Monday, April 28, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Chúng ta có thể làm gì để "chuẩn bị trước" trong cố gắng tự chế dằn cơn phẫn nộ?

Hỏi. Chúng ta có thể làm gì để "chuẩn bị trước" trong cố gắng tự chế dằn cơn phẫn nộ?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 25-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên) 

ĐĐ Pháp Tín: Nói về sự sân hận hay sự phẫn nộ, đây là những pháp làm chúng sanh dễ bị  sa đọa. Trong sớ giải Trường Bộ Kinh có đề cập là; nếu hai vị Chư Thiên mà đồng nhau cùng sân hận thì do lửa sân do sự phẫn nộ bộc phát mạnh như vậy làm cho hai vị thiên nhân đó phải sa đọa. Thường thường các vị Thiên nhân khi đời sống an vui không sân hận thì tuổi thọ sẽ sống đủ ở cõi đó nhưng do sân hận làm sẽ mạng chung. 
Đối với Chư Thiên sân hận còn gặp quả báo như vậy thì huống hồ gì đối với chúng sanh phàm phu chúng ta. Là một người tu Phật thì chúng ta phải có chuẩn bị trước, có nghĩa là chúng ta phải tìm những pháp tu nào để tự mình kềm chế sân hận nếu không khi phẫn nộ đã bộc phát thì chúng ta khó dằn. Sân là tội lớn nhưng dễ diệt, có nghĩa là đối với sân hận nếu chúng ta đủ sức hoặc hàng ngày chúng ta có tu tập thì chúng ta sẽ dễ dằn lại được. Tại vì khi sân rồi thì mình không dằn không chế ngự được. 
Trước khi sân thì chúng ta chế ngự được, đây có lý do là tại vì sân dễ tìm thấy cái lỗi không có thật. Nghĩa là, thường thường chúng ta cho rằng người đó đã làm hại mình, hoặc có thể họ đang làm hại mình, và họ sẽ làm hại mình. hoặc sợ rằng người đó đã làm hại người thân của mình, người đó đang làm hại người thân của mình, người đó sẽ làm hại người thân của mình. Nói chung là đủ thứ cách để cho chúng ta tìm lỗi của chúng sanh.
Thời nay, những người không tu tập chỉ cần một chuyện nhỏ người ta có thể tạo những ác pháp rất nặng nề. Cách đây vài tháng báo chí ở VN có đăng liên tục xảy ra rất nhiều vụ giết người một cách thảm thiết chỉ vì một cái nhìn chẳng hạn, có một đám cưới chàng thanh niên khi uống say vào rồi chỉ có cái nhìn qua nhìn lại thôi thì thấy người ta kênh người ta liếc mình do vậy mà rút dao để đâm đối phương đó. Hoặc là trong những buổi trưa  khi xe cộ qua lại quẹt nhau rồi lời qua tiếng lại vậy mà cũng rút dao đâm nhau. Ở ngoài đời, người ta đổ thừa tại người đó như vậy tại người kia như vậy. 
Nhưng, trong sự tu tập, trong những lúc sinh sống bình thường chúng ta không tìm pháp môn để tu, một người có pháp môn tu người đó sẽ bớt đi sự sân hận. Chúng ta nương theo đề mục mình tu hoặc tâm của chúng ta theo dõi đề mục mình thường xuyên quán tưởng thì chính điều này không có thời gian để cho sự sân hận khởi lên, không có thời gian để mình tìm kiếm những lỗi của người khác. Người sân thường ưa tìm lỗi của chúng sanh.
 Người trí là tìm lỗi của sự luân hồi. Trong kinh Pháp Cú có tích chuyện vị Thánh Sadi khi đi phục dịch người Thầy của mình bị cây quạt của Thầy khều trúng con mắt làm bị hư một con mắt. Thì khi người Thầy xin lỗi thì vị Sadi mới nói rằng: "không phải lỗi của Thầy mà do lỗi của giòng luân hồi". Một người trí thì thấy được lỗi của luân hồi còn người sân hận thì thấy lỗi của chúng sanh này chúng sanh kia.
