Thursday, April 24, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Y cứ theo tam tạng thì người Phật tử nên quan tâm thế nào về cảnh giới tái sanh trong tương lai? -

Hỏi. Y cứ theo tam tạng thì người Phật tử nên quan tâm thế nào về cảnh giới tái sanh trong tương lai? -

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 2-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Trong Phật Giáo Bắc Truyền thường đề cập đến những cảnh giới tái sanh qua Tịnh Độ tông. Nhiều người thường bàn đết. Và nhiều người hưởng ứng dù người ta không biết chuyện sanh thiên như thế nào, nhưng người ta vẫn tin rằng là sẽ sanh thiên nếu họ làm theo như vậy. 

Đối với Phật giáo Nam Truyền Nguyên Thủy, thì trong Phật Pháp Đức Phật dạy là Pháp của Phật sẽ đưa đến an vui trong đời sống hiện tại, đưa đến an vui trong đời sống tương lai và đưa đến an vui trong đời sống tối thượng. Ba mục đích đó, với một người tu trong Phật giáo Nguyên Thủy thì ở hiện tại làm sao mà tự mình nỗ lực tu tập. Bởi vì mình tu tập dựa trên Tam Tạng kinh điển những lời dạy của Phật mà tu tập. Nếu như mình hiểu thì nguồn an lạc mà có đưọc cho mình do là mình hành pháp mang lại, không phải chỉ có ở tương lai  mà bao gồm cả hiện tại và cả hạnh phúc tối thượng. Đó là tu tập để đạt được sự giải thoát ngay trong hiện tại

 Thí dụ, mình biết rằng kinh điển Pali mô tả có cảnh giới Chư Thiên. Cảnh giới Chư Thiên là cảnh giới hưởng nhiều phước báu, thì việc tu tập hướng tới cảnh giới ở tương lai là chuyện trước mắt người Phật tử tu tập trong đời sống hiện tại cho tâm mình an tịnh thì mới có thể sanh cảnh giới an vui được. Còn nếu tâm loạn động thì khó sanh vào cảnh giới an vui. 

Và rất nhiều thiện pháp, chính những thiện pháp này tương trợ hổ trợ. Thí dụ, một người muốn tu thiền để an tịnh nội tâm, chưa đến chuyện chứng các tầng thiền mà chỉ nói rằng tâm đạt được định thì người tu tập cần phải có trì giới rồi cần phải bố thí, các thiện pháp khác như cúng dường, nghe pháp. Nói chung, các thiện pháp đó hỗ trợ cho việc mình tu tập. 

Thì người sanh thiên, cũng có nhiều thiện pháp để đưa đến sanh thiên trong đó không thể thiếu niềm tin chánh đáng, không thể thiếu những pháp mà ở đó vị hành giả tu hành không thể thiếu được như là trì giới. Một người trì giới mang đến an tịnh nội tâm rồi có thể sanh thiên, người tu thiền cũng có thể sanh thiên. 

Cho nên, để quan tâm đến đời sống ở cảnh giới tương lai cảnh giới tái sanh thì ở ngay trong đời sống hiện tại này người Phật tử nên có một đời sống hành thiện tức là bố thí cũng làm, trì giới cũng thực hành, tu thiền cũng thực hành, nghe pháp cũng thực hành, nói chung là thực hành những thiện pháp với nhau tương trợ hổ trợ cho nhau như vậy thì người đó khi tâm được an tịnh rồi thì có thể sanh thiên. 

Bởi vì sao vì tâm an tịnh thì cảnh giới tái sanh sẽ là cõi thiên. Đó là điều chúng ta phải cần tu tập nếu  chúng ta còn luân hồi thì còn phải tái sanh. Nếu như tâm có an tịnh hay nhờ thiện pháp khác hổ trợ cho mình được sanh thiên cũng chính là nhờ mình có thực hành thiện pháp. 

Dĩ nhiên là mình cũng hiểu rằng tu cũng phải nói là nhiều đời nhiều kiếp mới có thể giác ngộ được. Nhưng trong Phật giáo thì cũng không phải là chỉ hướng đến tương lai để cho mình sanh thiên ở tương lai mà Đức Phật còn dạy rằng có những pháp mang đến lợi ích trong đời sống hiện tại này để hướng đến tương lai là một cảnh giới nào đó cảnh giới đó được gọi là cảnh giới an lành cảnh giới an vui gọi là thiện thú thì người tu tập cần phải nỗ lực thực hành những thiện pháp khác nhau như vậy thì mình mới mong có thể thanh tịnh và an vui được. Bởi vì khi tâm loạn động thì cũng khó sanh được cảnh giới an vui, mà nếu như tâm đã an tịnh rồi thì chắc chắn sanh cảnh giới an vui bởi do cái thiện nghiệp mà mình làm.

Kinh Pháp Cú có nhắc đến ông thiện nam Dhammika, trong đời sống hàng ngày luôn luôn trì giới, nghe pháp, bố thí cúng dường. Nói chung là tất cả các thiện sự ông thường làm. Và trong giờ phút sắp sửa lâm chung ông thấy 6 chiếc xe ở 6 cõi trời đến rướt ông. Lúc bấy giờ Chư Tăng đang tụng kinh thì ông bảo rằng "khoan chờ ông một chút". Chư Tăng nghĩ rằng ông mê sản cho nên Chư Tăng bỏ về sau đó Chư Tăng trở lại thì ông đã được một cỗ xe ở cõi trời Đao Lợi rướt ông về cảnh giới an lành. 

Câu chuyện này cho biết phước mình tạo thì phước đó tiếp nghinh mình. Trong kinh Pháp Cú Đức Phật Ngài dạy là "phước lành tạo sẵn tiếp nghinh chào mừng", giống như người khách xa quê hương lâu ngày trở về được bà con mừng rỡ tiếp nghinh đón mình về nhà. 

Cũng như vậy, mình tạo phước thì phước là một trong những nguyên nhân làm cho tâm được an tịnh. Khi mình tạo phước các thiện sự khác nhau tự động phước đó nâng đỡ cho mình và cũng  phước đó tiếp nghinh mình sanh về cảnh giới an lành. 

Cho nên quan tâm đến cảnh giới tái sanh ở tương lai là một việc nhưng cũng không phải là chúng ta chỉ quan tâm đến tương lai không mà ngay trong đời sống hiện tại mình phải tự nỗ lực tu tập lấy tức là mình phải thực hành những thiện pháp khác nhau để được sanh cảnh giới an lành. Đó là cách quan tâm đến cảnh giới tái sanh ở tương lai, và mặc dù là mục đích lý tưởng của đạo Phật không phải là để sanh cảnh giới an lành nhưng nếu như chúng ta còn luân hồi mà sanh cảnh giới an lành vẫn tốt hơn là sanh cảnh giới khổ. Phật Pháp lời dạy của Phật mang đến lợi ích trong đời sống hiện tại và còn phải mang tới lợi ích trong tương lai và cũng mang đến lợi ích tối thượng đó là tu tập để đạt chứng đắc Niết-bàn để được giải thoát ./.

No comments:

Post a Comment