Thursday, June 19, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là ý nghĩa của ngã mạn trong Phật pháp?”

Hỏi: Thế nào là ý nghĩa của ngã mạn trong Phật pháp?” 

(câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT. Tuệ Siêu:  Nếu chúng ta nói ngã mạn là sự kiêu căng, phách lối, một sự cống cao, kiêu ngạo. Và nếu chúng ta vội cho rằng nó xuất phát từ nơi sự luyến chấp bản ngã, tức là nâng cao mình thì khi chúng ta nghĩ như vậy thoáng qua ai cũng có thể, hầu hết là họ có thể chấp nhận. 

Nhưng điểm này chúng tôi cũng nói thêm trong mười kiết sử hay mười sợi dây trói buộc, muời thằng thúc thì trong đó bậc thánh Tu Đà Hườn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm, ba bậc Thánh Hữu Lậu đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, tức là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham ái và sân hận. Nhưng sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh, thì năm pháp đó thuộc thượng phần kiết sử. Năm phiền não này thuộc về thượng phần kiết sử thì chỉ đến mức độ A La Hán thì mới đoạn tận hoàn toàn, cắt đứt hoàn toàn năm thượng phần kiết sử này. 

Nếu chúng ta định nghĩa ngã mạn mà chúng ta không khéo, chúng ta cho rằng sự ngã mạn xuất phát từ nơi yêu chấp bản ngã thì như vậy đối với ngã chấp thủ cũng là một loại tà kiến, hễ bất cứ một hình thức nào có liên hệ đến ý nghĩa tà kiến thì ở đấy đối với vị thánh sơ quả Tu Đà Hườn với kiến sơ đạo đã diệt trừ, đã cắt đứt hoàn toàn không có tà kiến nữa. 

Vậy khi chúng ta định nghiã ngã mạn phải định nghĩa như thế nào để trong ý nghĩa đó chúng ta có thể hiểu được rằng bậc thánh hữu học mặc dầu các ngài diệt trừ năm hạ phần kiết sử nhưng ngã mạn trong thượng phần kiết sử vị ấy vẫn còn. Chỉ có A La Hán mới chấm dứt ngã mạn. Danh từ đó xuất phát từ ngữ căn Pali  "MI" là sự đo lường, so sánh như là động từ "MIṆĀTI" , cân đo đong đếm. Chúng ta lấy ý nghĩa như vậy. Sự ngã mạn nếu chúng ta định nghĩa chung chung là so sánh. Hễ còn có sự so sánh, so sánh giữa cái này với cái khác. So sánh và có sự tự hào như vậy, có ỷ lại thì gọi là mạn chứ không nhất thiết phải là sự cống cao, phách lối mới gọi là ngã mạn hay là yêu bản thân rồi đề cao chính mình mới là ngã mạn. Không phải trong ý nghĩa chung chung đó. Mà ý nghĩa này rất là rộng. 

Theo trong A Tỳ Đàm thì bộ Dhammasangani đã phân tích từ này, bộ Pháp Tụ đề cập đến từ ngã mạn được phân ra chín cách ngã mạn. Trong chín cách ngã mạn đó được xét thành ba trường hợp. Một là ỷ hơn. Hai là ỷ bằng. Ba là ỷ thua. Với ba trường hợp này, mỗi trường hợp ngã mạn theo ba cách. Mình ỷ hơn người khác cũng là một sự ngã mạn. Hơn ỷ bằng, hơn ỷ thua, bằng ỷ bằng, bằng ỷ thua, thua ỷ hơn, thua ỷ bằng, thua ỷ thua đều là ngã mạn. Khi chúng ta có mặc cảm mình thua người ta. Nên khi mình nhận rằng thua thì trong trường hợp đó theo Phật giáo thì đây cũng là một hình thái của sự ngã mạn. 

Nói đến phiền não ngã mạn chúng ta cần phải hiểu rằng tận cùng căn nguyên của từ này là một thứ phiền não hết sức vi tế. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được sắc thái của pháp ngã mạn theo hình thức thô thiển thôi. Chúng ta thấy người khác có sự kênh kiệu, cống cao thì chúng ta cho rằng đó là ngã mạn. Nhưng, có nhiều trường hợp người khác khen ngợi mình, quả thật mình hơn người ta nhưng mình tỏ ra mình không bằng ai cả, mình còn thua nhiều người lắm. Khi chúng ta biểu lộ trạng thái đó thì đây cũng là một sự ngã mạn mà chính mình mới có thể biết được, mới có thể đánh giá được tâm tư mình có kiêu mạn hay không kiêu mạn. 

Cho nên trong trường hợp này từ "ngã mạn" trong Phật giáo chỉ chung cho tất cả những trường hợp, những trạng thái khi chúng ta có sự so sánh, chúng ta mãn nguyện với sự thành tựu liên hệ tới tâm trạng bất thiện pháp, khi chúng ta, dầu rằng chúng ta có sự tự hào, người ta nói tự hào chứ không nên tự mãn. Nói như vậy là nói theo thói thường. Người ta nói tự hào vẫn là tốt. Nó là nguyên nhân để có thể tiến hóa, để có thể tiến lên thêm nữa. Nhưng ở đây, dầu đối như vậy nhưng sự tự hào vẫn là một hình thái của tính cách ngã mạn. 

