Friday, May 23, 2014

Phật Học Vấn Đạo. Phải chăng bài kinh hôm nay dạy rằng: không làm ác nghiệp chưa đủ mà còn phải làm các việc lành nữa?

Hỏi: Phải chăng bài kinh hôm nay dạy rằng: không làm ác nghiệp chưa đủ mà còn phải làm các việc lành nữa?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 21-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Đối với việc làm ác nghiệp như thân sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói lời độc ác, nói lời chia rẽ, ý thì có tham ác, sân ác, tà kiến ác. Đây là những hành động tạo nghiệp bất thiện. Với tâm bất thiện thì có thể sanh vào trong quả khổ, ác nghiệp có thể đưa đến quả khổ. 

Thật ra, mình  không làm ác nghiệp cũng chưa gọi là đủ bởi vì mình nói ngược lại trong 10 điều thiện  (puññakiriya vatthu) thì 10 việc để tạo phúc ở đây nói đến khả năng một người tạo phước bằng 10 việc khác nhau như bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ v.v... 

 Nếu như một người tạo nghiệp thì đưa đến quả khổ còn ngược lại một người không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh thì đưa đến quả an vui, nhưng như vậy chưa gọi là đủ.

Việc mình không trộm cắp chỉ dừng lại ở chỗ là thân mình không hành động điều ác thôi hoặc là khẩu mình không nói lời độc ác hoặc là ý mình không có tham ác. Do tham phát triển bộc phát mạnh nó trở thành tham ác khiến cho chúng sanh phàm phu có một hành động sai quấy từ ở lòng tham của chúng sanh đó. Hoặc do tâm sân khiến cho người đó có hành động ác thì gọi là sân ác. Hoặc do tà kiến tức là do tâm tà kiến nghĩ quấy nghĩ sai nghĩ không đúng khiến cho người đó hành động sái quấy. Thì do ý ác này có thể dẫn đến quả khổ bằng nghiệp thân ác, rồi bằng nghiệp khẩu ác, bằng nghiệp ý ác thì có thể đưa đến quả khổ.

 Mình không làm được điều thiện thì cũng chưa gọi là đúng. Bởi vì, một người phàm phu nếu như mình không tích cực làm điều thiện thì dễ dàng bị hướng tâm của mình đến các điều ác. 

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng 
- "Đã làm ác thì phải bỏ mau mau, chứa ác nhất định khổ sầu luôn luôn. Mà hễ là đã làm thiện thì phải hăng say, chứa lành nhất định vui vầy luôn luôn". 

Tức là nếu như tâm của mình đã là thiện thì mình phải có khuynh hướng tốt tức là mình phải làm điều thiện chứ không thôi tâm bất thiện có thể lớn mạnh, nó có thể chi phối đời sống của mình,  mình có hành động khiến cho do tham ác hay do sân ác hay do tà kiến khiến cho mình có hành động trở  thành ác.

Mình không làm điều ác không thì cũng chưa đủ mà phải thực hiện các hạnh lành, hạnh lành ở đây là hạnh lành đưa đến quả vui. Chúng ta biết các hạnh lành như bố thí, trì giới, cung kích, phục vụ, tham thiền, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỉ phước, hoặc là chánh tri kiến chẳng hạn thì đây được gọi là 10 hạnh lành để tạo thiện sự hành trang cho một người tu tập.

Một người biết phiền não là sự trói buộc cho nên tích cực bỏ việc ác nhưng bên cạnh đó phải tích cực làm điều thiện, tức là thực hiện điều thiện, thực hiện điều thiện đó để xua đuổi đi các ác nghiệp. 

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy rằng "Ai dùng các hạnh lành xóa mờ các ác nghiệp như trăng sáng mây trôi chiếu sáng rực đời này". Thì hạnh lành ở đây để xua đuổi đi các ác nghiệp do thân, do khẩu, do ý của mình tạo nên. Bởi vì nếu bằng thân sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, hoặc là khẩu nói dối, nói lời độc ác, nói lời chia rẽ, hoặc là do tâm tham ác, sân ác, hoặc tà kiến ác khiến cho mình có hành động dễ dàng đưa đến quả khổ tức là tái sanh trong cảnh giới khổ. 

Nhưng ngược lại mình tích cực làm điều thiện tức là thực hiện các công đức thiện sự, 10 điều thập thiện là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh. Bởi vì do có làm thiện mới có thể xóa mờ được các ác nghiệp ở trong tâm của mình hoặc là hành vi của mình, các hạnh lành để bổ túc các thiện sự hướng đến sự giải thoát trong tương lai hoặc là hướng đến sự an lạc trong tương lai./.  

No comments:

Post a Comment