Thursday, August 29, 2013

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử


Một điểm rất thường thấy trong kinh điển mà chúng ta ít có để ý, chúng ta thường rất thích nghĩ về sự luân hồi, sự luân hồi làm cho chúng ta nghĩ kiếp sau mình sẽ tốt hơn hay là nghe các vị Lama Tây Tạng có khả năng nguyện tái sanh vào chỗ nào rồi đời sau làm một vị hậu thân thì nghe cũng huyền hoặc cũng thú vị, và chúng ta nghĩ đời sau mình sanh vào chỗ này chỗ kia. Nhưng căn bản mà nói thì bước đi luân hồi là một sự trôi dạt, bước đi đó không phải là một chuyện đơn giản. Chúng tôi lấy ví dụ như là chúng tôi làm một cuộc hành trình từ đây sang Á Châu thì thật ra chúng tôi còn biết được chuyến bay đó đến có khi trễ có khi sớm, sớm và trễ thì làm cái gì, nếu mình đến đó lỡ có động đất hay có chiến tranh thì đại khái dự trù mình làm gì, điều đó cũng tương đối, nhưng mà một chuyến đi dài nó có hàng trăm ngàn lý do để sơ xảy, tuy vậy nó vẫn còn quá ít so với sự trôi dạt của luân hồi, sự trôi dạt của luân hồi là ở trong giờ phút lâm chung không phải dễ dàng để chúng ta tự chủ mà mình biết được là mình sẽ rời bỏ cuộc đời này bằng cái tâm nhẹ nhàng hay nặng nề, bằng cái tâm hoan hỉ hay sầu muộn, cảnh giới tái sanh của chúng ta cũng chưa biết đó là cảnh an lạc hay không an lạc, và những giá trị mà chúng ta có trong đời sống hiện tại này cũng chưa chắc là những giá trị mà chúng ta có trong tương lai, chúng ta sanh ra đời là một hài nhi, sanh ra đời là một chúng sanh ở trong bốn loại noãn thai thấp hóa thì thật ra khi chúng ta chào đời chúng ta không còn biết không còn nhớ gì về quá khứ của mình và chúng ta sẽ bị đưa đẩy theo giòng nghiệp lực. Ít có khi chúng ta hiểu được luân hồi là một sự trôi chảy, nó không phải là một điều như một chuyến đi nghỉ hè hay là đi cắm trại mà chúng ta nghĩ là sắp xếp mang thức ăn như vậy rồi mình lái xe đến chỗ đó rồi mình phải có sinh hoạt như vậy v.v... và chỉ có những người nghĩ và biết được điều đó thì mới sợ sự luân hồi.

TT Giác Đẳng - Không phải chỉ có hai đường - Minh Hạnh chuyển biên

No comments:

Post a Comment