người ta không còn sợ chết nữa. Mỗi lần tôi đến đây ngài đều bảo tôi phải về chăm sóc bệnh nhân. Việc đó thì tôi rành lắm rồi. Nếu thiền chỉ có vậy thì tôi sẽ không đến thăm ngài nữa."

Nan-in mĩm cười và vỗ vai người bác sĩ. "Tôi đã quá khắc khe với ông. Ðể tôi cho ông một công án."

Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.

Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đãõ ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến.ẽ

Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa. Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý. Anh ta chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, mà chính anh cũng chẳng hề biết đến, anh đã không còn bận tâm đến sự sống và chết nữa. Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, vị sư già chỉ mĩm cười.  

Điển Hay Tích Lạ - Giấc Nam Kha

Giấc Nam Kha

Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.
Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.
Cũng có sách chép:
Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.
Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao.
Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu:
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Tiếng sen khẽ động giấc hòe.
Trong "Bích câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa an.
Cổ thi có câu:
Trăm năm một giấc kê vàng.
"Kê vàng" cũng gọi là gạo "hoàng lương", một thứ ngũ cốc nhỏ như cát, màu vàng. Nhà nghèo bên Tàu ngày xưa dùng kê để ăn thay gạo.
Trong "Đoạn trường tân thanh" có câu:
Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai.
"Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.