Wednesday, July 31, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Nhận thức "tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng" có giúp giảm thiểu tánh ganh tị không?

Hỏi: Con người thường có những ganh tị, thấy người khác hơn mình thì mình khó chịu, nhưng nếu chúng ta nhận thức rõ và biết rõ rằng tất cả những thành bại thăng trầm xấu hay dở đều do nghiệp quá khứ. Thì nếu chúng ta ý thức rõ như vậy sự ganh tị của chúng ta có giảm thiểu hay không?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 28-7-2013 Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Mỗi chúng sanh có nghiệp riêng, và do nghiệp tạo nên sự ưu thắng hay hạ liệt, hanh thông hay bất chắc. Phần lớn chúng ta tái sanh trong đời này được may mắn hay không được may mắn là do nghiệp của quá khứ.  

 Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt thì Đức Phật Ngài giải thích sự chênh lệch giữa người này với người kia, có những người đầy quyền thế nhưng có người thì không có quyền thế hoặc là có người sống thọ có người chết yểu, có người giàu sang nhưng có người không được giàu sang, có người khỏe mạnh nhưng lại có người ốm yếu bịnh hoạn v.v... thì như vậy là tùy thuộc vào nghiệp của mỗi người

 Những tập nhiễm ở trong tâm của mình thường do tham và sân. Ganh tị tật đố nằm trong nhóm bất thiện tâm sân. Mình phải huân tập điều tốt, vẫn biết rằng sự huân tập là khó chúng ta cứ tập đi tập lại nhiều lần bởi vì pháp bất thiện phiền não ngủ ngầm ở trong tâm của mỗi chúng sinh phàm phu tìm ẩn rất là sâu nặng khi nào có cơ hội thì tự động sanh khởi. 

 Thì ganh tị tật đố cũng từ đó. Một người trong một thế giới bình thường không có hiểu biết về nhân quả, không hiểu biết về phương thức tu tập hành trì để thanh lọc phiền não hay là chúng ta không hiểu sự nguy hiểm của phiền não cho nên mình sống theo bản năng tức là theo khuynh hướng tự nhiên của một người khi gặp chuyện gì đó thấy búc xúc thì tự động khó chịu, tâm mình sân giận trội lên. Khi gặp chuyện gì mà mắt thấy tai nghe mình thích thì tham tâm khởi lên.

  Người thường sống với tâm bất thiện ít muốn thấy sự thành tựu của người khác. Khi khởi tâm ganh tị chính mình gặp nhiều cái bất lợi: thứ nhất, nếu nói về bản thân của mình thì ngay ở trong tâm đã không có được sự thoải mái vì thấy người ta hơn mình về mặt danh vọng hơn mình về mặt tài sản, hoặc hơn mình về mặt sắc đẹp, hơn mình về mặt sức khỏe v.v... thì khi mình thấy hơn như vậy mà mình khởi tâm ganh tị thì rõ ràng là mình đã có tâm khó chịu. Thứ hai, những người chung quanh mình họ cũng cảm thấy khó chịu, sự cau có của mình, khó chịu về lời qua tiếng lại của mình hay là hành vi của mình làm cho không được nhẹ nhàng mà nó trở lên thô lỗ nó trở thành cái là vừa là khó chịu chính mình và vừa khó chịu cho người chung quanh, đừng nói là đối tượng trực tiếp mà mình ganh tị mà chỉ nói là người chung quanh thấy cách mình sống như vậy cũng làm người ta không thoải mái.
  
  Thì ở đây, khi nhận thức một việc gì trên đời này nếu như mình căn cứ vào luật nghiệp báo luật nghiệp quả, người ta được sự hanh thông là do người ta có tu tập, người ta có phước. 
  
  Câu nói "vụng tu thì chìm khéo tu thì nổi,"  mình có khéo tu thì mình may mắn, còn mình không khéo tu thì mình phải gặp bất chắc trong đời sống. Khi mình hiểu luật nhân quả và đời sống luân hồi ở trong Phật giáo thì mình hiểu là không có cái gì ngẫu nhiên mà có, người làm quan có địa vị trong cuộc đời này là họ do phước. 
  
