Sunday, May 19, 2013

Ý khởi lên nhưng không làm thì có nhận quả trong kiếp sau không?


Hỏi:  Con xin hỏi nếu mình chỉ nghĩ không thôi, không hành động thì mình có phải chịu một tội gì không thưa Thầy. Chẳng hạn như khi mình thấy con gián, và trong tâm khởi lên ý muốn giết con gián, nhưng lại không giết.  Thì ý khởi lên như vậy có là một cái tội để nhận quả trong kiếp sau không? Con xin cung thỉnh Thầy từ bi giảng cho con. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng trả lời: Thưa qúi vị ở đây có một số các điểm rất quan trọng liên quan đến câu hỏi trên.  Chúng tôi nói về một cái hạnh nghiệp mà gọi là ác nghiệp hay thiện nghiệp.  Với một nghiệp như vậy, nó có thể liên hệ đến 4 khía cạnh khác nhau, hoặc giả là tự thân mình làm, hoặc giả  mình ra lệnh cho người khác làm, tức là sai bảo người khác làm, hoặc giả  mình khuyến khích hay chỉ dẫn người khác làm, hoặc giả mình vui theo việc làm của người khác. 

Lấy ví dụ chúng ta bố thí, chúng ta dạy người khác bố thí, như qúi vị đưa một đồng cho đứa con, dạy đứa con bỏ tiền đó vào trong thùng phúc sương cúng Phật. Hoặc giả khuyến khích, tác động người khác bố thí, như kêu gọi người khác góp phần công đức.  Hoặc gỉả mình tùy hỷ phước, là mình vui theo phước của người khác. 

Thì 4 trạng thái đó đều tạo ra nghiệp hết, do đó chúng ta không phải chỉ có thập thiện thôi, chúng ta có tứ thập thiện, không phải chỉ có thập ác, mà chúng ta có tứ thập ác gọi là 40 ác nghiệp và 40 thiện nghiệp. Mười ác nghiệp là sát sanh trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói nhãm nhí vô ích, nói chia rẽ, rồi tham ác, sân hận ác, tà kiến ác. Nhưng 10 ác nghiệp đó nó làm nhân cho 4, tức là tự mình làm, mình sai sử người khác hoặc khuyến khích người khác làm và mình vui theo việc làm của người khác tạo ra 40 thứ như vậy. 

Thì ở đây có một khía cạnh liên hệ đến câu hỏi, là nếu cái nghiệp chỉ nói lên cái ý thì có sao không, chỉ là ý,  cái ý ở đây là ý gì, ý thế nào? Cái ý ở đây là vui theo việc làm của người khác, hay một cái ý được mô tả trong quan niệm về giới.

Ví dụ như hành động gọi là sát sanh trong đạo Phật, thì phải hội đủ 5 chi phần  mới gọi là sát sanh.

1) Thứ nhất đối tượng phải là con vật có thức tánh.

2) Thứ hai mình phải biết con vật có thức tánh.

3) Thứ ba  có ý giết.

4) Thứ tư cố ý ráng sức giết.

5) Thứ năm con vật đã chết vì sự ráng sức giết đó.

Khi hội đủ 5 chi phần đó, đạo Phật mới gọi là sát sanh.  Sát sanh ở đây, từ đối tượng con vật có thức tánh, rồi cộng với cái y' muốn giết, rồi dùng sức để giết, và dĩ nhiên nó đi kèm với y' thức muốn giết.  Trong đó con vật có thức tánh, rồi muốn giết, rồi cố y' giết và sau cùng là hành động đó hoàn tất bằng cách là con vật đã chết vi` sự ráng sức ấy. 

Hay đối với giới trộm cắp, vật đó phải là vật có chủ,  biết vật đó có chủ, và  cố ý lấy, và  ráng sức lấy, và người chủ họ đã ghi nhận rằng họ đã mất đi cái đó vì sự ráng sức đó.  Và hội đủ 5 chi phần đó mới gọi là đứt giới không trộm cắp.