Do vậy chúng ta có rất nhiều cách tu nhưng chỉ sợ rằng chúng ta không chịu tu trước khi tâm  sân mình nổi lên. Một người thường xuyên tu tập về tâm từ, một người thường xuyên quán xét về các hành, thường xuyên tu tập về tâm bi, hoặc là tâm hỉ và tâm xả thì rất dễ dàng chế ngự được sự sân hận. 
Có những lúc chúng tôi bị những lời nói này nặng nhẹ nhưng chỉ cần nhớ lại giòng luân hồi là vậy, có mặt trên cuộc đời là vậy, chỉ cần nhớ đến những câu Phật ngôn như "vừa đủ để nhàm chán đối với ngũ uẩn này" hoặc "vừa đủ để nhàm chán đối với các pháp hữu vi này". Bất cứ câu Phật ngôn nào đó chúng ta nhớ lại lời của Đức Phật dạy, câu Phật ngôn nào đó thì cũng đủ để chế ngự tâm sân. 
Có người nói rằng: lúc mình đang nóng giận mình tìm một ly nước đá lạnh uống hoặc tìm một ly nước nóng vừa thổi nguội để mình uống, điều đó thật sự ra nó không hữu hiệu. Vì đôi khi chúng ta đang sân hận, nhiều khi nước bình thường mình uống vô cũng trở thành nước độc. Mà là lúc chúng ta sân hận thì không có nước nào trị được, chỉ có tâm trị tâm có nghĩa lúc đó chúng ta an trú trong tâm từ hoặc là chúng ta an trú trong tâm bi, có nghĩa là mình thấy chúng sanh đó đau khổ mình cũng sợ đau khổ. Có những lúc chúng tôi nghe những lời nói nặng nhẹ chúng tôi muốn trả lời lại nhưng suy nghĩ rằng nếu người ta nghe mình nói làm người ta đau khổ người ta không làm gì được rồi do như vậy lâu ngày sanh bịnh và mình cảm thấy tội nghiệp người ta thành ra mình không nói lại.
Do vậy, trong đời sống hàng ngày chúng ta phải có sự quán xét, có nghĩa là có rất là nhiều cách tu, cách tu để chế ngự sân hận, một câu Phật ngôn quán về sự vô thường cũng có năng lực để  chế ngự sân hận, một đề mục tâm từ hoặc là một đề mục tâm bi hoặc là một niệm về ân đức Phật hoặc là niệm về ân đức Pháp. Nói chung rất là nhiều cách để đối trị với sân hận, nhưng, ở đây một điều quan trọng là chúng ta phải chuẩn bị trước có nghĩa là chúng ta thường xuyên quán tưởng thường xuyên tu tập thì cách đó hữu hiệu nhất để mà chúng ta chế ngự sân tâm. Những người khi tu tập đúng pháp thì mình nói gì người ta cũng khó khởi lên sự sân hận, nhưng đối với những người không có tu tập chỉ cần một ánh mắt hoặc chỉ cần một câu nói nào đó thôi thì người ta dễ dàng phẫn nộ dễ dàng bực mình như là bị chạm một cái gì đó rất nặng.
Do vậy, một người mà tu Phật thì chúng ta nên chuẩn bị trước bằng những cách như có thể tu tập về tâm từ, tâm bi, hoặc có thể thường xuyên quán tưởng câu Phật ngôn nào đó thì cách này sẽ làm chúng ta ngăn chặn sân hận nếu khi có ai nói gì đó với mình hoặc người ta làm cái gì đó xúc phạm đến mình nhưng mình biết pháp hữu vi sự vận hành là như vậy giòng luân hồi là như vậy thì chúng ta cũng không có dễ gì mà làm hại người khác, hoặc là do năng lực thường xuyên chúng ta tu tập tâm từ thành ra những thứ đó nó như là một cái cọng cỏ va vẹt vào bên trong của mình thôi nó không làm cho mình giận dữ và nó không làm cho mình đau đớn, chính vì vậy mà mình không kháng cự lại hoặc là mình đủ bình tỉnh để mình thoát ra khỏi sự sân hận đó./.

No comments:

Post a Comment