Tuesday, May 28, 2013

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử


Chúng ta hãy nghĩ rằng kiếp người là qúi báu. Sanh ra làm người dầu khổ nhưng có một giây phút mà có thể thấy, có thể hiểu, có thể nhìn ra thân phận của mình, chúng ta có thể ngồi ở trong một góc nhà hay nằm trên giường có thể biết suy nghĩ và biết cảm nhận được một xã hội, cuộc sống hết sức là phong phú, hết sức đa dạng, thì cái tri giác đó, sự nhận biết đó, cũng hơn xa rất nhiều loại chúng sinh.

Thì bây giờ, chúng ta phải thấy thêm một sự việc khác là tại sao chúng ta sống lâu và tại sao chúng ta chết yểu. Câu này dĩ nhiên là được trả lời rất gọn, rất dứt khoát, rất rõ ràng qua Tiểu Kinh Phân Biệt Nghiệp. Ở đây Đức Phật Ngài dạy thanh niên Subha còn có tên khác là Todeyyaputta. Khi người thanh niên này đến hỏi Đức Phật về những sự bất đồng chênh lệch trên thế gian, như là; tại sao có người giàu, có người nghèo, có người thọ, có người yểu, có người sang, có người hèn, có người trí, có người ngu, thì Đức Phật Ngài trả lời rằng "Tất cả là do nghiệp."

Và riêng trong trường hợp khi chúng ta bàn về sự chết và nghiệp, thì Đức Phật Ngài cũng đề cập rằng người mà sống thọ vốn là sống với lòng từ, có tàm qúi, thương xót các loài hữu tình, không có đoạn mạng của chúng sinh khác thì thường là sống lâu. Tức là nói một cách khác là chúng ta sống bằng tâm từ, không phạm nghiệp sát, thì đời sau do nghiệp đó chúng ta sống lâu. Và nếu chúng ta sống mà bàn tay vấy máu, tạo nhiều nghiệp sát thì đời sau chết yểu. Và cái nghiệp đó cũng thể hiện qua nhiều thứ. 

Đoạn nghiệp, là một thứ nghiệp chi phối, cắt đứt và thay đổi sanh nghiệp và trì nghiệp, những nghiệp vốn được xem như là chủ đạo tái tạo đời sống của chúng ta trong kiếp này nhưng vẫn có cái lực để ngăn trở những nghiệp đó, thì riêng về điểm này cho chúng ta thấy tánh cách tương đối của nghiệp, tánh cách bất định của nghiệp.

TT Giác Đẳng - Nghiệp lực và sự chết - Minh Hạnh chuyển biên

No comments:

Post a Comment