Monday, October 31, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Khẩu nghiệp

 Khẩu nghiệp


Trong chùa, có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta. Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng. Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.

Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu. Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...

Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được. Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm. Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.

Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.

Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.

Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.

Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:

“Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng . Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm. Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt. Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”

Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa.


Cổ Học Tinh Hoa - Hỏi lễ

 Hỏi Lễ

Ông Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Châu hỏi Lễ ông Lão Tử…

Khi đưa Khổng Tử ra về, Lão Tử có nói: “Tôi nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Tôi tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn ngài một lời nói vậy: “Này, phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh sâu sắc, xét nét mà có khi đến phải thiệt mạng, đều là vì hay chê bai biếm nhẽ, nghị luận tâm sự người ta cả; những kẻ biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi phải khổ đến thân, đều là kẻ hay bươi móc phơi bày cái xấu, cái dở người ta ra”.

Khổng Tử cúi đầu thưa: “Vâng, tôi xin nghe lời dạy bảo ấy”.

Lão Tử nói tiếp: “Tôi nghe rằng: “Nhà buôn giỏi, khéo chứa của quý thì làm như người không có gì. Người quân tử thạnh đức, dung mạo như người ngu. Ngài nên bỏ cái kiêu khí và đa dục, cái thái sắc và dâm chí của ngài đi. Nó không có lợi gì cho cái thân ngài cả”.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TÂM ĐÁ

Hogen, một thiền sư Trung Hoa, sống đơn độc trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê. Một hôm có bốn nhà sư du hành xuất hiện và họ xin phép được nhóm lửa trong sân của ông để sưởi ấm.

Trong khi họ đang nhóm lửa, Hogen nghe thấy họ tranh luận về chủ quan và khách quan. Ông tham dự với họ và nói: "Có một tảng đá lớn. Các ông quán sát xem nó là ở trong hay ở ngoài tâm của các ông?"

Một trong những nhà sư trả lời: "Theo quan điểm Phật giáo thì mọi sự vật đều là đối thể hóa của tâm, cho nên tôi có thể nói rằng tảng đá ở trong tâm tôi."

"Cái đầu của ông chắc phải cảm thấy rất là nặng," Hogen nhận xét, "nếu ông đang mang theo mãi một tảng đá như vậy trong tâm của ông."

Truyện cười trong ngày

 Chiếm hết chỗ…

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!

Người giàu nói:

– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi

Sunday, October 30, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Cõi bụi trần ...!

 CÕI BỤI TRẦN...!

Một buổi trưa Trời nắng gắt.. có người phụ nữ bị mù bước chậm chạp trên con đường mòn ở một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư...

Tay không cầm gậy có lẽ lối đi này rất quen thuộc với bà.. gần bên vệ đường có 1 cây to.. bà hướng vào đó để trốn cơn nắng nóng...!

Bóng mát của tàn cây phủ trùm lên một khoảng đất rộng.. nơi đây là chỗ nghỉ chân của bà như mọi ngày bà sau những giờ đi xin.. bà chầm chậm tiến gần đến bóng cây.. rồi sẽ tựa vào đó để tìm một giấc ngủ.. và bà tự nghĩ mình cũng không thua gì một mệnh phụ phu nhân đang ngã lưng trên chiếc giường nhung êm ái...!

Đang mơ màng với ý tưởng nhỏ nhoi sẽ có được.. bất ngờ.. bà vấp phải một vật to làm bà chao đảo.. chưa kịp lấy lại thăng bằng thì bà đã nghe một tràng âm thanh giọng phụ nữ :

- Ai đó..? mù hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy..?

- Xin lỗi.. xin lỗi.. tôi mù cô ạ.. tôi mù thật mà.. cho tôi xin lỗi.. xin lỗi cô..! - Bà hốt hoảng trả lời khi vừa gượng đứng lên với đôi tay quờ quạng...

Giọng nói vừa vang lên trong trẻo quá.. chắc tuổi hãy còn nhỏ cở con mình là cùng.. bà nghĩ vậy và hối hận vì sự bất cẩn của mình..!

Im lặng.. không có tiếng trả lời.. mà rất đúng như bà suy đoán.. tiếng nói phàn nàn vừa rồi là của một cô bé chỉ trạc tuổi 14 - 15.. có điều bà không hề biết cô bé ấy cũng bị mù giống như bà.. cô cũng đi xin và đang ngồi nghỉ dưới tàn cây nơi bà hay ngồi..!

Riêng cô bé mù rất hối hận vì lời nói vừa rồi.. cô vẫn im lặng nghe ngóng.. còn bà vẫn không nhận lại một lời đáp lại nên nói lớn lên một lần nữa:

- Cho tôi xin lỗi.. tôi bị mù.. tôi mù thật đó..!

Dứt lời.. bà quay lưng bước vội đi chợt có tiếng cô bé cất tiếng gọi:

- Nè bà ơi.. tôi cho bà một ngàn nè..!

Một ngàn đồng.. số tiền nhỏ nhoi duy nhất mà cô đang có.. nghe thế bà rất mừng.. mừng vì nghĩ cô bé đã tha thứ cho mình hơn là mừng vì nhận được một ngàn đồng.. bà dừng lại quay ngược chiếc nón lá cũ kỹ đưa về phía tiếng nói.. chợt một chiếc lá vàng đang rơi rớt vào chiếc nón của bà..!

Với lời cám ơn như khẩn cầu:

- Cám ơn cô.. cám ơn cô nhiều..!

Khi bà đưa tay vào nón để lấy tiền.. bà mới nhận ra đó chỉ là một chiếc lá khô.. bà lẩm bẩm "con bé gạt mình.. chắc nó còn giận mình" rồi bà buồn bã chậm chạp lần bước đi..!

Trong khi đó.. trên tay cô bé vẫn cứ cầm tờ giấy bạc một ngàn đồng đưa về phía trước chờ đợi bà lấy.. nhưng cô lại nghe tiếng bước chân đã đi xa dần.. bà ấy không lấy tiền.. chắc bà vẫn còn giận mình.. cô nghĩ như vậy.. và cùng buồn bã giống hệt như bà..!

Chiếc lá vàng quá vô tình.. sao không rơi vào mặt hồ yên lặng mà lại rơi vào cái nón của một tâm hồn hiền hòa đơn sơ làm tan vỡ sự yên bình.. khiến hai tâm hồn cùng đau khổ khi cả 2 người họ một già một trẻ đều bị mù giống hệt nhau nhưng tâm họ sáng quá..!


Thế mà.. lại có những người có được đôi mắt sáng mà tại vì sao tâm trí của họ lại hoàn toàn bị mù..!

Cổ Học Tinh Hoa - Quên cả cái thân

 Quên cả cái thân

Vua Ai Công hỏi Đức Khổng Tử:

- Quả nhân nghe nói có người tính hay quên, lúc dọn nhà, quên mất vợ có thật không?

Đức Khổng Tử thưa rằng:

- Có người quên như thế cũng chưa lấy gì làm tệ. Có người còn tệ hơn nữa, quên cả đến cái thân của mình.

Vua Ai Công hỏi:

- Thế nào mà lại đến quên cả cái thân của mình nữa?

Đức Khổng Tử nói:

- Ngày xưa vua Kiệt nhà Hạ giàu có cả bốn bể, song làm đến thiên tử chỉ vì sao nhãng cơ đồ của tổ tiên, hủy điểm phát của nước nhà, tin dùng kẻ xiểm nịnh, ghét bỏ kẻ trung lương, ngày ngày say đắm sắc dục, săn bắn rượu chè, hoang du vô độ, sau đến nỗi bị ông Thang giết chết mà mất… Thế chẳng phải là thân mà quên cả thân là gì?

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 SÁT SINH

Gasan một hôm dạy dỗ những đệ tử của ông: "Những ai lên tiếng chống lại sự sát sinh và những ai muốn bảo tồn cuộc sống cho mọi sinh vật có tri giác đều đúng. Thật là tốt khi bảo vệ ngay cả các súc vật và các côn trùng. Thế nhưng còn những người giết thời giờ thì sao, những người đang tàn phá tài sản thì sao, và những người hủy hoại nền kinh tế chính trị? Chúng ta không nên bỏ qua cho những người này được. Hơn nữa, còn như người giảng pháp mà lại không hề giác ngộ thì sao? Người đó đang giết chết Phật giáo vậy."

Truyện cười trong ngày

 Chỉ tiêu chữ lẻ…

Có ông thầy đồ dốt, nhưng lại muốn học trò đến đông học nên hay xổ chữ. Ai đến chơi ngồi chuyện là ông ta tìm cách hỏi cho được vài câu chữ nho, tuôn ra hàng tràng những “chi hồ giả dã”, ra vẻ ta đây học thông, lắm chữ.

