Friday, July 26, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là ý nghĩa của sở hữu đối với quá khứ và tương lai?

Hỏi: Thế nào là ý nghĩa của sở hữu đối với quá khứ và tương lai?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng: Những sở hữu đối với quá khứ, là ý nói rằng có thể có những vị khi đắc được những thiền sắc, vị này nhớ lại những gì trong quá khứ của mình, trong quá khứ là những gì đã trôi qua, đối với những chúng sanh nào dính mắc, chấp thủ vào đó, cho rằng có một Thượng Đế, thần linh nào làm một cái tự ngã cho những kiếp mình tái sanh, và nghĩ rằng do những vị đó ước muốn mà có mình.

Còn những vị ở cõi nhân loại này, họ cũng luôn nuốt tiếc những quá khứ đã trôi qua rồi, họ ướt ao những lúc họ được kiệu, xe, dù lọng, hoặc được đưa được rước, hoặc tuổi thanh xuân đầy đủ những sự tốt đẹp đến với họ, và họ cũng nối tiếc hoài như vậy, họ chỉ nhớ lại quá khứ lòng họ xúc động, họ nhớ lại quá khứ làm cho họ có một cái gì đó luyến lưu ở trong lòng của họ.

Bởi vậy thường thường những quá khứ là những gì đã trôi qua có  điều gi` đó làm cho mình nhớ lại, người ta thường thường hay nói rằng "Nghe hương gây mùi nhớ, mà trà khang vọng tình", có thể là mình uống một miếng trà, hoặc nghe một mùi hương mình nhớ lại những gì dĩ vãng đã qua, những gì chỉ là một giấc mộng đẹp, nó thoạt đến rồi nó thoạt đi, mất đi.  Và như vậy những người họ ước vọng tưởng nhớ về quá khứ, đó là những điều mà Đức Phật Ngài nói với chúng sanh thường hay ước vọng những quá khứ, mà những quá khứ đã trôi đi rồi, đã không còn lại đây nữa, có nghĩa là không còn hiện hữu ở đây, nhưng  chúng sanh  vẫn còn lòng ao ước mãi như vậy.

Nên đối với quá khứ nếu một người biết tu tập, họ biết được sự vô thường, trạng thái của tài sản sanh và diệt, cái trạng thái của sắc đẹp sanh và diệt, trạng thái của địa vị cực thạnh sanh và diệt, họ hiểu được như vậy, cái gi` nó cũng có cái cực thạnh, nó cũng lên cao cũng sẽ đi xuống từ từ, thi` nếu một người đã hiểu được như vậy, đối với qúa khứ, thi` họ không co`n ước mơ gi`, đối với chúng sanh, dù cho chúng sanh có suy nghĩ do những điều kiện suy tư, nhớ được do sự suy tư của mi`nh, hoặc do sự nhớ của mi`nh do điều kiện này nên mi`nh có thể nhớ được thi` mi`nh ước vọng là như vậy đó.

Đức Phật nói đó là những trạng thái của những chúng sanh có tâm gọi là không định tĩnh, và chúng sanh này luôn nhớ tưởng về những gi` đã trôi qua, và đối với những chúng sanh, cũng có những chúng sanh họ mong mỏi những cái gi` đó sẽ đến với họ cũng có chứ không phải là không có. Vi` khi mà họ có những ước mơ như vậy, thi` họ có những ước mơ ở trong tương lai, một đời sống sanh hữu sau. 

Nên những chúng sanh mà họ làm những thiện sự công đức, và họ cũng liên hệ đến cái vấn đề  họ mong mỏi, đến những sanh hữu trong tương lai này, thi` họ sẽ được như thế này, được như thế kia, đó  vi` với điều kiện như vậy cho nên những chúng sanh đó tái sanh tiếp tục để hoàn thành cái trí hướng của mi`nh, đến trí hướng như là đệ nhất về tín nữ, và đệ nhất về thiện nam, hoặc đệ nhất về những thiên nhãn, thiên nhĩ, v.v..  thi` các vị này cũng với một thiện sự mi`nh làm, và với sự ước nguyện cho được thành tựu.  Thi` vị đó có đời sống trong tương lai,  đời sống như thế này, như thế kia.

Như vậy nên Đức Phật Ngài dạy là một vị đã hiểu biết được đời sống luân hồi là khổ đau, thi` đối với quá khứ, những gi` đã trôi qua rồi, thi` đó cũng không nên gạn nhớ lại , tương lai thi` vị đó cũng nghĩ rằng chưa đến, có hiện tại này là làm cho mi`nh dứt trừ được tham ái và không co`n dính mắc trong tái sanh nữ. 

Nên sự tu tập trong Phật giáo thi` cũng có những vật thực thượng vị cho những người có sức dùng, hoặc những vật thực nhẹ như sữa, hoặc là những vật thực để cho người không có cơ thể mạnh khỏe dùng cũng vẫn được, cũng có những vật thực để cho đứa em bé dùng để lớn dần dần.

Thi` đối với giáo pháp của Đức Phật cũng có nói về những cái pháp nào đã trôi về quá khứ rồi, và chúng sanh đó co`n ước vọng, những pháp nào đến trong tương lai này để đưa đến trong sanh hữu.  Mà chúng sanh này có những trí hướng và trí nguyện là sẽ thành tựu, và cũng như mi`nh biết bây giờ mi`nh chưa có làm được, chưa có đủ khả năng, nhưng mà trí hướng, trí nguyện này mi`nh làm những thiện sự công đức, rồi được tuyên bố rằng kiếp nào đó mi`nh sẽ thành công như vậy. Khi mà co`n cái sự ước vọng như vậy, thi` sẽ co`n tái sanh ở trong tương lai, nên đối với những vị co`n những ước muốn trong tương lai nữa, thi` vị này sẽ co`n tái sanh trở lại. Rồi vị đó sẽ hưởng được hương vị giải thoát, mi`nh cũng để trong cái sự đã được hưởng quả phước như vậy.  Đối với quá khứ suy nghĩ là nối tiếc, đối với tương lai thi` chúng sanh mong mỏi được vậy, nên đây là những điều mà trong giáo pháp của Đức Phật vẫn có, nên Đức Phật nói những người nào đã được Đức Phật độ, những người nào chưa độ được, Đức Phật cũng làm duyên để độ. 



No comments:

Post a Comment