Friday, January 31, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 31 tháng 1, 2020

Truyện ngắn - Cái tâm

CÁI TÂM

Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động từ xa đến tỉnh này. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.
Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.
- “ Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môm đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.
- Xin chào.. xin….
Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi”
Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vờ ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là tên ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” - Người phụ nữ xót xa nghĩ.
Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói.
- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?
Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:
- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?
Người phụ nữ gật đầu.
- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?
Sau khi nghe xong người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp, vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.
- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.
Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.
Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói:
- Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.
- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
- Số tiền em vừa đưa cho chị có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!
Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé.
Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu. Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:
- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?
Chàng trai lắc đầu:
- Không, chị ạ.
Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:
- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.
Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:
- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi.
Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nổỉ tiếng. Để đi tìm một người trợ lý đáng để tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.
Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng:
"Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó."
Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Đấy là thứ mà công ty tôi cần”.
Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Sống Còn

Một đệ tử ngày nào cũng hỏi Minh Sư mỗi một câu:
- Làm thế nào con gặp được Thượng Đế?
Và ngày nào Minh Sư cũng trả lời một câu giống nhau, đầy bí ẩn:
- Bằng sự ước muốn.
- Nhưng con ao ước gặp Thượng Đế với tất cả tấm lòng! Vậy tại sao con không gặp được Ngài?
Một hôm Minh Sư cùng đệ tử có dịp đi tắm trong một dòng sông. Ngài dìm đầu đệ tử xuống nước và cứ giữ như thế trong khi đệ tử đáng thương kia vùng vẫy một cách tuyệt vọng để cố thoát thân.
Hôm sau, Minh Sư bắt đầu gợi chuyện:
- Tại sao con cố vùng vẫy như thế khi thầy dìm đầu con xuống nước?
- Bởi vì con muốn thở.
- Con sẽ đón nhận và tìm thấy ân sũng Thượng Đế với tất cả khao khát cũng như con khao khát hít thở không khí, thì con sẽ gặp Ngài.

Truyện cười trong ngày

Xin giúp con

Thiền sư, dạo này con phát hiện mình càng ngày càng chán phụ nữ, chỉ có hứng thú với đàn ông. Xin thiền sư giúp con.”
Thiền sư không nói không rằng, nhảy lên nóc nhà.
Chàng trai hồ hởi đáp:” Ý thầy là con nên nhìn cao trông rộng, không cần câu nệ tiểu tiết?”
“Không, ta chỉ muốn tránh xa con chút thôi.”

Thursday, January 30, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 30 tháng 1, 2020

Truyện ngắn - cái tâm

CÁI TÂM

Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động từ xa đến tỉnh này. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.
Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.
- “ Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môm đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.
- Xin chào.. xin….
Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi”
Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vờ ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là tên ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” - Người phụ nữ xót xa nghĩ.
Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói.
- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?
Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:
- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?
Người phụ nữ gật đầu.
- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?
Sau khi nghe xong người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp, vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.
- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.
Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.
Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói:
- Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.
- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
- Số tiền em vừa đưa cho chị có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!
Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé.
Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu. Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:
- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?
Chàng trai lắc đầu:
- Không, chị ạ.
Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:
- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.
Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:
- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi.
Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nổỉ tiếng. Để đi tìm một người trợ lý đáng để tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.
Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng:
"Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó."
Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Đấy là thứ mà công ty tôi cần”.
Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Triết Lý

Trước khi xin làm đệ tử, vị khách muốn Minh Sư giúp mình một vài điều để được yên lòng.
- Thầy có thể dạy con về mục đích của sự sống?
- Thầy không thể.
- Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?
- Thầy không thể.
- Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?
- Thầy không thể.
Vị khách ra về, thất vọng và không hài lòng.
Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.
Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau:
- Tìm hiểu bản chất và ý nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ biết nhận và hưởng cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy.

Truyện cười trong ngày

Thiền sư

Chàng trai ủ rũ than thở với Thiền Sư: “Con hết lòng hết dạ với mối tình đầu, cô ấy nói gì cũng nghe, muốn sao cũng chiều, kết quả cô ấy chê con nhu nhược, ko có chính kiến đòi chia tay. Đến người thứ hai, con luôn tỏ ra quyết đoán mạnh mẽ, sẵn lòng lăn xả vì nàng, ko ngờ cô ấy bảo con quá hoàn hảo, ở cạnh con ko có cảm giác an toàn.”

