Monday, May 20, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Nên sống với cá tánh của mình hay nên quên mình để sống trọn vẹn theo sự chỉ dạy của vị Thầy


Hỏi: hai trường hợp; một ngừơi sống chung thành với cá tánh của mình và một ngừơi quên đi chính mình để sống trọn vẹn với sự hướng dẫn trong kinh nghiệm giáo dục của vị thầy thì ở đây cái nào có lợi cho sự tu tập và tiến bộ của một Tăng sinh, một ngừơi đang theo đuổi con đường tu học?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tu Siêu trả lời :   ở đây chúng tôi xin đuợc có ý kiến trong vấn đề này là tùy theo trừơng hợp nếu như đối với một ngừơi hay bắt chứơc và hay sống theo tính cách của ngừơi khác mà họ bỏ quên cái thật của bản thân họ, trong khi đó cái thật của bản thân họ là những điều tốt thì trong trừơng hợp đó với tư cách của một ngừơi hứơng dẫn một vị Thầy thì  lúc bấy giờ chúng ta sẽ khuyên họ hãy sống thật theo tính cách của mình đừng có màu mè và đừng có bắt chứơc ngừơi khác, sự bắt chước đó sẽ không đẹp. Có câu chuyện về nàng Tây Thi bên Trung Hoa có một sắc đẹp tuyệt trần đến nỗi khi nàng bị đau và nàng nhăn mặt những lúc nhăn mặt như vậy cũng là một vẻ đẹp, thế thì có một ngừơi phụ nữ ở lân cận cô ta có vẻ mặt và hình dáng rất thô xấu nhưng lại nghĩ rằng nàng Tây Thi nhăn mặt ai cũng khen đẹp, thì là cô ta cứ ra đường gặp ngừơi này người kia cô làm vẻ mặt thiểu não nhăn nhó và đã xấu lại càng xấu thêm nữa khiến cho mọi người họ xa lánh. Thì trong trừơng hợp này chúng ta thấy nếu như không phải có vẻ đẹp như nàng Tây Thi thì đừng có bắt chứơc nhăn mặt. Đối với những hạng người này thì cần phải khuyến khích họ cần phải nhắc họ hãy trở về với cái đẹp của bản thân mình,tức là cái cá tánh của mình bộc lộ như thế nào thì mình hãy làm như vậy đừng bắt chước ai cả đừng có phải luôn luôn bỏ thân mình, bỏ quên cái thật của chính mình. Cái thật ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh là nói đến những sở hành hay là những cá tính đẹp thì trong trường hợp đó là  một cách,

          Còn đối với những vị học trò nào chưa có đựơc cá tính đẹp và họ chưa biết phải làm cái gì cả thì trong trừơng hợp đó chúng tôi mới khuyến khích họ là nếu vậy thì bây giờ quí vị hãy nghe, quí vị hãy sống theo lời dạy của các vị Thầy để dần dần đi vào con đừơng tốt đẹp. Và ở đây, thật sự chúng ta cũng khó có thể trình bày một chiều trong ý nghĩa này, chúng ta phải trình bày đa diện mà trong cái trình bày đa diện đó thì cũng gặp một điều khó nữa là chúng ta khi mà đối mặt với một sự kiện một tình huống đang xảy ra, thì lúc bấy giờ Thầy dạy cho hội chúng có trí sẽ biết cách để nhận xét và để hướng dẫn chứ chúng ta  không thể trình bày theo những ý kiến hạn hẹp trong một bối cảnh mà chúng ta chỉ  đặt ra một nhất thiết như vậy,

           Và ở đây, trong vấn đề này thật ra thì chúng ta cũng còn phải nói theo hai cách nữa tức là nói theo phương diện tu và học, thì ở đây chúng ta phải nhận đình theo hai cách như thế này; nếu đặt trên phương diện một đệ tử đi đến nghe ông Thầy giảng dạy để mà học, thì trong trường hợp đó là vị đệ tử này phải luôn luôn nghe theo lời của Thầy, nghe theo sự hứơng dẫn của Thầy, Thầy trình bày Thầy giải thích những điều gì mà mình đã chấp nhận đó là vị Thầy mình học thì trong trừơng hợp đó mình phải nghe theo, chớ mình không nên có một định kiến hay thiên kiến tư kiến, người học trò đó nên nghe theo những gì Thầy dạy. Tất nhiên là những lời Thầy dạy luôn luôn phải dùng trí mà suy sét rồi mới thọ trì lời dạy đó. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói rằng trên phương diện pháp học thì trong trừơng hợp đó mình là một ngừơi còn dốt nát mình là một ngừơi còn cạn cợt thiếu hiểu biết, khi đã đến một vị Thầy để học hỏi thì vị Thầy đó dạy như thế nào thì mình phải làm theo như thế đó chứ nếu không thì chúng ta dở dở ương ương không làm ra chuyện gì cả.

