Wednesday, May 29, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Người xuất gia có thể hoan hỉ với những vật cúng dường hợp pháp không?

Hỏi: đối với người xuất gia có thể hoan hỷ với những vật cúng dường hợp pháp hay không, và sự hoan hỷ đó có phải là một sự vọng cầu về tứ sự cúng dường của bậc xuất gia hay chăng?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh trả lời)

TT Giác Đẳng trả lời:  Có một vài điểm cho bậc xuất gia, điều đó gợi ý rất lớn từ cái nhìn và sự hướng dẫn của Đức Phật, thường thường thì chúng ta nghĩ rằng một người xuất gia cắt ái từ thân, đối với tài sản, đối với vật dụng, đối với những nhu yếu của đời sống, tốt hơn hết tâm buông xả hoàn toàn không có dính mắc. Cái nhìn này  là một cái nhìn rất lý tưởng và rất đẹp ở môt phương diện nào đó, nhưng lại có một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật sống mà chúng ta được biết, được Đức Phật Ngài dạy là nếu chúng ta lựa trọn một đời sống, đời sống đó là một đời sống hạn chế trong nhiều phương diện.

Thì cái gì nằm trong phạm vi hạn chế mà hợp đạo thì chúng ta nên hoan hỷ, điều này  là một ỳ nghĩa có thể làm chúng ta bậc ngữa ra, tại sao lại có trường hợp như vậy? Bởi vì, có đôi lúc những thứ đó nó không phải khiến cho chúng ta hoan hỷ, bởi vì nó đẹp hơn trong quan điểm của so sánh, nó có giá trị hơn trong quan niệm về giá trị vật chất tiền bạc mà người ta nói ở bên ngoài.  Người ta nên hoan hỷ  bởi vì thứ nhất là nghệ thuật tri túc, tri túc tức là biết đủ không có mong cầu nhiều, ít muốn không tham.

Nhưng căn bản của sự tri túc là bằng lòng, hay vừa lòng cái mà mình có, cái mà mình có không phải là dễ dàng để mình bằng lòng, thông thường chúng ta có cái gì ở trong tay của mình, thì mình nhìn nó rất rẻ rúng, chúng ta nhìn những cái gì mà mình có trong tay với một thái độ xem thường, chính thái độ xem thường đó, nó không có nghĩa là chúng ta không có dính mắc với nó, thái độ xem thường đó có thể bởi vì chúng ta tự trong lòng mình nói rằng cái này nó không đáng gì hết.

Nhưng, một trong những nghệ thuật để chúng ta ít ham muốn, là chúng ta nên vui với cái mà mình đã có, đang có, và cái đó là một nghệ thuật của hạnh tri túc. Vui với cái mình có nghĩa là thế nào, cái gì mình có thì mình nên dành cho nó một sự quan tâm, ngoài cái sự quan tâm đó thì chúng ta tìm thấy sự lợi lạc, vào thời đại mà con người sống có quá nhiều cái mới.  Có nhiều người họ than phiền rằng một máy computer mà chúng ta mua về, chúng ta không tận dụng được hết những công năng của nó, chúng ta mua một máy casset về, chúng ta không sài hết chức năng của máy mang lại, và chúng ta chỉ mong cầu cái gì mới, chúng ta chỉ mong cầu cái gì ở xa.

Do vậy, có khi chúng ta có rất nhiều mà chúng ta không sài hết, nếu chúng ta thật sự biết nó, chúng ta thật sự sài hết, thì  thưa quí vị chắc chắn rằng chúng ta sẽ rất hoan hỷ.  Nên cái đức tánh tri túc, không có nghĩa đơn thuần chúng ta không thích thú đối với những cái mà mình không có, và còn có hàm ý nghĩa rằng chúng ta biết tận dụng cái mà mình có và dùng nó một cách xứng đáng.  Và nên hoan hỷ với điều đó, hoan hỷ với ỳ niệm, nghĩ rằng đây là vật phát sanh lên do chánh mạng, chúng ta sử dụng vật đó với một mục đích hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Ở trong kinh có đưa ra một số các trường hợp một người xuất gia. Ví dụ như sau mùa Tăng y Kathina một vị xuất gia có một số quyền lợi, 5 quyền lợi được đề cập đến sau mùa an cư, là cho phép vị này được nhẹ nhàng thoải mái hơn trong sự sử dụng y phục, thực phẩm và những nhu yếu khác.  Những điều này một người xuất gia nên hoan hỷ, hoan hỷ không phải vì những thứ đó ngon hơn, nó đặc biệt hơn, nó tốt hơn mà mình hoan hỷ là bởi vì mình đã được phép sống ở trong một cái khuôn khổ luật nghi, mà Đức Thế Tôn đã đưa ra điều đó là trọng, là khinh, là một cái gì rất nghiêm khắc hay  cái gì được mở rộng ra, thì ở trong phạm vi nào mình cũng vui, vui khi thấy rằng mình sống trọn vẹn ở trong cái phạm vi đó.

