Friday, June 27, 2014

Một số người phân chia thiện pháp thành nhân đạo, thiên đạo và Phật đạo. Sự phân chi như vậy có trong kinh điển Nguyên Thuỷ chăng?

Hỏi. Một số người phân chia thiện pháp thành nhân đạo, thiên đạo và Phật đạo. Sự phân chi như vậy có trong kinh điển Nguyên Thuỷ chăng?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-6-2014 - Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Điều này thật sự ở bên Phật Giáo Bắc Truyền thường hay phân chia thí dụ Thập Thiện là Thiên Đạo, Ngũ Giới là Nhân Đạo chẳng hạn, rồi Thinh Văn, Duyên Giác, Phật Thừa v.v... thì những phân chia đó là Phật giáo sau này.

 Trong Phật Giáo Nguyên Thủy thì không có sự phân chia rõ ràng,  không có phân chia cái này dành cho Thiên đạo, cái này dành cho Nhân đạo, ai làm cái này thì sanh lại làm người, ai làm cái này sanh lại Chư Thiên, thực hiện pháp này thì làm bậc Thinh Văn hay là Bồ Tát. Như trong kinh tạng Pali Đức Phật dạy về ngũ giới; không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, và không uống rượu Ngài dạy đủ hết nhưng Ngài không có phân là pháp này mình thực hành thì sanh lại làm người, rồi pháp này thực hành thì sanh làm Chư Thiên, rồi pháp này tu thì trở thành bậc Thinh Văn, rồi pháp này tu thì thành bậc Duyên Giác chẳng hạn. Điều đó không có trong kinh tạng Pali.

Trong kinh Pali Đức Phật đã dạy hết các điều đó nhưng có một điều thí dụ như trong ngũ giới có 5 điều là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu thì trong nghĩa đó các bậc xuất gia không phải tu tập để sanh về thiên giới hay sanh lại làm người. Nhưng các bậc xuất gia cũng phải hành trì những điều đó tức là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối là để đoạn trừ những phiền não bợn nhơ ở trong nội tâm bằng sự giữ giới của chính mình, bằng sự thực hành tu tập thiền định của chính mình, bằng sự tu tập tuệ quán của chính mình  là để ngăn trừ chặt đứt gọt bỏ bớt những phiền não ở trong nội tâm. Và có thể là do việc hành thiện của mình trong việc giữ giới để mình ngăn chặn nghiệp xấu không đưa đến quả khổ không làm cho ô nhiễm tâm mình. 

Cho nên, một vị hành giả tu tập là phải giữ giới. Còn mức độ mình hành tới đâu, mình đoạn tận phiền não ở mức độ nào, và mình tạo nghiệp thiện ở mức độ nào. Thí dụ như mình tạo nghiệp nhân nào để mình sanh lên cõi trời và mình tránh những nhân nào để mình không sanh vào cảnh khổ thì điều đó cũng mới chỉ là nhân để tránh quả khổ, và nhân để dẫn đến quả an vui quả lành.  

Còn tiến xa một bước nữa thì hành giả thực hành là để cho nội tâm của mình bỏ bớt những phiền não,  rồi hành vi của mình thì không tạo các nghiệp bất thiện,  để tâm của mình trong sạch để hướng đến sự giải thoát.

Đức Phật không phân chia tu tập Tâm Từ thì sanh về cõi Phạm Thiên, hay tu tập Tâm Từ gọi là Từ Vô Lượng trong cái nghĩa do tâm từ đó mà vị hành giả đạt được sự giải thoát. Thì nếu ở mức độ nào đó thì vị hành giả đó thực hành tâm từ trong cái nghĩa của tâm từ thì không phải chỉ có an vui cho chúng sanh mát mẻ mà Tâm Từ Tâm Bi cũng trong cái nghĩa là Từ Tâm Giải Thoát thì nó cũng đã đạt đến chỗ vị hành giả đó có thể đạt được sự giải thoát chứ không phải là chỉ đem đến sự an vui và không phải chỉ giới hạn là sanh trong cõi trời Phạm Thiên. 