            Giống như một anh chàng học đàn, khi đi đến học đàn mà anh ta đã biết chơi đàn một thời gian do tự mò mẫn thì lúc bấy giờ vị Thầy dạy đàn sẽ yêu cầu anh ta bỏ hết tất cả những gì mà anh ta biết để mà anh ta thực hành, anh ta làm lại từ đầu mới mẻ như vậy  thì nó sẽ tốt đẹp chớ không phải là một sự sửa chữa,sự sửa chữa đó khó, thì trường hợp một vị thiền sư trong tư cách của Ngài là một vị Thiền Sư và Ngài đang dạy thiền, trong lúc đang dạy thiền cho người đệ tử ngừoi học trò, thì ngừơi học trò  đó đang nghe lời Thầy dạy thì trong lúc bấy giờ họ bắt buộc phải bỏ đi tư kiến như vậy mới có sự tiến hóa đựơc .

         Còn thứ hai là, đặt trên phương diện pháp hành khi đã hiểu thấu một cách chánh xác rồi thì trong lúc thực hành, thì phải sống theo tự bản thân vươn lên tự bản thân quán niệm tu tập ,chớ không thể nào dựa trên lời của ông Thầy nhắc giống như nhắc tuồng, giống như một ngừơi học võ nghệ khi đến thì những khẩu quyết mà vị Sư phụ truyền dạy thì những khẩu quyết đó phải thuộc lòng phải nhớ, ông Thầy dạy như thế nào thì phải nhớ rõ như thế đó nhưng đến khi nội công đựơc thuần thục rồi thì lúc bấy giờ khi đối diện trứơc kẻ thù đang đánh mình, lúc bấy giờ do các sự nhạy bén do sự phản xạ tự nhiên không cần nhớ gì đến lời của Thầy dạy mà đã làm theo bản năng võ nghệ những cái thao tác mà mình thuần thục điêu luyện chớ không thể ngồi lại mà nhẩm thuộc lòng những khẩu quyết  ông Thầy đã dạy lúc đó thiên hạ đã đánh mình chết rồi.

           Cũng như thế đó, khi chúng ta đã lâm vào tình cảnh đang thực hành đang chiêm nghiệm pháp thì lúc bấy giờ phải tự mình nỗ lực phải tự mình phát huy và lúc đó không còn nghĩ đến lời Thầy dạy nhiều, khi ông Thầy trong quá trình tu chứng của Thầy thực hành pháp môn đó như vậy như vậy, nhưng khi mình là một ngừơi học trò đến học hỏi về giáo lý thì nghe theo ông Thầy, nhưng đến lúc mình thực hành gặp những hiện tượng những ứng chứng  mà phát sanh ra tự bản thân mình phải chỉ niệm  và phải tự giải quyết lấy trong trừơng hợp đó, không thể nào mà chúng ta bắt buộc ngừơi học trò đó phải theo những gì ông Thầy dạy. Ở đây, nếu chúng ta có hành thiền  qua thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm trong điều đó  trong lúc chúng ta đang cố gắng để tập trung tư tưởng để hành thiền mà theo lời dạy của Thầy thì Thầy dạy như thế này phải niệm như thế này thế này, nhưng trong lúc đó cơ thể của mỗi ngừơi mổi khác tâm tính của mỗi ngừơi mỗi khác thì lúc đó nó sẽ đưa đến một tình trạng chúng ta phải  tự giải quyết lấy chứ không thì chúng ta sẽ bị trở ngại trong việc tu tập.

          Cho nên nói tóm lại là chúng ta tùy, nếu dạy thì chúng ta tùy theo hai đối tượng mà chúng ta dạy, có ngừơi thì phải dạy hãy sống thật với bản thân mình có ngừơi thì phải dạy họ luôn luôn phải nghe theo lời của Thầy, còn lối tu tập thì trên phương diện pháp học thì lúc bấy giờ là phải nghe theo Thầy, còn lúc khi pháp hành thì trong trường hợp đó là phải kinh nghiệm bản thân./.

No comments:

Post a Comment