Monday, April 21, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Sự so sánh mình và người có điều gì không tốt?

Hỏi:  Sự so sánh mình và người có điều gì không tốt?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 1-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Ngã mạn là một trong 10 thứ phiền não. 

Thật sự,  ở trong đời nếu mình không có so sánh thì có lẽ mình không có sự phấn đấu và mình cũng không biết cái gì nên làm cái gì không nên làm. Nếu như mình nhìn mọi sự việc theo kiểu như san bằng hay nhìn sự việc mọi cái như nhau thì có lẽ mình không có gì là phấn đấu. Ngay cả ở ngoài xã hội thì con người thành công trên một cái gì đó, sự nghiệp hay thành công về mặt này mặt kia hạnh phúc thì cũng phải có sự suy nghĩ để so sánh hoặc để nếu như mình thấy mình kém hơn thì mình phải phấn đấu làm sao cho tốt hơn để mình được hạnh phúc hay thấy mình kém hơn về mặt tài năng thì mình ráng phấn đấu để có được tài năng.

Đối với một người tu, mình nhìn các vị đồng phạm hạnh mình thấy rằng mình kém trong sự tu tập do vậy mình phấn đấu, mình phấn đấu để mình được tốt hơn thì cái đó cũng là cách so sánh.

 Ngã mạn  đưa đến tổn hại ở đây thì là phiền não. Đã là phiền não thì nó là một trói buột ở nội tâm. Như vậy, một khi mình có so sánh mình thấy hơn, thấy thua,  điều này là còn chấp nhân ngã bỉ thử thì dĩ nhiên thì nó cũng phải chịu ảnh hưởng đến nội tâm của mình. Bởi vì  nếu như nói so sánh lành mạnh mình phấn đấu hay cạnh tranh có lành mạnh, lành mạnh trong nghĩa mình thấy mình kém về mặt này kém về mặt kia, kém về mặt niềm tin, hay mình kém về việc pháp học Phật Pháp, hay mình ngồi thiền mình kém thì do vậy mình mới phấn đấu, mình so sánh cái hơn và cái thua rồi mình phấn đấu thì đó là một pháp thiện. Nếu chúng so sánh  rồi không có phấn đấu để hướng đến hướng thiện thì cái đó là điều nguy hiểm. 

Còn nếu như so sánh dẫn đến tâm bất thiện sanh khởi lên. Thí dụ như bây giờ mình đã so sánh với một người nào đó mình thấy rằng mình kém về mặt sắc đẹp do vậy mình ganh tị thì khi mình ganh tị thì mình tìm đủ cách này cách kia để hạ bệ người đó, hoặc mình thấy mình kém về tài năng mà thật sự là mình kém về tài năng mình không hơn người ta được nhưng mình lại nghĩ rằng mình không dứt khoát chịu thua mình bằng mọi cách cách này cách kia để hạ bệ người khác thì như vậy nó cũng gọi là so sánh. Nếu như mình có tâm xấu khởi lên thì đây là pháp không tốt là pháp bất thiện.

 Trong A Tỳ Đàm, chính khía cạnh gọi là ngã mạn; hơn ỷ hơn, hơn ỷ bằng, hơn ỷ thua, bằng ỷ hơn, bằng ỷ bằng, bằng ỷ thua, thua ỷ hơn, thua ỷ bằng, và thua ỷ thua. Ngay cả thua mà mình cũng có một ý nghĩ rằng mình cũng có dương dương tự đắc chính mình là "dù tôi thua anh mặt này nhưng tôi cũng không nể anh" thì suy nghĩ đó dường như là nó gắn liền với đời sống chúng sanh phàm phu cho nên cũng khó mà dứt bỏ.

Nhưng, chính cái đó là cái Tham mà trong A Tỳ Đàm gọi là Tham Tương Ung với Tà Kiến. Mà nếu không tương ưng với tà kiến thì tương ưng với Ngã Mạn. Thì mình nói cách nào đi nữa thì ái vẫn là một cái chất liệu gắng liền với đời sống luân hồi. Cho nên nếu như mình có sự so sánh để rồi sanh tâm xấu tức là sanh tâm bất thiện; sự ganh tị, sân hận, hay có những hành động mang đến tổn hại chúng sanh khác thì chính điều đó là sự nguy hiểm sự đau khổ.

Chỉ có các bậc thánh Tứ Quả mới thật sự đoạn trừ được ngã mạn. Nhưng đối với bậc thánh Tam Quả, Nhị Quả hoặc là Sơ Quả  thì vẫn còn. Còn những chúng sanh phàm phu thì hầu như là còn những điều đó. Nhưng nếu như mình so sánh mà mình thấy sự phấn đấu lành mạnh nghĩa là mình thấy việc thiện mình cố gắng làm thì nó trở thành năng lực hổ trợ cho mình để mình thực hiện điều thiện tốt hơn.

 Còn nếu như mình thấy người ta làm điều thiện mình ganh tị mình muốn hạ bệ hay tìm cách này cách nọ để cản trở như là nói xấu hoặc làm chuyện này chuyện kia để cản trở việc thiện của người ta thì như vậy không phải là điều tốt, một sự so sánh đó không tốt. Nhưng so sánh trong sự phấn đấu để tiến lên thì người phàm phu vẫn còn những điều đó, mình có phấn đấu để vươn lên thì điều đó cũng cần thiết. Nhưng ở đây khi nói đến ngã mạn là bất thiện nếu mà mình từ sự so sánh đó mà tâm bất thiện  sanh nhiều ra nữa, tâm xấu, ganh tị, tật đố, hoài nghi, thì tâm đó nó không tốt mà chỉ dẫn đến đau khổ trong đời sống hiện tại  ./.

No comments:

Post a Comment