Thiền sư bất giác đưa tay sờ đầu.

Chàng trai nhanh nhảu nói:” Ý của thầy là con nên dùng đầu suy nghĩ, tuỳ từng hoàn cảnh mà xử lý khác nhau?”

“Ý ta là một hoà thượng như ta thì hiểu gì về yêu đương chứ?”

Wednesday, January 29, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 1, 2020

Truyện ngắn - Đa thọ đa khổ

Đa thọ đa khổ
Hoàng Hải Thủy

Người Tầu có thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”Người sống lâu bị nhục nhiều.
Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.
Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ.
Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”
Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.
Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.
Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:
“Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”
Ông cầm tay tôi:
“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”
Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.
Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao.
Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.
Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.

o O o


Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.
Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào..
Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.
Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.

* Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội.
Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:
“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa. “
Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.
Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng.
Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.
Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời.
Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:
“Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.”
Ông nói:
“Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.”
Vợ tôi nói:
“Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”
Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được.
Ông kể:
“Vợ tôi nói:
“Bắn đi anh. Cho em đươc chết.”
Tôi nói lời cuối với vợ tôi:
“Em sẽ không cảm thấy đau.”
Và:
“Anh yêu em. Vĩnh biệt em”
Tôi nổ súng.”
Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói:
“Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.”
Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể:
“Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy.. Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi bố tôi là người tôi cảm phục nhất.”
Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:
“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”
Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo.
Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói:
“Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”
Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.

o O o


Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi.
Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.
Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói:
“Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”
Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.
Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.
Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gập Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết:
“Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lức phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.”
Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.
Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói:
“Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.
Bát đại khổ não ghi Tám Nỗi Khổ Lớn của con người:
Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.
Muốn có mà không có: Khổ 5
Có mà không giữ được: Khổ 6.
Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.
Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.

o O o


Mùa thu mây trắng xây thành.
Tình Em mầy ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?
Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng. Trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.
Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:

Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”

Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:

“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”

o O o


12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạ Virginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.
Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói:
“Xin Thiên Chuá tha tội cho em.”
Tôi nói:
“Em có tội gì. Mà Em có tội gì, Thiên Chuá cũng tha cho Em rồi.”
Nàng chỉ bị rập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.
Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.
Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.
Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.
Một tháng sau nàng đi được.

o O o


Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ:
“Tiếng thở này tắt là..”
Tôi cầu xin:
“Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”
Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.
Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.
Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói:
“Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói:
“Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi:
“Ðau lắm không?”
Ðau thì tôi biết bạn tôi đau nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào.
Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói:
“Ðứt ruột, nát gan.”
Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi:
“Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”
Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.
Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.

o O o


Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường: “Good bye.
See You next Life.”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Thực Tế

Một người mê cờ bạc, ngày kia nói với Minh Sư:
- Hôm qua người ta bắt gặp con chơi cờ bạc gian lận nên những người chung sòng đã cho con một trận nên thân và họ đã liệng con qua cửa sổ. Thầy thấy con phải làm gì đây?
Minh Sư nhìn thẳng vào mắt anh ta rồi nói:
- Nếu tôi ở vào trường hợp của anh, từ rày về sau, tôi sẽ chơi bài ở tầng trệt.
Các đệ tử giật mình, hỏi:
- Sao thầy không khuyên anh ta đừng chơi bài nữa?
Minh Sư trả lời ngắn gọn:
- Bởi vì thầy biết có khuyên như thế cũng chỉ bằng thừa mà thôi.

Truyện cười trong ngày

Con Nít Ranh

Một cậu bé chơi bóng, lỡ chân đá vỡ kính cửa sổ nhà nọ. Bà chủ nhà chạy ra giữ chặt quả bóng quát thằng bé:

- Chúng bay mà không sửa lại cửa kính cho bà thì đừng hòng lấy bóng về!

Một lát sau, cậu bé gõ cửa bảo:

- Bố cháu sẽ đến sửa ngay!

