Friday, July 31, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 31 tháng 7, 2020

Truyện ngắn - giọt nước mắt cám ơn

Truyện ngắn
GIỌT NƯỚC MẮT CÁM ƠN
"Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!"

***

Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng "tạm thời không đón khách" treo lên.

Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
"Bác tài, cháu...cháu muốn ngồi xe của bác." - Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.

Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.

Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: "Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi."

Hai chữ "cám ơn" làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: "Lên xe."

Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: "Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống." Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: "Thật cám ơn bác, bác tài." Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột
nhiên trong lòng có chút ái ngại.

Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đằng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?

Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng "tạm không chở khách" treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học "tạm biệt", bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: "Cám ơn bác, bác tài."

Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.
Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?

- "Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần," em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

- "Vậy thì bác đưa con về nhà." - Bác tài nói.

Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

- Lần này không lấy tiền.

Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: "Đây là món quà bác tặng cháu."

Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: "Cám ơn bác, bác tài."

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!
Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.

Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình "nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx."

Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: "Là bác sao, bác tài ?"

Bác tài giật mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.

-"Cám ơn bác, bác tài." Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: "Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài."

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe
đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

"Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu."

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: "Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó."

Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

"Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ."

Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: "Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này."

Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: "Cám ơn ba", xuống xe cũng câu ấy: "Ba, con cám ơn ba", làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!

Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: "Ba, cám ơn ba."

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Qui Ẩn

- Con có thể giúp đỡ thế giới nầy như thế nào?
Thiền Sư đáp:
- Bằng cách tìm hiểu thế giới.
- Con sẽ tìm hiểu thế giới như thế nào?
- Bằng cách xa lánh thế giới.
- Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại như thế nào?
- Bằng cách tìm hiểu chính con.

Truyện cười trong ngày

CÓ CẢ HAI THỨ

Hai người bạn lâu ngày gặp nhau
-A ! Mạnh khoẻ chứ ? Có vợ chưa hay vẫn rửa chén quét nhà ?
-Ồ vẫn khoẻ ! Và có cả hai thứ – vợ và rửa chén quét nhà.

Thursday, July 30, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 30 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Bằng Lòng Với Cuộc Sống

Bằng Lòng Với Cuộc Sống

Sau một thời gian cần cù và chắt chiu, một người đàn ông nọ đã trở thành người giàu có nhất trong ngôi làng nhỏ bé của mình.
Từ lúc mua đươc một con lừa, anh ta mới có ý nghĩ làm một chuyến đi xa cho biết đó biết đây. Anh đến một ngôi làng khác lớn hơn ngôi làng của anh. Một ngôi nhà thật đẹp và sang trọng đập vào đôi mắt của anh. Sau khi dò hỏi, anh biết được đó là ngôi nhà của người giàu có nhất trong làng.
Anh bèn trở về ngôi làng nhỏ bé của mình và quyết chí làm ăn, dành dụm để có thể may ra xây được một ngôi nhà đẹp hơn ngôi nhà mà anh vừa trông thấy ở ngôi làng bên cạnh. Không mấy chốc, tiền bạc dư dả, không những anh đã xây được một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ hơn mà còn mua được cả đàn ngựa và xe nữa.
Lần này, anh vượt qua các ngôi làng nhỏ để đến một đô thị lớn. Tại đây, đâu đâu anh cũng thấy những ngôi nhà đẹp và ngôi nhà nào cũng đẹp hơn ngôi nhà của anh. Anh nghĩ bụng: cho dẫu có lao nhọc cả quãng đời còn lại, anh cũng không tài nào có thể xây được một ngôi nhà đẹp như thế.
Anh bèn tiu nghỉu đánh xe quay lại ngôi làng cũ của mình. Nhưng rủi thay, xe gặp tai nạn, anh đành phải bỏ chiếc xe để leo lên lưng ngựa cố gắng chạy về ngôi làng cũ của mình. Nhưng dọc đường, vì mệt mỏi và đói lả, ngựa cũng lăn ra chết. Người đàn ông chỉ còn biết lủi thủi đi bộ về nhà.
Đêm đến, giữa sa mạc, anh nhìn thấy một ánh lửa bập bùng từ xa. Anh nấn ná tìm đến và khám phá ra túp lều của một vị ẩn sĩ. Vào trong túp lều, người đàn ông mới nhận ra rằng có lẽ trong đời anh, chưa bao giờ anh thấy có cảnh nghèo nàn cùng cực hơn.
Anh ái ngại nhìn nhà tu hành rồi thắc mắc:
"Thưa ông, làm sao ông có thể sống được trong cảnh cùng cực như thế này?".
Nhà ẩn sĩ mỉm cười đáp:
"Tôi bằng lòng với cuộc sống... Thế còn ông, xem chừng như ông không được thỏa mãn về cuộc sống của ông cho lắm".
Người đàn ông ngạc nhiên hỏi:
"Sao ông biết tôi không được thỏa mãn?".
Nhà ẩn sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện rồi thong thả nói: "
"Tôi nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của ông. Đôi mắt của ông cứ chạy theo giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến với ông... Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn. Ông có thấy những ánh sáng yếu ớt đang chiéu rọi trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không mấy chốc, các ngôi sao mọc lên, và những tia sáng hoàng hôn biến mất. Những ánh sao tưởng chúng đang soi sáng cả bầu trời, nhưng khi mặt trăng vừa ló rạng, thì những ánh sao ấy cũng bắt đàu tắt ngụm. Vầng trăng sáng kia tưởng mình soi sáng cả trái đất, nhưng không mấy chốc, mặt trời mọc lên và mọi thứ ánh sáng của đêm đen đều biến mát. Nếu những thứ ánh sáng trên đây đều biết suy nghĩ về những điều ấy, thì có lẽ chúng sẽ tìm thấy nụ cười đã đánh mất".
Nghe câu chuyện ví von của nhà hiền triết, người đàn ông mở miệng mỉm cười, nhưng nỗi buồn vẫn còn thoáng trên gương mặt ông.
Vị ẩn sĩ tiếp tục câu chuyện:
"Ông có biết rằng sánh với tôi, ông là vua không?".
Người đàn ông tự nhiên so sánh căn nhà của mình với túp lều của vị ẩn sĩ. Nhưng đó không phải là điều mà vị ẩn sĩ muốn nói đến...
Ông cầm chiếc đèn đưa lên cao và mời người đàn ông đến gần bên mình.
Dưới ánh đèn, người đàn ông mới nhận ra rằng vị ẩn sĩ là người không còn ngay cả đôi chân để có thể di chuyển một cách bình thường.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Diễn Đạt

Một văn hào viết về tôn giáo quan tâm đến những quan điểm của Thiền Sư:
- Làm thế nào chúng ta khám phá được Thượng Đế?
Thiền Sư trả lời sắc bén:
- Qua việc làm con tim trong trắng bằng thiền quán, chứ không phải bôi đen những trang giấy bằng những diễn từ đạo giáo.
Và quay sang các đệ tử trí thức, Thiền Sư châm biếm:
- Hoặc làm cho không khí trở nên dày đặc bởi những cuộc tranh luận uyên bác.

