Friday, December 20, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Tại sao không có tâm bất thiện hợp trí trong lúc có người làm việc không tốt nhưng vẫn có sự hiểu biết?

Hỏi : Tại sao không có tâm bất thiện hợp trí trong lúc có người làm việc không tốt nhưng vẫn có sự hiểu biết?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu: Sự kiện này chúng ta ví dụ cũng giống như có người đi ra chợ đến một cửa hàng bán đồ gia dụng trong bếp chẳng hạn như nồi niêu, song, chảo, chén, bát, muổng, nĩa, dao lớn, dao nhỏ,... Một cửa hàng bán đồ gia dụng trong bếp là một điều tốt. Nhưng có những người sát nhân, cướp bốc, giết người sử dụng bằng những con dao. Khi đến tại hiện trường, cảnh sát phát hiện một con dao hung thủ dùng để giết người nằm ở đó, mang con dao về và tuyên bố rằng những cửa hàng nào bán loại dao này đều phải dẹp hết vì con dao đó là một hung khí để giết người. Nếu nghe sự kiện đó, chúng ta có chấp nhận được hay không? Ở đây, chúng ta không thể chấp nhận được bởi vì trường hợp hung thủ sử dụng con dao để giết người là một hành động tự người đó làm. Nhưng bản thân con dao được sản xuất ra để dùng làm đồ gia dụng trong nhà bếp như cắt, gọt trái cây,... 

Cũng như vậy, ở đây chúng ta nên hiểu rằng trí tuệ bao giờ cũng là một pháp tịnh hảo (Sobhanacetasikā). Trừ ra, có trí tuệ ở trong tâm siêu thế và tâm náo đại, kẻ phàm phu không sử dụng trí tuệ để làm việc quấy. Người ta có thể dùng trí tuệ hiệp ở trong tâm dục giới tịnh hảo để làm việc tốt hay việc xấu. Như vậy, khi nào làm việc tốt, chúng ta gọi là tâm thiện hợp trí. Nhưng lúc dùng trí tuệ để làm việc quấy, việc ác, trong trường hợp này, Đức Phật dùng từ Suppanna tức là ác tuệ hay liệt tuệ, tức dùng trí tuệ để làm việc bất thiện. Trí tuệ này có hai vấn đề. Ở đây, một là khi dùng trí tuệ làm việc quấy, ta không nên gọi đó là trí tuệ thuộc tâm thiện hợp trí. Đành rằng ở trong tám tâm thiện dục giới, khi kẻ phàm phu dùng trí tuệ để suy xét việc ác, trí tuệ sanh khởi ở đâu? Trí tuệ sanh khởi ở trong tâm thiện dục giới. Bởi vì họ không phải là bậc A La Hán nên không thể sử dụng tâm tố, cho nên, phải nói là tâm thiện hợp trí. Nhưng ở đây, chúng ta cần phải hiểu rằng, đó là tâm dục giới tịnh hảo thành nhân đưa đến quả nhị thục. Chúng ta biết hễ khi làm việc tốt, đó là một tâm thiện. Khi xử dụng trí tuệ đó phối hợp vớt tâm tịnh hảo dục giới này để làm việc ác, trường hợp này, chúng ta cũng phải hiểu giống như người ta sử dụng con dao để giết người. Trường hợp này, mặc dù cảnh sát đến nói rằng con dao là hung khí nhưng chúng ta đừng đi đến các cửa hàng bán đồ gia dụng trong nhà bếp để dùng. Nhưng chúng ta nói tại sao ở đây lại bán những hung khí này, người ta sẽ tóm cổ chúng ta ngay hoặc sẽ mắng chửi chúng ta. Bởi vì khi nào dùng con dao giết người mới gọi là hung khí. Nếu con dao mới được sản xuất để mua về sử dụng trong nhà bếp, trong trường hợp đó vẫn là đồ gia dụng tốt đẹp. Cho nên ở đây, khi ta thấy người khác dùng trí tuệ hay bản thân mình dùng trí tuệ để làm điều ác, trong trường hợp đó, mượn trí tuệ để dùng nhưng ngay trong lúc đó không được gọi là tâm thiện hợp trí. 

Thứ hai, mặc dù không gọi là tâm thiện hợp trí nhưng trong trường hợp đó, chúng ta cũng không thể nói là bất thiện hợp trí bởi vì tám tâm tham, hai tâm sân, hai tâm si trong 12 tâm bất thiện hoàn toàn không có tâm bất thiện nào tương đương với trí tuệ. Bởi vì trí tuệ thuộc về tâm sở tịnh hảo (Sobhanacetasikā). Tâm sở tịnh hảo không thể nào phối hợp với tâm bất thiện được. Cũng như khi một người làm điều thiện, nói những lời thiện ngôn, mặc dù hơi nghiêm khắc một chút, ta không thể nói rằng lời thiện ngôn bằng tâm sân. Bởi vì sở hữu thiện không bao giờ phối hợp với tâm thiện. Do vậy, tâm sở bất thiện không hợp với tâm thiện. Cũng vậy, tâm sở hữu tịnh hảo không bao giờ phối hợp với tâm bất thiện. Nhưng vì là tâm dục giới (Kamavacara Citta) nên vẫn còn bị sử dụng qua lại như thói quen hay tập quán và được gọi là thường cận y duyên Pakatūpanissayapaccayo trong duyên hệ Vi Diệu Pháp. Ở đây, không có tâm bất thiện nào hợp trí. Trí tuệ một người dùng để làm việc ác chỉ được vay mượn trong tâm thiện. Ngay trong lúc đó, trí tuệ để phục vụ mục đích ác quấy không được gọi là tâm thiện, chỉ gọi là tâm dục giới tịnh hảo. Ở trong Vi Diệu Pháp, mặc dù chỉ đề cập đến tâm dục giới, có bốn loại tâm gồm tâm bất thiện, tâm thiện, tâm quả và tâm tố. Trí tuệ phối hợp với tâm thiện hợp trí, tâm quả hợp trí, và tâm tố tương ưng trí. Tâm thiện ly trí hay tâm quả ly trí, tâm tố ly trí  là tâm không có trí tuệ. Nếu nói chi pháp, trí tuệ chỉ sanh khởi trong những loại tâm đó. Mặc dù tâm tịnh hảo là tâm tốt đẹp, nhưng người ta có thể lợi dụng trí tuệ của tâm dục giới này để làm điều ác quấy, tội lỗi. Trong thiện pháp không có từ gọi, nhưng trong Tạng kinh gọi trường hợp này là Suppanna, tức ác tuệ hay liệt tuệ.

No comments:

Post a Comment