Quả nhiên, một người đàn ông đem theo hộp đồ nghề đang bước tới. Bà ta bèn cho thằng bé cầm bóng đi.

Người đàn ông sửa xong, nói với bà:

- Xin cho 50 đô !

Bà chủ ngạc nhiên kêu lên:

- Ô hay, ông không phải là bố thằng bé sao?

Người đàn ông cũng trợn tròn mắt:

- Thế bà không phải mẹ thằng bé à?

Tuesday, January 28, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 28 tháng 1, 2020

Truyện ngắn Sự hoàn hảo

Sự hoàn hảo

Có một anh sinh viên và một người Thầy lớn tuổi đang trao đổi với nhau về sự hoàn hảo.

Chàng thanh niên với sức khỏe và lòng nhiệt huyết luôn muốn đi tìm cho mình mọi sự hoàn hảo. Người Thầy đã chú ý lắng nghe và thấu hiểu anh. Với bao nhiêu năm sống và hiểu biết bao chuyện xảy ra, ông nhẹ nhàng nói với anh:

- Tôi có thể đề nghị con làm một việc được không?

- Dạ. Con rất sẵn lòng.

- Phía trước mặt chúng ta là sân cỏ. Con có thể ngắt cho tôi một lá cỏ mà con cho là đẹp nhất và hoàn hảo nhất không? Với điều kiện con chỉ được đi thẳng về phía trước và chọn, không được bước lùi lại.
Anh thanh niên đứng dậy và bắt đầu tìm kiếm. Bước bước chân đầu tiên vào sân cỏ, anh nhìn xuống chân và thấy một lá cỏ thật xanh mướt, anh toan đưa tay định ngắt lá cỏ. Nhưng… anh phóng tầm mắt lên phía trước, toàn một màu xanh ngắt và những lá cỏ đẹp hơn. Anh thanh niên bắt đầu bước tiếp bước chân thứ 2… rồi bước chân thứ 3… nhưng cũng như những lần trước, khi định ngắt những lá cỏ dưới chân, cậu lại thấy những lá khác phía trước…

Cứ thế…

Anh rảo bước, tìm kiếm… tìm một lá cỏ thật hoàn hảo. Nhưng… anh có biết đâu, mãi mê tìm kiếm, anh đã đi đến phía bên kia khoảng sân. Ở bước chân cuối cùng ấy, với một khoảng cỏ nhỏ nhoi trước mặt, anh đành ngắt một lá cỏ đẹp nhất trong đó và trở lại nơi người thầy đứng đợi.. Mặt anh không còn hào hứng như lúc đầu, có lẽ anh đã hiểu ý nghĩa công việc anh vừa làm. Lặng lẽ đến bên người Thầy, anh đưa ra lá cỏ. Cầm lá cỏ trên tay, người Thầy mỉm cười hiền hòa bảo anh ngồi xuống và nhẹ nhàng bảo:

- Thế đấy, con ạ. Trong cuộc đời mỗi người là vô số sự lựa chọn. Cũng như lựa chọn một lá cỏ, nếu con biết bằng lòng và không mãi tìm kiếm, hẳn con đã có được một lá cỏ hoàn hảo hơn rồi. Con người cũng vậy, họ luôn để cơ hội qua đi rồi mới bắt đầu nuối tiếc. Hãy suy nghĩ về câu chuyện ngày hôm nay, con nhé!”.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

SUY NGHĨ CHẲNG SUY NGHĨ

Một hôm, thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang tọa thiền. Có vị tăng hành cước thấy, hỏi:
- Thầy ngồi yên bất động ở đây suy nghĩ việc gì?
Dược Sơn đáp:
- Suy nghĩ chẳng suy nghĩ.
Tăng không buông tha, hỏi:
- Đã chẳng suy nghĩ, lại suy nghĩ cái gì?
Dược Sơn đáp:
- Chẳng suy nghĩ.

