Saturday, March 29, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Chúng ta làm thế nào để thay đổi cái nhìn của nhiều Phật tử Việt Nam là những "tu sĩ nghèo" là kém tài, thiếu phước?

Hỏi: Chúng ta làm thế nào để thay đổi cái nhìn của nhiều Phật tử Việt Nam là những "tu sĩ nghèo" là kém tài, thiếu phước? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 21-2-2014, Minh Hạnh chuyển biên

TT Tuệ Siêu: Có những người Phật tử bây giờ có cái nhìn đối với vị tu sĩ nghèo, nhất là những vị tu sĩ như là sống đời sống thiếu thốn không phát sanh lợi lộc nhiều và ăn mặc bần hàn rách rướm họ cho rằng như vậy là vị này bất tài thiếu phước. 

Nhưng mà, điều đó đúng hay sai, và chúng ta làm thế nào để thay đổi cái nhìn của những người Phật tử này.

Ở đây, thật ra thì cũng không phải là họ nhìn như vậy là sai hoàn toàn. Trước hết là chúng tôi nói tại sao cái nhìn của họ cũng có thể là đúng. 

Nếu vào thời Đức Phật, những vị  Tỳ Kheo đầu đà hoặc là những vị Tỳ Kheo sống viễn ly, tri túc thị dục với hạnh thanh bạch và ý tưởng quyết chứng đạt quả vị Alahan, cuộc sống thanh bạch là hạnh tỳ kheo thời Đức Phật trông nghèo nàn thì điều đó nếu một người cư sĩ nhìn thấy họ cho rằng những vị  tu sĩ họ nghèo nàn là tại thiếu phước là sai. Còn thời nay, tìm hiểu vị tỳ kheo mà nghèo nàn thanh hạnh do sự tri túc thì khó tìm. Ngày nay một số những vị đều có ý thích có được lợi lộc có được danh phận nhưng mà khổ nỗi là các vị không có khả năng các vị đó không có thể là vị tỳ kheo thông suốt kinh điển để có thể hoằng pháp hay là một vị trụ trì một ngôi chùa hay là một vị giảng sư của hội chúng v.v... đủ khả năng, vị đó xuất gia dần dần bị quên lãng vị này có đời sống thiếu thốn thì trong trường hợp này những người Phật tử thời nay khi họ nhìn thấy như vậy thì họ nói rằng những vị tu sĩ nghèo đó là những vị tại  thiếu phước, nói như vậy không phải là họ nói sai, họ nói đúng mà đúng với thời bây giờ.

 Do vậy, chúng ta không thể làm gì để thay đổi cái nhìn của người Phật tử. Bởi vì nếu chúng ta thay đổi cách nhìn như vậy là chúng ta khuyến khích những vị tu sĩ không siêng năng, không có trí tuệ học Pháp, không phải là bậc đa văn cột trụ rườn cột của giáo pháp cũng không có công hạnh tu tập gì. Chẳng lẽ chúng ta khuyến khích những người cư sĩ đi đến đảnh lễ cúng dường cho các vị đó, như vậy làm cho người Phật tử họ bị mất phước cúng dường họ chỉ được ít phước thôi. Hoặc là không chừng khi chúng ta đã thay đổi cái nhìn của họ khiến cho những người Phật tử này thấy thành phần Tăng sĩ không có trí tuệ  sẽ làm yếu kém Phật Giáo và nếu nuôi dưỡng nâng đỡ giúp đỡ họ thì thời gian sau đó họ sẽ rơi vào mai một.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng; chúng ta chỉ giải thích cho những người Phật tử như thế nào là một vị tỳ kheo trung thực chân chánh ở trong Phật Giáo, thế nào là một vị tỳ kheo sống thiểu dục tri túc để cho họ biết họ nhận định một cách chính xác một vị Tỳ Kheo chân chánh họ gặp được để họ không bị nhầm lẫn. Chứ còn nếu mà gặp những vị tu sĩ đi lang thang rồi Phật tử cứ nghe nói rằng những vị Tỳ Kheo rách rướt lang thang như thế này có lẽ là những vị đó sống thanh hạnh rồi cùng nhau cúng dường thì những vị tu sĩ đó được cái đà các vị đó mạn tăng trưởng và không chịu tu tập để thăng tiến. Thì trong trường hợp này chí nguy.

Chúng tôi qua những năm tháng tu tập giữa Tăng chúng, chúng tôi cũng gặp rất nhiều những vị như vậy, cho nên quan niệm của chúng tôi là những vị Tăng sĩ không cần phải giàu có sung túc có chùa to Phật lớn nhưng miễn là trong những phút trò chuyện trao đổi đôi ba câu pháp mà vị đó tỏ ra thông tuệ hiểu được kinh điển và có chánh tri kiến thì lúc bấy giờ thì cho dù vị Tăng sĩ này bên ngoài có vẻ là nghèo nhưng chúng tôi rất là trân trọng chúng tôi khuyến khích cho những người Phật tử cúng dường cho các vị đó. Còn đối với những vị mới xuất gia xong không học Pháp, vì số tu sĩ ở tại Việt Nam phần lớn chúng tôi biết được đôi khi khi gặp các vị này lang thang như vậy thì chúng tôi chỉ nhìn bằng tâm xả, nhưng nếu như Phật tử có đến hỏi chúng tôi là những vị này đáng được cúng dường hộ độ hay không thì lúc bấy giờ chúng tôi sẽ giải thích cho họ. Bởi vì ở đây chúng ta vừa phải có tâm từ bi mà vừa phải có tâm kính trọng Giáo Pháp muốn nâng đỡ Giáo Pháp thì không nên vẽ vời thêm nhiều cái cột bị mối mọt như thế. Vấn đề này cũng khó lắm.

 Cho nên, để làm được công việc thay đổi cái nhìn của người Phật tử Việt Nam cho rằng những tu sĩ nghèo là thiếu phước thì trong trường hợp này chúng ta phải giải thích phải nhắc nhở cho họ nghe về hạnh tu thiểu dục tri túc thật sự của vị tỳ kheo hiểu Phật Pháp và đồng thời chúng ta phải biết rõ những vị đó vẻ bề ngoài thanh thản thiểu dục là do tri túc hay là kém tài thiếu phước ./.

No comments:

Post a Comment