Friday, March 28, 2014

Ngài Mahā Kassapa quán tưởng cảm thọ như thế nào để có thể ăn thực phẩm do người cùi cúng dường?

Hỏi: Ngài  Mahā Kassapa đi khất thực gặp người bịnh cùi trong khi đang vụng về để thức ăn vào trong bát của Ngài Kassapa người ấy làm rớt một ngón tay lở lói lọt vào trong bát, lúc đó Ngài Kassapa thản nhiên như Ngài không để ý, đến khi trên đường khất thực trở về đến một chân tường thành ngồi xuống thì Ngài điềm nhiên gắp ngón tay đó ra khỏi bát rồi Ngài trộn vật thực lên và ăn bình thường. Thì khi ăn Ngài quán tưởng cảm thọ như thế nào để có thể ăn được? 

(Câu hỏi trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 22-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TTTuệ Quyền: Quả thật thì đây là một hành động của Ngài Kassapa thọ thực mà tâm không bị tham luyến ở trong vật thực. Điều thứ nhất, đó là Ngài Kassapa Ngài là đệ nhất về hạnh tu đầu đà. Đối với Ngài Kassapa đó là một điều. 

Còn hỏi Ngài thọ thực với cảm thọ gì. Đối với Chư Thánh hiền Tăng thì không có lạc, không có khổ. Các Ngài không có tâm bất thiện không có tâm ác, không tâm tham, không tâm sân, không si, mà chính là phi khổ phi lạc, không vui không thích cũng không buồn. Hành động của Ngài đúng ra để lại cho đời một gương hạnh tốt. 

Còn chuyện người tu ăn phải quán tưởng. Đức Phật nói ăn mà không quán tưởng thà ăn hạt cơm sắt hơn là ăn không quán tưởng. Thì khi Đức Phật ăn Ngài quán tưởng. Người tu đừng nói chi là Ngài Kassapa, một người phàm phu tu tập nếu như vị ấy có tâm ly tham, không có tâm đắm tham trong vật thực, ăn mà không bị tham đắm. Riêng hạnh này dạy cho người sau cho đời sau khi một người cùi đặt bát cúng dường Ngài và đã làm rơi lóng tay cùi vào trong bát và Ngài khi đến chỗ ngồi thọ thực thì Ngài gắp lóng tay bỏ ra ngoài và Ngài vẫn thọ thực bình thường. Thì ở đây dạy cho chúng ta rằng không phải như vậy mà sợ bởi vì sự nhờm gớm mà trong khi ăn đối với người tu phải biết quán tưởng nguyên chất quán tưởng nhờm gớm đang khi ăn và sau khi ăn, các vật thực này nguyên chất ta ăn vật thực này để duy trì xác thân để tu tập không phải ta ăn vật thực này để thân cường tráng để được đẹp. Thì với tâm người tu là quán như vậy.

Còn nếu chúng ta ăn mà chúng ta sợ dơ, thì chúng ta không ăn được, người cùi làm rớt ngón tay lở lót vào bát chúng ta, thời bây giờ chúng ta sợ vi trùng, không hạp vệ sinh chúng ta không dám ăn. Đó là một vấn đề.
Thì chúng ta suy nghĩ như thế nào. Đối với các Ngài, dĩ nhiên rằng sự tu tập của các Ngài tu hạnh đầu đà, các Ngài có sức khỏe mạnh cho nên có sức đề kháng mạnh. Nhiều khi chưa chắc thân bị bịnh mà do tâm của chúng ta bị bịnh thì nhiều. Cái vi trùng thuộc về tâm của chúng ta nó cắn nó xé và nó gây nên tham ái và chúng ta sẽ đau khổ. Còn vì không hợp vệ sinh rồi ăn vào bị bịnh thì cũng phải là tùy duyên, chứ không phải lúc nào chúng ta cũng đổ bịnh. 

Và đây chính là một gương sáng cho các bậc tu hành, không coi vật thực là điều lớn lao. Kinh Pháp Cú có câu: 
Ai sống chuộng mỹ tướng
Không phòng hộ các căn
Ăn uống không tiết độ
Biếng lười không nỗ lực
Ma áp đảo kẻ ấy
Như gió thổi cây yếu

Ai sống quán bất tịnh
Khéo gìn giữ các căn
Tiết chế trong ẩm thực
Với tịnh tín chuyên cần
Ma không thể áp chế
Như gió cuồng núi đá

Tâm của vị ấy đã vững vàng bởi do việc khéo quán bất tịnh, tâm đã khéo rồi. Chứ không phải như tâm phàm phu của chúng ta còn sợ sệt. Bởi vì vị Thánh đệ tử tứ quả là vị đoạn lậu vô sanh, đoạn lậu sanh tử đau khổ, không còn tâm ác, tâm không vui không buồn, khi tâm thiện có mặt thì sẽ có quả thiện, mà khi tâm ác thì sẽ có quả ác. Các Ngài không còn sanh tử thì làm sao còn ác tâm, cho nên cảm thọ của Ngài là phi khổ phi lạc.

Do vậy, chúng tôi xin trả lời là, khi Ngài thọ dụng vật thực của người cùi thì cảm thọ của Ngài không khổ không lạc. Chắc chắn là sự thật, vì vị Thánh tứ quả như Ngài Kassapa, vị đã đoạn lậu, vị đã không còn sanh tử đoạn đầu khổ sanh không có thiện không có ác trong lòng vị đó. Bởi vì không có quả sanh, nếu có quả sanh sẽ còn tái sanh. Nếu còn tái sanh thì không còn ý nghĩa của āsavakkhaya là bậc vô học của bậc chấm dứt sanh tử phiền não, chấm dứt không còn đau khổ sanh tử. 

Hay nói đơn giản hơn:
 Ái diệt thì thủ diệt. 
Thủ diệt thì không sanh hữu nghiệp hữu.
 Không có sanh hữu nghiệp hữu thì không có già chết sầu bi khổ não. 
Không có già chết sầu bi khổ não thì không có vô minh. 
Do vô minh diệt, không có dư tàn, nên các hành diệt.

No comments:

Post a Comment