Truyện cười trong ngày

Con Nhớ Rồi

Bé Tí đi học về, bố xem bài kiểm tra thấy dưới điểm trung bình.  Bố giận lắm, lấy roi ra quất cho mấy cái.  Vừa đánh bố vừa đếm: "1 điểm này! 2 điểm này! 3 điểm này...! Nhớ chưa?".

Tí vừa giơ hai tay đỡ đòn vừa nói giọng run run qua tiếng khóc nức nở: "Thưa bố, con nhớ rồi.  Lần sau con cố gắng làm bài kiểm tra, tốt nhất là chỉ đạt được điểm "0" thôi bố ạ!"

Monday, January 27, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng 1, 2020

Truyện ngắn Không có gì là rác cả

Không có gì là rác cả


Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu. Ông cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường nhưng đành chào thua vì cuộc vật lộn cam go, có khi bao tử thường xuyên lên tiếng kêu khóc.
Giữa quạnh hiu đổ nát cả thân và tâm, một sự mầu nhiệm kỳ diệu nào đó đã dẫn bước chân vô định của Soko tới trước cửa chùa Daishuin ở Tokyo. Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng lự đôi ba phút rồi Soko mạnh dạn gõ cửa. Người mở cửa chính là Đại sư Zuigan Goto. Soko ngỏ lời xin được đại sư thâu nhận làm đệ tử. Đại sư chỉ hỏi một câu duy nhất :
- Ngươi tin ta chứ ? Nếu không tin ta thì có ở đây bao lâu cũng chẳng học được gì, phí công ta thôi.
Soko trả lời :
- Con xin hết lòng tin tưởng
Đại sư mở rộng cửa, lạnh lùng truyền :
- Theo ta.
Soko líu ríu theo vào. Tới góc sân, đại sư chỉ cây chổi tre, ra lệnh :
- Quét dọn vườn.
Trước khi cầm chổi, Soko quỳ xuống bái tạ đại sư đã thâu nhận mình.
Công việc quét vườn thì có chi là khó, Soko hăng hái quét... quét… và quét. Không bao lâu đã gom được đống rác cao nghệu đầy đất, sỏi, đá vụn và lá khô. Dừng chổi, Soko lễ phép hỏi :
- Bạch thầy, con phải bỏ đống rác này đi đâu ạ ?
Bất ngờ, đại sư quát lên :
- Rác! người nói gì? Không có gì là rác cả!
Soko ngẩn ngơ nhìn đống chiến lợi phẩm, không hiểu, đây không là rác thì là gì? Còn đang lúng túng thì đại sư lại bảo :
- Vào nhà kho kia lấy cái bao lớn ra đây.
Khi Soko tìm được cái bao mang ra thì thấy đại sư đang dùng hai tay, gạt đám lá khô sang một bên. Ông lại bảo :
- Mở rộng miệng bao ra.
Soko tuân lời, lẳng lặng theo dõi thầy đại sư quơ từng ôm lá, bỏ vào bao, thỉnh thoảng lại giậm giậm cho lá xẹp xuống. Cuối cùng, những lá khô trong đống rác đã được nhồi vào bao, cột lại. Soko lại nghe lệnh truyền :
- Đem bao lá này vào nhà kho, để dành đun nước tắm.
Vừa vác bao lá trên vai, Soko vừa nghĩ :
- Còn đống đất đá, không phải rác thì dọn đi đâu ?
Ấy thế mà khi ở nhà kho ra, Soko thấy đại sư đang lượm những viên sỏi, đá vụn ra. Trước vẻ ngẩn ngơ của Soko, ông vừa hỏi, vừa sai :
- Có thấy hàng hiên ngay dưới máng xối kia không ? Có thấy những chỗ bị nước mưa xoáy lồi lõm không ? Đem những sỏi, đá vụn này trám vào những chỗ đó.
Soko vừa làm, vừa thán phục thầy mình, vì quả thật, sau khi trám, không những chỗ lồi lõm bằng phẳng mà còn đẹp hẳn lên nữa.
Bây giờ, đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi. Nhưng kinh ngạc biết bao khi Soko quay lại sân, thấy thầy mình thong thả nhặt từng miếng đất, từng tảng rêu trên tay, rồi chậm rãi nhìn quanh, tìm những khe tường nứt, những chỗ lõm nhỏ trên mặt đât, từ tốn trám vào.
Bây giờ thì đống rác không còn đó. Nhưng cũng không phải là vật phế thải vô dụng gom quẳng đi đâu. Mỗi loại rác, nếu biết tận dụng, sẽ lại trở thành hữu ích.
“Không có gì là rác cả” là bài học đầu tiên đại sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử vừa thâu nhận, sau này chính là Thiền sư Soko Morinaga nổi tiếng của xứ Phù Tang. Viện trưởng Đại học Hanazono, thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản.
“Không có gì là rác cả !” tuy đơn giản mà bao hàm một thông điệp về triết lý duyên khởi. Trong rác có hoa và trong hoa có rác, rác chính là hoa và hoa chính là rác. Nhờ thấy được sự thật này nên không hề có sự loại bỏ, đối kháng và mâu thuẫn mà hoàn toàn nhuần nhuyễn, tùy thuận, các pháp cùng nương vào nhau để tồn tại và phát triển.
Hãy nhìn thật kỹ, thật sâu sắc vào những bất đồng, những việc không như ý và tất cả những gì được gọi là xấu xa, đáng loại trừ, vứt bỏ… “Nhìn” cho đến khi nào nhận ra “Không có gì là rác cả !” để ôm ấp, bao dung và tận dụng hết thảy thì cuộc sống này đẹp biết dường nào !

