Thursday, February 23, 2023

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Âm Nhạc

 ÂM NHẠC


Âm là tự lòng người ta mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thành ở ngoài miệng, mà thực hoá tự trong lòng.

Cho nên, nghe âm thanh mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng, xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở, đều hiện ra âm nhạc không giấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

Đất xấu, thì cây cối ngẳng nghiu; nước đục, thì tôm cá gày còm. Đời suy, thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tù khúc, những âm trên bộc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nước loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui, là đức suy.

Âm nhạc đã không có tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra, thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.

Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chính lại đức để làm âm nhạc, hoà nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hoà, thì mới chỉnh đốn được mọi việc.

TUÂN TỬ

GIẢI NGHĨA

- Cảm giác: thấm thìa, phát động và hiểu biết.

- Phát động; nẩỵ hiện ra.

- Phong tục: những cái người trẽn làm cho người dưới bắt chước gọi là phong; thói quen kẻ dưới tập nhiễm nhau gọi là tục.

- Chí hướng: lòng thích muốn việc gì.

- Đạo đức: cách ăn ở hợp với cương thường, nhẽ phải.

- Thịnh, suy: thịnh: hay hơn mãi lên; suy: kém dẩn đi.

- Nghiệm. ngẫm xem mà biết.

- Phiền: nhiều quá.

- Dâm đãng, tà khúc: giai gái chơi bời, nghĩ sằng làm bậy.

No comments:

Post a Comment