Saturday, August 24, 2013

PhậtHọc Vấn Đạo - Một lúc tâm có thể biết nhiều cảnh không?

Hỏi:. Tâm được nói trong Phật Pháp là “mỗi lần sanh một tâm, biết một cảnh”. Tại sao sự đồng sanh của nhiều tâm sở hay thuộc tánh cho chúng ta thấy như một lúc biết nhiều cảnh?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 23-7-2013 Thiên Ân chuyển biên, Minh Hạnh hiệu đính

TT Pháp Tân: Trong A Tỳ Đàm mỗi tâm chỉ biết được một cảnh mà thôi, điều này quả thật như vậy. Tâm của chúng ta sanh diệt một cách liên tục và trong một chuỗi tâm, một lộ trình tâm thì chúng ta thấy được lộ trình tâm bình thường có tâm chủ quan, tâm khách quan. Rồi trong mỗi tâm sanh khởi lên chúng ta thấy có ba sát na tiểu để nói lên sự hình thành, trụ lại, rồi diệt mất đi, tức sinh, trụ, diệt. Tâm của chúng ta sanh diệt một cách rất nhanh chóng. Ở trong Luận có ví dụ rằng một khảy móng tay có hàng triệu triệu sát na, chúng ta có thể hình dung rằng chỉ búng móng tay một cái thôi thì đã trôi qua cả triệu triệu sát na rồi. Như vậy cho thấy rằng dòng tâm thức của chúng ta rất mau và trong từ Phật Pháp gọi là sát na, số đếm sát na rất nhanh, nhanh hơn giây phút, mức đồng hồ tính thời gian của chính mình, của nhân loại. 

Điều này cho chúng ta thấy tâm của chúng ta sinh diệt rất nhanh. Do vậy, khi một tâm sanh khởi có những tâm sở cùng sanh theo. A Tỳ Đàm gọi là có 7 tâm sở biến hành, tức Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Hành, Mạng Quyền, Tác Ý, có những tâm sở làm nền tảng, nếu tâm thuộc về tâm Thiện thì có những tâm sở thuộc nhóm Thiện sanh khởi, nếu tâm thuộc Bất Thiện thì có những tâm sở nhóm Bất Thiện sanh khởi để phối hợp cùng chung những tâm mà chúng ta biết như tâm Bất Thiện, tâm Thiện, tâm Thiện Dục Giới, tâm Thiện Sắc Giới, tâm Thiện Vô Sắc Giới, tâm Thiện Siêu Thế (tức Tâm Đạo). Tâm chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là biết cảnh và một tâm chi biết được một cảnh, còn những tâm sở tạo nên thuộc tính, tâm được ví như nước trắng, còn tâm sở được ví như màu sắc, như màu đỏ thì thành nước màu đỏ, pha màu xanh thì thành nước xanh, pha màu đen thì thành nước màu đen, do cách pha các màu khác nhau. Do vậy gọi tên nước khác nhau, nước đen, nước xanh, nước đỏ. 

Như vậy những tâm sở này đồng sanh để biết một cảnh duy nhất. Và do tâm sanh diệt liên tục nên mình thấy rằng một lúc một người có thể vừa xem phim, vừa nghe nhạc, thật ra thì tâm sanh diệt rất mau nên mình làm được hai việc nhưng thật chất thì một tâm chỉ biết được một việc thôi, một cảnh duy nhất mà thôi, không biết được cảnh thứ hai nhưng do tâm của mình sanh diệt mau quá.

 Ví dụ, xem phim mình bắt được đoạn phim thì mình hiểu, nhưng rồi tai mình nghe âm thanh chen vào, mình nghe mình chú ý âm thanh đó thì tự động tâm của mình hướng đến âm thanh đó, mình nghe được âm thanh tâm chỉ biết một cảnh duy nhất, mặc dù là trong một chuỗi tâm sanh khởi có những tâm chủ quan, tâm khách quan, sanh diệt rất mau nên chúng ta không thấy được sự sanh diệt đó, nên mình nghĩ rằng tâm của mình biết được nhiều cảnh. Ví dụ như có người làm cùng lúc vừa nghe nhạc vừa làm công việc. Thật ra thì tâm của mình bay nhảy rất mau. Khi nào mình chú ý vào việc làm thì tâm mình gắn vào đó, nhưng khi nghe nhạc thì tâm lại chú ý đến âm thanh của bài nhạc đó. 

Tâm mình sanh khởi liên tục, ví như ngày xưa chúng ta coi phim nhựa, khi họ chiếu thì ở dưới họ có máy rọi ánh sáng lên màn hình rộng, miếng vải trắng, rồi hình ảnh chiếu lên trên đó. Do nhiều phim ghép lại với nhau, một người vừa đá chân lên thì có một khúc phim vừa nhấc chân lên, rồi một khúc phim đưa chân lên phân nửa, rồi một khúc nữa là đá dứt điểm thì ba khúc đó trở thành hình ảnh của một người dùng chân đá vào vật hay đối tượng nào đó, tức tâm sanh diệt mình chỉ thấy một việc duy nhất là mình làm công việc đó thôi, nhưng do tâm sanh diệt nên mình không thấy được tâm chỉ biết một cảnh duy nhất, và cho rằng mình làm được nhiều việc khác nhau, thật ra tâm trước và tâm sau khác nhau, chứ không phải một tâm, nhưng do quá nhanh nên mình không nhận ra tâm của mình, nên thuộc tính của tâm sở giống màu pha vào trong nước, nước trắng là tâm, màu như chất liệu để tạo nên nước đó là nước màu gì. Có nhiều chất màu khác nhau để pha vào, như trong gam màu của mình thì chỉ có vài màu chủ đạo, như đen, đỏ, vàng. Nhưng một người tinh tế biết cách pha màu thì chỉ cần pha lẫn với nhau một cách vừa chừng thì tạo ra một gam màu khác. 

Ngài Tịnh Sự gọi là Tâm vương, tâm mình làm chủ, chỉ biết cảnh duy nhất, nhưng Sở hữu tâm, tâm sở phụ thuộc vào tâm, tạo nên tâm đó tốt xấu ra sao, tâm Bất Thiện do Tâm sở Bất Thiện phối hợp, còn tâm Thiện phối hợp với tâm sở Thiện thì là Tâm Thiện, cho nên ví dụ trong kinh Tăng Chi, Đức Phật nói rằng, tâm này rất mau lẹ. Ngài ví dụ tâm của mình cực kỳ nhanh lẹ, do nhanh lẹ như vậy nên mình khó kiểm soát được. Một người bình thường cứ nghĩ rằng mình làm một lúc hai ba việc, vừa nghe nhạc, vừa xem phim, vừa viết bài, nhưng thực sự tâm sanh khởi rất mau. 

Với một người tu tập thiền Định, thì họ có chánh niệm trong từng khoảnh khắc, ghi nhận biết được, thấy sự sanh diệt của nó mau lẹ. Với người bình thường thì khó nhận ra, chỉ thấy rằng tâm này biết được nhiều cảnh, nhưng sự thật trong A Tỳ Đàm thì mỗi tâm chỉ biết một cảnh duy nhất, và cảnh đó tùy thuộc vào tâm nhìn nhận, thấy và biết nó.  


No comments:

Post a Comment