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

BA MÓN ĐỒ CỔ

Đệ tử của thiền sư Nhất Hưu là tướng quân Túc Lợi, mời thiền sư Nhất Hưu đến nhà dùng trà, và đem những món đồ cổ bày ra luôn miệng hỏi cách nhìn của Thiền sư. Thiền sư đáp:
– Rất tốt! Để tăng thêm sự sáng chói của những món đồ cổ của ông, ta cũng có ba món:
1.Khối đá của Bàn Cổ lúc khai thiên lập địa.
2.Chén ăn cơm của đại thần trung kiên nhiều triều đại.
3.Cây gậy vạn năm của cao tăng dùng.
Nếu như ông có thâu cất một chỗ thì hay lắm.
Tướng quân vui mừng quá nói:
– Cám ơn Thiền sư, cần bao nhiêu tiền một món?
Nhất Hưu đáp:
– Chẳng cần cám ơn, mỗi vật cần một ngàn lượng bạc.
Tướng quân tuy đau lòng, nhưng biết ba món này giá trị rất cao, do đó xuất ba ngàn lạng bạc mua, sai tùy tùng theo thiền sư Nhất Hưu đi trước đem cổ vật về. Nhất Hưu về đến chùa, bảo đệ tử rằng:
– Đem viên đá chặn cửa ra đây, lại có chén cơm cho chó ăn và cây gậy mà chính ta mua mười đồng bạc, đem cho người này mang về đi!
Thị tùng của tướng quân mang ba món đồ về trình chủ nhân và mói rõ mọi chuyện.
Tướng quân quá giận chạy tìm Thiền sư Nhất Hưu nói cho ra lẽ. Nhất Hưu tươi cười dạy:
– Trước mắt chính là lúc đói kém, mỗi nhà dân không đủ ba bữa cơm, tướng quân lại có lòng dạ nào mà thưởng thức đồ cổ? Nên tôi đem ba ngàn lạng bạc của ông cứu giúp dân nghèo, thay ông tạo công đức. Giá trị này trọn đời dùng chẳng hết, so với đồ cổ còn quý giá hơn.

Truyện cười trong ngày

Bố Cần Làm Gì Cho Con?

Một hôm mẹ đi vắng, bố bế đứa con nhỏ đặt lên giường và nhẹ nhàng hỏi:

- Không biết bố có cần kể cho con nghe một câu chuyện cổ tích không nhỉ?

- Không cần đâu bố ạ.

- Thế bố có cần phải hát để ru con ngủ không?

- Không cần đâu bố ạ.

- Thế bây giờ bố cần làm gì cho con đây?