Truyện cười trong ngày

CƯỚP LỊCH SỰ
Trên phố vắng , một thanh niên hỏi người phụ nữ qua đường :
-Thưa bà , bà thấy gần đây có ông cảnh sát nào không ạ ?
-Ồ ! không có đâu , nhưng có chuyện gì xảy ra thế ?
-Không , hãy đưa túi xách của bà ra đây .

Wednesday, July 29, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 7, 2020

Truyện ngắn - con bò khóc

CON BÒ KHÓC

Khi anh ta nhìn mà không tin vào mắt mình, anh ta thấy ở con mắt bên phải của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt dâng lên, càng lúc càng nhiều, cho tới khi mí mắt không thể cầm giữ được. Một dòng nước mắt thứ hai từ từ chảy xuống mặt con bò. Và anh ta không còn chịu đựng nổi. Con bò đang khóc.

***

Hôm ấy tôi đến sớm để hướng dẫn lớp thiền của tôi ở một nhà tù có các biện pháp an ninh không chặt chẽ lắm. Một phạm nhân mà tôi chưa hề gặp đang chờ để nói chuyện với tôi.

Anh ta là một người cao lớn, tóc tai, râu ria rậm rạp và trên cánh tay hình xăm trổ đầy; những vết sẹo trên mặt cho người ta biết anh ta đã trải qua nhiều cuộc đánh nhau ác liệt. Anh ta trông đáng sợ đến nỗi tôi tự hỏi vì sao anh ta lại đến học thiền. Anh ta không phải là loại người thích hợp.

Tất nhiên là tôi sai.
Anh ta kể với tôi rằng điều gì đó đã xảy ra cách đây vài ngày làm cho anh ta cực kỳ hoảng sợ. Khi anh ta bắt đầu nói tôi đã nhận ra giọng miền Ulster. Để cung cấp cho tôi vài thông tin về nhân thân, anh ta nói rằng anh ta lớn lên trên những đường phố bạo động nhất Belfast (n.d. thủ phủ của tỉnh Ulster, Bắc Ireland). Vụ đâm chém đầu tiên diễn ra lúc anh ta mới là một cậu bé bảy tuổi. Một thằng bắt nạt ở trường đã đòi số tiền dành cho buổi ăn trưa của cậu bé. Cậu bé nói không. Thằng đó rút ra một con dao dài và lên tiếng đòi tiền lần thứ hai. Cậu ta nghĩ rằng thằng đó chỉ dọa thôi. Cậu ta nói không lần nữa. Thằng bắt nạt không thèm nói lần thứ ba, hắn đâm con dao vào cánh tay của cậu bé bảy tuổi, rút ra, rồi bỏ đi.
Hoảng loạn, cậu bé chạy ra khỏi sân trường, với máu chảy ròng ròng, trở về nhà cha mình ở cách trường không xa. Người cha thất nghiệp nhìn sơ qua vết thương rồi dẫn con vào trong phòng bếp, nhưng không phải để băng bó vết thương. Người cha kéo hộc bàn, lôi ra một con dao làm bếp lớn, đưa cho con trai và ra lệnh cho cậu bé quay lại trường để đâm thằng kia.

Đó là cách anh ta được nuôi dạy. Nếu như anh ta không trở thành cao lớn và mạnh mẽ như thế thì đã chết lâu rồi. Nhà giam là một nông trại tù nơi mà những phạm nhân ngắn hạn, hay phạm nhân dài hạn sắp được tha, có thể chuẩn bị cho đời sống khi được ra, một số người học một nghề nào đó trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm do nông trại tù này cũng cung cấp thực phẩm rẻ tiền cho tất cả các nhà giam ở Perth, để giảm chi phí. Các nông trại Úc nuôi bò, cừu, và heo, chứ không chỉ trồng lúa mì và rau xanh, nông trại tù cũng thế. Nhưng không giống các nông trại khác, nông trại tù có một lò giết mổ ngay tại chỗ.

Mọi tù nhân đều có một việc làm ở nông trại. Nhiều tù nhân nói với tôi rằng công việc mà nhiều người muốn làm là những công việc ở lò mổ. Nhưng việc này được các tù nhân hung bạo ưa thích. Và công việc được ưa chuộng nhất chính là công việc của đồ tể. Anh chàng người Ireland to con này hồi đó là một đồ tể.
Anh ta mô tả lò mổ cho tôi nghe. Những hành lang làm bằng thép không gỉ rất chắc, rộng ở phần cổng ngoài , hẹp dần tạo thành một con đường giống như cái phễu khi chạy vào bên trong tòa nhà. Nối tiếp con đường hẹp đó là một bệ cao, nơi anh ta đứng với một khẩu súng điện. Những con bò, heo, hay cừu bị lùa vào con đường bằng thép đó bằng cách dùng chó và gậy thúc. Anh ta nói chúng sẽ kêu la, mỗi con theo cách của mình, và cố chạy trốn. Chúng ngửi thấy cái chết, nghe thấy cái chết, và cảm thấy cái chết. Khi một con vật đi qua bệ đứng của anh ta nó sẽ vùng vẫy, quằn quại và kêu la hết sức mình. Mặc dầu khẩu súng của anh ta có thể giết chết một con bò lớn bằng một phát bắn điện cao thế, nhưng con vật không bao giờ đứng yên cho anh ta nhắm bắn. Cho nên anh ta phải bắn một phát làm chúng choáng váng, và phát kế tiếp là để giết chết. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Hết con này đến con khác. Ngày này qua ngày khác.