Bà vợ ở trong nhà, nghe mãi, sốt ruột, một hôm, ngồi ăn cơm khẽ bảo chồng:

– Ông ạ! Ông có một dúm chữ thì để làm lưng làm vốn, chứ gặp ai ông cũng vung vãi ra như thế, còn gì nữa mà làm ăn.

Ông ta mắng vợ:

– Bà biết gì mà nói! chữ của thánh hiền có phải như tiền bạc đâu, cứ tiêu là hết. Với lại đó là mấy chữ lẻ, còn vốn của tôi thì tôi xếp trong bụng này kia mà. Tôi chỉ tiêu những chữ lẻ đấy chứ!

Saturday, October 29, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Bố thí

 Bố Thí

Du Li


Có một lần đi xe hơi với cậu em từ San Francisco về Los Angeles khoảng mười một năm trước, cậu đề nghị giúp tôi phương tiện để "chị muốn làm gì thì làm, như viết sách chẳng hạn. Để chị không phải vội vã đi kiếm việc lo chuyện sinh kế." Hồi đó tôi mới nghỉ việc ở một hãng nọ, dọn về sống với bố mẹ tôi lúc đó đã già. Tôi từ chối ngay đề nghị đó. Viện nhiều lý lẽ, trong đó có lý "chị còn khỏe mạnh thì đi làm chứ. Sao lại để chú nuôi nhỉ?" Hồi đó cậu mới ba mươi mốt tuổi, là kỹ sư, không thích nói chuyện triết lý, và hoàn toàn không biết đạo là gì, nhưng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi : "Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc này khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ! Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!" Tôi tiếp tục biện luận hăng hái hơn trên suốt đoạn đường còn lại. Về chuyện "thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ỷ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái." Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết chính mình!

Nhưng câu nói "không biết nhận thì cũng không biết cho" của cậu bỗng dưng in chặt vào đầu tôi. Nằm trong đó cùng với những câu "từ nhãn thị đại chúng", "hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh như tro tàn và một trái tim nóng hổi", v.v... mà tôi đã thu thập trong những sách thiền từ hồi nào.

Rồi có một lần đọc được một truyện ngắn của chị bạn viết là hồi Thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau. Một hôm khi chị hỏi "Thầy muốn con làm gì" thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Đã bảy giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.

Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy ở trong tủ Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui một lần chót với Thầy. Để chị được phước báu. Chính chị là người NHậN, người được, người thụ ơn. Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Đời.

Không hiểu sao tôi thích truyện đó vô cùng. Lâu lâu đem đọc lại. Đến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hàng ngày vẫn thích "làm cho" người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì nếu tôi có thể tránh được. Cái tính này phải nói tôi "thừa hưởng" của ông bố. Hơn mười năm sống gần Cụ tôi nhìn thấy thật rõ ràng. Cả cuộc đời Cụ hy sinh cho vợ con. Giúp đỡ mọi người mà không kể ơn. Đến lúc già không còn quyền thế để giúp người như trước thì Cụ lại chắt chiu, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền dưỡng già gửi giúp đỡ họ hàng. Cụ cất và xếp những thư đầy tình cảm ơn nghĩa từ Việt nam gửi sang đầy chật ngăn kéo. Nhưng Cụ không thích phải "nhờ" con cái điều gì. Mặc dầu Cụ để tôi lái xe đưa đi bác sĩ, đi nhà thương, hay đi thăm mấy bà cô ở quận Cam, nhưng bao giờ Cụ cũng nói "lúc nào tiện." Nghe giọng thấy như miễn cưỡng. Những năm đầu Cụ không nói cám ơn. Cho đến mãi gần đây khi Cụ đã đọc kinh sách Phật thật nhiều tôi mới nghe Cụ nói "Thank you" với con cái. Ở nhà Cụ vẫn nhất định tự đun lấy nước sôi đổ vào bình. Tay Cụ run run nhiều lúc nước rớt ra ngoài. Tôi và cô em đã nhiều lần dặn "Cậu để đó chúng con làm cho. Không có lỡ bỏng thì phiền lắm!"

Bao giờ Cụ cũng trả lời "tôi làm được mà!"

Dần dần tôi thấy rõ là dù đã ngoài tám mươi, Cụ vẫn không thích ai làm cho mình cái gì nếu Cụ nghĩ là Cụ còn làm được. Phiền là nhiều lúc Cụ ước lượng sai về sức mình. Có thể là vì Cụ vẫn thấy chuyện Cho và Nhận, Người và Ta thật khác biệt, thật minh bạch như chuyện Ngày Đêm chăng. Tôi thỉnh thoảng cũng than phiền Cụ về chuyện này với các em. Vì tôi bắt đầu thấy là những phân biệt rõ ràng như Trắng Đen của mình và người đời, nhiều khi lại chưa hẳn là như thế.

Bắt đầu biết chuyện phân biệt Cho với Nhận chỉ là sản phẩm của "cái tôi" đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. Biết thế mà tôi vẫn bắt gặp mình "dẫy nẫy" lên mỗi khi các em tôi cho quà, và cứ thanh minh thanh nga là đã từ lâu mình không còn tự ái nữa. Biết thế mà tôi vẫn ghi sổ ký ức tên ân nhân và nóng lòng tìm cơ hội trả nghĩa. Cũng lại thấy rõ ràng là mình suy nghĩ và hành xử không đồng nhất. Cũng lại thấy lòng hơi bực bội mỗi khi nghe cô em út say sưa nói về chuyện "có đi có lại." "Give and Take" như là một bí quyết giao tế tối thượng trên cõi đời này. Bực nhưng chưa thấy tại sao mình bực. Có thể là vì chính trong lòng mình đang có tranh chấp về chuyện cho và nhận, chuyện ban ơn và thụ ơn chăng?

Cũng trong thời gian đó thỉnh thoảng tôi đi Oxnard thăm những ruộng rau. Ngày chủ nhật thiên hạ đi nhà thờ, đi chùa hay đi Bolsa ăn phở, thì tôi đi mót rau. Những ruộng rau nhà chủ vườn đã gặt xong, bỏ lại những cây rau không đủ tiêu chuẩn đầy ruộng, để mặc cho đến mùa sau. Tôi tới ngồi giữa ruộng rau ngắm những cây rau còn đầy sức sống. Những tàu lá phía ngoài xoè thẳng, thật xanh, có gân trắng chằng chịt như những nét họa tuyệt diệu. Như mạch sống đang trào ra ôm ấp bông súp lơ trắng tinh lấp ló bên trong đợt lá non chúp đầu vào nhau như bàn tay chắp búp sen lạy Phật. Tôi hít hà không khí trong lành và vùng bao la xanh ngắt vắng lặng. Từ cái yên bình của ngoại cảnh và nội tâm, tôi thấy niềm tri ơn vỡ bung ra ôm trọn vẹn tôi trong cái thinh không vô cùng đó. Không biết tên ai để nhớ, để có dịp trả ơn thì làm sao đây? Gọi là Đời, là Trời Phật ư? Nhưng làm sao trả ơn Đời? ơn Trời?

Mỗi lần đi như thế tôi thường khuân về hàng thùng rau đem biếu chùa và hàng xóm. Mọi người cám ơn. Nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ chính mình phải cám ơn họ, vì họ đã nhận và tiêu thụ hộ. Không có người nhận thì làm sao tôi có dịp cho. Làm sao tôi có cớ tiếp tục đi mót rau, để dần dần nhìn thấy lòng tham của mình. Nhặt cho nhiều. Tội gì, không có thì phí của đi! Nhưng thực ra thì làm sao mà phí được khi những cây rau bỏ lại sẽ chết đi, sẽ được cầy lên vùi vào lòng đất trở lại làm phân bón cho rau mùa sau. Biết vậy nên từ đó về sau tôi thường chỉ nhặt in ít đủ nhà dùng vài ngày thôi. Còn thì ngồi chơi với ruộng rau. Nhận hưởng nắng ấm trải dài, không gian đầy ắp sức sống và những hỉ xả của Đất Trời! Bỗng nhận thấy rằng mình vẫn nhận rất nhiều, hàng ngày của Trời Đất, mà không thắc mắc. Nhưng người với người thì tại sao nhiều vấn đề thường được đặt ra. Phải chăng vì cái "ngã" còn đứng ở đó đặt ra những chuyện "người cho kẻ nhận." Người có người không. Người đứng trên, kẻ đứng dưới, v.v... Mặc dầu kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh bố thí là hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố thí và kẻ được bố thí. Chỉ có việc bố thí. Để không còn có Người và Ta, không còn tự ái dù là tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có "ngã." Còn nhị nguyên. Còn tính toán hơn thiệt. Còn có đi có lại. Còn rất Đời. Chưa đi vào đường Đạo.

Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó nằm đầy ắp óc tôi. Nung nấu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng óc. Nhưng chưa bằng con tim. Tất cả còn nằm đó, trên óc. Được dùng để suy đoán, biện luận và phán xét. Chưa di chuyển xuống tim để biến thành máu chạy khắp toàn thân. Tới tận đầu ngọn tóc, tận kẽ ngón chân để trở thành đời sống và hành động tự nhiên như hơi thở.

Cho nên khi lâm bệnh phải nằm nhà thương cả tháng. Đầu óc nhiều lúc rất mịt mù, mất khả năng suy nghĩ mạch lạc rõ ràng. Thân thể thì hoàn toàn bất lực. Như chiếc xe hết xăng hết điện, nằm vạ giữa xa lộ. Tôi sống được hoàn toàn là nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều ở từ ông bác sĩ giải phẫu, cô y tá hàng ngày vào thay thuốc đến bà dọn phòng vào đổ rác mỗi ngày và bao nhiêu người làm khác để cho thân thể tôi được phục hồi. Tôi đã nhận rất nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi không sụp đổ. Tôi nhận được từ những Linh Thiêng của Đất Trời ân huệ cho tâm tôi mở ra. Bằng lòng đón nhận tất cả. Từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho thân thể bất lực. Làm tương lai trở thành hiện tại. Mọi dự phóng không còn chỗ đứng. Vì chính sự sống cũng trở thành bấp bênh, biến hóa khó lường. Trên bờ vực bấp bênh đó cái ngã nín thở nằm yên. Đợi chờ. Rồi trong niềm yên lặng vô biên bên trong, và những thương yêu chân thật bao bọc bên ngoài những hiểu biết nung nấu trong óc bỗng bung ra. Tìm đường xuống tim.

Kỷ niệm một buổi tối đi nghe giảng. Rồi thiền với một nhóm người mới gặp lần đầu. Sau khi xả thiền, mọi người đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau theo cách "Nhận Cho." Tay trái ngửa lên cho tay người đứng bên trái mình úp xuống. Tay phải úp xuống tay trái của người đứng bên phải mình. Tất cả mọi người đều làm như vậy thành vòng tròn. Từng đôi bàn tay khum lại ôm lấy nhau. Mọi người cùng nhắm mắt trong một phút cho điện (energy) luân lưu giữa những người trong nhóm. Qua bàn tay mở ngửa, điện nhận được từ người bên trái chạy qua người mình rồi truyền đem cho người đứng bên phải, qua bàn tay mình úp xuống tay người. Truyền cho nhau "thanh điện" và tẩy biến những "trược điện" của nhau. Hôm đó ra về không những là thấy lòng vui thân khoẻ mà còn thấy mình thích quá, thích quá về lối cầm tay kiểu này. Tôi thường vẫn không thích cái kiểu nắm tay nhau, nhất là lại nắm chặt. Bởi vì thấy như có một sự nắm giữ làm của riêng và khi một người muốn buông tay ra, mà gặp người kia không đủ mẫn cảm để nhận biết, thì sẽ có một sự vẫy vùng nho nhỏ. Lối cầm tay này thật nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Lúc đó tôi nghĩ vậy.

Kỷ niệm này trở về với tôi nhiều lần trong lúc nằm trên giường bệnh. Câu nói của cậu em mười một năm về trước trên chuyến đi từ San Fran về Los, cùng với câu chuyện của chị bạn về Thầy Thiên Ân và những kinh nghiệm về Nhận và Cho thu thập bấy lâu trong cuộc đời vẫn cất giữ trong óc, bỗng hiện ra như những mảnh puzzle. Ghép vừa vào nhau. Dần dần. Rồi một hôm nằm đọc kinh Phật nói về hạnh bố thí và giảng tại sao nên bố thí, tôi cảm thấy như mình vừa ráp xong mảnh puzzle cuối cùng. Bỗng nhìn thấy như một người tù sau bao năm nằm trong ngục tối được giải phóng để nhìn thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.

Khi ra khỏi bệnh viện, tôi lên San Jose để tiếp tục nghỉ ngơi và dưỡng bệnh tại nhà một người em trai đã có gia đình. Tôi thoải mái trong sự nhờ cậy rất nhiều ở mấy người em. Một anh bạn từ thủa trung học với em trai tôi nghe tin cũng ân cần lại thăm. Anh tình nguyện chở tôi đi bệnh viện khi cần. Thấy tôi khen cây hồng dòn nhà anh, anh cắt cho tôi những chùm hồng vàng cam còn cả lá. Anh đem cho bánh dẻo vợ làm và cuốn băng nhạc chọn lọc thu những bài ca Việt và Mỹ thịnh hành hồi đó khi anh hay xuống chơi với em tôi vào đầu thập niên 60 ở Phú nhuận. Tôi không thắc mắc khi nhận quà anh cho. Cám ơn anh mà không lúng túng. Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh cháu tôi hồi một tuổi. Hồi đó tôi đến trông cháu những ngày em tôi đi làm. Đến giờ ăn, chú bé nằm u ơ chờ tôi hâm sữa đem lại. Không thắc mắc. Ăn xong chú buông chai không xuống thảm. Nhìn tôi. Cười. Không lúng túng. Và u ơ đòi bế ra đứng cửa sổ ngóng mẹ về.

Cũng vẫn cùng là một vòng tròn. Lúc đó chú bé đứng bên phải tôi ngửa tay cho tay tôi úp xuống. Bây giờ tôi đứng bên phải anh bạn, tay ngửa lên đón bàn tay anh. Chẳng mấy khác, thì tại sao không thể cũng nhìn cười như chú bé kia. Khi đã biết rằng có một người khác đang đứng cạnh mình bên phải tay ngửa lên cho bàn tay mình úp xuống. Khi biết rằng những người đứng bên phải và bên trái mình luôn luôn đổi chỗ hàng giờ hàng ngày trong cùng một vòng tròn, hay sang một vòng tròn khác. Còn gặp lại hay sẽ không bao giờ gặp nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. "Ân nghĩa xin nguyện đền." Nhưng không phải là tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa. Mà luôn luôn giữ đầy ắp trong tấm lòng biết ơn Đời ơn Người để luân lưu đi những ân huệ nhận được từ người phía trái sang cho người bên mặt. Để chuyển hóa những đắng cay của Sân hận nhận được thành ngọt ngào của Hỷ xả Tha thứ đem cho người đứng bên. Không sổ sách trong tâm.

Trước Giáng sinh, cô em gái ở Virginia gửi cho ít quần áo ấm mặc trong nhà. Cùng với tấm thiệp nhắc nhở tôi là "everyday should be Christmas and we hope you will in everyday have the comfort of receiving as well as the joy of giving." (Mỗi ngày đều là Giáng sinh và chúng em mong là chị sẽ mỗi ngày cảm thấy thoải mái khi nhận và vui sướng khi cho). Tôi muốn nói với cô rằng từ ngày bệnh hoạn đến nay đối với tôi "everyday IS Christmas." Và tôi đã cảm nhận được Niềm Vui hồ hởi cả trong hành động NHẬN và CHO. Trong thực tế lúc này tôi không làm được gì Cho ai. Ngay cả mấy con tem nhiều khi cũng phải nhờ người đi mua. Nhưng sao tôi cảm thấy như có rất nhiều để cho. Phải chăng vì tôi nhận được từ Đất Trời và Người rất nhiều. Mỗi ngày. Nhận được nhiều thì cũng có rất nhiều để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa và luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng hoặc thêm thắt một chút hương hoa. Rồi có lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng. Mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng. Không ngừng. Tự nhiên như bốn mùa thay đổi. Như lẽ vô thường của vạn vật. Bỗng khám phá ra một quyền tự do căn bản và tối thượng của con người mà cả đời mình không hề biết tới mặc dầu vẫn tự hào là người tự do. Bỗng hiểu tại sao trong sáu phép Lục Độ bố thí là hành (động) đầu tiên của người Phật tử, và là hạnh thấp nhất. Nhưng chính hạnh bố thí cũng có thể là hạnh cuối cùng đưa con người tới giải thoát. Trọn vẹn. Đời đời.

