Wednesday, March 22, 2017

Phật Giáo Thế Giới - Đức Tin Tại Phnom Penh

Đức Tin tại Phnom Penh
by Katherine Marshall, The Huffington Post, Aug 8, 2012
Minh Hạnh dịch Việt











Phnom Penh, Cambodia - Ngày 1 tháng 8 là một ngày đặc biệt ở Phnom Penh (thủ đô của Cambodia), ngày bắt đầu của mùa an cư Choul Vassa. Những vị Tu sĩ Phật giáo cống hiến hết mình trong ba tháng (trong mùa mưa) để tu tập, họ an cư trú tại những ngôi chùa. Theo truyền thống người Phật tử đến các chùa (còn gọi là wats) vào ngày này làm các công quả cúng dường cho các Tăng sĩ, với ý tưởng tạo phước lành cho họ.

Năm nay lễ hội diễn ra một ngày trước khi kỳ thi trung học và những người trẻ đông đúc tụ tại ngôi chùa Somrong An Deth ngoại ô Phnom Penh, Chư Tăng đã vẩy nước lên đầu của họ để mang lại cho họ sự may mắn. Âm nhạc trổi lên, trẻ em chạy chung quanh ngôi chùa uy nghi với những bức tượng huyền ảo của các vị thần cưỡi con gà và con rắn, và những nữ tu trong y phục trắng ban thêm phước lành cho họ.

Khoảng 95% người dân Campuchia là Phật tử. Phương châm của Campuchia là "Quốc Gia, Tôn Giáo, Vua" và là một trong vài quốc gia trên thế giới mà Phật giáo là quốc giáo. Những tôn giáo thế giới ở đây, dù cách nào, không chỉ là Phật giáo. Tự do tôn giáo được đảm bảo và có một phạm vi khác thường của những truyền thống đức tin khác nhau, chủ yếu của những tôn giáo này là giúp đỡ về giáo dục và giúp đỡ người nghèo và những người bị tổn thương, nhưng cũng mang lại niềm tin đến những người dân Campuchia. Tại Campuchia cũng có cộng đồng Hồi giáo cổ đại, và một số những tôn giáo nhỏ nhưng rất đặc biệt đã có từ ngàn xưa. Phật giáo Cambodia đang phục hồi trở lại từ sự hủy diệt trong thời kỳ Khmer Đỏ (1975-9) khi hầu hết các tu sĩ đã bị giết hoặc bị cởi bỏ áo cà sa và nhiều chùa đã bị phá hủy.

Tuy nhiên, thị trường tôn giáo là một câu chuyện cho một ngày khác. Cái gì đã khêu gợi sự quan tâm của tôi trong chuyến đi này là cách nào mà tôn giáo được sống trong cuộc sống hàng ngày.

Và quả thực, Phật giáo và tôn giáo nói chung có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Các Tăng sĩ mặc áo cà sa vàng đi trên đường phố mỗi buổi sáng với một bình bát, như truyền thống mà họ phải khất thực (hoặc tương đương tiền mặt) của những người Phật tử. Họ có mặt tại các trường đại học và đi xe máy xe tuk tuk (ba bánh taxi), mang theo iPad và điện thoại di động. Những ngôi chùa được trang trí lộng lẫy từ các cây và các tòa nhà hầu như bất cứ nơi nào bạn đến. Những ngôi tháp, nơi tro của người chết được lưu trữ, có ở khắp mọi nơi.

Nhưng vượt ra ngoài các dấu hiệu nhìn thấy được đức tin Phật giáo, có một hiện tượng khác mà đã làm tôi chú ý từ ngày đầu tiên nhìn thấy: đó là những trang thờ là 1 phần tiêu chuẩn của nhà ở, bất kỳ cửa hàng, trạm đổ săng, cửa hàng âm nhạc, trường học hoặc cửa hàng cơ khí. Những trang thờ nhỏ như là một cách để an ủi, xoa dịu tinh thần, nơi mà thờ cúng được thực hiện.