  Tuy nhiên, có một số người dùng tâm thủ đoạn xấu để đạp lên đạt danh vọng đó là chuyện của người ta tâm xấu thể hiện nhưng cũng phải nói là do có phước. Mặc dù nói rằng địa vị trong cuộc đời danh vọng bèo trôi mây dạt nhung người ta được thì phải nói là cái phước hữu lậu do người ta có tạo ra cho nên người ta có được danh vọng. Có câu nói "quan nhất thời - Dân vạn đại" là làm quan thì chỉ một thời thôi nhưng mà cái thời người ta có phước thì người ta được làm quan khi họ làm quan thì họ có danh vọng

  Khi mình nhận thức rằng cuộc đời này không phải là cái gì bỗng nhiên mà có, mà phải do nghiệp, nghiệp thiện hoặc nghiệp bất thiện, cho nên người mà có sắc đẹp mình nhận thức rằng người ta do cái thiện nghiệp nên mới có sắc đẹp được, người ta có sắc đẹp nên sanh vào bào thai của người mẹ có người cha cũng đẹp người mẹ cũng đẹp rồi sanh ra đứa trẻ cũng đẹp, tuy nhiên, có những người gia đình thì cha mẹ xấu mà sinh con đẹp thì đó là tùy phước nghiệp của họ.
  
    Chúng ta nên hiểu rằng cái gì cũng là pháp hữu vi, nó biến đổi không ngừng, cho nên là chúng ta hoan hỉ ở trong sự thành đạt của người khác thì nó trái ngược với tâm ganh tị. 
Đức Phật thường ví dụ cha mẹ có những đức tính như là từ, bi, hỉ, xả với con cái. Nếu như mình  là một người mẹ hay người cha thể hiện lòng tâm của mình đối với người con tình thương như thế nào thì mình trải ra với người khác như thế có lẽ là mình cũng vui lắm, nhưng mà mình chỉ có hạn chế trong con của mình thôi mình chỉ mong con được thành tựu mặt này mặt kia chứ mình không trải rộng ra cho những người khác tại vì những người khác không phải con mình.
Thì ở đây, chúng tôi nghĩ rằng khi nào mình hiểu rằng nghiệp lực chi phối chúng sanh và mỗi người có phước riêng có nghiệp riêng do cái nghiệp riêng đó có thể họ tốt, nghiệp thiện tạo cho họ tốt cho nên họ có địa vị danh vọng giàu sang đẹp đẽ được sống thọ có sức khỏe, nói chung là như vậy. Còn nếu một người muốn cũng không được mình thường chỉ thấy rằng thấy cái kết quả cái biểu hiện ở trong đời sống chứ mình không hiểu không biết được cái nhân mình không quan tâm đến cái nhân. 
Bên truyền thống Bắc Tông có nói cái câu "Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả" chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng là như vậy với một người nếu có tu tập thì sợ nhân hơn sợ quả và do sợ quả xấu nên mình tạo nhân tốt để được quả tốt. 
Thì mình nhận thức rằng:
Mỗi người đều có nghiệp riêng, họ được sự hanh thông được tốt đẹp chính là nhờ thiện nghiệp mà họ đã gieo.
Cái gì cũng không bao giờ bền vững dù như thế nào đi nữa thì cũng có lúc nó thay đổi ngay cả phước mà họ hưởng là phước hữu lậu thì cũng hưởng chỉ một thời gian thôi có thể nhiều lắm là hết kiếp này hay vài kiếp khác, thí dụ vậy, cũng có lúc chấm dứt nhưng phải nói là họ có phước.
Và các biểu hiện ở trong đời sống này có sự chênh lệch trong đời sống là do nghiệp của họ và nghiệp đó có thể thay đổi và có thể là không thay đổi, những nghiệp nào thuộc về cố định thì không thay đổi nhưng nghiệp nào nhẹ nhàng thì nó có thể thay đổi bằng sự hướng thiện của bằng sự tu tập, khéo tu thì được sự may mắn dù là may mắn đó đến muộn không kiếp này thì kiếp sau nhưng ít ra thì sự may mắn cũng có là do có tu tập do biết tạo những nhân thiện để tránh đi những quả xấu.
Cho nên mình nhận thức được các vật hiện hữu trên cuộc đời này là giả tạm vô thường, cũng có lúc nó thay đổi. 
Khi mình hiểu được những điều đó tâm của mình không đến đỗi đau khổ dằn vặt từ điều này điều kia mình nhận thức rằng mọi vật trên cuộc đời này nó đều thay đổi như là định lý vô thường. Và hiểu về lý nghiệp báo, do nghiệp chi phối đời sống này được hanh thông được cao sang hay bị hạ liệt từ ở nơi người đó làm từ nơi chúng sinh đó tạo ra kết quả chứ không bao giờ nó ngẫu nhiên được, nhân có quả có liên quan đến đời sống, khi chúng ta còn là phàm phu  còn trong vòng sanh tử luân hồi thì chúng tôi nghĩ rằng mình bị chi phối rất nhiều về phiền não và bị chi phối rất nhiều về nghiệp do vậy thì mình chỉ thực hiện những thiện nghiệp tránh những ác nghiệp và do đó nó có thể cải tạo hướng mình đến những điều tốt hơn hay hoặc là từ ở thế giới nhân thiên cũng là nhân lành để hướng đến sự giải thoát./.      

No comments:

Post a Comment