Monday, August 26, 2013

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Qúi vị nào sài máy computer và máy đó có vấn đề vì nó qúa chậm làm việc không như ý muốn.  Rồi có ai nói rằng có một máy bán rẻ qúi vị đi tìm mua.  Nhưng máy mình mới mua tuy là rẻ nhưng lại chậm hơn cái mà mình đang có, và nó không giúp cho mình được gì hết tuy rằng mình có thêm một máy khác.  Thường thường việc đó không có giúp ích cho chúng ta nhiều, khi cái mà mình hướng đến mình tầm cầu nó lại không tốt hơn cái mình đang có.  
Nhưng không may điều này trở thành một sự việc rất bình thường mà Đức Phật dùng chữ samsara  hay là luân hồi.  Luân hồi là sự lập đi lập lại.  Ở đây Đức Phật Ngài nhắc lại sự suy nghĩ của Thái Tử Siddhattha là: "Tự mình bị sanh chi phối, bị già chi phối, bị bịnh chi phối, bị chết chi phối, bị sầu bi khổ não chi phối, lại đi tìm một cái cũng tương tựa như vậy.  Cũng bị sanh già đau chết sầu bi khổ ưu não chi phối, nhưng mà đó là một sự thật, sự thật hiển nhiên của kiếp nhân sinh này.  Chúng ta vốn không tìm ra cái mới, không tìm ra lối thoát và bắt buột chúng ta phải đi một vòng tròn cuối cùng trở lại vị trí ban đầu.  

Và đó là một hình ảnh các nhà thinh văn thường mô tả về các tinh cầu đi theo một qũy đạo tròn và nó trở về chỗ cũ.  Bởi vì nó có thể đi theo vòng tròn như vậy dưới sức hút của các thiên thể thì nó mới tồn tại được, còn nếu nó đi mà không trở lại vòng tròn như các vì sao chổi hay một số những bậc lang thang ở trong Thái Không vô định này bởi vì nó là con đường thẳng, nó cũng sẽ bị tiêu pha bằng cách này hay cách khác. 

Do vậy, hầu hết các quy luật về sự tồn tại là nó đi quanh trong một vòng tròn.  Sự tồn tại của kiếp luân hồi cũng vậy, từ cái thấy cái nghe, cái ngửi, nếm đụng. Chúng ta thật sự không biết gì khác.  Nếu ở trong đời sống hiện tại, ăn là một cái gì rất là ngon và nghĩ đến thiên đàng, nghĩ đến cảnh giới cực lạc thì chúng ta nghĩ rằng sắc tướng âm thanh mỗi thứ phải tốt hơn cái đang có ở tại đây. Nhưng Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta một chuyện rất rõ là điều đó nó chẳng những không mang một giá trị đích thực mà chính chúng ta cũng sẽ bị một giòng sanh tử, rồi ở trong giòng sanh tử đó chúng ta cũng hụp lặn, cũng sống với cái khổ bị chi phối bởi sanh bởi già bởi bịnh bởi chết bởi sầu bi khổ não.  Như vậy thì chúng ta phải làm một cái gì khác hơn, nhưng cái khác hơn đó nó phải được thực hiện bằng một ý thức minh mẫn về cái gì mà mình đang có. 

Sống ở trong chùa và làm việc với nhiều người thì chúng tôi nhận thấy hướng đi của loài người thường đi một trong hai cách hoặc giả họ thích đi và trở về cái nguyên trạng của mình, ở trong nguyên trạng đó không thay đổi, không có gì khác hơn và có những người họ có ý thức thấy rằng hiện tại có vấn đề, hiện tại cần phải thay đổi giống như một căn bịnh trầm kha thì con bịnh đó trước nhất phải hiểu rằng mình đang có bịnh và cái bịnh phải giải quyết, giải quyết có nghĩa là phải trị được bịnh để mang lại tình trạng khả quan tốt hơn về sức khỏe chứ không phải chỉ là lấy bịnh này thế cho bịnh kia, lấy bịnh kia thế cho bịnh nó hay là trở về nguyên trạng cũ và nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta.  Chữ luân hồi ở trong một nghĩa nào đó nó có nghĩa là chạy quanh và trở lại nguyên trạng, trở lại tình trạng mà vốn nó đã là như vậy và đang là như vậy không là cái gì khác hơn.

TT Giác Đẳng - Đi tìm một cái gì khác hơn - Minh Hạnh chuyển biên

No comments:

Post a Comment