Cổ Học Tinh Hoa - Nhường thiên hạ

 Nhường thiên hạ

Vua Nghêu nhường thiên hạ cho Hứa Do có nói rằng:

- Khi mặt trời, mặt trăng đã mọc mà cứ cầm đóm đuốc, soi sáng như thế, chẳng cũng khổ lắm ru! Khi đang mong mưa, trời đã mưa mà cứ còn dội nước, tẩm tưới như thế, chẳng cũng nhọc lắm ru! Nay có ngài ra đời, đức thịnh tài cao, thiên hạ tự khắc cảm hóa bình trị, thế mà tôi cứ giữ lấy thiên hạ, thì tôi tự nghĩ lấy làm kém lắm. Xin nhường thiên hạ cho ngài.

Hứa Do nói:

- Nhà ngươi trị thiên hạ đã được bình trị, mà ta còn thay nhà ngươi, như thế chẳng là ta không có cái "thực" làm cho thiên hạ bình trị mà ta lại nhận lấy cái "danh" bình trị thiên hạ ư? Vả cái "danh" là người khác của cái "thực", nếu không có thực mà lại đương lấy danh, thì chẳng hóa ra ta làm người khác không có chủ ư? Con chim làm tổ ở rừng chẳng qua chỉ một cành cây, con chuột uống nước ở sông chẳng qua chỉ đến no bụng. Thôi, xin nhà ngươi cứ về mà trị lấy thiên hạ, ta có dùng thiên hạ làm gì! Người nhà bếp mà trông nom việc bếp, thì ngươi giữ lấy việc tế tự cũng chẳng có thể bỏ đèn hương, mà làm thay cho được.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

  ĐUN NƯỚC THẾ NÀO

Sư phụ hỏi: Nếu con phải đun sôi một ấm nước, nhóm lửa đun được một nửa thì phát hiện không đủ củi, vậy thì con phải làm như thế nào?

Có đệ tử nói vậy thì phải nhanh chóng đi tìm, có người nói đi mượn, có người nói đi mua.

Sư phụ lại hỏi: ‘Tại sao không đổ bớt nước trong ấm ra nhỉ?’

Vạn sự việc trên thế giới này không phải đều như ý, có thể xả bỏ thì mới có thể đắc được.

Truyện cười trong ngày

 Lộn Nhà

Tại phiên tòa:

- Bị cáo hãy cho biết, đang đêm anh lẻn vào cửa sổ nhà người ta để làm gì?

- Thưa tòa, tôi uống rượu về muộn, tôi tưởng đó là nhà mình.

- Thế tại sao khi thấy chị chủ nhà thức giấc, anh lại bỏ chạy.

- Tôi tưởng đó là vợ tôi.

Friday, October 28, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Việc Tốt và Việc Xấu

 Việc Tốt và Việc Xấu

Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.

Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì.

Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”

Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.

Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu : “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”

Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”

Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt. Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.”

Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì làm cho người gù ! Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.

Bà hốt hoảng, “Ta làm gì thế này?”

Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.

Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”

Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ. Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm.

Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con. Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.

Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa.

Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt.

Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:

“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”

Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !

Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”

Cổ Học Tinh Hoa - Thạnh Suy

 Thạnh Suy


Dịch Kinh có nói, “cực thạnh thì phải suy, cực cao thì phải đổ”. Lẽ thạnh, suy trong thiên hạ xưa nay vẫn thế. Những người hiểu được cái lẽ huyền nhiệm nầy thật là dễ dàng để tìm cách ứng phó trong cuộc sống. Đã lên tới chỗ cực cao, phải biết xuống để khỏi phải đổ. Mà đã đến lúc cực thạnh, phải biết lui để tránh lúc suy. Biết thì hình như ai cũng biết như vậy, nhưng lên cao rồi mà muốn xuống thấp, thạnh rồi mà muốn lui, về mặt tâm lý con người, đâu phải dễ dàng. Người đã có vị thường muốn giữ lấy cái vị. Người đã giương danh, thường cố bám lấy cái danh. Người có phúc lợi nhiều, thường muốn lưu phúc lợi lại tới già tới chết, để lại tới đời con, đời cháu. Bởi vậy, biết là một chuyện, mà làm được, lại là một chuyện khác.

Hồi thời Xuân Thu bên Trung Hoa, tại nước Tấn, có người tên Trình Trịnh. Trình Trịnh là một võ tướng, tài năng tầm thường, nhưng vì được vua nước Tấn là Cảnh Công thương yêu, nên mới được phong làm Phó Đạo Hạ Quân. Đối với một võ tướng không xuất sắc như Trình Trịnh mà giữ tới chức chỉ huy phó đạo Hạ Quân, kể cũng là tới tuyệt đỉnh. Ngồi ở chức vụ nầy, Trình Trịnh đâm lo, nhưng nỗi lòng không thể tỏ cùng bạn đồng liêu. Nhơn dịp có một đại phu nước Trịnh là Công Tôn Huy, làm chức Hành Nhân, qua Tấn để bàn việc hôn lễ giữa hai nước, biết Công Tôn Huy là người hiền, Trình Trịnh mời về nhà và hỏi riêng:

- Xin phu tử cho biết, ở chức cao, làm thế nào mà xuống được chức thấp?

Công Tôn Huy không trả lời.

Khi về tới nước Trịnh, Công Tôn Huy đem chuyện nầy kể lại cho quan Đại phu Nhiên Minh. Nhiên Minh nói:

- Hắn sắp chết rồi đó. Nếu không nữa thì hắn cũng phải chạy trốn.

Công Tôn Huy hỏi:

- Cớ sao ngài biết?

Nhiên Minh đáp:

- Một người ở ngôi chức quý, nếu có khôn ngoan, có biết sợ, có nghĩ tới xuống chức, tất là phải biết đường lối hành động.

Công Tôn Huy lại hỏi:

- Theo ngài, hắn phải làm sao?

Nhiên Minh trả lời:

- Chỉ việc nhường cho người khác. Lẽ ra, hắn phải hiểu điều đó. Hắn chỉ cần làm như vậy thôi, chớ cần gì phải hỏi. Phàm người đã lên cao mà tìm cách xuống là người khôn. Trình Trịnh không có cái khôn ngoan ấy. Tài của hắn đã không xứng chức, hắn lo sợ đến một lúc nào đó, hắn sợ bị đuổi, hoặc bị giết. Nỗi lo sợ khiến cho tâm thần hắn hoảng hốt, nên mới hỏi ngài. Lo sợ phập phồng, tâm thần hoảng hốt, không biết nhường mà xuống, làm sao sống lâu được.

Quả nhiên, ít lâu sau, Công Tôn Huy nghe tin Trình Trịnh chết ở nước Tấn.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐÍCH TỚI CÓ MỘT ĐƯỜNG ĐI


Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:

- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?

- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.

Truyện cười trong ngày

 Bố Và Con

Bố xem xong giấy báo điểm của con, bât giác thở dài:

- Con với cái đã lớn bằng này tuổi đầu…Hồi Washington bằng tuổi con đã là một học sinh xuất sắc nhất trường.  Cứ như mày thế này thì làm sao có tương lai?

Con ngây ngô thưa lại:

- Hồi ông Washington bằng tuổi bố bây giờ, ông đã làm đến chức gì?

Bố lại thở dài:

- Làm đến chức tổng thống rồi.

Thursday, October 27, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hành thiện đắc thiện

 Hành thiện đắc thiện


Vào thời nhà Thanh có một thương nhân họ Trương vượt sông Dương Tử từ phía bắc tới phủ Giang Ninh (hiện gọi là Nam Kinh), để thu nợ.

Ông dự định sẽ trở về nhà vào dịp Tết Nguyên đán ngay trước khi kết thúc năm cũ. Cùng với hành trang trên vai, ông đã rời nhà từ rất sớm, nhưng phải ngồi ở dưới mái hiên của một ngôi nhà trong chợ để chờ cổng thành mở.

Sau khi chờ một lúc, ông Trương mệt mỏi đến mức phải bỏ cuộc, đặt chiếc túi vải đầy bạc xuống, rồi ngồi lên nó, và nhắm mắt nghỉ ngơi. Khi cổng thành mở, ông vội vã chạy ra cổng cùng với hành trang trên vai, nhưng quên mất chiếc túi vải mà ông ngồi lên. Khi ông phát hiện ra mình không mang túi theo, thì ông đã đi xa hơn 1 dặm. Ông lập tức hớt hải chạy lại chỗ cũ, nhưng lúc này chợ đã đông kín người và túi của ông không còn ở đó nữa.

Ông Trương chau mày lo lắng và tìm xung quanh, hy vọng ai đó sẽ gửi lại cho mình chiếc túi. Một cụ già đến và hỏi xem có chuyện gì. Cụ lắng nghe rồi mời ông Trương về nhà nói chuyện: “Lão thấy có một cái túi ở trên mặt đất khi mở cửa sáng nay. Lão không biết liệu đó có phải của ông không”.

