Friday, May 17, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Phước tu thiền và phước dục giới khác nhau như thế nào?


Hỏi. Hai loại phước, phước tu thiền và phước dục giới khác nhau như thế nào? 

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, ngày 14-5-2013.  Minh Hạnh chuyển biên) 

TT Pháp Tân trả lời: Hai loại phước, phước tu thiền và phước dục giới đồng được gọi là phước. Trong chú giải có định nghĩa từ "phước" là "punya" là mang đến sự an lạc cho chúng sinh và đồng thời phước làm tâm được trang nghiêm.

 Một người do thực hiện các phước cũng là những phước hữu lậu. 
 Ngoại trừ phước hướng đến sự giải thoát hay tu tập là nhân không phải là nhân của luân hồi đó là phước vô lậu. 
 Còn nhân đưa đến luân hồi, dù là tái sanh trong cõi dục, cõi sắc hay cõi vô sắc cũng gọi là phước hữu lậu do là còn hiện hữu, còn hiện hữu của pháp hữu vi. 

 Thì khi nói đến những Chư Thiên ở cõi Trời Dục Giới thì đây là cái phước mà do họ làm được mà nó không bắt nguồn hoàn toàn là do tu thiền mà bắt nguồn từ việc bố thí, trì giới, cung kính, phục vụ. 

 Thí dụ, một người bố thí do thực hiện pháp bố thí. Như một người mà phước chỉ là bố thí thôi chứ không có tác ý khéo ở trong đó cũng chỉ giống như là mình tài trợ cho một việc gì đó để ủng hộ cho ai đó từ ở việc bố thí tế độ giúp đỡ cho người khác thì cũng sanh làm một vị tiên, nếu không sanh lại cõi người thì sanh làm một vị thiên ở cõi Trời Dục Giới.

 Nhưng phước đó cũng khác hơn với một người có bố thí có tâm tư, do có tâm tư hướng đến tương lai cho nên dù sao đi nữa thì cũng cho cái phước thù thắng hơn. 

 Một người trì giới cũng là nhân để tránh những nhân ác mà thực hiện những nhân thiện, tránh nhân ác tức là thực hành giới
 Một người cung kính, phục vụ, tức là cung kính đối với Tam Bảo, cung kính đối với bậc trưởng thượng. Hay là phục vụ đối với Tam Bảo, phục vụ đối với các bực giới đức chẳng hạn. Thì ở đây, chúng ta thấy rằng cũng có phước nhưng phước đó cũng chỉ trong giới hạn là sanh ở trong cõi Trời Dục Giới.

 Chúng ta biết rằng, trong cõi Trời Dục Giới có sáu cõi trừ cõi nhân loại chúng ta là cõi vui, nhưng cõi Dục Giới có sáu cõi vui và tùy vào phước của mỗi người mỗi chúng sinh có thù thắng hay không thù thắng nhiều, có đặc biệt hay không đặc biệt nhiều thì do ở phước đó mà sanh ở cảnh giới khác nhau, cảnh giới cao, cảnh giới thấp có khác nhau từ Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Đâu xuất, Dạ Ma, Hóa Lạc Thiên, Cao Hóa Tự Tại cũng đã khác. 

 Một người tu thiền khi thân họai mạng chung do chánh niệm cũng có thể sanh về cõi Trời Dục Giới nhưng chưa chứng thiền, chưa chứng được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền Sắc Giới hay hoặc là không chứng Thiền Vô Sắc, cũng chưa chứng Thiền Sắc Giới, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, nhưng vị đó có chánh niệm do sự thuần thục và thường nghiệp thiện và do thường nghiệp thiện là mình có tu tập thiền định nhờ chánh niệm nhờ định tâm mà vị ấy không tán loạn có thể sanh ở cảnh giới dục giới.

 Như vậy thì ở đây, người tu thiền mà có chánh niệm mà không chứng Sơ Thiền bởi vì chứng sơ thiền thì phải sanh về ba cõi Sơ Thiện Phạm Chúng Thiên, Phạm Trụ Thiên và Đại Phạm Thiên rồi chứng Nhị Thiền thì sanh về ba cõi Nhị Thiện, chứng thiền nào thì sanh về cõi thiền đó, nhưng khi tu tập không có chứng thiền nhưng lúc bình nhật lúc còn sống nhờ niệm định nhờ có chánh niệm và giờ phút lâm chung có chánh niệm thì chúng sanh đó cũng có thể sanh về cõi Trời Dục Giới.

 Nhưng khi nói đến chứng thiền thì chắc chắn năng lực của thiền mang lại cho ở cõi trời Phạm Thiên Sắc Giới và chỉ có thiền định mới mang lại quả sanh ở cõi Phạm Thiên Sắc Giới. 

 Đối với các bậc tam quả thì các vị ấy dù là Thiền Khô đi nữa thì do đoạn diệt sân nên vị ấy cũng sanh về cõi Phạm Thiên Sắc Giới do đoạn diệt được sân rồi, sân tâm là một trong triền cái gọi là sân độc cái, mà sân độc cái là một trong những điều làm chướng ngại đối với các chi thiền sanh khởi lên. Thí dụ, trong chánh kinh có một vị tỳ kheo ly ác bất thiện pháp chứng và trú Sơ Thiền một trạng thái hỉ lạc do ly dục sân có tầm có tứ. 

 Thì mỗi chi như chi tầm, chi tứ, chi hỉ, chi lạc, chi định, thì mỗi một chi như vậy là đoạn tận các triền cái. Ví dụ như là:
 Chi tầm đối trị hôn trầm. 
 Chi tứ là đối trị hoài nghi.
 Chi hỉ là đối sân độc cái.
 Chi lạc là đối trị trạo hối.
 Chi định đối trị với tham dục cái.
 Như vậy, một vị thành tựu được các chi thiền thì có nghĩa là đoạn tận hoàn toàn với năm triền cái cho nên vị ấy sẽ sanh về cõi phạm Thiên đặc biệt là Phạm Thiên Sắc Giới. Khi nói đến thiền sắc thì vị ấy sinh về cõi Thiền Sắc. 