Anh chàng người Ireland này bắt đầu trở nên bị bối rối khi kể đến biến cố xảy ra cách đây vài ngày làm cho tinh thần anh ta bị chao đảo. Anh ta bắt đầu chửi thề. Khi kể tiếp, anh ta cứ lặp đi lặp lại, "đó là sự thật !" Anh ta sợ tôi không tin.
Ngày hôm đó người ta cần thịt bò cho các trại giam ở Perth. Họ đang giết bò. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Anh ta đã quá quen với công việc giết chóc hằng ngày cho tới khi có một con bò đi vào theo cách không giống gì với những con vật anh ta từng thấy. Con bò này im lặng. Nó không hề rên rĩ. Đầu nó cúi gằm xuống, đi một cách cố ý, một cách tự nguyện, một cách chậm chạp, vào vị trí sát với bệ bắn. Nó không hề quằn quại, vùng vẫy hay tìm cách chạy trốn.

Khi đã đến vị trí nó ngẩng đầu lên, và nhìn chăm chăm vào người đồ tể, hoàn toàn không động đậy.

Anh chàng người Ireland chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào giống như thế. Đầu óc anh ta bối rối đến mụ mị. Anh ta không thể đưa súng lên, cũng không thể rời mắt khỏi đôi mắt của con bò. Con bò nhìn thẳng vào bên trong anh ta.

Anh ta như rơi vào một khoảng trống không thời gian. Anh ta không thể nói cho tôi biết thời gian ấy kéo dài bao lâu, nhưng vì con bò cứ nhìn chăm chăm, nên anh ta thấy một cảnh làm anh ta rúng động hơn nữa. Bò có đôi mắt rất to. Anh ta nhìn thấy trong con mắt trái của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt bắt đầu tụ lại. Lượng nước mắt càng lúc càng nhiều đến nỗi mí mắt không thể cầm giữ lại. Nó bắt đầu chảy từng giọt xuống má, tạo thành một dòng nước mắt lấp lánh. Những cánh cửa của trái tim bị đóng lâu ngày bắt đầu mở ra.

Khi anh ta nhìn mà không tin vào mắt mình, anh ta thấy ở con mắt bên phải của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt dâng lên, càng lúc càng nhiều, cho tới khi mí mắt không thể cầm giữ được. Một dòng nước mắt thứ hai từ từ chảy xuống mặt con bò. Và anh ta không còn chịu đựng nổi. Con bò đang khóc.

Anh ta kể rằng anh ta ném khẩu súng xuống đất, chủi thề và hét lên với các sĩ quan quản giáo rằng họ làm gì anh ta cũng được, "nhưng không được giết con bò ấy"

Anh ta kết thúc câu chuyện và nói rằng bây giờ anh ta là một người ăn chay.

Đó là một câu chuyện thật. Các phạm nhân khác của trại tù xác nhận với tôi điều đó. Con bò khóc đã dạy cho con người hung bạo nhất trong số những người hung bạo ý nghĩa của từ quan tâm.

Bài sưu tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Vô Vi

- Con phải làm gì để được tỉnh thức?
- Không làm gì hết.
- Sao lại không?
- Vì không cần phải làm điều gì đó để đạt đến tỉnh thức. Tỉnh thức xảy tới tự nhiên.
- Vậy thì không bao giờ có thể đạt tới tỉnh thức?
- Ồ! Có chứ.
- Bằng cách nào?
- Bằng vô vi.
- Và người ta phải làm gì để đạt đến vô vi?
- Chúng ta làm cách nào để thiếp ngủ và tỉnh dậy?

Truyện cười trong ngày

CHỨC VỤ

Mục sư đi truyền đạo tận Châu Phi xa xôi . Dọc đừơng , ông đụng phải một tên trong bộ lạc ăn thịt người tại đây :” Tại sao cứ nhìn tôi chăm chăm thế ?” mục sư hỏi
Thổ dân trả lời :” Tôi có nhiệm vụ kiểm soát lương thực trong bộ lạc ” .

Tuesday, July 28, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 28 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Niềm hi vọng của cậu bé