Ông Trương đáp: “Trong túi có hai phong bao, mỗi cái có một số lượng thoi bạc. Cái lớn hơn là của ông chủ tôi, còn cái nhỏ hơn là của tôi”. Ông lão kiểm tra các món đồ trong túi, quả nhiên đúng như ông Trương mô tả. Do đó, ông lão đã trả lại túi cho ông Trương.

Ông Trương cảm động đến rớt nước mắt và muốn cảm tạ ông lão bằng thỏi bạc của mình. Ông lão cười và đáp: “Nếu lão thích tiền đến vậy thì lão đã không nói với ông về cái túi đó. Ông hiểu chứ?”. Ông Trương hỏi tên ông lão và trở về nhà.

Khi ông Trương đợi phà qua sông, một cơn gió mạnh bỗng nổi lên. Nhiều thuyền đã bị lật, và nhiều hành khách đang bị chết đuối. Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng này, ông Trương xúc động: “Hôm nay mình đã bỏ quên túi bạc phải quay lại tìm. Không nhờ có việc đó, thì mình có thể đã chết. Mình thực sự đã được tái sinh”.

Ngay lúc đó, ông đã dùng toàn bộ số tiền của mình để thuê người cứu những người đang bị chết đuối. Vài chục người đã được cứu nhờ thiện tâm của ông.

Tất cả những người sống sót đều đến cảm tạ ông Trương đã cứu họ. Trong số đó, thật tình cờ lại có một người chính là con trai của lão nhân mà đã trả lại chiếc túi bạc cho ông Trương; anh đang trên đường trở về nhà sau chuyến buôn bán ở khu vực phía bắc sông Dương Tử.

Ông Trương đã rất ngạc nhiên về điều này. Sau đó ông kể câu chuyện của mình cho những người có mặt ở đó, và mọi người đều ngạc nhiên trước sự việc kỳ lạ này. Họ cảm nhận được rõ ràng thiên lý về hành thiện đắc thiện quả. Về sau, hai gia đình này cũng đã trở thành thông gia của nhau.

Cổ nhân thường nhắc nhở rằng: “Hành thiện mà không cầu báo đáp sẽ khai mở thiện tâm của người khác và giải được khổ nạn của bản thân; cứu người trong lúc khốn đốn sẽ giúp họ tích lũy của cải để hành thiện và nhận được sự giúp đỡ của người khác”.



Cổ Học Tinh Hoa - Chiếc thuyền không

 Chiếc thuyền không


Trong sách Trang Tử có câu chuyện ngộ nghĩnh này: Huệ Tử làm tướng quốc nước Lương. Trang Tử tính qua thăm ông chơi. Nhưng có kẻ nói riêng với Huệ Tử: “Trang Tử qua đây là cùng ông tranh ngôi tướng quốc đó”. Huệ Tử sợ, cho kẻ canh gác biên giới, đợi Trang Tử qua thì bắt. Trang Tử biết chuyện ấy, không đi.

Sau rồi lại đến, gặp Huệ Tử, Trang Tử nói: “Phương Nam có con chim gọi là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ từ biển Nam bay qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không đậu; nếu không gặp hột luyện thì không ăn; nếu không gặp suối trong thì không uống. Có chim Ụt đang rỉa lông chuột chù giữa đồng, thấy Uyên Sồ bất ngờ bay qua, sợ giành miếng ăn của nó, nên kêu ré lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống. Nay ông, vì sợ tôi giành nước Lương của ông mà kêu to lên để dọa tôi sao?"

Bảo chim Ụt cùng Uyên Sồ cùng tranh nhau để giành cái xác chuột chù là một điều không thể tưởng tượng có được. Với kẻ có một quan niệm về nhân sinh như Trang Tử, xem vinh hoa phú quí của cuộc đời như giọt sương buổi sáng, như hoa trong gương, trăng dưới nước… thì không thể còn nói đến chuyện tranh giành những lợi hại ở cõi đời này với họ được nữa.

Chính đây là một phép xử thế: cái phép “làm chiếc thuyền không” của Trang Tử.

“Có thuyền to vượt qua sông… Có chiếc thuyền không trôi giạt đụng vào thuyền. Dù người hẹp bụng đến đâu cũng giận. Nếu trong thuyền ấy có người, thì tất trên chiếc thuyền to kia đã có người réo gọi… Gọi một lần mà không nghe, thì tất gọi đến hai lần… Gọi hai lần mà không nghe thì tất gọi đến ba lần… rồi sinh giận dữ mắng chửi đủ điều… Trước không giận mà nay giận, là tại sao? Vì trước thì không người, mà nay thì có người vậy."

Thời Ngô Việt tranh bá, Phạm Lãi là người đã giúp cho Việt vương Câu Tiễn thành công. Nhưng sau khi Việt Vương lên ngôi làm bá chủ, Phạm Lãi còn biết làm gì nữa! Ông lặng lẽ ẩn mình, từ đó rời xa nước Việt. Phạm Lãi cuối cùng để lại một phong thư cho người bạn hôm sớm, đồng cam cộng khổ của mình là Văn Chủng:

- Chim chết thì đem cung đi cất, thỏ chết thì chó bị giết. Điều này thì thật rõ ràng. Câu Tiễn là người miệng nhọn mà cổ dài, tướng người như thế, chỉ có thể cùng hoạn nạn chứ không thể chung hưởng lạc. Ông làm sao không mau mà bỏ đi?

Văn Chủng đọc thư, bèn cáo bệnh, không vào chầu. Lúc này, Việt vương Câu Tiễn bắt đầu nghi ngờ Văn Chủng có mưu phản, cho người mang đưa Văn Chủng một thanh kiếm, ý muốn ông tự sát. Văn Chủng nhìn thanh kiếm, cũng giống như Phù Sai muốn giết Ngũ Tử Tư, ngửa mặt lên trời, không ngăn được tiếng thở dài, hối hận vì đã không nghe lời Phạm Lãi, đành phải tự sát.

Thắng được cả thiên hạ làm gì nếu tự mình không thắng được cái lòng ham mê danh lợi, cái tính hiu hiu tự phụ của mình! Toàn sinh cho thiên hạ, mà giữ cho thân mình không được toàn sinh… thì cũng chưa thể gọi là người trí…

Tóm lại, ta hãy xét kỹ một cách thành thật tấm lòng mình: trong các bạn mà mình thương nhất có phải là những người thông minh nhất, gần họ bao giờ mình cũng thấy thấp kém hơn, hay những người thật thà nhất, gần họ bao giờ mình cũng thấy cao trọng hơn?

Cái ghét nhất của người đàn bà đẹp, là có người đẹp hơn mình… Cái ghét nhất của người thông minh là có người thông minh hơn mình. “Người ta chịu thích học văn hay mà không thích gần người viết văn hay…” Cái đó mình cũng có thể hiểu được.

Và hiểu được bấy nhiêu là hiểu được rất nhiều cái đạo xử thế.


(Thuật xử thế của người xưa)


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 AI ĐÓ


Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.

Đệ tử của Keichu vào báo:

- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.

- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.

Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:

- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.

Kitagaki hiểu ra:

- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki muốn diện kiến.

- Để tôi thử lần nữa.

Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:

- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.

Truyện cười trong ngày

 Ai hư

Thủ trưởng bảo tài xế:

– Cậu liệt kê các phụ tùng ở trong xe bị hư khoảng năm triệu, đưa tôi ký, rồi qua thủ quỹ lãnh tiền nghe chưa?

– Thưa thủ trưởng, xe mình đâu có hư?

– Nếu xe không hư, thì cậu hư rồi đó hiểu chưa?

Wednesday, October 26, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Bài học buông bỏ

 Bài học buông bỏ

Câu chuyện 1:

Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi:

- Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?

Nhà sư đưa cho ông một cốc nước và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm ông thương gia bị phỏng, Ông buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trể!

* Vấn đề là, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu


Câu chuyện 2:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái một cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Đau rồi tự khắc sẽ buông!

* Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?


Câu chuyện 3:

Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:

-Thưa thầy con muốn buông xuôi tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa anh ta một cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

* Vấn đề là, tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn.

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

Cổ Học Tinh Hoa - Không làm trái đạo

 Không làm trái đạo


Thời Chiến Quốc, Tề Oai Vương, nước Tề, tuy làm vua một nước lớn, nhưng không chú ý đến chánh sự, chỉ thích đờn địch, ca xang, rượu chè, trai gái, săn bắn. Tề Oai Vương thường chọn những người đờn hay, múa giỏi để phong làm quan.