Nhưng mình hành ở một mức nào thì chính mức độ đó dẫn mình đi đến sự an lạc ở mức độ đó hoặc mình có thể đạt được sự giải thoát là do việc mình gột sạch bớt những phiền não ở trong nội tâm của mình, mình gột sạch được nhiều chừng nào thì mình sẽ được an lạc nhiều chừng nấy và đến khi nào mình gột sạch hết tất cả  phiền não ở trong nội tâm của mình trong đó có kiến chấp, tà kiến, trong đó có  tham sân si, có ngã mạn chẳng hạn, Còn nếu vướng một chút gì đó thì mình chưa được giải thoát mình còn chấp theo định kiến của mình theo quan điểm của mình rồi mình chấp theo thường kiến hoặc theo đoạn kiến thì chấp đó vẫn còn kẹt và khi mình còn kẹt thì mình vẫn còn phiền não và do vậy thì còn luân hồi. 

Những pháp tuy rằng Phật dạy như vậy nhưng cũng không phân chia cái này là đưa đến Thiên Đạo hay Nhân Đạo nhưng trong trường hợp khi Đức Phật gặp đối tượng nào, đối tượng đó trình độ tới đâu thì Phật giảng pháp tương xứng ở mức độ đó, thí dụ như gặp hàng cư sĩ là vua chúa là thứ dân rồi là quan quân hoặc là Bà La Môn thì tùy theo mỗi đối tượng mà Đức Phật Ngài thuyết pháp giáo hóa độ cho chúng sanh đó bởi Đức Phật Ngài đã hiểu được căn tánh căn cơ của chúng sinh đó và Ngài đã dạy cho pháp đó như vậy.

Chính điều đó, con người thực hành pháp của Phật thì Phật dạy có nhiều và mỗi pháp này sẽ tương trợ cho pháp kia và chính pháp thấp này mình hiểu trong một mức độ nào đó mình hành ở một mức độ nào thì nó ở bậc thấp, nhưng mình hành ở mức độ nào thì nó sẽ là cao, và một mức độ nào là đưa mình đến cõi gọi là tái sanh ở cõi người, cõi trời, hoặc là mình có thể là nhân để tiến đến sự giải thoát. 

Thí dụ như bây giờ mình tu thiền. Thật sự ra thì không phải nói tu thiền rồi sanh về cõi trời Phạm Thiên mà nếu tu thiền mình chưa đắc định thì mình cũng đâu thể sanh về cõi trời Phạm Thiên được mà chỉ có một chút nào đó an tịnh nội tâm, thì nó cũng là nhân để cho mình sanh ở cảnh giới an vui chứ không hẳn là mình phải sanh ở cảnh giới Phạm Thiên sắc giới. Khi nào mình đắc định được tức là đắc được Sơ Thiền, Nhị  Thiền, Tam Thiền. Tứ Thiền mình mới sanh được về những cảnh giới đó. 

Tóm lại, trong kinh Nguyên Thủy đặc biệt trong kinh điển Pali Đức Phật Ngài thuyết pháp có nhiều đối tượng khác nhau và do mỗi đối tượng Đức Phật Ngài tùy theo mà Đức Phật Ngài giảng dạy pháp tương xứng để người đó nghe rồi tu tập và giác ngộ để được lợi lạc đối với người đó. Rồi cũng bằng pháp ấy nhưng nếu như một người hành xâu xa hơn nữa thì chính pháp đó có thể dẫn dắt người đó đi đến sự giải thoát là do việc thực hành của mỗi người. Và tâm của mình mà dứt sạch phiền não ở mức độ nào mình sẽ có được sự an tịnh ở mức độ đó. Mình dứt sạch được nhiều phiền não mình sẽ được sự an tịnh nhiều chừng nấy. Và mình dứt hết phiền não thì mình sẽ được giải thoát ./.

No comments:

Post a Comment