Niềm hi vọng của cậu bé

Một ngày nọ, có một cậu bé nhặt được 1 đôla. Cậu liền đến một cửa hàng bên cạnh đường hỏi: “Xin hỏi, ở đây bác có Thượng đế bán không ạ?” Người chủ cửa hàng không nói gì, ngại cậu bé quấy rối nên đã mời cậu ra khỏi cửa hàng.
Trời đã sắp tối đen rồi, cậu bé lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng sau. Không ngờ, đến cửa hàng thứ 29 thì cậu cũng được người chủ tiếp đón nhiệt tình.
Ông chủ cửa hàng thứ 29 mà cậu bé vào hỏi là một ông lão hơn 60 tuổi, đầu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. Ông nhìn cậu bé rồi hỏi: “Này cháu! Hãy nói cho ông biết, cháu mua Thượng đế để làm gì vậy?”
Cậu bé chảy nước mắt rồi nói với ông lão rằng: “Cháu tên là Bonnie. Cha mẹ của cháu đã mất từ khi cháu còn rất bé. Chú Rupp của cháu đã nuôi dưỡng cháu từ nhỏ đến bây giờ. Chú của cháu là một công nhân xây dựng, nhưng mới đây chú đã bị ngã từ trên cao xuống đất nên bị hôn mê bất tỉnh. Bác sĩ nói rằng, chỉ có Thượng đế mới cứu được chú của cháu mà thôi. Cháu biết rằng Thượng đế chắc phải là một thứ vô cùng kỳ diệu nên cháu muốn mua về để cho chú của cháu ăn. Như thế chú mới nhanh khỏi bệnh được ạ!”
Ông lão đỏ hoe mắt hỏi: “Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào?”
Cậu bé nhanh nhảu đáp: “Cháu có 1 đô la ạ!”
Ông lão vội nói: “Ôi thật may quá! Giá của Thượng đế đúng bằng 1 đô la đấy cháu ạ!”
Nói xong, ông đi vào ngăn kéo và lấy một chiếc chai đồ uống có nhãn hiệu “Nụ hôn của Thượng đế” và đưa cho Bonnie. Ông nói: “Cầm lấy đi cháu! Chú của cháu uống hết chai này là sẽ khỏi bệnh rồi!”
Bonnie vô cùng mừng rỡ, ôm chai nước vào trong ngực rồi lập tức trở về bệnh viện. Vừa bước vào phòng bệnh, cậu vui vẻ nói to: “Chú ơi! Cháu đã đem Thượng đế đến rồi đây! Chú sẽ nhanh chóng khỏe lại thôi!”
Mấy ngày hôm sau, một nhóm các chuyên gia y học có trình độ cao nhất đã đến bệnh viện tiến hành hội chẩn cho chú Rupp của cậu bé Bonnie.
Họ sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới để chữa bệnh và cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra, chú Rupp của cậu bé đã hoàn toàn hồi phục. Khi chú của Bonnie ra viện, nhìn số tiền viện phí quá lớn được ghi trên hóa đơn, anh đã suýt ngất xỉu.
Thế nhưng mà, phía bệnh viện đã nói với chú của Bonnie rằng: “Mấy hôm trước, có một ông lão đã đem tiền đến thanh toán hết tiền viện phí cho anh rồi. Ông lão ấy là một tỷ phú giàu có. Trước đây, ông ấy là chủ tịch của một tập đoàn đa quốc gia nhưng bây giờ đã về nghỉ ngơi mà ẩn cư bằng cách mở một cửa hàng tạp hóa bán qua ngày. Nhóm chuyên gia y học có trình độ cao kia cũng là do ông ấy đã bỏ ra một số tiền lớn để thuê đến đấy.”
Anh Rupp sau khi nghe xong đã cảm kích vô cùng, lập tức cùng cháu trai của mình đến tạ ơn ông lão kia. Khi họ đến nơi, mới biết được ông lão đã đóng cửa tiệm tạp hóa và đi du lịch nước ngoài.
Sau này, anh Rupp đã nhận được một lá thư do ông lão kia gửi đến. Trong thư ông viết: “Anh bạn trẻ! Anh có người cháu trai Bonnie, thực sự là quá may mắn đấy! Vì cứu anh, cậu bé đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để mua Thượng đế. Hãy cảm tạ Thượng đế! Là Thượng đế đã cứu tính mạng của anh!”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Thiên Tài

Một nhà văn đến tu viện để xin viết một quyển sách về Thiền Sư. Ông ta hỏi:
- Người ta đồn Ngài là một thiên tài, có phải vậy không?
Thiền Sư đáp với vẻ khiêm tốn:
- Có thể là như vậy.
- Điều gì làm cho một người trở thành thiên tài?
- Khả năng nhận biết.
- Nhận biết điều gì?
- Con bướm ở trong ổ kén; con chim phượng hoàng ở trong cái trứng; và vị thánh nhân ở trong một người phàm phu tục tử.

Truyện cười trong ngày

Gần giống nhau

Ông chồng chuẩn bị đèo bà vợ đến mỹ viện.
– Ông làm gì mà lâu thế?
– Tra mỡ vào xe cho dễ đi.
Lát sau, bà vợ từ trong mỹ viện ra.
– Bà làm gì lâu thế?
– Hút mỡ khỏi người cho dễ đi!

Monday, July 27, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói: xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa. Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:
- Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô-la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng, tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:
- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
- Tại sao lại lấy làm tiếc về cử chỉ đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:
- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
- Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
- Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, các bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:
- Chú đã có lý, tôi mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh phúc chính là tôi. Các bác sỹ không biết được bí quyết làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình”. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Thượng đế “cho thì có phúc hơn là nhận lãnh” Bởi vì, trao ban cho người tức là trao ban cho mình. Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: “Điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”.
Đó là lý luận của tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương thì con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới biết vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Thử Thách

Thiền Sư nói:
- Hoạn nạn có thể làm cho ta thăng tiến và tỉnh thức.
Thiền Sư giải thích tiếp theo:
- Một con chim hằng ngày thường tìm nơi trú ẩn trên những cành khô héo của một cây đại thụ mọc giữa cánh đồng hoang vắng. Ngày kia, một trận cuồng phong nổi lên làm tróc rễ cây đại thụ, buộc con chim đáng thương kia phải vỗ cánh cả trăm dặm đi tìm một nơi trú ẩn khác, cuối cùng, nó đến được một khu rừng với những cây cối nặng trĩu hoa trái.
Thiền Sư kết luận:
- Nếu cây đại thụ khô héo kia còn sống, không có gì thúc đẩy nổi con chim rời bỏ nơi an ổn sẵn có để bay đi.

Truyện cười trong ngày

Siêu chuột

Chú nọ huấn luyện được một con chuột bạch hễ đói là bấm vào một nút trên bờ tường. Một hôm, con chuột ấy mời một nàng “chuột công viên” về nhà chơi, cô ả vừa đến nơi đã õng ẹo:
– Anh mời em đến nhà mà không có thức ăn gì ư?
– Em yên tâm, anh bấm chuông gọi người hầu mang thức ăn ngay đây!

Sunday, July 26, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 26 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Đồng tiền lẻ

Đồng tiền lẻ

Đây là câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào.
Ông nói:
Nhà tôi ở một phố giữa Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao.
Tôi mở ví tiền và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Thưa ông , không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng . Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.
Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :
- Thật chứ ?
- Thưa ông , thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng.
Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:'' Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này''!
Vài giờ sau, khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên , thấy có một cậu bé đang đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:
- Thưa ông , có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ ? Tôi kẽ gật đầu .
Cậu bé tiếp :
- Thưa ông , đây là tiền lẻ hoàn lại... Rô-be nhờ cháu... mang đến trả ông… Rô-be là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…
Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:
- Vậy bây giờ Rô-be ở đâu? Hãy đưa tôi đến.
Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:
- Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.
Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô-be nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:
- Thưa ông, ông hãy lại gần đây.
Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em - bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.
- Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ? Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.
- …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.
Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô-be rằng: "Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em". Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần… Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy.
Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Giáo Dục

Dù ngờ vực đối với kiến thức và học vấn về những vấn đề thiêng liêng, Thiền Sư không bao giờ bỏ qua một cơ hội để khuyến khích nghệ thuật, khoa học và mọi hình thức hiểu biết khác. Vì vậy không lấy làm lạ khi Thiền Sư sẵn sàng chấp nhận lời mời để phát biểu trước một hội nghị đại học.
Thiền Sư đến sớm trước một giờ để dạo quanh khu đại học và chiêm ngưỡng các phương tiện tối tân dành cho việc học hỏi, chưa từng có trước kia vào thời của Thiền Sư.
Diễn văn của Thiền Sư không kéo dài đến một phút.
Thiền Sư nói:
- Những phòng thí nghiệm, những thư viện, những dãy hành lang, những mái hiên, những phòng giảng thuyết, tất cả những thứ ấy không có ích lợi gì, nếu thiếu một tâm hồn minh triết và cặp mắt biết nhìn.

