Monday, April 10, 2017

Phật Giáo tại Sripur, Ấn Độ

Những di tích Phật Giáo tại Sripur, Ấn Độ
Minh Hạnh sưu tầm và dịch thuật


 


Một tôn tượng Phật cao một mét trong một đóa hoa sen, thuộc thế kỷ thứ 6, cùng với những nghệ thuật điêu khắc chạm trổ đã được kiếm thấy trong một cuộc khai quật từ tại quận Sirpur, 80 km khoảng 50 miles từ thị trấn Raipur trên bờ đê của gio`ng sông Mahnadi trong tỉnh Chattisgarh. Những nhà khảo cổ cho rằng thành phố này có thể lớn hơn bốn lần thị trấn có viện đại học cổ xưa của Nalada trong tỉnh Bihar. Nơi được mô tả là một thành phố có rất nhiều di tích cổ xưa được ghi nhận trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8.
Khi đó Sirpur là kinh đô của triều đại Sarbhapuriya và Somvanshi của xứ Dakshi Kosala hay Chhattisgarh. Nơi đây đã từng là một trung tâm Phật giáo quan trọng từ thế kỷ thứ 6 cho tới thế kỷ thứ 10, và đã được Ngài Huyền Trang của Trung Quốc đến thăm viếng vào thế kỷ thứ 7 trong cuộc hành hương và thỉnh kinh.
Ngài Huyền Trang đã viết về ngôi tháp được xây bởi vua Ashoka và ít nhất 100 pho`ng ốc và khoảng 150 ngôi chùa được xây tại Sirpur.
Khoảng 164 ngọn đồi người ta mới khai quật được10 ngọn và đã khám phá ra rất nhiều ngôi chùa. Đây là một sự khám phá vùng Phật Giáo lớn nhất trong thế kỷ này
Sự khai quật trong làng và chung quanh làng đã tìm thấy những nơi có dấu tích của đền chùa xưa đã được xây cất bằng gạch, bằng đá tảng và được chạm trổ, điêu khắc như ngôi chùa Shiva xây theo kiểu Panchayatan và những chạm trỗ điêu khắc tuyệt đẹp của tượng"Mahishasuramardini". Hai tu viện Phật giáo cũng được ti`m thấy nơi đây.
Ngôi chùa Lakshmana đã được ti`m thấy tại đây là ngôi chùa bằng gạch được xây để tưởng nhớ Đức Vishnu. Ngôi chùa này là một ngôi chùa bằng gạch duy nhất lớn như vậy mà vẫn còn tồn tại trong nước cho tới bây giờ. Dưới triều đại của vua Balarjuna, chùa Lakshmana đã được xây bởi Hoàng Thái Vậu Vatasa, để tưởng nhớ người chồng của bà là vua Harsha Gupta.Vị Hoàng Thái Hậu cùng với con trai là vua Balarjuna đã xây dựng rất nhiều ngôi chùa tại thành phố Sirpur. Một vài bức tượng điêu khắc kiểu Vaishnav tuyệt đẹp đã được tìm thấy tại Mandapa và nhiều bức tượng Jain, tượng Phật và tượng Hindu đã tìm được trong các khu vực quanh chùa.
Ngôi chùa nổi tiếng Bhand Dewal đã được kiếm thấy tại nơi đây. Chùa tọa lạc trong vùng, chung quanh có rất nhiều ngôi nhà nhỏ. Mặc dù tất cả nhà cửa ở trong ti`nh trạng đổ nát , tại nơi này có một vài nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ tuyệt đẹp ở trên tường phía bên ngoài. Một tôn tượng bằng đá đen của thần Jain bên trong chánh điện, đã không bị thay đổi bởi thời gian, gây nên một ấn tượng xâu sắc của ngành điêu khắc của cổ xưa trong lo`ng người du khách.

Theo nha nghiên cứu khảo cổ của Ấn Độ (ASI), điểm đặc biệt đáng lưu ý nhất của vùng Sirpur là những mãnh vụn của các cổ vật liên hệ đến các tôn giáo Shaiv, Vaishnav, Jain và Phật giáo (các cổ vật này xuất hiện vào khoảng cùng một thời đại) đã được kiếm thấy bên cạnh nhau.

No comments:

Post a Comment