- Bố ơi, con buồn ngủ lắm rồi, bố hãy để yên cho con ngủ.

Sunday, January 26, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 26 tháng 1, 2020

Truyện ngắn Không ai sung sướng cả.

Không ai sung sướng cả.

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ nuôi một con trâu và một con chó. Con chó được ở trong nhà còn con trâu phải ở riêng ngoài chuồng. Mỗi ngày trâu ra đồng cày bừa từ sáng sớm đến chạng vạng tối mới về, còn chó chỉ việc nằm ở cổng rào canh chừng cửa. Một hôm nọ trâu đi làm về,thấy chó nằm trước cửa nhà phe phẩy cái đuôi trông thật sướng, đang lúc mệt nhoài nó nổi cáu bảo:

- Không có ai sung sướng bằng mày,chỉ ăn rồi nằm. Thật là đồ vô tích sự!

Con chó nghe con trâu hậm hực nặng nhẹ mình thì buồn bã trong lòng, nghĩ trâu tuy to xác nhưng không có trí. Nó bèn nói với trâu:

- Anh trâu không hiểu đâu, tôi nào có sung sướng như anh tưởng. Anh tuy làm lụng nặng nhọc ngoài đồng nhưng có giờ có giấc ; sáng ra đồng, chiều lại về, tối còn được nghỉ ngơi, cứ lăn ra mà ngủ. Còn tôi, tuy nằm canh cửa giữ nhà trông có vẻ nhàn hạ hơn anh, nhưng thật sự thì mệt cầm canh đâu có ai biết. Nằm lim dim mà lòng không yên, phải để tâm canh giữ cửa nhà, không dám lơ là công việc. Nếu ngủ quên hoặc bất cẩn để xảy ra mất trộm thì tôi khó mà sống được . Đêm đêm trong khi mọi người ngon giấc, tôi có được nghỉ ngơi đâu, tôi phải lắng tai nghe ngóng, đưa mắt nhìn trông, hễ nghe có động tĩnh gì thì phải sủa to để cảnh báo. Lúc chủ nhà vui thì tôi còn được ăn no, chứ khi họ có chuyện buồn bực trong lòng thì bỏ mặc tôi đói khát, không ai để mắt quan tâm. Những lúc sân si nổi lên họ còn trút giận lên đầu tôi không thương tiếc, họ đánh họ đá, xua đuổi, chửi mắng tôi. Mỗi khi bạn bè, người thân của họ đến chơi mà tôi không biết, tôi sủa tôi vồ thì họ đánh tôi, chửi tôi là đồ ngu. Bạn bè họ đến chơi thì không sao, còn bạn bè tôi đến chơi thì bị họ đuổi đi, ném đá đến toạc đầu đổ máu. Ngẫm lại coi, anh và tôi ai sướng hơn ai chứ?

Con trâu nghe nói mới hiểu tình cảm của con chó, nghĩ mà thương nên an ủi:

- Đúng là mày cũng không sung sướng gì. Tao với mày ở chung nhà mà chưa một lần trò chuyện với nhau nên không hiểu nhau. Bây giờ tao đã hiểu nỗi khổ của mày, mày cho tao xin lỗi. Nghe mày nói tao mới biết cả hai chúng ta đều khổ cả.

Đang nói con trâu bỗng nghe tiếng chim ríu rít trên cành cây cao, nó nhìn nên rồi than thở:

- Bọn chim trời cá nước sung sướng làm sao! Chúng có thể tự do tự tại bên ngoài, không bị ai giam cầm quản thúc, không phải làm việc nặng nhọc vất vả, không phải chịu nỗi khổ của kiếp tôi đòi. Giá mà chúng ta có được cuộc sống vui vẻ như thế.