Truyện cười trong ngày

Hàng xóm thế đấy

Trong phiên tòa xét xử vụ cướp của giết người, quan tòa hỏi nhân chứng là hàng xóm của nạn nhân:
– Thế tức là anh có nhìn thấy bọn cướp bóp cổ ông hàng xóm của anh không?
– Thưa tòa, nhìn thấy ạ.
– Anh khẳng định?
– Chắc chắn ạ!
– Vì sao anh không xông tới giúp?
Nhân chứng thản nhiên đáp:
– Tôi cũng định vào trợ giúp nhưng thấy bọn cướp tự giải quyết được nên tôi quyết định không can thiệp nữa.

Saturday, July 25, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 25 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Hiểu lòng con

Hiểu lòng con


Vợ của anh vì mắc bệnh nan y đã qua đời được 4 năm, để lại anh trong cảnh “gà trống nuôi con”. Dạo gần đây, công việc kinh doanh bận rộn và không như ý nên anh thường cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Một buổi tối, khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên anh chỉ chào đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ com-lê liền buông mình xuống giường, kéo chiếc chăn đắp. Thật chẳng thể ngờ được trong chăn có bát mì tôm, vậy là cả nước lẫn mì đổ ra làm bẩn hết cả chăn ga.
“Cái thằng ranh con này!”, sẵn cơn khó chịu trong người, anh quát ầm lên, tay vớ một chiếc móc quần áo, xồng xộc chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận. Đứa con trai vừa khóc vừa nói:
– Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.
Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang ôm bức hình của mẹ nó. Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, chu đáo hơn.
Khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ đi tìm, anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một món đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con. Đứa con không một lời giải thích, chỉ nói “Con xin lỗi ạ”.
Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lúc bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về, ném trước mặt con trai và quát:
– Sao mày lại làm những trò tai quái thế này hả?
Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:
– Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.
Mắt người bố cay cay hỏi con:
– Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?
Đứa con nói:
– Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.
Anh nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau, anh nói:
– Mẹ con giờ ở trên Thiên Đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì mẹ con có thể nhận được đấy.
Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.

Mẹ thân yêu của con,
Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục các mẹ cùng các con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi, nên con đã cố ý đứng trước một món đồ chơi điện tử. Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con, rất nhớ mẹ đấy! Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?
Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế, mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?

Đọc xong bức thư, anh òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: “Phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?”…

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Đấm Vào Cái Bóng

Với những người mới tới, Thiền Sư thường nói:
- Hãy gõ cửa thì cửa sẽ mở.
Với một vài người đó, về sau Thiền Sư lại nói một cách đầy ẩn ý:
- Làm sao phải đợi cánh cửa mở khi mà nó chưa bao giờ đóng cả?

Truyện cười trong ngày

Chết thật

Một ông đang đọc báo thì cáu ầm lên:
– Thế này thì có tức không chứ.
– Có chuyện gì thế? – Bà vợ trong bếp chạy ra.
– Bài thơ của tôi tên là “Vô đề”, thì họ lại in thành… “Vợ đẻ”!”.

Friday, July 24, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 24 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Xin cám ơn cuộc đời

Xin cám ơn cuộc đời
(Chuyện kể của một người con gái)

Bố tôi từng là một tài xế lái xe đường dài, từng là một người xởi lởi và tự tin. Nhưng năm tháng trôi qua, lần đầu tiên không nhìn thấy rõ đường đi, ông vẫn nói đùa rằng đường nhiều bụi quá. Và cũng ngày hôm đó, tôi bắt gặp bố đang lặng lẽ đeo thử cặp kính lão.
Bố tôi sẽ nổi cáu khi ai đó bảo rằng ông đã đến tuổi phải nghỉ ngơi!
Không lâu sau, bố bị đau tim, phải trải qua việc mổ xẻ. Khi qua khỏi, ông yếu hẳn đi và không thể đi làm được nữa!
Bố tôi vẫn sống - nhưng có một thứ, bên trong sâu con người ông thì không - Niềm vui sống!
Bố cũng không chịu làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Và không muốn gặp mọi người. Bạn bè đến thăm rồi cũng thưa dần...,bố còn lại một mình!
Càng ngày ông càng bẳn tính, bố chỉ trích mọi việc tôi định làm hay đã làm. Hằng ngày, tôi đều mong ước, có một ai đó để bầu bạn được với bố. Nhưng ước mong của tôi chưa biết đến khi nào, được trở nên hiện thực!
Một người bạn chỉ cho tôi, nên thử tìm một vật nuôi để bố khuây khỏa, và đã dẫn tôi tới một tổ chức chăm sóc vật nuôi vô chủ.
Sau khi điền vào một tờ đơn, tôi được người hướng dẫn đưa đi xem những dãy chuồng lớn với rất nhiều chó. Chúng đều mừng rỡ khi thấy có người tới. Nhưng tôi chưa vừa ý con nào, có con nhỏ quá, con to quá, hay con thì lông dài quá...
Khi tôi đến gần chuồng nhốt cuối cùng, tôi thấy một con chó từ góc xa của chuồng, đang nặng nhọc bước về phía tôi và lặng lẽ ngồi xuống. Nó rất gầy, nhưng đôi mắt của nó rất lạ: Bình thản và trong veo!
Khi tôi hỏi thăm về nó, người hướng dẫn diễn tả:
- Nó buồn cười lắm! không hiểu nó từ đâu tới, cứ ngồi thơ thẩn trước cổng. Chúng tôi đành mang nó vào và chờ đợi có ai đến tìm, nhưng hoài mãi mà không thấy ai, ngày mai là nó hết hạn...
- Hết hạn?..là anh định giết nó hay sao??? - tôi hốt hoảng!
- Cô ơi, đó là quy định. Chúng tôi không thể nuôi dưỡng hết số chó vô chủ đến khi chúng già được!