Bởi thế cho nên, đề tài này đem ra thảo luận thì chúng ta thấy rằng quả là rất tế nhị. Và có thể nói đây là phiền não chúng ta khó có thể giải thích được cho hết và chúng ta khó có thể dẹp bỏ được. Khi chúng ta hơn người khác, chúng ta tự hào rằng mình có thể hơn người khác. Đó là cách ngã mạn. Khi mình hơn người khác nhưng mình giữ thái độ để cho người khác biết rằng chúng ta có sự khiêm tốn. Chúng ta chỉ giữ phần mình sao cho bằng người khác thôi, không muốn hơn. Mặc dù nói như vậy nhưng trong tận cùng tâm tư của chúng ta vẫn có sự tự hào. 

Rồi khi hơn người khác chúng ta tỏ vẻ khiêm tốn nhúng nhường nhưng thực tế trong tâm vẫn có sự tự hào. Trong trường hợp đó cũng là sự ngã mạn gọi là hơn ỷ hơn, hơn ỷ thua. 

Cũng vậy, khi ta bằng người khác chúng ta nghĩ rằng chúng ta hơn người khác thì đó là một sự ngã mạn phải rồi. Khi chúng ta bằng người khác thực tế là chúng ta có cái gì tốt đẹp hay có cái gì thành tựu bằng người khác thì chúng ta giữ thái độ đó khi chúng ta so sánh với người khác. Chúng ta nghĩ rằng người kia cũng không hơn gì tôi. Khi mà chúng ta có thái độ như vậy thì gọi là ngã bằng. 

Còn bằng ỷ thua, mình bằng người khác, người khác cất nhắc mình mặc dù chúng ta biết tài năng hay sự thành đạt của chúng ta có thể bằng họ nhưng vì chúng ta muốn để cho mọi người đánh giá và có sự tôn trọng mình hơn nữa cho nên lúc đó chúng ta lại hạ mình xuống thấp thì trong trường hợp đó cũng là sự ngã mạn. 

Còn trường hợp thua ỷ hơn, thua ỷ bằng, thua ỷ thua thì cũng tương tự như vậy. Khi chúng ta có một thái độ tự ty với bản thân mình, chúng ta chịu khuất phục người khác. Chúng ta nghĩ rằng mình thua người khác, dầu trong trường hợp đó là một sự thiệt thòi nhưng chúng ta vẫn chấp nhận và vẫn ngoan cố như thế. Đây cũng là sự ngã mạn. Chúng ta không chịu có một thái độ cởi mở hơn để chúng ta có sự tiến bộ thì trong trường hợp này tất cả gọi là đặc tính của pháp ngã mạn. 

Nói tóm lại, ngã mạn là một pháp phiền não  làm cho tư tưởng con người trở nên cục bộ và tiêu cực. Do vậy  khi đề cập đến pháp này, Đứa Phật Ngài đã dạy trong tám pháp chướng ngại trong đó khi một vị tu tập hễ có tâm ngã mạn sanh khởi thì khi đó có trở ngại như khúc gỗ trôi theo dòng sông không thể trôi ra biển cả do bị mắc cạn. 

Và ở dây, trường hợp ngã mạn còn được so sánh, phân lọai nhiều hình thức khác mà ở đây phạm vi thời lượng này chúng tôi không thể trình bày hết. Chúng tôi chỉ nói vắn tắt như thế này. Khi chúng ta có sự cống cao hách dịch thì ở đây được gọi là "ABHIMĀNA" tức là "QUÁ MẠN". Còn khi chúng ta có sự nâng cao bản ngã, chấp thủ bản ngã thì trong trường hợp đó thì gọi là "MĀNA". Đúng ra từ Attã Màna dịch từ ngã mạn là đúng vì chữ "Attã" đồng nghĩa với chữ "TÔI", chữ "TA". Thì ở đây rơi vào pháp tà kiến. Còn nếu sự ngã mạn thông thường thì chỉ gọi Màna hay gọi là adhimāna gọi là tăng thượng mạn. Trong trường hợp đó cũng là khuyết điểm, một lỗi lầm nhưng hình thái ngã mạn đó cũng không đến nỗi nào nguy hiểm như Attã Màna , tức là sự kiêu mạn như là chấp thủ bản ngã. Đối với một vị tu tập vì sự nhận thức, sự ngộ nhận, hiểu lầm, mình chưa đắc được pháp thượng nhân nhưng trong một vài trường hợp như 500 vị tỳ kheo đắc thiền mà nghĩ rằng mình thành tựu samôn hạnh, đã làm tròn pháp samôn thì vị đó được gọi là adhimāna, tăng thượng mạn. Chỉ vậy thôi.

 Và một điều nữa chúng ta cũng cần phải lưu ý, là khi một vị tỳ kheo chưa chứng đắc mà vị này đi khoe khoang với người khác là mình đã chứng đắc thượng nhân, thiền định hay đạo quả để người khác có sự cung kính, tôn trọng, cung kỉnh cúng dường thì trường hợp này phạm vào điều giới. Nhưng ngọai trừ trường hợp adhimāna, tăng thượng mạn thì không phạm vào trọng giới đó. adhimāna là vị đó do sự ngộ nhận, có sự hiểu lầm chính bản thân mình do chưa đạt được pháp mà mình tưởng lầm là đã đạt được pháp thì trong trường hợp đó vị đó sẽ không có tội  v.v. Những trường hợp đó chúng tôi xin trình bày một cách tóm tắt ./.

No comments:

Post a Comment