Đó là một chút phức tạp hơn, dù là cách nào. Đầu tiên hết đó là những trang thờ người ta đặt bên ngoài căn nhà. Những trang thờ này là để ngăn không cho những linh hồn ma quỷ, tìm cách nhập vào nhà. Những linh hồn phải xin phép để được vào nhà và đảm bảo rằng ít nhất họ vào trong một tâm thái tốt. Là một thiết thực và cảm giác bảo đảm hợp lý, chắc chắn. Bên trong nhà người ta đặt một loại trang thờ thứ hai , một lần nữa một nơi mà bày tỏ, sự tôn kính các vị thần hay linh hồn trong nhà. Những linh hồn khách đến thăm phải xin phép linh hồn chủ nhà ở lại, thường là người giữ nhà, tổ tiên của gia đình đã là một phần của hộ gia đình.

Những trang thờ bên ngoài phần lớn thiết kế giống như ngôi chùa, được trang trí với những con long thần và những vòng hoa kiểu Campuchia . Là người thực tế, hầu hết người Campuchia ngày nay dùng những trang thờ bằng bê tông chịu được những cơn mưa và độ ẩm, nhưng cũng có những trang thờ bằng gỗ. Và cũng có những trang thờ đơn giản được tạm dựng với một vài tấm bảng gỗ. Rất nhiều trang thờ được sơn phết lộng lẫy. Những trang thờ bên trong nhà phần lớn hình vuông và thường làm bằng gỗ, và có rất nhiều nơi người Campuchia sử dụng trang thờ làm bằng plastic.

Truyền thống này đến từ đâu? Không thể nói truyền thống này xuất xứ từ Phật giáo, mặc dù nó được đưa vào quần chúng Phật giáo được chấp nhận như là một phần của văn hóa và niềm tin. Có vẻ như trang thờ là một phần của truyền thống cổ xưa hơn, người ta thờ cúng súc vật được tô màu theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo và các vị thần là một phần của văn hóa Campuchia và cuộc sống trong một ngàn năm.  . Những trang thờ trong nhà thì do ảnh hưởng của truyền thống của Trung Quốc về tâm linh, cả trong thiết kế và cách được mô tả.

Các vị thần, những linh hồn đến với những trang thờ cũng đa dạng. Một số nói chung, không rõ tên, kính sợ và yêu thương. Một số đặc trưng, nói chuyện với con người, thậm chí người ta còn nhìn thấy chúng. Một ví dụ là trang thờ tại Extraordinary Chambers trong khuôn viên toà án của Cambodia, nơi những người lãnh tụ Khmer Đỏ bị xét xử. Ngôi trang thờ đặt nơi toà nhà mà những công dân Campuchia đến tuyên thệ và nó vinh danh một người giám hộ tinh thần đặc biệt, Lokta Dambang Dek, vị Chúa tể chấp pháp nghiêm minh.

Trang thờ là một hình ảnh sống động của đức tin trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người Campuchia cầu nguyện mỗi ngày, dâng cúng hoa quả thì một lần một tuần, và mỗi tháng vào ngày lễ lớn thì dâng cúng phẩm vật, trái cây hoa quả nhiều hơn. Những trang thờ tượng trưng cho cách sống phức tạp mà văn hóa và tôn giáo, lịch sử và hiện tại trộn lẫn vào nhau . Và chỉ là một mảnh nhỏ của câu chuyện. Niềm tin tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với nhiều người ở đây đến nổi rằng thật khó để nhìn thấy khác hơn để quyết đoán rằng những đức tin này ảnh hưởng như thế nào đến hành vi, đến mối quan hệ và đến giá trị của con người nơi đây.

Nhưng có một điều chắc chắn. Nếu bạn muốn cố gắng để hiểu một quốc gia hay nền văn hóa trong bất kỳ cách nào nghiêm trọng, bạn cần cố gắng tìm hiểu đức tin của người dân và tín ngưỡng tôn giáo, không chỉ trong các văn bản chính thức và giáo lý, mà là trong cuộc sống hàng ngày

No comments:

Post a Comment