* * *
Tôi gọi ầm lên khi vừa vào đến cửa:
- Bố! bố ơi, xem con đem gì về này!
- Nếu tao cần một con chó, tao sẽ tự kiếm, và tao đã kiếm được một con chó tốt hơn là con chó gầy trơ xương này!
Ông phẩy tay: Mày giữ lấy nó, tao không cần!
Tôi tức nghẹn, vả lại bố cứ nhìn tôi bằng ánh mắt thách thức.
Đúng khoảnh khắc ấy, con chó lặng lẽ đi lại phía bố, và ngồi xuống ngay cạnh ông. Một cách chậm chạp, nó giơ một chân trước lên.
Bố tôi, lúc này ông lúng túng thật sự...Rồi ông cúi xuống, nắm lấy chân trước của chú chó như bắt tay, và rồi ông ôm con chó gầy vào lòng...
Đó là mở đầu của một tình bạn thân thiết. Bố đặt tên cho nó là Cheye. Họ cùng đi dạo mỗi buổi chiều. Họ ngồi trên bờ sông hàng giờ liền cùng nhau. Không nơi nào mà bố không cho Cheye đi cùng.
Bố và Cheye không rời nhau trong suốt ba năm sau đó. Bố không còn khó tính như trước, ông và Cheye gặp gỡ nhiều người, cả hai cùng có thêm nhiều bạn mới. Nụ cười đã trở lại trên môi và trong ánh mắt của bố. Cùng với đó là niềm vui sống...
Rồi một đêm khi đang ngủ, tôi cảm thấy cái mũi ươn ướt của Cheye cọ vào chân. Chưa bao giờ nó làm phiền giấc ngủ của mình, tôi bật dậy, vội vã chạy sang phòng bố. Bố vẫn nằm trên giường, thanh thản. Ông ra đi lặng lẽ, nhẹ nhàng như vậy!
Năm ngày sau, tôi lại khóc một lần nữa, khi trông thấy Cheye nằm chết bên cái giường bỏ không của bố.
Tôi chôn nó ở gần bờ sông, nơi mà bố tôi và nó hay ngồi câu cá. Đám tang của bố được tổ chức ở nhà thờ, rất nhiều người bạn của ông và Cheye đến dự, họ nhớ bố tôi và cả Cheye nữa, chú chó bất ngờ xuất hiện trong đời của bố, sự bình thản của nó khi đối diện với cuộc sống, dù khó khăn hay bất hạnh thể nào..., và giữ lại cho những năm tháng cuối đời của bố tôi là niềm vui và sự thanh thản.
Và tôi nhận ra được, cuối cùng thì mong ước của tôi cũng đã trở thành hiện thực. Xin cảm ơn cuộc đời!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Trình Diễn

Một đệ tử ngỏ ý muốn truyền bá Chân Lý cho người khác, Thiền Sư đề nghị một cuộc trắc nghiệm:
- Con hãy thử giảng thuyết và chính thầy sẽ tham dự để xem con đã sẵn sàng chưa?
Bài thuyết giảng của đệ tử thật truyền cảm. Khi chấm dứt, một người ăn xin tiến lại gần, đệ tử đứng lên và trao tặng một chiếc áo choàng, khiến toàn thể cử tọa xúc động.
Sau đó, Thiền Sư tuyên bố:
- Con ạ, lời lẽ của con rất hùng hồn, nhưng con chưa sẵn sàng.
Đệ tử chán nản hỏi:
- Sao lại chưa?
- Vì hai lý do: Con không để cho người ăn xin có cơ hội biểu lộ nhu cầu của mình. Và con không nên làm hoa mắt người khác về đức độ của con.

Truyện cười trong ngày

Tên trộm ngang ngạnh

Tại Pháp, một phiên tòa xử một tên trộm đã bị bắt tới lần thứ 6. Sau khi tuyên án, tòa hỏi tên trộm:
– Anh còn muốn biện hộ điều gì không?
Tên này đã đáp:
– Có, thưa các ngài. Tôi muốn đề nghị các ngài đừng đưa tôi vào tù nữa. Đã 5 lần các ngài cho tôi đi tù mà chẳng đem lại kết quả gì cả!

Thursday, July 23, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 23 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Bằng Lòng Với Cuộc Sống

Bằng Lòng Với Cuộc Sống

Sau một thời gian cần cù và chắt chiu, một người đàn ông nọ đã trở thành người giàu có nhất trong ngôi làng nhỏ bé của mình.

Từ lúc mua đươc một con lừa, anh ta mới có ý nghĩ làm một chuyến đi xa cho biết đó biết đây. Anh đến một ngôi làng khác lớn hơn ngôi làng của anh. Một ngôi nhà thật đẹp và sang trọng đập vào đôi mắt của anh. Sau khi dò hỏi, anh biết được đó là ngôi nhà của người giàu có nhất trong làng.

Anh bèn trở về ngôi làng nhỏ bé của mình và quyết chí làm ăn, dành dụm để có thể may ra xây được một ngôi nhà đẹp hơn ngôi nhà mà anh vừa trông thấy ở ngôi làng bên cạnh. Không mấy chốc, tiền bạc dư dả, không những anh đã xây được một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ hơn mà còn mua được cả đàn ngựa và xe nữa.

Lần này, anh vượt qua các ngôi làng nhỏ để đến một đô thị lớn. Tại đây, đâu đâu anh cũng thấy những ngôi nhà đẹp và ngôi nhà nào cũng đẹp hơn ngôi nhà của anh. Anh nghĩ bụng: cho dẫu có lao nhọc cả quãng đời còn lại, anh cũng không tài nào có thể xây được một ngôi nhà đẹp như thế.

Anh bèn tiu nghỉu đánh xe quay lại ngôi làng cũ của mình. Nhưng rủi thay, xe gặp tai nạn, anh đành phải bỏ chiếc xe để leo lên lưng ngựa cố gắng chạy về ngôi làng cũ của mình. Nhưng dọc đường, vì mệt mỏi và đói lả, ngựa cũng lăn ra chết. Người đàn ông chỉ còn biết lủi thủi đi bộ về nhà.