Có một người trí thức bình dân là Sô Kỵ tự xưng mình có nghề đờn ăn đứt thiên hạ, xin vô gặp Oai Vương. Khi được tiếp kiến, Sô Kỵ chỉ ôm đờn ngồi yên, chớ không chịu khảy. Oai Vương hỏi lý do. Sô Kỵ đem chuyện hòa hợp âm dương ngũ hành của lý đờn ra giải thích và kết luận:

- Kẻ hạ thần học nghề đờn, mà hạ thần ôm đờn không khảy, thì có khác nào chúa công có nước mà không lo trị nước. Kẻ hạ thần ôm đờn không khảy thì chúa công không được thích ý, còn chúa công có nước mà không lo trị nước, sợ không lấy gì làm vui lòng dân.

Tề Oai Vương hiểu ý Sô Kỵ muốn can ngăn mình, nhận thấy Sô Kỵ có lý, nên phong Sô Kỵ làm Tướng Quốc.

Lúc ấy, có một danh sĩ, người nước Lỗ, sang ở rể bên Tề, là Thuần Vu Khôn, thấy Sô Kỵ vốn là bình dân, nhảy lên làm tướng quốc đâm ra không phục.

Thuần Vu Khôn xin vào gặp Sô Kỵ với một thái độ hết sức kiêu căng. Thuần Vu Khôn nói:

- Trục bánh xe làm bằng gỗ cức, cho dầu mỡ vào, sẽ làm cho bánh xe chạy mau. Tuy nhiên, không phải làm trục xe vuông mà bỏ vào lỗ tròn.

Sô Kỵ đáp:

- Tôi ngồi ở ngôi Tướng Quốc, không dám làm điều gì trái với nhơn tình.

Thuần Vu Khôn nói:

- Đờn cầm, đờn sắt phải hòa hợp với nhau.

Sô Kỵ đáp:

- Tôi không dám làm gì trái với điều hợp âm dương ngũ hành.

Thuần Vu Khôn đáp:

- Cái áo bằng da nách của loài cáo, cho dù có rách, cũng không thể đem da chó mà vá vào.

Sô Kỵ đáp:

- Tôi không dám để cho kẻ bất tiếu chen lẫn với bực chánh nhơn quân tử trong trào đình.

Thuần Vu Khôn nói ba câu. Sô Kỵ đáp ba câu. Thuần Vu Khôn mất hết vẻ kiêu căng, cuối đầu lạy Sô Kỵ mà đi ra.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 HÃY THA THỨ

Một thiền sinh hỏi: "Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?"

Vị sư phụ đáp:"Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ".

Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: "Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong".

Sư phụ đáp:"Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ". Người đệ tử gải đầu "Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì...Thôi được con sẽ làm."

Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình. Sư phụ gật gù bảo: "Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy".

Lần sau người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Người đệ tử hớm hở thưa rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ! Sư phụ cười: "Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ?".

Truyện cười trong ngày

 Ra là thế.

Ông Martin trở về nhà, khuôn mặt đầy lo lắng. Bà vợ vội hỏi:

– Anh sao vậy? Có chuyện gì không ổn ở cơ quan phải không?

– Hôm nay có cuộc họp với giám đốc của anh… Ông ta rất quan tâm đến bản báo cáo và các kế hoạch đề xuất của anh…

– Thế thì sao anh lại lo lắng?

– Tự nhiên anh thấy sa sầm mặt mũi. Dường như anh bị mất thị giác, anh không còn nhìn thấy rõ ràng nữa. Thật là khủng khiếp.

Đột nhiên có tiếng chuông điện thoại reo. Vợ của Martin chạy ra nhấc máy: “Dạ, xin chào ông giám đốc… Dạ, vâng… vâng…”. Rồi chị quay sang chồng, gọi:

– Anh ơi, ông giám đốc gọi nè. Ổng hỏi anh lúc hết cuộc họp có lấy lộn cặp kính của ổng không?

Tuesday, October 25, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hai cái cây, sẽ chặt cây nào?

 Hai cái cây, sẽ chặt cây nào?


Thầy hỏi: “Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?” Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: “Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi.”

Thầy cười cười, nói: “Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?”

Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời: “Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!”

Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: “Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?”

Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: “Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”

Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”

Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!”

Sau đó thầy liền hỏi: “Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?”

Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: “Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!”

Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: “Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Cuối cùng, có người hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?”

Thầy thu hồi nụ cười, nói: “Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!”


Cổ Học Tinh Hoa - Khen chê

 Khen chê

"Sô Kỵ, người nước Tề, tướng cao, mặt mũi khôi ngô. Một buổi sáng soi gương, hỏi vợ:

- Ta đẹp hay Từ công đẹp?

Vợ đáp:

- Tướng công đẹp, Từ công sao sánh được?

Kỵ không tin, hỏi lại người thiếp, thiếp nói:

- Từ công sánh gì nổi Tướng công!

Có khách đến, Kỵ cũng hỏi thế. Khách đáp:

- Từ công đẹp sao bằng ngài!

Hôm sau Từ công đến chơi. Kỵ nhìn kỹ, biết mình không bằng. Lại soi gương càng thấy mình kém xa" Ngẫm nghĩ rồi vào triều, tâu với Tề vương:

- Thần vốn biết dung mạo không bằng Từ công, vậy mà vợ thần vì yêu, thiếp thần vì sợ, khách thần thì muốn cầu cạnh, đều nói thần đẹp hơn. Nay nước Tề, đất vuông ngàn dặm, thành quách trăm hai, trong cung không ai là không yêu đại vương, bốn phương không ai là không mong chờ đại vương. Như vậy, đủ thấy người ta đã che mắt đại vương rất nhiều rồi vậy!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ SẴN


Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích đến Mân Nam tham vấn, giữa đường gặp tuyết rơi, sư tạm tá túc trong viện Địa Tạng. Vì tuyết rơi nhiều ngày nên sư ở đó đàm luận với thiền sư Quế Sâm rất khế hợp. Sau khi tuyết dừng, Văn Ích từ giã thiền sư Quế Sâm tiếp tục hành cước. Quế Sâm tiễn đưa Pháp Nhãn một đoạn đường. Đến sơn môn, thiền sư Quế Sâm chỉ tảng đá to bên đường, hỏi:

- Đại đức thường nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, chẳng hay tảng đá này trong tâm hay ngoài tâm ông?

Pháp Nhãn không cần suy nghĩ, đáp:

- Theo Duy thức học nói, ngoài tâm không có pháp, đương nhiên là ở trong tâm.

Thiền sư Quế Sâm nói:

- Ông là tăng hành cước, cớ sao để tảng đá trong tâm?

Pháp Nhãn trố mắt đớ lưỡi chẳng biết đáp thế nào. Do đó, nhất định ở lại để giải quyết vấn đề ấy.

Ở trong viện Địa Tạng, mỗi ngày Pháp Nhãn đến trình kiến giải với thiền sư Quế Sâm, nhưng thiền sư Quế Sâm cho rằng kiến giải của Pháp Nhãn chưa thấu triệt.

Một hôm, thiền sư Quế Sâm bảo:

- Phật pháp không phải là những thứ ấy!

Bất đắc dĩ, Pháp Nhãn lại trình một phần tâm đắc của mình, Quế Sâm vẫn không chấp nhận, nói:

- Phật pháp không phải là những thứ ấy!

Pháp Nhãn trình nhiều lần, nhưng không lần nào Quế Sâm ấn khả. Cuối cùng than rằng : “Con đã cùng lời hết ý rồi !”

Thiền Sư Quế Sâm liền bổ sung một câu:

- Nếu luận bàn về Phật pháp, thì mọi người đều có sẵn.

Truyện cười trong ngày

 Phân biệt tinh tế

– Quan tòa: Jerry Bowden, anh bị buộc tội là đã lái xe trong tình trạng say rượu . Anh có gì để bào chữa không?

– Bị cáo: Tôi vô tội! Tôi có năng khiếu phân biệt tinh tế. Chính nó cho tôi biết không hề say mà chỉ hơi thấm men.

– Quan tòa: Tòa án tôn trọng năng khiếu phân biệt tinh tế của anh. Tòa không phạt anh một tháng tù giam mà chỉ 30 ngày tù thôi.

Monday, October 24, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Cái giếng nước

 Cái giếng nước


Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.

Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.

Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.

Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”. Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?”.

Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.

Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình.


Sức Khỏe - Cách giữ gìn sức khỏe

Cách giữ gìn sức khỏe

 Bác sĩ Nhật hướng dẫn cách "tắm sạch" huyết quản, ai làm được thì sống khỏe đến già!

Bài sưu tầm

Tắc mạch máu hay máu bị vón cục là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn. Việc làm sạch mạch không phải ai cũng biết. Chia sẻ của bác sĩ Nhật sẽ giúp bạn giải quyết triệt để.