Điểm này là điểm tương đối rất khó hiểu, một trong những điểm khó hiểu về phương diện tâm lý, về phương diện ứng dụng vào trong đời sống, nếu quí vị nào nghe Sư Uyên Minh thường giảng bài trong rơom này, Sư Uyên Minh thường hay nói câu "có đôi lúc người ta không nên cầu nguyện lấy được người mình thương, mà mình hãy xin cầu nguyện làm sao thương được người mình lấy".  Câu nói đó nghe như một câu nói khôi hài, nhưng thật sự chúng ta có nhiều lúc chúng ta không nên mong mỏi sẽ đạt những gì mình thích, mà mình phải làm sao có thể thích được những gì mà mình đang có được, đó là một bí quyết sống rất lớn và phải nói rằng nó không có đơn giản.

Là một người xuất gia, trong thời gian chúng tôi sống với Ngài Achan Chaa, chúng tôi để ý thấy rằng Ngài có một số điểm hết sức đặc biệt, đó là điều mà chúng tôi học được ở Ngài, là một vị đệ tử mà xuất gia sống với Ngài thì bất kể là cái y, cái bát được phát, lúc phát cái bát có thể tốt hay không tốt, hoặc y có thể tốt hay không tốt.  Nhưng Ngài khuyên  nên chăm sóc cho đoàng hoàng, cho tươm tất và Ngài thường nhắc rằng mình là người xuất gia mà minh không xem trọng cái y của mình, mình không xem trọng cái bát của mình, thì cơ nguy của sự dễ dui, hay sự dễ ngươi phát sanh.  Ở trong chùa vị nào với cái y, cái bát, với bàn Phật, mà không  trân trọng, mình xem thường, thì rất có khả năng là vị đó sẽ rời bỏ đạo tràng sớm, rời bỏ cuộc tu rất sớm.

Ở trong cuộc tu, trong thế giới đó nó phải có cái gì mà chúng ta gọi là gởi gấm cái tâm tư của mình, trong sự gởi gấm tâm tư của mình nó mang lại ý thức về sự có mặt của mình ở trong cảnh giới đó, ví dụ như người Nhật Bản mà họ có những nghệ thuật như nghệ thuật ekinawa, nghệ thuật trưng hoa chẳng hạn, một căn phòng rất đơn giản họ cố gắng sắp xếp như thế nào đó, có một cái bàn đơn giản, một cái bình hoa đơn giản, nhưng mà nó làm sao cho chúng ta bước vào, mà cảm thấy rằng không gian đó đang chứa đựng cả một thế giới, có cái gì thâm trầm và căn nhà đó trở nên có ý nghĩa, mặt dầu nó chỉ có vài ba thước vuông thôi, chớ nó không phải là cái gì to tát, một căn nhà hào nhoáng, nhưng có thể làm không gian trở lên có ý nghĩa.  Đó là một nghệ thuật rất lớn, nghệ thuật đó đã nuôi dưỡng bao nhiêu tinh anh, bao nhiêu  tâm tư của những con người và nó thật sự phải nói rằng chính nghệ thuật của thiền Zen đã duy trì được nền văn hoá của Nhật Bản không bị sự xâm thực văn hoá từ nước ngoài.

Nên chi, trong đời sống của vị xuất gia, thì  Đức Phật Ngài dạy rằng chúng ta nên biết chăm sóc lấy y bát, những vật dụng, thứ nhất không có hoang phí những gì mà tín thí họ đã cúng dường cho mình, và thứ hai nữa mình có thể hoan hỷ trong đó, thì điều đó có ý nghĩa lợi lạc cho sự tu tập.

Và cũng tương tựa như vậy, những người Phật tử đi chùa, có nhiều khi không phải chùa to Phật lớn, thì chúng ta mới cùng nhau chăm sóc ngôi chùa, chúng ta cố gắng chăm sóc cái gì đang có trong ngôi chùa, và phải nói rằng người Phật tử Việt Nam rất  hờ hững về việc này, làm sao cho ngôi chùa từ trong ra bên ngoài, từ bàn Phật cho đến ngoài sân ít người hay đông người, chúng ta cũng cố gắng để chăm sóc và tìm được nét đẹp, tìm được cái hay, như vậy chúng ta mới có thể gợi gấm được tâm tư của chúng ta trong cuộc sống đó.

No comments:

Post a Comment