Đêm đến, giữa sa mạc, anh nhìn thấy một ánh lửa bập bùng từ xa. Anh nấn ná tìm đến và khám phá ra túp lều của một vị ẩn sĩ. Vào trong túp lều, người đàn ông mới nhận ra rằng có lẽ trong đời anh, chưa bao giờ anh thấy có cảnh nghèo nàn cùng cực hơn.

Anh ái ngại nhìn nhà tu hành rồi thắc mắc:

"Thưa ông, làm sao ông có thể sống được trong cảnh cùng cực như thế này?".

Nhà ẩn sĩ mỉm cười đáp:

"Tôi bằng lòng với cuộc sống... Thế còn ông, xem chừng như ông không được thỏa mãn về cuộc sống của ông cho lắm".

Người đàn ông ngạc nhiên hỏi:

"Sao ông biết tôi không được thỏa mãn?".

Nhà ẩn sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện rồi thong thả nói: "

"Tôi nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của ông. Đôi mắt của ông cứ chạy theo giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến với ông... Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn. Ông có thấy những ánh sáng yếu ớt đang chiéu rọi trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không mấy chốc, các ngôi sao mọc lên, và những tia sáng hoàng hôn biến mất. Những ánh sao tưởng chúng đang soi sáng cả bầu trời, nhưng khi mặt trăng vừa ló rạng, thì những ánh sao ấy cũng bắt đàu tắt ngụm. Vầng trăng sáng kia tưởng mình soi sáng cả trái đất, nhưng không mấy chốc, mặt trời mọc lên và mọi thứ ánh sáng của đêm đen đều biến mát. Nếu những thứ ánh sáng trên đây đều biết suy nghĩ về những điều ấy, thì có lẽ chúng sẽ tìm thấy nụ cười đã đánh mất".

Nghe câu chuyện ví von của nhà hiền triết, người đàn ông mở miệng mỉm cười, nhưng nỗi buồn vẫn còn thoáng trên gương mặt ông.

Vị ẩn sĩ tiếp tục câu chuyện:

"Ông có biết rằng sánh với tôi, ông là vua không?".

Người đàn ông tự nhiên so sánh căn nhà của mình với túp lều của vị ẩn sĩ. Nhưng đó không phải là điều mà vị ẩn sĩ muốn nói đến...

Ông cầm chiếc đèn đưa lên cao và mời người đàn ông đến gần bên mình.

Dưới ánh đèn, người đàn ông mới nhận ra rằng vị ẩn sĩ là người không còn ngay cả đôi chân để có thể di chuyển một cách bình thường.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Quyến Luyến

- Con không biết điều gì sẽ xảy tới ngày mai nên con muốn chuẩn bị cho sẵn sàng.
- Con lo sợ cho ngày mai, mà không nhận thức rằng ngày hôm qua cũng đầy dẫy những bất trắc.

Truyện cười trong ngày

Bằng chứng làm mất uy tín trầm trọng

Một anh chàng đi đâu cũng lớn tiếng rằng: “Trong nhà hễ vợ tôi hư là tôi vả gẫy răng!”. Anh ta nói điều này nhiều tới mức đã có một số người tin vào khí phách của anh ta. Thậm chí họ còn lập ra một hội có tên là “Hội trật tự gia đình” và tôn anh ta làm hội trưởng danh dự. Mãi cho tới một hôm người ta tình cờ phát hiện ra toàn bộ hai hàm răng của anh ta đều là răng giả thì hội đã âm thầm giải tán không kèn không trống.

Wednesday, July 22, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 22 tháng 7, 2020

Truyện ngắn - Trương Lương nhặt giày

Trương Lương nhặt giày

Có lần, Trương Lương nhàn rỗi tản bộ trên một cây cầu ở Hạ Bì thì xuất hiện một ông lão từ xa đi tới.
Ông lão cố ý tháo một chiếc giày ra, ném xuống dưới cầu, rồi quay lại nói với Trương Lương:

 “Tiểu tử, xuống nhặt lên hộ ta!” 

Trương Lương ngạc nhiên bởi giọng điệu khó nghe của ông lão, định gây sự lại, nhưng thấy ông lão đã lớn tuổi nên chàng cố nhẫn nhịn, lội xuống sông nhặt chiếc giày lên. Ông lão lại giơ chân lên bảo: 

“Mang vào!”

Trương Lương thầm nghĩ: “Dù gì thì mình cũng đã nhặt lên rồi, mang vào cho ông ấy cũng được thôi”, bèn quỳ gối xuống xỏ chiếc giày vào chân cho ông lão.

Đợi Trương Lương mang giày cho mình xong, ông lão liền cười lớn rồi bỏ đi. Trương Lương nhìn theo bóng ông lão khuất xa mà trong lòng không khỏi cảm thấy lạ kỳ.

Đi được một đoạn, ông lão quay lại nói với Trương Lương: 

“Tên tiểu tử này có thể dạy dỗ được. Năm ngày sau vào lúc sáng sớm, ngươi hãy quay lại đây gặp ta”.

Trương Lương thấy thâm ý của ông lão khó dò, chỉ biết quỳ xuống “xin vâng” một tiếng.

Năm ngày sau, trời vừa tờ mờ sáng, Trương Lương đã đến nơi hẹn, không ngờ ông già đã có mặt ở đấy từ lúc nào, trông thấy Trương Lương, ông nổi giận nói: “Có hẹn với người lớn tuổi mà mi lại đến trễ, như vậy có được không? Sáng sớm năm ngày sau hãy đến”. Nói xong liền quay lưng đi mất.

Qua năm ngày, lúc gà vừa gáy sáng, Trương Lương đã đến bên đầu cầu, oái ăm thay ông lão cũng đã có mặt ở đó, ông lão lại mắng Trương Lương vì sao đến trễ, bèn đuổi Trương Lương về và nói năm ngày sau nữa hãy tới.

Lần sau thì Trương Lương không dám trễ nữa, nửa đêm canh ba đã lò dò đến bên cầu đứng đợi. Một lúc sau ông già xuất hiện, nhìn thấy Trương Lương, ông bảo: “Phải vậy chứ!”.

