Friday, August 30, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Những ảnh hưởng nào về mặt nội tâm đáng chú ý khi nói về pháp bố thí ?

Hỏi: Những ảnh hưởng nào về mặt nội tâm đáng chú ý khi nói về pháp bố thí ?
(Câu hỏi được hỏi trong lớp Diệu Pháp ,Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng giảng : Khi chúng ta nói đến những ảnh hưởng nào về mặt nội tâm đáng chú ý khi nói về pháp bố thí, thì đây quả thực là điều này điều đáng chú ý và đáng chú ý hơn là quả phước của sự bố thí mang lại.

Theo trong kinh Phật thì đời sống của chúng ta sở dĩ rất khó để thăng hoa, rất khó để chuyển hóa, rất khó để thay đổi là tại vì chúng ta cứ bám lấy khư khư cái gì mình đã có và những thứ đó chúng ta gọi là của mình, thí dụ như là kiến thức của mình, thí dụ như là quan niệm của mình và thí dụ như tài sản, cái gì cũng của mình hết. Nên chi dấu hiệu con người có thể thay đổi được là dấu hiệu con người bắt đầu có thể bỏ ra cái gì mà mình nên bỏ.

Và như là một đứa trẻ hồi nhỏ, nhất là những đứa trẻ nhà nghèo có đựơc một vài món đồ chơi và cứ giữ chặt lấy đồ chơi đó cho đến tuổi trưởng thành thì dần dà mới thấy rằng có những giá trị khác lớn hơn những món đồ chơi, và tâm tư của mình bắt đầu rời xa những món đồ chơi này. Ngài Kasapa Ngài ví dụ chuyện đó như là một sự trưởng thành trong sự tu tập và sự trưởng thành của mình trong sự tu đó nó bắt đầu từ thái độ là mình biết mở rộng bàn tay .

Chữ bố thí trong nhân gian thường sài mà chúng ta thường thấy là chữ bố thí mang tính cách là cho người ăn mày, cho người ăn xin, cho những ngừơi cùng khổ. Nếu trong một vài trừơng hợp quí Phật tử thấy rắng nếu bạn bè chúng ta mà họ xin chúng ta một cái gì đó, thí dụ như họ nói rằng họ muốn có một bữa cơm để ăn trưa nay, đến nhà chúng ta ăn cơm trưa được không, nếu chúng ta nói đến đi chúng tôi sẽ bố thí cho một bữa cơm, thì chữ bố thí đó nghe rất là nặng trong tiếng Việt của chúng ta.

Nhưng chữ bố thí ở trong kinh Phật và nguyên nguyên ngày xưa thì chữ bố thí đó bao hàm rất nhiều nghĩa, có nghĩa là cho, có nghĩa là tặng, có nghĩa là cống hiến, có nghĩa là cúng duờng. Ví dụ như đúng theo từ ngữ thì việc chúng ta dâng cúng hương đăng hoa quả lên bàn Phật cũng là một sự bố thí , cúng dường một bữa trai Tăng cũng là bố thí. Tại vì đã lâu đời rồi nên người ta nghĩ đến bố thí là làm chuyện phước thiện, và làm chuyện phước thiện thì chuẩn bần chuẩn thí cho người nghèo và vì vậy những người thọ thí là những người thấp kém.

Không phải như vậy, mà chữ bố thí đúng ra trong đạo Phật thì kể cả khi chúng ta cúng dường phụng dưỡng cho cha mẹ thì cũng là hành động nó nằm trong ý nghĩa của chữ bố thí trong kinh Phật, thì dầu cho cúng dường cho cha mẹ, cho tam bảo hay là cho bạn bè bất cứ điều gì hoặc giả chúng ta nói pháp cho nhau nghe cũng gọi là pháp thí. Chúng tôi nhớ ở chùa lâu lâu Hoà Thượng có nói rằng: "Có một nhóm Phật tử đến, Thầy Trụ Trì thí cho một thời pháp", thì có một Phật tử nói với chúng tôi rằng sao Hoà Thựơng nói nặng lời như vậy, sao Hoà Thượng không nói thuyết cho một bài pháp mà Hoà Thượng nói thí cho một bài pháp, thì chúng tôi nói là quả thật Hoà Thượng sống trong thế hệ trước do vậy đối với Hoà Thựơng chữ thí đó nó rất là gần, thí dụ như pháp thí, tài thí không có nghĩa gì nặng hết, nhưng trong mạch văn tiếng Việt hôm nay chúng ta nói là thí cho một bài pháp hay thí cho cái gì đó thì nghe hơi nặng một chút.