Khi ấy một chú chim nghe thấy lời trâu, bèn đáp lên lưng trâu nói:

- Anh trâu ơi, anh không biết đâu, tôi cũng không sung sướng hơn các anh đâu. Tuy loài chim chúng tôi không phải giữ nhà, không phải đi cày ruộng, không phải chịu cảnh tù túng bó buộc, nhưng chúng tôi cũng có nỗi khổ của mình. Hiểm họa luôn dình dập chúng tôi, những kẻ thợ săn có thể bắn chết chúng tôi bất cứ lúc nào. Tổ của chúng tôi làm khó khăn vất vả biết bao, chưa chắc ở được lâu vì sự phá hại của con người. Trứng chúng tôi sinh ra chưa kịp nở con thì đã bị con người lấy mất. Loài người biết thương con của mình nhưng nào biết thương con của kẻ khác. Các anh chỉ bị hành hạ, còn tôi bị cướp đi mạng sống của mình, chết rồi còn bị nhổ lông, xẻ thịt,nấu nướng, thân thể không vẹn toàn. Loài người ỷ mạnh hiếp yếu, nào biết tôn trọng sự sống muôn loài. Các anh có cái khổ của các anh, chúng tôi cũng có cái khổ của chúng tôi, không có ai sung sướng cả.

Bày cá đang ở dưới mé nước nghe trâu nói mình sướng cũng không đồng tình:

- Còn loài cá chúng tôi cũng không sung sướng đâu. Nhà cá chúng tôi thường bị loài người đánh bắt, mỗi lần bị sát hại chết đến cả bầy đàn. Không nơi nào là nơi để chúng tôi yên tâm mà sống, đâu đâu cũng có lưới bủa câu giăng, đâu đâu cũng có bàn tay con người truy bắt.

Trâu nghe chim và cá nói thì ngao ngán thở dài não nuột:

-Hóa ra tụi mày cũng khổ. Hiểu biết của tao hạn hẹp quá nên không biết còn nhiều nỗi khổ trên đời này. Nói như thế rồi trâu buồn bã đi vào chuồng,nó nằm mông lung suy nghĩ về thân phận của nó và bạn bè. Nó nghĩ, loài nào cũng bị con người hiếp đáp, làm hại. Cuộc đời thật bất công, loài người đối xử tệ bạc với các loài khác mà lại được sung sướng, không phải chịu sự khổ sở nào. Đang lúc đó bỗng trâu nghe tiếng quăng bát ném đĩa trong nhà vọng ra. Nó lắng tai nghe kỹ mới biết ông bà chủ đang gây gổ. Tiếng ông chủ gào lên:

-Sao tôi khổ đến thế này, không bằng con trâu con chó nữa! con trâu đi cày còn được nghỉ, còn tôi suốt tháng quanh năm phải bận bịu với nhà cửa, vợ con, cơm áo gạo tiền, làm quần quật đêm ngày không lúc nào rảnh rỗi. Tôi khổ sở như vậy là vì ai? vậy mà bà vẫn không để cho tôi yên, hễ thấy mặt là hạch sách, càm ràm, đay nghiến. Vừa phải thôi, làm quá tôi cho cả nhà ra chuồng trâu mà ở!

Nghe chủ nhà nói thế trâu bỗng giật mình, bất giác than rằng:

- Hóa ra sống ở trên đời đâu có ai không khổ!

Trong chúng ta, mỗi người có một hoàn cảnh, xuất thân, có một hoàn cảnh sống, có thể là vui, có thể là khổ, nhìn chung là như thế, song nếu xét cho kỹ thì không ai hoàn toàn hạnh phúc, chỉ khác nhau là ít, nhiều những nỗi vui, khổ mà thôi.Khổ và vui đan xen, chồng chéo nhau như một mạng lưới vô hình giăng bủa cuộc đời chúng ta, không một ai thoát cả. Người trẻ có những cái khổ của người trẻ, người già có những cái khổ của người già; người giàu có cái khổ của người giàu, người nghèo có cái khổ của người nghèo, dù trong hoàn cảnh nào cũng có những điều không như ý, cũng có những nỗi khổ thân, khổ tâm, hoặc cả thân tâm đều khổ. Có ai không lo lắng, không hối tiếc, không trông mong, hy vọng điều gì ? Có ai chưa bao giờ buồn phiền, thất vọng, hay bất mãn, chán nản? Có ai hoàn toàn khỏe khoắn, thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần? Chắc chắn là không có ai.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HƯỞNG PHƯỚC

Trước mặt vua Lương Võ Đế và quần thần. Vua hỏi:
- Từ trước đến nay ta đã cất chùa, xây tượng và nuôi hằng vạn tăng ni, vậy ta có phước hay không?
Tổ Bồ Đề trả lời:
- Không.
Vua hỏi tiếp:
- Người ngồi trước mặt ngươi là ai?
Tổ Bồ Đề trã lời:
- Không biết.