Sau đó, ông lão lấy ra một cuộn sách tre và nói: “Đọc cuốn sách này có thể làm thầy cho bậc vương giả, sau 10 năm thì có thể nổi danh. Mười ba năm sau con có thể gặp ta ở Tế Bắc, dưới chân núi Cốc Thành Sơn có một tảng đá màu vàng tức là ta đó.”

Nói rồi ông lão bỏ đi mất, từ đó Trương Lương không còn gặp lại ông nữa. Trương Lương mang cuộn sách về nhà, đốt đèn lên xem, hóa ra đó là bộ “Thái công binh pháp” đã thất truyền. Trương Lương như đắc được bảo vật, ngày đêm nghiền ngẫm đọc sách.

Mười ba năm sau, Trương Lương cùng Lưu Bang đi qua Tế Bắc, quả nhiên nhìn thấy dưới chân núi Cốc Thành Sơn có một tảng đá màu vàng, Trương Lương liền mang về. Lúc mất, con cháu của Trương Lương đem thi thể ông an táng cùng tảng đá. Vì vị cao nhân truyền bộ binh pháp ấy cho Trương Lương không để lại danh tính nên hậu nhân gọi ông là Hoàng Thạch Công.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Mánh Lới

Thiền Sư ngồi nghe một người đàn bà than phiền về chồng mình.
Cuối cùng Thiền Sư nói:
-Thưa bà, hôn nhân của bà sẽ hạnh phúc hơn, nếu bà là một người vợ tốt hơn.
- Làm thế nào tôi có thể được như vậy?
- Bằng cách đừng cố làm cho ông ấy trở thành một người chồng tốt hơn.

Truyện cười trong ngày


Bí kíp không chết đuối

Một pháp sư tinh thông khí công ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc mở lớp: “Truyền thụ bí quyết không thể chết đuối”. Ông cho phát tờ rơi khắp nơi. Đây quả thực là điều có sức hấp dẫn khó tin, rất nhiều người sau khi xem, xúm đông xúm đỏ đến xin được truyền thụ bí quyết. Pháp sư dùng bút lông vạch một vạch ngang vào đùi mỗi người cả nam lẫn nữ và trịnh trọng nói: “Tuyệt đối không được lội xuống nước sâu hơn so với vạch mực ở chân, biết chửa?”.

Tuesday, July 21, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 21 tháng 7, 2020

Truyện ngắn Cuốn sách và giỏ đựng than

Cuốn sách và giỏ đựng than

Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.

Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ...

Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:

- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!

Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.

Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

- Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!

- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

THỰC VÀ MỘNG

Sáng nào Sư cũng thấy một thiền sinh trang nghiêm quỳ trước Phật đài, vừa lạy vừa lâm râm khấn nguyện rất mực chí thành. Hôm đó, Sư có việc đi vào thiền đường, vô tình nghe được: “Lạy Phật, con nguyện trở thành vị Đại Bồ Tát có lòng vị tha vô lượng, con nguyện đạt được trí tuệ như hải để mau kiến tánh thành Phật, con nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ để giúp Đức Phật A Di đà tiếp dẫn tất cả chúng sanh vào miền Cực Lạc, con nguyện... con nguyện...”
Hôm sau, Sư gọi thiền sinh đó đến và kể cho nghe một câu chuyện: “Thuở xưa có một chàng thanh niên vừa đến tuổi cập kê. Cha mất sớm nên mẹ già lo chọn trước cho anh một người vợ tương lai vừa ý. Rủi ro bà đau nặng nên chưa kịp dẫn anh ra mắt đàng gái. Biết mình khó qua khỏi, bà liền kêu con tới tả hình dáng vị hôn thê cho con và dặn sau khi bà chết, anh nhớ đi tìm người con gái ngoan hiền và tuyệt đẹp đó mà cưới làm vợ. Thế rồi bà mẹ qua đời.
Nhớ lời mẹ, sẵn là một họa sĩ, anh lấy giấy bút ra vẽ một bức “chân dung” vị hôn thê theo lời mẹ tả. Thế rồi mỗi ngày, anh đi cùng làng khắp xóm lục lọi kiếm tìm. Gặp người con gái nào, anh cũng đưa bức tranh tuyệt sắc giai nhân của mình ra để so sánh, nhưng tuyệt nhiên không có người con gái nào như vậy. Cuối cùng, quá thất vọng, anh đành ôm bức tranh tương tư héo mòn mà chết. Tiếc thay, vị hôn thê hiền thục của anh lại chính là người bạn láng giềng mà hàng ngày anh vẫn thường chuyện trò thân mật.”
Thiền sinh không hiểu ý, hỏi:
- Thưa Thầy, câu chuyện Thầy vừa kể có giúp ích gì cho con đâu?
Thiền Sư nói:
- Thế thì cũng tiếc thay, hàng ngày anh cứ đem bức vẽ lý tưởng của bản ngã mình ra mà cầu nguyện, còn bản lai diện mục ngày đêm diện kiến thì chẳng bao giờ anh mới thấy được!

Truyện cười trong ngày

Tài xế kể chuyện ma

Tôi là tài xế taxi, tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện của tôi như sau:

Hôm qua vào lúc 2h sáng, đường phố không còn phương tiện nào qua lại thì tôi gặp một cô gái vẫy xe. Cô gái nói:

– Cho tôi về nghĩa trang Văn Điển.

Hơi sợ nhưng tôi tin trên đời này làm gì có ma. Tôi vẫn cho cô ấy lên xe. Xe chạy được một đoạn, tôi nhìn qua gương chiếu hậu không thấy cô gái đâu. Tôi vội phanh gấp, quay đầu lại thì thấy cô gái đôi mắt long sòng sọc nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống. Nghĩ mình bị hoa mắt nên tôi nhấn ga chạy tiếp và lần này chạy nhanh hơn cho đỡ sợ.

Được một đoạn, tôi lại liếc vào gương chiếu hậu lần nữa thì không thấy cô gái đâu. Hoảng quá tôi phanh gấp, bánh xe lết cháy đường. Quay đầu lại phía sau, tôi thấy cô gái mặt đầy máu dí sát mặt vào tôi nói:

“Cha nội, có biết lái xe không vây??? Lái xe kiểu gì mà mỗi lần tôi cúi xuống buộc dây giày ông lại phanh gấp. Lần thứ nhất tôi đã không nói gì, lần thứ hai ông làm tôi giập cả mũi rồi đây này”.