Thì bây giờ trong phương diện giới một hành động phải hoàn tất mới gọi là phạm giới, sát sanh cũng vậy, trộm cắp cũng vậy.  Nhưng trên phương diện nghiệp  nhiều khi một niềm vui thôi, ví dụ như  thấy người này phe này giết phe kia mình  hoan hỷ, mình thấy sung sướng, thi` cái vui đó nó có kết quả rất nặng có đôi khi ngang bằng với người tạo nghiệp.  Người khác họ làm phước làm thiện, mình hoan hỷ với việc thiện của họ cũng phước rất nhiều, gọi là tùy hỷ phuớc.  Như người khác họ sát sanh trộm cắp, họ làm những việc thất đức, mình cũng vui theo, thì thưa qúi vị ý nghiệp đó nó cũng tạo ra nghiệp rất lớn. 

Ở đây chúng tôi nói nghiệp tùy hỷ, hỷ nghĩa là vui, là cảm thấy rất sung sướng, cảm thấy mình chia sẻ với quan niệm như vậy thi` nó tạo nghiệp tương tựa.  Còn có những cái gọi là ý nghiệp, tức là những ý nghiệp đó chỉ len lỏi trong đầu của mình.  Có những người ý rất bực bội cái gì, như ai nói gì` mình giận quá, mình nghĩ phải chi mình là vua, mình sẽ đem người đó ra  chém đầu, hay phải chi mình có quyền hành bắt người đó bỏ tù, phải chi mình là dân anh chị thì mình có thể làm thế này, thế kia.  Đó chỉ là ý nghĩa trong đầu mình, chưa có làm ra, cái đó Đức Phật gọi là tà tư duy. 

Tà tư duy cũng có ảnh hưởng chứ không phải không có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đó khác hơn một hành động đả thể hiện ra bên ngoài.  Tư duy đó nó có thể làm cho tinh thần của chúng ta căng thẳng hơn, tư duy đó nó làm cho chúng ta tổn giảm thiện pháp, tư duy đó nó có thể làm cho chúng ta kém đi tinh thần sản khoái cần thiết của mi`nh, do vậy nó có ảnh hưởng chứ không phải là hoàn toàn không ảnh hưởng.

Do đó chúng tôi xin trả lời trong trường hợp của câu hỏi này, nó có 4 điểm là nếu ý nghiệp ở đây nói đến sự tùy hỷ, vui theo, sung sướng với cái gì người khác làm,thì` niềm vui đó có quả rất mạnh, đôi khi ngang bằng với người tạo nghiệp, nó thuộc về ý nghiệp.  Điểm thứ hai trên phương diện giới,  phải là một sự thể hiện trọn vẹn, nghĩa là một hành động biết đối tượng đó, biết người đối tượng đó, có ý và cố ý làm cho đến hành động đã làm thì mới gọi là đứt giới, trên phương diện giới nó lại khác. 

Nhưng trên phương diện tư duy thì ảnh hưởng rất nhiều, ví dụ như có một số người ngày hôm nay họ sống với thế giới của họ là game, là phim ảnh. Ở trong phim  cũng có những hận thù, cũng có những sự giết người bằng máu lạnh.  Nó cho chúng ta thấy như trong xã hội Nhật Bản, là một xã hội rất thịnh về những tranh hoạt catơon.  Tranh hoạt catơon ở Nhật Bản rất mạnh, người ta thấy dường như những đấm đá, hận thù, hơn thua v.v… tất cả nó đều gói trọn trong những cái hư cấu, hư cấu này là câu chuyện, những câu chuyện này hoàn toàn không có dính dáng tới cuộc đời, những câu chuyện hoàn toàn không có gi` xảy ra hết.  Nhưng với một lời khen chê nào đó, với nhân vật nào đó người ta cảm thấy rất  sung sướng, nhất là qúi vị chơi game cái đó nó cũng ảnh hưởng tới đời sống tinh thần.

 Tâm ảnh hưởng tánh, nghề thì tạo ra nghiệp, và ý nghĩ , tư duy  ảnh hưởng đến đời sống, chúng ta không phủ nhận điều này, nên chúng tôi nói về phương diện giới, chúng tôi nói về phương diện ảnh hưởng của tư tưởng, và chúng tôi cũng có nói về một việc khi nãy đó là niềm vui của mình.  Ví dụ như mình xem TV, mình thấy bên này giết bên kia, và trong cái giết đó mình cảm thấy sung sướng, mi`nh vui theo thì coi chừng mình tạo cái nghiệp rất nặng. Cái buồn vui đi theo một cái gì` đó, là một cái nghiệp nặng chứ không phải là nhẹ, đó là trường hợp câu trả lời ý nghiệp đã được hỏi ở  trên. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


No comments:

Post a Comment