Wednesday, March 19, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Tại sao chánh mạng quan trọng với người tu tập?

Hỏi: Tại sao chánh mạng quan trọng với người tu tập?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 18-2-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng: Nếu nói về sự nuôi mạng. Tại sao chánh mạng quan trọng với người tu tập? Trong sự nuôi mạng, mình làm nghề gì và nghề đó thuộc về thân khẩu hay ý có trong sạch hay không? 

Thí dụ, một người người cư sĩ  làm nghề buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán chất độc, buôn bán rượu, làm nghề đồ tể là giết chúng sanh thì thuộc về tà mạng. 

Đối với Chư Tăng, là một người tu thấy được lợi nên có lời nói ướm, nói bợ đỡ, hoặc coi bói coi sao làm mai làm mối v.v...để nuôi mạng xuất gia thì gọi là tà mạng. Do tâm tham khiến cho mình kiếm vật thực bằng cách nói bợ đỡ nịnh hót hoặc là nói xu hướng theo người hoặc đưa tin đưa thư hoặc coi sao coi ngày tháng làm mai làm mối v.v...đó là việc  làm không phù hợp với người tu. Tâm  tham có mặt mình làm việc bất thiện không giữ được giới luật. Do tâm tham có si vô tàm vô quí có phóng dật, si là trạng thái mê mờ không biết nhân quả. Bây giờ mình thấy có 5 quả hiện tại này do 5 nhân quá khứ đưa đến, 5 quả hiện tại bây giờ mình muốn diệt nhân hiện tại thì mình nuôi mạng trong sạch, nuôi mạng bằng chánh mạng là đi khất thực đó là à sự nuôi mạng chân chánh nhất đối với người xuất gia.

Những người cư sĩ không làm nghề buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu thì Đức Phật gọi là nuôi mạng chân chánh. 

Những việc buôn bán người, buôn bán vũ khí đối với xã hội đối với pháp luật cũng là phi pháp còn đối với Phật Giáo càng nghiêm trọng hơn vì nó làm chúng sanh điên cuồng hoặc là nghề đồ tể là giết hại chúng sanh thì như vậy người làm bằng tâm tham tâm sân tạo nhân đưa đến quả luân hồi trong tương lai.

 Và người tu nuôi mạng không chân chánh thì mình sẽ làm bằng tâm bất thiện. Và khi tâm bất thiện như vậy có si vô tàm vô qúi phóng dật không ghê sợ và hổ thẹn tội lỗi do thân do khẩu. Do khẩu là nói ướm nói bợ đỡ nịnh hót nói vừa lòng người mà không nói đúng Phật Pháp hoặc coi ngày coi tháng coi sao coi hạn hoặc cầm vật của chùa như bông hoa lá những vật của chùa cho người như là trao đổi để lấy vật thực, làm như vậy là không phù hợp. Hoặc vị tu sĩ làm thầy thuốc cũng là không nuôi mạng chân chánh.  Đệ tử của Ngài Xá Lợi Phất thường có sự nịnh người ta để được vật thực đem về, Ngài nói đó là tà mạng. 

Thì chúng ta thấy tại sao việc nuôi mạng chân chánh là việc đi khất thực chánh niệm tỉnh giác để người ta bố thí cúng dường, lòng tin người ta cúng dường để người ta gieo phước duyên là do mình có tâm không tham không sân không si. 

 Đức Phật Ngài nói rằng vật thí tâm thí và đối tượng thí. Đối tượng thí càng trong sạch chừng nào thì phước mình càng lớn. Nếu đối tượng là những người không giới hạnh không sống đúng đắn thì giống như miếng ruộng không được tốt có sỏi đá sâu bọ, miếng ruộng mà gieo hột lúa bị có phèn bị thiếu nước có sỏi đá thì miếng ruộng đó trồng lúa không có kết quả. Thì đối với người tu tập giống như ruộng phước điền mà làm những nghề tà mạng giống như sâu bọ sỏi đá làm cho lúa không cao lớn người này không thực hành đúng nên bị phiền não chi phối. 

Đức Phật nói người thí có giới người nhận có giới thì phước nhiều. Người thí có giới người nhận không có giới hoặc người thí không có giới và người nhận không có giới thì Đức Phật nói trong bài kinh Phân Biệt Cúng Dường nếu cúng dường mà giống như miếng ruộng tốt thì không có sâu thì người nông dân làm ruộng có thu hoặch tốt,  người tu và người bố thí giống như gieo hột giống ngoài ruộng nếu miếng ruộng đó không bị phèn không bị sâu bọ có nước không bị sỏi đá thì miếng ruộng cho nhiều lợi tức thì cũng như vậy người cúng dường có trí tuệ biết bố thí

Trong bài kinh Tế Đàn bố thí, những vị sa môn những vị tu sĩ không bao giờ đến chỗ tế đàn chen lẫn để lấy vật thực. Nên trong lễ tế đàn không có phước phần bố thí cúng dường đến Chư Tăng là những người mà họ tu phúc họ không chen lấn không dành giựt như những người ăn xin.

 Đức Phật có nói một người bố thí cúng dường đến Chư Tăng như vậy cũng không bằng thường thí là Chư Tăng đi bát mỗi ngày bố thí mỗi ngày có phước nhiều hơn là vì nó đơn giản hơn. Thành ra khi cúng dường tứ phương Tăng, hoặc giữ giới, tu thiền chỉ, thiền quán những việc đó đơn giản hơn và nhiều phước hơn.

 Đức Phật Ngài nói do đối tượng tâm trong sạch và đối tượng có tu tập để chấm dứt luân hồi thì phước càng ngày càng trong sạch hơn dễ làm hơn và có phước nhiều hơn. Thì cũng như vậy khi nói đến người nuôi mạng chơn chánh vì đó là một trong bát chi đạo chánh mạng là một trong bát chi đạo nằm trong công đạo.

Đức Phật, Ngài khuyên người tu tập có trí tuệ thấy được nhân quả thấy việc gì làm phù hợp với người tu và việc gì không phù hợp với người tu. Người xuất gia là mô phạm của Chư Thiên và nhân loại thì phải làm gương và không thể làm những nghề giống như người cư sĩ được.

 Khi Đức Phật Ngài trở về thành Kapilavatthu, Ngài cũng đi khất thực và Ngài nói đó là hạnh của Chư Phật. Những vị tỳ khưu sống đời sống xuất gia cũng khất thực để nuôi mạng đó là sự nuôi mạng chân chánh.

Thành ra Đức Phật Ngài nói sự nuôi mạng chân chánh là quan trọng.

No comments:

Post a Comment