Sunday, June 9, 2013

Phật Học Vấn Đạo - làm sao biết mình đang ở chỗ đúng hay ở chỗ sai.?

Hỏi:  làm sao biết mình đang ở chỗ đúng hay ở chỗ sai?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu trả lời :  Ở đây, khi tu tập nếu như chúng ta không sử dụng trí tuệ để nhận định, thì như vậy, chúng ta khó có thể biết được là mình đang ở chỗ đúng hay ở chỗ  sai, và chỗ đúng, chỗ sai này nói theo  nghĩa chung chung thì  có thể hiểu được.

         Nhưng nếu câu hỏi này được đưa ra thì chúng ta cần phải phân tách chỗ đúng, chỗ sai đó là chúng ta muốn ám chỉ cho cái gì. Cái chi chế đúng hay là chi chế sai, hay là pháp môn sai hoặc khi chúng ta thực hành theo đường lối mặc dù pháp môn có đúng, nhưng chúng ta thực hành như vậy đúng hay là sai, còn tuỳ theo mỗi trường hợp mà chúng ta quan niệm cái đúng hay là sai.

         Và bây giờ làm sao chúng ta biết được mình đang đúng hay là sai, chúng ta chỉ có hai cách nói theo như Đức Phật  thì tất cả các pháp môn tu tập đều nằm trong hai yếu tố căn bản đó là chánh niệm và tỉnh giác. Chánh niệm tức là sự ghi nhớ, sự ghi nhận và chính chánh niệm sẽ giúp cho hành giả pháp hiện hành vi của thân, của khẩu và của ý, còn tỉnh giác ở đây là trí tuệ nhận thức.

        Phàm làm một việc nào hễ khi chúng ta có chánh niệm có tỉnh giác là chúng ta có sự nhận định một cách sâu sắc về hành vi đó, về sự tu tập đó và nhờ có trí tuệ như vậy cho nên chúng ta không thể nhận định sai sự việc.  Cũng như khi chúng ta nói về giáo pháp làm sao để chúng ta có thể phân định được giáo pháp này là đúng hay là giáo pháp này là sai.

       Ở đây, nếu như riêng về sự đúng sai. Nếu chúng ta đề cập đến vấn đề là làm sao nhận định giáo pháp đúng hay là sai thì trong trường hợp đó chúng ta phải y cứ vào nhận thức pháp luật.  
- Nếu là pháp của Đức Phật thì là pháp đó phải là ly tham,vô nhiễm,
- Nếu là pháp của  Đức Phật thì pháp đó khi thực hành phải là  pháp lià khỏi dục ách phược, hữu phược, trí ách phược, vô minh ách phược,
- Nếu là pháp của ĐứcPhật thì pháp thực hành tức là  không có tích lũy kiếp sống sanh tử luân hồi. 
- Pháp của Đức Phật là đưa đến sự thiểu dục nghĩa là ít ham muốn, đi đến sự chi túc tức là biết đủ, đưa đến viễn ly tức là độc cư không thích ồn ào, không thích tụ hợp.
- Pháp của Đức Phật đưa đến sự tinh cần.
- Pháp của Đức Phật là đưa đến trạng thái không dễ dui.

 Pháp nào có tám đặc điểm trên thì đó là Pháp và Luật mà đức Phật Ngài đã thuyết. 

 Còn pháp nào không có tám đặc điễm trên thì đó là phi pháp phi luật không phải là lời dạy của bậc Đạo Sư.  

Đó là cách mà chúng ta nhận định về đúng và sai của chánh pháp .Còn nếu pháp mà chúng ta nghe được từ nơi một người nào đó, thì chúng ta lấy tám điều này để làm tấm gương hay làm kim chỉ nam để nhận xét.

        Còn nếu chúng ta nói về pháp môn, thì trong trường hợp đó chúng ta cũng phải dựa vào trí tuệ để mà  cứ vào căn tánh của mình.  Khi chúng ta là người có tánh đa tham, tánh đa si hoặc là người có tánh đức tin hay là tánh trí tuệ v.v...thì chúng ta phải lựa chọn một pháp môn thật đúng thật chính xác, nếu không như vậy thì chúng ta đã đi sai pháp môn thích hợp với căn tánh của mình.  Do vậy gọi là không tương ứng với căn tánh, và do không tương ứng với căn tánh như vậy, cho nên khi thực hành thì sẽ không có kết quả.

        Còn vấn đề đúng sai. Nếu chúng ta nói trong đời sống hàng ngày khi chúng ta có những hành vi , có những lời nói khiến người khác họ không vừa lòng, họ có thể chỉ trích lúc bấy giờ thọat đầu chúng ta khởi lên  sự hoang mang không biết mình làm như vậy có đúng hay là sai, tại sao bị chỉ trích, công kích, người ta ghét bỏ như vậy, thì trong trường hợp đó chúng ta phải dùng trí tuệ để suy sét  sở hành của mình, dựa trên phương diện luật mà Đức Thế Tôn đã chế định, dựa vào luật thì chúng ta sẽ biết rằng mình đã làm đúng hay làm sai, hoặc là chúng ta dựa trên tinh thần tu tập mà chúng ta có thể đoán biết được mình làm như vậy là đúng hay là sai, thì trong trường hợp đó luận về đúng hay sai không thể nào mà chúng ta xác định được một chiều, một khía cạnh để trả lời, mà chúng ta cần phải phân tách như vậy./.

No comments:

Post a Comment