Wednesday, May 22, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Phải chăng sanh vào cõi người thì dễ tu hơn các cảnh giới khác?


Hỏi: Phải chăng sanh vào cõi người thì dễ tu hơn các cảnh giới khác? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđhadhamma, ngày 14-5-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Tín giảng: Thật sự, sanh trong cõi người thì dễ cho chúng ta tu tập. Đối với cõi người chúng ta  có những người đau khổ, có những người hạnh phúc. Rồi ngay cả bản thân chúng ta cũng vậy, sự biến đổi không ngừng, như buổi sáng trời mát chúng ta cảm thấy người dễ chịu và có vẻ như rất yêu đời nhưng đến trưa trời nóng bức làm thân thể khó chịu, chúng ta rất là khổ. 

Vậy thì ở đây, chúng tôi muốn nói về điều này có nghĩa là, trong cuộc đời này chúng ta chưa có nhìn ra bên ngoài mà chỉ cần nhìn lại ngay trong cuộc sống của mình thì sự đau khổ, hạnh phúc, nó nhập nhằng qua lại diễn tiến liên tục.

 Thì thật sự người trí gặp cảnh khổ là suy niệm liền, thí dụ, những vị Bồ Tát ngày xưa các Ngài thấy đời sống của các Ngài có khi phải chịu ảnh hưởng của trời nóng có khi ảnh hưởng trời lạnh v.v... thì các Ngài đã muốn tu tập, hoặc rằng các Ngài thấy sự khổ gì đó mỏng manh nhỏ nhoi thôi các Ngài cũng bỏ vào rừng để tu tập.

  Đối với chúng ta cũng vậy, không phải người nào cũng chậm giác ngộ, có người chỉ cần nhìn thấy những người chung quanh khổ là muốn lập tâm để xuất gia. Do vậy, trong đời sống của cõi người, mình thấy những cảnh khổ cảnh vui cảnh buồn v.v... rất là nhiều cho nên chúng ta dễ lập tâm tu tập. Chỉ trừ những người theo ác tà kiến,những người theo ác kiến hoặc những người nghiệp lực của họ mạnh quá nên khó tu tập, và khi cơn bịnh xảy ra với người đó, sự chết tìm đến người đó thì người này cũng lập tâm muốn tu. 
  
  Đối với cõi người, tính đi tính lại từ ở trong tâm hoặc thể hiện ra hành động v.v... đều có ước muốn được đời sống tu tập còn đối với những cõi khác thì khó tu, thí dụ như loài bàng sanh, ngay cả những loài bàng sanh  thuộc về loại cao qúi mà còn khó tu. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một câu chuyện tiền thân của Đức Phật. Trong một kiếp Đức Bồ Tát của chúng ta là tiền thân của Đức Phật Gotama, Ngài là vị thanh niên do Ngài thấy đời sống của vị vua được hưởng rất nhiều dục lạc, nên chàng thanh niên này mới ganh tị với đức vua và chàng thanh niên này nghĩ rằng phải cố gắng bố thí, phải cố gắng phục vụ hầu hạ những bậc thôn trưởng những bậc trưởng lão trong làng để tạo phước trong đời sau được hưởng chức quyền được hưởng các dục lạc. Thì chàng thanh niên này do sự ganh tị đó mới lo tạo rất nhiều thiện pháp ở trong kiếp đó nhưng sau khi mạng chung rồi thì chàng thanh niên này sanh thành loài rồng chúa là do những công đức như bố thí hoặc giữ giới hoặc là phục vụ v.v... Khi sanh thành loài rồng Bồ Tát rất là buồn, trong  lúc buồn có những con rồng cái dùng thần lực của mình biến thành những cô gái rất xinh đẹp múa hát để khiêu gợi lòng dục của con rồng chúa, và rồng chúa cũng say mê những điệu múa hát của những cô gái và rồng chúa sanh tâm tham ái và tiếp tục đời sống thoải thích của loài rồng
  
  Thì ở đây chúng tôi câu chuyện này ý chúng tôi muốn trích từ chỗ nói về sự tham ái tục sanh chỗ nào thì thoải thích chỗ đó, khi mới sanh làm loài rồng thì buồn tủi vì những công đức do mình đam mê sự hưởng dục nên sanh làm loài rồng nhưng khi gặp những cảnh gợi tình thì lúc đó sự buồn chán đã qua đi và lúc đó tâm tham ái đã trổi lên và thoả thích ở trong cuộc sống đó.
  
  Tại đây, chúng tôi muốn nói lên rằng ở cõi người nhiều khi chúng ta ngăn chặn lại được còn đối với ở cõi rồng thì hễ mà nhạc lên hoặc những điệu múa hiện ra trước mắt mình thì lúc đó vị này sẽ mê đắm và chỉ sống suốt kiếp ở trong loài đó. Chúng tôi đề cập đến những chuyện này để nói rằng thường thường những chúng sanh trong cõi nhân loại này đôi lúc chúng ta cũng đam mê dục lạc nhưng có một lúc nào đó chúng ta sẽ dùng lý trí để tách rời đời sống dục lạc và chúng ta có thể tu tập thiền tịnh hoặc là chúng ta có một đời sống tu tập còn đối với những cõi bàng sanh thì sống theo bản năng sống theo cảm tính chìm trong dục lạc rất là lâu, chính vì vậy mà không có tu tập được.
  
  Điển hình hai điều này thì rõ ràng chúng ta so sánh ở trong cõi người thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng có lý trí. Thí dụ như bây giờ chúng ta thích ăn một món ăn ngon, chúng ta ăn hoài đến một lúc nào đó thì chúng ta cũng có một sự hiểu biết hoặc là chúng ta cũng có sanh lên một tâm nhàm chán nhưng thật sự ra là do con người mình có được sự hiểu biết nên đến một lúc nào đó chúng ta tách rời những dục lạc đó ra còn đối với những loài bàng sanh thì bản tính là như vậy rồi thì rất là khó để ngăn ngừa như đối với Bồ Tát của chúng ta Ngài là vị có rất là nhiều phước nhưng vẫn còn bị đắm chìm thì huống hồ chi những chúng sanh khác.
  
   Thì đây là hai sự khác biệt giữa một chúng sanh sống theo bản năng hoặc là sống theo bản tính còn đối với loài người của chúng ta đôi khi cũng vậy nhưng có một lúc nào đó thì trí tuệ xen vào thì chính chỗ này chúng ta thấy rõ ràng đời sống của chúng sanh ở cõi người có nhiều khả năng để tu tập hơn những chúng sanh ở cõi khác nó khác nhau là giữa bản năng giữa một người mà có trí tuệ có sự hiểu biết xen vào chính vì chỗ này mà chúng ta thấy rằng ở cõi người sẽ dễ tu hơn là đối với những chúng sanh ở cõi khác ./.  

No comments:

Post a Comment