Friday, March 1, 2013

1-2-2013 - Những vị Tu Sĩ Phật Giáo Cambochia mong ước thế giới hoà bình


Bài viết bởi Omar Havana, The Jakarta Post, 20 tháng 2 2013

Nguyễn văn Hoà Việt dịch



Siem Reap, Cambodia - Thoạt nhìn, đời sống của một tu sĩ Phật giáo Campuchia không khác nhiều với cuộc sống của một người bình thường. Họ ngủ, ăn, tắm, nói chuyện, và cười giống như bất cứ ai khác.

Tuy nhiên, với chiếc áo casa màu cam cho thấy những vị tu sĩ là những vị d đang cống hiến cuộc đời mình để tu tập thiền tịnh

Khoảng 130 vị tu sĩ trẻ đang tu tập tại chùa Wat Bo, một ngôi chùa ở trung tâm thành phố chùa chiền của Campuchia, Siem Reap.

Sống trong tu viện đòi hỏi họ phải cạo đầu ở tuổi lên 3, nhưng cuộc sống trong chùa lại lợi ích cho các trẻ em  từ những gia đình nghèo, vì có cơ hội để ăn đầy đủ và được học tập.

Trong số các vị tu sĩ thì có vị tu sĩ Piseth, đến chùa từ khi còn nhỏ làm một vi sadi với mơ ước có thể để giúp đỡ gia đình mình.

Ông nói: "Tôi đã trở thành một vị tu sĩ bởi vì gia đình tôi nghèo". "Tôi biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Tôi mơ ước sẽ được giảng dạy Phật Pháp và tiếng Anh cho trẻ em, những người như tôi, đã được đặt để trở thành tu sĩ vì đói nghèo. "

Bắt đầu một ngày của đời sống tu sĩ của Piseth là vào lúc bốn giờ sáng khi tiếng trống nổi lên báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Sau khi tắm nhanh chóng, ông và những vị tu sĩ khác với đôi chân đất tay ôm bình bát đi khất thực trên những đường phố của thành phố Siem Reap.

Đi trong sự im lặng, các nhà sư Campuchia đi bộ hai giờ mỗi ngày tay mang một cái bát bạc, những người Phật tử đặt vào đó những thực phẩm mà họ muốn cúng dường.

Điều khó khăn của cuộc hành trình này dĩ nhiên đôi chân của các tu sĩ bị nứt, nhưng sau đó được rửa sạch với niềm vui trở lại tu viện trước giờ ăn sáng.

Những vị tu sĩ và các ngôi chùa là nền tảng của Phật Giáo Cambochia

Trong cuối thập niên 1950, có khoảng 100.000 vị tu sĩ trong tổng sô dân chúng là 5 triệu. Tỷ lệ này rất cao  là do sự dễ dàng nhận trẻ em có thể vào và dể dàng rời khỏi Tăng đoàn.

Để trở thành một nhà sư và rời khỏi tăng đoàn là vấn đề lựa chọn của cá nhân, mặc dù về mặt lý thuyết, tất cả các thanh niên Campuchia trên 16 tuổi vào chùa tu gieo duyên một thời gian.


Phần lớn những người trẻ tuổi không có ý định trở thành vị tu sĩ suốt đời thọ giới Tỳ-kheo và thường tham gia trong Tăng đoàn thời gian ngắn một năm. Thậm chí nếu có chỉ là tạm thời, đối với các gia đình đó là niềm tự hào là trong gia đình có một nhà sư trẻ em.

Trong chùa có hai lớp học cho các nhà sư tại chùa - Sadi và Tỳ kheo.


Đó là trong các ngôi chùa mà cuộc sống hàng ngày của một nhà sư được phát triển.

Tại chùa Wat Bo, buổi sáng và buổi chiều được dành riêng gần như hoàn toàn để học tập. Chương trình giảng dạy cho các vị tu sĩ là các môn học như toán, tiếng Anh và Phật Pháp.


Vị tu sĩ Piseth cho biết: Trong tất cả các môn học, thì tiếng Anh là được ưa chuộng nhất, mặc dầu họ không có nhiều cơ hội để thực tập.


Tu sĩ Heng Buchea, 38 tuổi, là một vị tu sĩ của chùa Wat Bo cho biết "Tôi nói một chút tiếng Anh nhưng hiếm khi có thể thực tập nó".

"Nhiều khách du lịch đến để chụp ảnh khi chúng ta cầu nguyện hay khi chúng ta thư giãn ở chùa, nhưng rất ít người ngồi xuống để nói chuyện với chúng tôi và nếu chúng ta không nói chuyện với họ, thì tiếng Anh của  chúng tôi sẽ không thể để cải thiện khá hơn được."


Sự học tập liên tục trong ngày chỉ ngừng vào giờ chỉ định bữa ăn cuối cùng trong ngày.


Đây là một trong năm giới của khổ hạnh tu sĩ Phật Giáo, bao gồm không tham gia vào bất kỳ hình thức giải trí như ca hát, nhảy múa hoặc xem TV, không sử dụng các đồ trang trí cá nhân, không ngủ trên một chiếc giường sang trọng hoặc mang tiền bạc.

Dưới ánh nắng như thiêu đốt của bầu trời Cambochia thì những bóng mát của những tàng cây cao che phủ khuôn viên ngôi chùa Wat Bo, những nhóm sadi được học tập về Phật Pháp trong giờ học buổi sáng

Và âm thanh của tiếng trống đã phá vỡ không gian yên tịnh, đó là thời gian để cầu nguyện trong ngôi chùa.

Tất cả các tu sĩ sống trong tu viện Wat Bo đi đến một ngôi chùa nằm phía đông của tu viện. Từng người, họ đứng đối diện với Tôn Tượng vàng lớn của Đức Phật trong chùa.


Giữa nhấp nháy của máy ảnh của du khách, giọng nói trẻ trung tạo ra một bầu không khí gần như huyền diệu.

"Kinh điển của chúng tôi được dành riêng cho Phật, Pháp và tăng đoàn," Heng Bunchea giải thích.

Trong chùa, nhiều tu nữ trong bộ áo tu nữ màu trắng với đầu cạo đang đọc những lời kinh lòng sùng mộ sâu. Mặc dù giới cấm là các nhà sư không được tiếp xúc với phụ nữ, vai trò của họ trong tu viện lại là cơ bản.

Những phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là góa phụ, sống trong chùa và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của ngôi đền.

Họ chấp hành các quy tắc tương tự như các nhà sư và chuẩn bị các bàn thờ trong số các nhiệm vụ khác để đảm bảo các chức năng hoàn hảo của cuộc sống hàng ngày trong chùa.

Khi đêm bắt đầu rơi xuống thành phố Siem Reap. Bầu trời dường như để tôn vinh các nhà sư, những người với đầu cạo trọc và màu áo cà sa vàng của họ trong các màu sắc của hoàng hôn.

Ông Heng nói: "Tôi không hiểu tại sao các nước đi đến chiến tranh, tại sao người ta giết những người khác, hoặc lý do tại sao họ điên cuồng vì tiền. Nhưng tôi biết rằng điều này đang xảy ra trong thế giới chúng ta sống, do đó, tôi mơ một ngày được nhìn thấy thế giới thưởng thức sự hoà bình

No comments:

Post a Comment