 Bởi vì ở đây, thí dụ như là:
 Chứng Sơ Thiền thì sanh về ba cõi Sơ thiền.
 Chứng nhị thiền thì sanh về ba cõi Nhị thiền.
 Chứng tam thiền thì sanh về ba cõi Tam Thiền.
 Chứng tứ thiền thì sanh về ba cõi Tứ Thiền. 

 Thì ở đây, nếu sanh về cõi Phạm Thiên Sắc Giới hay Vô Sắc Giới là chỉ có thiền định mang lại mà thôi, cho nên điều này là điều đặc biệt cũng là phước nhưng chỉ có phước thiền định mang lại là do tâm định và phước này là do tâm định. Tâm định này không phải do bố thí, cũng không phải hoàn toàn là do trì giới mà có. 

 Trì giới cũng là duyên mang đến định tâm nhưng để đắc được định như Sơ Định, Nhị Định, Tam Định hay là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì phải nói là nhờ giới làm nền tảng vững chắc rồi thì định mới kiên cố được, định mới sanh khởi kiên cố được.

 Cho nên ở đây, phước của một người cung kính, phục vụ, bố thí, trì giới thì cũng chỉ giới hạn sanh ở cõi Chư Thiên Dục giới, từ cõi Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Đâu Xuất, Dạ Ma Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại hoặc sanh lại cõi Người, cõi Người chúng ta được xem như là cõi vui, nhưng khi nói đến cõi Dục Giới thì phải nói đến sáu cõi Trời Dục Giới. 

 Phước mình có được sanh về cõi trời Chư Thiên Dục Giới thì do có bố thí, trì giới, cung kính, phục vụ, hoặc là thính pháp. Nhưng trong việc thính pháp cũng là cái nhân để tu tập giải thoát. 

 Nhưng cái định thì chỉ có tu tập thiền định, chỉ có định tâm và định tâm không bị hoại mất trong giờ phút lâm chung thì chính định tâm đó hoặc là một người mà chứng được Sơ Thiền thì sau khi thân hoại mệnh chung nếu không hoại thiền thì vị ấy vẫn có quả do năng lực của thiền mang đến vị ấy sẽ tái sanh ở trong ba cõi Phạm Thiên Sơ Thiền, Phạm Chúng Thiên, và đại phạm thiên, tương tự như vậy như vậy.

 Thì ở đây, phước tu thiền thì phải nói là do định mang lại, nhưng một vị tu chứng thiền thì vị đó phải có nhiều công hạnh chứ không phải mình chỉ nỗ lực tu tập mà có được, nhiều người tập trung tu tập, cố gắng tu tập, có sự nhiệt tâm, có sự tinh tấn, có sự dứt bỏ, nhưng phước trổ khác vì nó chưa đủ nâng đỡ. Thí dụ như mình chưa từng thực hiện pháp bố thí, hoặc không thực hiện pháp trì giới, hoặc không nghe giảng pháp, không nghe các vị thiền sư giảng dạy, hoặc không nghe các vị pháp sư nói Phật Pháp, thì mình cũng không biết đâu để tu tập.

 Biết như vậy, mình có tu, có học, có nghe, có hiểu, và mình kết hợp nhiều phước khác nhau, như là chúng ta biết có mười việc để tạo phước tức là, bố thí, trì giới, cung kính, phục vụ, tùy hỉ phước, hồi hướng phước, cải chánh tri kiến, hoặc thính pháp, thuyết pháp, thì đều sanh phước, mỗi loại phước có thể mang đến định, nhưng có những phước chỉ mang đến hổ trợ cho định, hoặc có những phước chỉ mang đến cảnh an lạc của cõi Chư Thiên Dục Giới mà thôi. 

 Nhưng có những phước nếu mình có khéo tác ý hành trì, cũng là đồng thời bố thí nhưng mình có bố thí để hộ trợ mình nguyện phước này để giúp xả những phiền não ở nội tâm để chấm dứt làm pháp độ để chấm dứt sanh tử luân hồi, thì nó trở thành phước vô lậu. 

  Hoặc là trì giới mà mình có tác ý nghĩ là giữ giới này mong cho mình được bỏ bớt những phiền não ở nội tâm không tạo nghiệp bất thiện nữa để chấm dứt sanh tử luân hồi thì trì giới cũng là nhân để đưa đến phước vô lậu. 
  
  Thì những phước có khác nhau từ ở mức độ là tác ý của mình, vừa là tác ý của mình vừa là cách tu tập của mình, cách hành trì của mình.
  
  Cho nên ở đây, chúng tôi xin thưa rằng: Tất cả những loại phước thì mỗi loại phước có khác nhau, phước tu thiền thì chỉ có tu thiền mang lại nhưng để đắt được định thì xin nói rằng có nhiều thiện pháp khác để hổ trợ cho đắt định chứ không phải là chúng ta chỉ ngồi tập trung mà chúng ta lại đắt định, chúng ta không có bố thí hoặc không trì giới hoặc không thính pháp hoặc không có nhiều các thiện phước khác thì chúng ta cũng khó mà đắt định được. Còn phước sanh về Chư Thiên thì xin thưa là khi nãy chúng tôi đơn cử là một người có bố thí nhưng không có tâm tư không có trí tuệ thì nó khác với người có trí tuệ, người có trí tuệ cũng đồng làm thiện pháp bố thí nhưng mà cả hai phước đó khác nhau./.   

No comments:

Post a Comment