Truyện cười ngày tết

Chuyện kiêng ngày tết

Đêm giao thừa vợ chồng đi hát lộc, khi về nhà thì thấy có trộm đã lẻn vào nhà  khiên một số đồ đáng giá. Đến sáng mồng một người chồng gọi 911.
Xin báo là nhà tôi bị kẻ gian bẻ khóa, chúng đã lấy hết tiền và vàng mang đi rồi.
Ông hãy bình tỉnh và để nguyên tình trạng hiện trường, chúng tôi đến ngay bây giờ.
Oh, hãy khoan đến vì hôm nay là ngày mồng một tết chúng tôi kiêng người lạ đến xống đất, xin ông để đến ngày mồng ba hãy đến!!!

Friday, January 24, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 24 tháng 1, 2020


Truyện ngắn - Hai cái cây, sẽ chặt cây nào?

Hai cái cây, sẽ chặt cây nào?

Thầy hỏi: “Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?” Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: “Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi.”

Thầy cười cười, nói: “Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?”

Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời: “Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!”

Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: “Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?”

Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: “Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”

Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”

Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!”

Sau đó thầy liền hỏi: “Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?”

Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: “Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!”

Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: “Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Cuối cùng, có người hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?”

Thầy thu hồi nụ cười, nói: “Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

CƠN BÃO

Tàu đang ở giữa biển thình lình gặp bão. Khách hành hương run sợ xúm quanh vị thiền sư trong lúc chiếc tàu trồi lên hụp xuống, thành khoang rung lắc dữ dội.
Một người oán than: “Ta sẽ chết hết thôi.”
Một người rên: “Ước gì đã xử sự tốt hơn với vợ con.”
Một cô gái: “Tôi đã dự định đi hành hương về sẽ lập gia đình. Thầy ơi, lỗi tại thầy. Thầy đưa chúng tôi lên lên tàu này, rồi giờ đây chúng tôi sẽ phải chết với biết bao hối tiếc, biết bo dự định tương lai sụp đổ.”
Thiền sư rất nhẫn nại, bảo: “Các vị hãy nhìn đây.”
Ông lấy hai miếng gỗ hình tam giác đặt chúng gần nhau, chỉ chạm hai đỉnh chóp, nói tiếp: “Tam giác nằm trên là quá khứ, không có gì có thể níu kéo trở lại, hoặc thay đổi được. Tam giác nằm dưới là tương lai, phỏng đoán trước cũng vô ích thôi. Chỉ có chỗ chạm nhau nhỏ xíu này là hiện tại, thay đổi theo từng nhịp đập của trái tim quý vị.”
Nhóm khách hành hương hỏi” “Thế thì sao?”
“Thế đau khổ với những gì đã qua, hoặc buồn bã với những chuyện sẽ đến đều vô ích. Hãy sống với giây phút hiện tiền thế giới đang cho ta.”
“Đó là gì?”
“Hiện tiền.”
“Làm sao thực hiện được điều ấy?”
“Ta hãy lấy thực phẩm ra ăn nào!”

Truyện cười trong ngày

Ðừng Ngu Như Bố

Một chàng trai than thở với bạn:

- Hễ mình đưa cô nào về nhà giới thiệu thì y như rằng mẹ mình không đồng ý.

- Vậy bạn thử giới thiệu một cô gái giống tính của mẹ bạn xem - người bạn khuyên nhủ.

- Mình cũng đã đưa một cô như thế về nhà, nhưng bố mình phản đối gay gắt.  Ông ấy nói thầm vào tai mình rằng: "Đừng có ngu như bố ngày xưa con ạ".