Bên cạnh đó lại có ý nghĩa khác là chữ dứt bỏ Càga thường dịch là Xả Tài. Xả Tài tức là chúng ta đem những gì của mình, tài sản của mình cho ngừơi khác gọi là xả tài, chữ tài ở đây là tài sản, chữ tài ở đây không phải là tiền thôi, và thường dịch là dứt bỏ, chữ dứt bỏ thì lại không có hay. Tại vì chữ bỏ có nghĩa là chúng ta quăng bỏ đi, dứt bỏ thí dụ như đôi giày rách chúng ta không sài chúng ta quăng thì gọi là dứt bỏ. Nhưng chữ Càga ở đây là Xả Tài là cái gì của mình mặc dầu rất là khó khăn để đem chia sẻ cho người khác mà mình vẫn có thể chia xẻ đựơc thì đaọ Phật gọi đó là Càga là Xả Tài. Thì pháp bố thí là một pháp giúp cho ta chuyển hoá tâm tư của mình, như khi chúng ta trưởng thành thì chúng ta bắt đầu biết rằng, nghĩ rằng cuộc sống có người hợp với mình , "Cuộc sống Ðông có mày, Tây có tao", chứ không phải chỉ có mình chúng ta sống trong cuộc đời, là chúng ta bắt đầu biết chia sẻ và hơn thế nữa chính vì khả năng có thể chia sẻ được, có thể ban bố được nên chúng ta mới có khả năng từ bỏ những ác pháp khác, nếu chúng ta không có khả năng bỏ các thứ nhỏ như là 5, 10 đồng thì đối với những tham sân si, đối với một cảm giác nào đó chúng ta rất là khó để từ bỏ.

Phải nói rằng cuộc hành trình của Ðức Phật cho dù ở trong một kiếp thôi như là kiếp chót khi Ngài thành Phật từ cương vị một Thái Tử đi xuất gia trở thành Samôn thì chúng ta thấy rằng trong suốt tiến trình đó là một tiến trình của xả ly của xả kỷ, từ việc rời bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con thơ cho đến từ chối để làm giáo chủ ở trong hội chúng của hội chúng Kalama hay là Uddaka , rồi cho đến về sau này khi Ngài tu khổ hạnh hoặc giả từ bỏ con đường khổ hạnh anh em kiều Trần Như bỏ Ngài ra đi v. v… thì đối với một người tu tập khả năng khả dĩ có thể xả ly quan trọng hơn là khả năng để thâu luợm.

Chúng ta thường nghĩ rằng trong đời người được nể mặt, gọi là đáng đựơc tán thán, đáng ca ngợi là những người có khả năng kinh ban tế thế, nước lã mà khuấy nên hồ có thể một tay gầy sự nghiệp, một tay có thể thủ đắc được sự nghiệp làm giàu với tiền muôn bạc vạn như ông Bill Gates có trở thành người giàu nhất đáng tán thán. Nhưng văn hoá trong Ðạo Phật, chính cả lời dạy của Ðức Phật thì Ngài dạy rằng; tâm thâu lượm thì hầu như là bản năng của mình, kể cả một đứa bé 10 tuổi cũng biết thủ đắc,có thể nó khéo hay không khéo, nó làm được nhiều hay ít, nhưng tâm gọi là cố chấp hay là chấp thủ vào tài sản của mình thì một đứa nhỏ cũng có thể có được, nhưng tâm xả ly thì đòi hỏi một trình độ tinh thần rất cao, và chính ở đây chúng ta nói là ảnh hưởng của bố thí. Vì vậy đối với Ðạo Phật thì những thiện pháp dẫn đầu bao giờ cũng là pháp bố thí, thí dụ như 10 pháp BaLaMật thì bố thí Balamật đứng đầu, hoặc giả thập hạnh phúc thì bố thí là đứng đầu hoặc giả 3 pháp của người cư sĩ thì pháp bố thí đứng đầu, thất thánh tài thì bố thí đứng đầu v.v…

Thì tại sao điều đó lại quan trọng như vậy? Bởi vì nó cho phép chúng ta hướng về một chân trời mới mà chân trời đó chúng ta phải sống ngược lại với bản năng vốn là một phần hết sức cột rễ của mình là sự thủ chấp làm thế nào để chúng ta có thêm mà chúng ta không chịu buông ra , không chịu xan sẻ. Nên ảnh hưởng của bố thí rất quan trọng.

Trong túc sanh chuyện kể về tiền thân Ðức Phật cho chúng ta thấy rằng đối với tự thân Ngài mà Ngài đổi lấy sự phục vụ tha nhân, thì phép bố thí mang tác dụng giống nhau, nghĩa là mình cho cuộc đời được bao nhiêu thì chính sự tu tập của mình lớn bấy nhiêu, tại vì đó là sự xả kỷ của mình, "Đừơng tu bố thí đứng đầu, vị tha là tánh vô cầu là tâm", vị tha là tánh nghĩa là tánh bố thí đó là vì người khác , nhưng sự vô cầu tức là sự xả kỷ chính là tâm của mình. Về cảm nghĩ nội tâm thì phải nói rằng rất lớn và chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng một ngừơi Phật tử làm công đức bố thí dù bất cứ trong trường hợp nào thì ảnh hưởng nội tâm quan trọng và thậm chí quan trọng hơn là kết quả của hạnh bố thí mà mang lại phước vật đời sau này.

No comments:

Post a Comment