Có thể bạn đang không để ý một thực tế rằng, hầu hết những người cao tuổi đều mắc bệnh về huyết quản, mạch máu tắc nghẽn dẫn đến tử vong đột ngột hoặc tai biến. Điều này không phải đến già mới lo, mà ngay từ khi còn trẻ, bạn phải thật sự quan tâm phòng ngừa.

Những người mắc bệnh về não, đau đầu, tim mạch thường có tuổi thọ thấp, bệnh ngày càng nặng, trong số đó có tới 80% là do huyết quản và huyết dịch không thông gây ra.

Bác sĩ người Nhật Bản Iketani Toshiro cho rằng, huyết quản không thông là nguồn cơn của nhiều loại bệnh, là "sát thủ" giết người thầm lặng. Vì vậy, hãy bảo vệ huyết quản tốt để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn sẽ được an toàn.

Huyết quản và huyết dịch là bộ phận quan trọng cấu tạo nên cơ thể, là điều kiện để đảm bảo cho sự sống của con người. Khi huyết quản khỏe, cơ thể mới khỏe và ngược lại. Nhiều bệnh sinh ra là do huyết quản bị bẩn.

Một số bệnh phổ biến như huyết khối não, tăng huyết áp, tăng đường huyết, xơ vữa động mạch, mất trí nhớ và những bệnh tương tự luôn đe dọa tính mạng. Do đó, có thể nói, nếu sức khỏe mạch máu tốt thì con người ta sẽ sống lâu hơn.

Nhóm người nào dễ gặp nguy cơ lão hóa huyết quản sớm?

Tốc độ lão hóa của huyết quản hay mạch máu ở mỗi người đều khác nhau. Nếu người nào sở hữu huyết quản trẻ hơn tuổi đời thì sức khỏe sẽ tốt. Ngược lại người nào huyết quản lão hóa nhanh thì sức khỏe sẽ kém.

Làm sao để biết huyết quản của bạn lão hóa nhanh hay chậm, bạn có gặp nguy cơ với bệnh huyết quản hay không? Hãy xem chia sẻ của bác sĩ Iketani Toshiro.

1. Người bị huyết áp cao

Người bị huyết áp không triệu chứng hoặc không khống chế huyết áp ổn định dễ dẫn đến các bệnh về nhồi máu cơ tim cấp tính và bệnh mạch máu não. Những người này có khả năng mắc bệnh cao khoảng 4-7 lần so với người bình thường, có nguy cơ bị đột quỵ cao.

2. Người bị rối loạn lipid máu

Cho dù là bị cholesterol cao, triglyceride cao hay lipoprotein mật độ thấp, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Người bị tiểu đường

Người có lượng đường trong máu cao không chỉ gây bệnh cho các mạch máu nhỏ, mà những mạch máu lớn cũng có thể gặp rắc rối. Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường cao thường có tỉ lệ phát sinh bệnh xuất huyết não cao 2-3 lần người bình thường.

4. Người bị béo phì

Người bị béo phì thì rất dễ "kết duyên" với các bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp. Và cũng là cơ sở gây ra hiện tượng lão hóa huyết quản nhanh chóng.

Nhóm người này nếu hút thuốc, chất nicotine có trong thuốc lá có thể kích thích hệ thống thần kinh, làm cho mạch máu co thắt, thu hẹp các động mạch nhỏ, làm giảm lượng oxy trong máu, gây tổn thương thành mạch máu, dẫn đến cao huyết áp, rối loạn chức năng vận mạch não, tăng tốc xơ vữa động mạch.

5. Người bị xuống tinh thần

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh có thể gây ra sự co mạch, tăng tốc lão hóa mạch máu, làm tăng nguy cơ đột tử.

Mỗi ngày ăn một món để "tắm sạch" mạch máu

Để duy trì hệ thống huyết mạch thông suốt là điều không dễ dàng, vì thế việc chú ý ăn uống là vô cùng quan trọng.

Thế giới tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều thực phẩm, vừa ngon vừa tốt. Chỉ cần chúng ta biết rõ tác dụng của nó để ăn thường xuyên sẽ rất có lợi cho huyết quản. Danh sách sau đây là lời khuyên phù hợp cho bạn.

1. Cà tím - Chất làm mềm mạch máu

Cà tím vốn được xem là thực phẩm có tác dụng bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp, loại quả chứa nhiều vitamin P, một hợp chất flavonoid, có chức năng quan trọng để làm mềm mạch máu, tăng cường sự đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa vỡ mạch máu nhỏ, ngăn chặn chảy máu.

2. Bắp cải – Tăng tính đàn hồi cho da, đàn hồi mạch máu

Bắp cải được xem là "công thần tuyệt đối" của huyết quản. Không chỉ giàu vitamin C, kali, canxi, chất xơ, mà còn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh isothiocyanate, vitamin U hiếm và vitamin K, có tác dụng tốt trong công tác bảo vệ các niêm mạc mạch máu, thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, làm cho mạch máu mạnh mẽ hơn và đàn hồi hiệu quả hơn.

3. Tỏi - "Cỗ máy thần" loại bỏ huyết khối (các cục máu đông)

Dù bạn có không thích mùi tỏi đi chăng nữa thì hãy cố gắng làm quen với việc ăn tỏi bởi đây được xem là "cỗ máy thần" có sức công phá huyết khối mạnh mẽ.

Chất allicin có trong tỏi có thể làm suy yếu hoạt động của enzyme tổng hợp cholesterol trong gan, từ đó làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể, duy trì hoạt động của mạch máu trong tình trạng khỏe mạnh.

Ngoài ra, tỏi còn được biết đến là chứa chất allitridin sulfide, có thể làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa huyết khối, giúp tăng mật độ lipoprotein, giảm nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng huyết khối.

4. Cá trích – Thay đổi chất lượng máu, giảm nhớt máu

Cá trích rất giàu axit béo không bão hòa, có thể cải thiện độ nhớt máu. Bên cạnh đó, cá trích cũng rất giàu DHA, có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ xuất hiện các cục máu đông, mỡ máu, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động một trạng thái hoàn hảo.

Mỗi ngày uống 3 lần nước cũng là cách "rửa" mạch máu

Nước là một phần quan trọng của sự sống, vì hơn 70% cơ thể chúng ta được cấu thành từ nước. Đông y nhấn mạnh, nước là nguồn gốc của sự sống, là người giúp việc cần mẫn nhất để vệ sinh dọn dẹp các mạch máu.

Uống nhiều nước mỗi ngày vào đúng thời điểm sẽ giúp phòng bệnh nhớt máu vô cùng hiệu quả.

Cốc thứ nhất

Đông y coi cốc nước đầu tiên bạn uống trong ngày sau khi vừa ngủ dậy là một cốc nước cứu mạng theo nghĩa đen. Vì sau một đêm cơ thể liên tục trao đổi chất, loại bỏ chất thải thì cần sự giúp đỡ từ yếu tố bên ngoài, và nước là thứ cần nhất. Bạn nên uống nước khoảng 40 độ C là phù hợp.

Cốc thứ hai

Khi bạn ăn mặn, nhất định phải uống nước ngay. Do đó, sau mỗi bữa ăn, bạn nên "để lại 1 chút không gian trong dạ dày" để uống nước, giảm tải gánh nặng cho cơ thể khi tiêu thụ muối, thúc đẩy tim bơm máu bình thường, hạn chế bệnh tim, khống chế sự tăng huyết áp.

Sau khi tắm hoặc vận động, đều nên uống nước để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, bổ sung độ ẩm cho da.

Cốc thứ ba

Uống một cốc nước trước khi đi ngủ vào ban đêm. Khi cơ thể làm việc sẽ gây mất nước, từ đó nhớt máu sẽ tăng lên. Uống nước vào thời điểm này có thể giảm nhẹ hiện tượng vón cục, máu đông, gây ra tai biến, đột quỵ nếu tắc mạch máu.

Phòng tránh bệnh về huyết quản nên tập bài thể dục nào?

Có một sự thật là con người thuộc nhóm động vật, vì thế buộc phải vận động mới có thể tồn tại. Sức khỏe của mạch máu phụ thuộc rất lớn vào sự vận động. Khi hoạt động, máu sẽ di chuyển tốt hơn, hạn chế bệnh máu đông.

Bác sĩ Iketani Toshiro phát minh ra một động tác thể dục rất đơn giản, không đòi hỏi bất kỳ thiết bị nào, mỗi lần chỉ cần tập 1 phút là có thể đạt được mục đích, làm giảm sự lão hóa của huyết quản, phòng tránh các bệnh phát sinh.

Bài tập này được gọi là chạy tại chỗ

Bác sĩ Iketani Toshiro đã dành hơn 30 năm nỗ lực nghiên cứu và sáng chế ra bài tập thể dục này, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể thực hiện.

