Monday, April 3, 2017

Khoa Học và Đời Sống - Tê Giác






Tê Giác
Nếu không có bạn đồng hành
Thà như tê giác một m
ình ra đi

Trong bài kinh Tê Giác, Đức Phật ca ngợi loài Tê Giác như là một biểu tượng cho những người tu hành kiên trì , nếu không có bạn đồng hành cùng tu tập, thì thà một mi`nh tu tập tâm y' cho đến ngày giải thoát.

Nếu không có bạn đồng hành
Thà như Tê Giác một mình ra đi.

Tê giác là loài có một sừng trên đầu, và làn da với những nếp gấp chùng làm ra vẻ khác biệt với những loài thú khác.Đặc điểm nổi bậc nhất là loài Tê Giác đen và trắng tại miền Phi Châu. Con cái  nặng 1600 kg, con đực nặng 2200 kg (khoảng 3500 - 4800 lb). Ấn Độ được coi như là một nơi có sự sinh sống của những con tê giác, những nơi vùng đất thấp, cỏ cao và bụi rặm và đầm lầy, rừng rậm .

Theo Tổ chức Tê giác Quốc tế, tê giác Sumatra, còn được gọi là tê giác rậm lông, có lẽ là loài tê giác bị đe dọa nhiều nhất. Số lượng của chúng đã giảm hơn 50% do bị săn bắn trộm trong vòng 15 năm qua. Hiện còn chưa tới 300 con tê giác Sumatra sống sót theo những nhóm nhỏ và phân tán tại Đông Nam Á. Chúng tập trung chủ yếu ở Indonesia và Malaysia. Vẫn chưa có dấu hiệu số lượng loài này tăng lên hay đang ở mức ổn định.
Có 3 loài tê giác châu Á: tê giác một sừng lớn, tê giác Java và tê giác Sumatra. Tất cả đều phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự trong thiên nhiên và hiện chỉ còn chưa tới 3.000 con. Cũng giống như tê giác trắng ở châu Phi, chúng bị giết chỉ để lấy sừng. Sừng tê giác có giá trị cao, nhu cầu về sừng tê giác rất lớn tại Viễn Đông, nơi chúng được tán và sử dụng trong một số thuốc truyền thống của Trung Hoa.
Tê giác trắng và tê giác đen của châu Phi, cũng như tê giác Sumatra, có hai sừng - sừng nọ ở sau sừng kia. Tê giác Java và tê giác Ấn Độ rhino chỉ có một sừng. Tê giác trắng là lớn nhất trong năm loài tê giác, nặng 1.800-2.700kg và cao 1,5-1,8m. Trong số các động vật có vú trên cạn, chúng là loài duy nhất có kích cỡ đứng thứ hai sau voi châu Á và châu Phi.
Tê giác trắng không thực sự trắng mà có màu xám hơi nâu, giống tê giác đen. Giống các loài tê giác khác, tê giác trắng có thị lực kém song thính giác và khứu giác rất tốt. Nếu bị tấn công, chúng thường dựa vào khứu giác nhiều hơn thị giác. Tê giác châu Phi tấn công bằng sừng, trong khi tê giác châu Á dùng miệng để cắn. Tê giác thường tránh người song khi bị khiêu khích, nó sẽ tấn công với tốc độ chạy có thể lên tới 45km/g.
Những con tê giác Ấn Độ rhino xuất xứ từ chân đồi của Hindu Kust tại A Phú Hãn, xuyên qua vùng tín ngưỡng dân sống chung quanh dãy Hy Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ và Miến Điện. Cuối thế kỷ thứ 19, tê giác Ấn Độ rhino đã không co`n thấy ở đâu ngoại trừ vùng Chitwan Velley tại Nepal, vùng đất thấp ở Bhutan, Têesta Velley ở West Bengal, Ấn Độ, và Brahmaputra Valley ở Assam Ấn Độ. Đến thế kỷ thứ 20, thi` được biết một số tập trung tại miền nam Nepal và miền bắc Ấn Độ.
Tê giác là động vật ăn cỏ và lá cây, vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Tê giác thường sống cô đơn, một mi`nh, chỉ có tê giác trắng châu Phi thỉnh thoảng sống theo những bầy nhỏ, chúng thường nằm dài trong nước thời gian dài và đầm mình trong bùn.
Lãnh thổ của chúng được đánh dấu bằng nước tiểu và các đống phân. Từ khoảng ba tuổi trở lên, tê giác cái có thể sinh con. Chúng thường sinh một con, hiếm lắm mới sinh hai con. Tê giác con có thể đứng vững một giờ sau khi chào đời, nặng 65kg. Nó được mẹ nuôi trong khoảng một năm. Con đực trưởng thành khi được khoảng bảy tuổi. Do kích cỡ khổng lồ, tê giác chỉ có kẻ thù duy nhất là con người.
Tại Kaziranga National Park trong Assam, Ấn Độ, cọp là loài đứng thứ nhì về việc tàn sát những con tê giác Ấn Độ rhino. Theo tài liệu được sưu tầm thi` từ năm 1985 tới năm 1995 có 178 con tê giác Ấn Độ rhinos bị giết chết bởi những con cọp trong vùng.
Ti`nh trạng đang bị đeo dọa diệt chủng.
Minh Hạnh sưu tầm và dịch theo National Geographic

No comments:

Post a Comment