Thursday, July 31, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Người Phật tử quy y Tam Bảo nhưng không hiểu rõ Tam Bảo là gì thì có thành tựu tam quy chăng?

Hỏi. Người Phật tử quy y Tam Bảo nhưng không hiểu rõ Tam Bảo là gì thì có thành tựu tam quy chăng? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 22-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Nói về quy y Tam Bảo thì chúng ta biết có hai mặt: một mặt về hình thức, mặt thứ hai về tâm lý. 

Mặt hình thức chúng ta thường đối diện trước Tam Bảo có hình ảnh của Phật, có sự chứng minh của Tăng chúng và dĩ nhiên phải có Giáo Pháp. Khi mình đối diện thì mình phát nguyện nói lên lời quy ngưỡng đối với Tam Bảo: 
Con xin quy ngưỡng Phật.
 Con xin quy ngưỡng Pháp. 
Con xin quy ngưỡng Tăng. 

Chư Tăng truyền tam quy  và ngũ giới cho mình thì đó là về mặt hình thức nhưng mình phải nói rằng mình đã có thân khẩu ý thiện để hướng đến để nói nên lời phát nguyện trước Tam Bảo là mình xin quy ngưỡng Phật Pháp Tăng.

Về mặt tâm lý, một người hướng đến Đức Phật tâm luôn luôn quy ngưỡng Phật, quy ngưỡng Pháp, quy ngưỡng Tăng. Nhưng quy ngưỡng Phật thì không phải chúng ta cần hiểu rõ, hiểu từng những vi tế,  góc ghếch nhỏ trong ân đức của Phật hoàn toàn, Phật là một bậc giác ngộ hiểu Phật như một bậc Giác Ngộ như bậc Đạo Sư hay Phật có 3 ân đức là bi đức, trí đức và dũng và hiểu rõ sự giác ngộ của Ngài. Thí dụ như mình đọc ở trong kinh thấy những ân đức của Phật, những thành tựu các hồng danh của Đức Phật Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Hiểu rõ những điều đó làm cho việc quy y của mình càng thêm sự sáng tỏ hơn cũng như sự mạnh dạn hơn và để cho thành tựu được tam quy.

Còn khi mình không hiểu hết, chúng tôi muốn nói ở đây là mình không hiểu gì hết. Chúng tôi nghĩ rằng người không hiểu rõ việc quy y, không hiểu rõ về ân đức Phật thì việc quy y đókhông phải là không thành tựu nhưng ít nhiều người đó cũng hiểu là Đức Phật là bậc Giác Ngộ, hay Tam Bảo là có ân đức nhất định khi người đó hiểu như vậy họ có tâm quy ngưỡng, tâm lý họ thật sự kính cẩn nghiêng mình đảnh lễ trước Đức Phật, đảnh lễ trước giáo pháp lời dạy của Phật, đảnh lễ trước sự thanh tịnh của Tăng chúng, đó là Phật là Tăng chúng các vị đã và đang giác ngộ. 

Khi mình hiểu rõ về những điều đó thì việc quy y trong sáng, còn người không hiểu rõ chúng tôi nghĩ không phải là hoàn toàn không thành tựu tam quy bởi họ có tâm và họ cũng biết được ân đức của Phật. Nhưng  họ không hiểu rõ hoàn toàn thì chuyện quy y đó không có trong sáng bởi vì mình còn chưa có rõ thì điều đó làm cho việc quy ngưỡng của mình mang tánh cách giống như mình có su hướng chứ mình không có xác định được chính mình hoàn toàn việc quy ngưỡng đối với Đức Phật và mình hiểu giá trị mình quy ngưỡng Phật Pháp Tăng để mang đến sự lợi ích đó. 

Với như một người Phật tử thì việc quy y Tam Bảo có hai mặt là hình thức cũng như mặt chúng ta chuẩn bị về tâm lý, thì về tâm lý cũng khá quan trọng, phải nói là quan trọng lắm. Quan trọng so với hai về mặt hình thức lẫn tâm lý thì tâm lý rất quan trọng bởi vì một khi mình đã có tâm quy ngưỡng Đức Phật, quy ngưỡng giáo Pháp của Phật, quy ngưỡng Tăng thì mình mới thật sự đem hết lòng hay sự trọn vẹn tâm ý của mình hướng tới những bậc đối tượng như Phật Pháp Tăng để mình quy ngưỡng được.

Chúng tôi nghĩ người không hiểu rõ về ân đức của Tam Bảo mà người đó quy y thì chuyện quy y này không trong sáng lắm và cũng như  dễ bị bợn nhơ, người ta gọi là sự bợn nhơ trong tam quy. Mình không có hiểu rõ được thì nó không được trong sáng và do vậy thì nó không bằng  người hiểu rõ ân đức của Phật. Còn việc thành tựu hay không thì chúng tôi nghĩ rằng do tâm lý. Tâm lý của họ đã hoàn toàn hướng đến Đức Phật và có Chư Tăng chứng nhận cũng như có Tam Bảo. Nói chung mình có Tam Bảo để chứng nhận cho mình hay chứng minh cho mình để mình quy ngưỡng Tam Bảo thì điều đó đã mang đến sự thành tựu cho đời sống của mình. Nhưng có thể nói rằng do tâm mình không hiểu rõ về ân đức của Phật ân đức của Tam Bảo thì việc đó chưa có trong sáng trong việc quy y. 

Cho nên trước khi quy y  mình phải hiểu rõ, mình không phải quy y vì su hướng một điều  gì, mà mình phải hiểu  rõ được điều đó, thì việc làm của mình có giá trị thiết thực hơn so với điều mình không hiểu./.

No comments:

Post a Comment