Cách tập rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng yên 1 chỗ, thả lỏng vai, vai vận động một cách tự nhiên, bụng hóp lại, chạy trong vòng 1 phút rồi dừng lại. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, duy trì đều đặn thì mạch máu sẽ trẻ hóa được khoảng 9 năm so với tuổi.u.


Cổ Học Tinh Hoa - Cao nhân

 Cao nhân


Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.

Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.

Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!”

Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng rời đi.

Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa. Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván. Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy.

Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!”

Cao thủ chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 NGƯỜI MÙ THẮP ĐÈN


Vị Thiền sư thấy người mù xách theo chiếc đèn lồng được thắp sáng, trong lòng lấy làm khó hiểu, còn người đi đường thì cười nhạo bởi mù thì có thấy được ánh sáng đâu mà thắp đèn, thế là ông quyết định dò hỏi nguyên do. 

Người mù đáp: “Tôi nghe nói rằng sau khi trời tối, con người thế gian đều sẽ như tôi, cái gì cũng nhìn không thấy, vậy nên tôi mới thắp đèn để soi sáng đường cho họ, có gì là phí đâu”. 

Thiền sư nói: “Thì ra ông là vì mọi người nên mới thắp đèn, thật là thiện tâm”. 

Người mù nói: “Thật ra tôi cũng là vì bản thân tôi thôi, bởi thắp đèn rồi thì trong đêm tối người khác mới nhìn thấy tôi nên sẽ không đụng phải tôi”. 

Vị Thiền sư chợt ngộ ra: Vì người khác cũng chính là vì bản thân mình vậy.

Truyện cười trong ngày

 CHO NÓ CHỌN VŨ KHÍ!


Tý ngoài đi học còn học thêm môn võ karate và đã được đeo đai, Tý và bố Tý tự hào lắm.

Hôm nay Tý đi học về với nhiều vết thâm tím trên mặt và khắp người, bố

Tý hỏi tại sao, Tý nói:

- Con thách đấu với thằng Tèo học cùng lớp. Vì con có võ karate nên con cho nó quyền chọn vũ khí.

- Con quả là cao thượng, đúng chất bố. Thế nó chọn vũ khí gì để đánh nhau với con?

- Dạ, con không ngờ vũ khí nó chọn là... là thằng anh to cao rất giỏi võ vovinam của nó ạ.

Sunday, October 23, 2022

Suy Niệm Trong Ngày




 

Truyện ngắn - Chúng ta đều giống nhau

 CHÚNG TA ĐỀU GIỐNG NHAU!

Một phụ nữ da trắng dắt theo con trai 6 tuổi ra ngoài, bà gọi xe taxi, tài xế là một người da đen.

Thằng bé 6 tuổi trong lòng rất là sợ hãi, bèn hỏi mẹ :

“Người này có phải là người xấu không mẹ? Tại sao người đen thui vậy?”

Người phụ nữ liền nói với con trai :

“Chú tài xế này không phải người xấu, ông ta là một người tốt con à!”

Con trai nhíu mày trầm tư một hồi lại hỏi tiếp :

“Nếu chú ấy không phải là người xấu, vậy chú có phải đã làm điều gì xấu xa, cho nên Thượng Đế mới trừng phạt chú?”

Người mẹ nói :

“Ông ta là một người rất là tốt, cũng không làm điều gì xấu xa. Vườn hoa của chúng ta có màu hồng, màu trắng, màu vàng … có phải không?”

“Vâng! Đúng ạ!”

“Vậy hạt của hoa có phải đều là màu đen không?”

Đứa bé nghĩ ngợi một lúc :

“Đúng thế ạ ! Toàn là màu đen hết.”

“Hạt giống màu đen cho nở ra những đóa hoa đầy màu sắc và thơm ngát, tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, đúng thế không?”

“Vâng!”

Con trai đột nhiên ngộ ra và nói :

“Vậy là chú tài xế ấy không phải là người xấu rồi ! Cám ơn chú tài xế, chú đã tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, con muốn cầu nguyện cho chú ấy.”

Đứa bé thơ ngây đang ngồi cầu nguyện, người tài xế da đen giờ nước mắt đã lăn dài trên má, lòng nghĩ :

“Vì những người da đen bị xem thường không ngoi đầu lên nỗi, hôm nay, người phụ nữ da trắng này đã dùng lời lẽ ôn hòa dạy con trai mình, hóa giải nỗi ám ảnh về mình trong lòng con, đã vì mình cầu nguyện và chúc phúc, thật sự phải cảm ơn bà ta rất nhiều! ”

Lúc này, xe đã đến điểm dừng, người tài xế kiên quyết không lấy tiền, ông ta nói :

“Lúc bé, tôi đã từng hỏi mẹ cũng cùng một câu hỏi ấy, mẹ nói vì chúng tôi là người da đen, phải chịu thua kém. Nếu khi xưa mẹ tôi đổi thành câu trả lời của bà, hôm nay tôi nhất định sẽ có một thành tựu khác…”.

Cổ Học Tinh Hoa - Hoàn cảnh

 Hoàn cảnh

  Trang Tử bận áo vải vá , giày cột bằng dây gai ...

 Gặp Ngụy Vương . Ngụy Vương nói : "Tiên sinh khổ não thế ư ?" 

Trang Tử nói : " Nghèo chứ không khổ não . Kẻ sĩ có đạo đức , không bao giờ khổ não . Áo rách , giày hư là nghèo , chẳng phải khổ . Ðó chẳng qua là không gặp thời thế thôi . Phàm con khỉ nhảy nhót đặng thong thả là nhờ gặp được rừng cây to nhánh dài, trơn tru dẻo dai . Dầu cho nhà thiện xạ như Phùng Mông cũng không sao hạ được nó . Nếu nó rủi gặp phải cây khô , gai góc thì sự hoạt động ắt khó khăn chậm chạp . Cũng thời một con thú : cũng xương ấy , gân ấy mà sự cử động dễ khó khác nhau . Hoàn cảnh không thuận làm cho nó không tự do dùng hết kỷ năng của nó . Nay , sanh không nhằm thời, trên thì hôn ám, dưới thì loạn tặc, lại muốn không cực nhọc có đặng không ?..."

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 KHÔNG CÒN TRĂNG TRONG NƯỚC

Ni sư Chiyono theo học với thiền sư Bukko ở Engaku trong một thời gian rất lâu mà vẫn không đạt được kết quả. Cuối cùng, vào một đêm trăng sáng, bà đang xách nước với một cái thùng cũ đan bằng nan tre thì những nan tre chợt đứt rời và đáy thùng rơi xuống. Ngay lúc ấy, ni sư Chiyono đạt được sự giải thoát!

Để ghi nhớ sự kiện này, ni sư viết một bài kệ như sau:

Ta đã tìm mọi cách để giữ lại chiếc thùng cũ,

Vì những sợi nan tre đã yếu ớt và sắp đứt,

Cho đến cuối cùng rồi đáy thùng cũng rơi mất.

Không còn nước trong thùng!

Không còn trăng trong nước!

Truyện cười trong ngày

 Phong cảnh tuyệt đẹp

Ở một điểm tham quan trên núi, hướng dẫn viên nói với khách du lịch:

– Thưa quý vị, sườn núi ở đây rất dốc, dưới kia là vực sâu, nhưng nếu có vị nào chẳng may trượt chân thì trong lúc trôi xuống xin đừng quên nhìn sang phía bên phải kia, phong cảnh ở đó tuyệt đẹp.

Saturday, October 22, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Cách đối xử với những người ghét mình

 Cách đối xử với những người ghét mình


Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong cái chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang. Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ngày càng ít đến thê thảm”.

Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không có một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn thành một ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể”.

Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe, tiểu hòa thượng cứ nói và cằn nhằn liên miên…

Cuối cùng lão hòa thượng mở mắt to hỏi: “Bây giờ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?”

Tiểu hòa thượng toàn thân run rẩy nói: “Con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!”

Lão hòa thượng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm đi”.

Lão hòa thượng và tiểu hòa thượng tắt đèn chui vào trong chăn ngủ.

Một giờ sau, lão hòa thượng hỏi: “Bây giờ con có thấy ấm không?”

Tiểu hòa thượng trả lời: “Đương nhiên là con thấy ấm rồi, giống như ngủ dưới ánh mặt trời vậy!”

Lão hòa thượng nói:

“Khi nãy, chăn bông để ở trên giường là lạnh, thế nhưng khi có người nằm vào lại trở nên ấm áp. Con thử nói xem, là chăn bông sưởi ấm cho người hay là người sưởi ấm cho chăn bông đây?”

Tiểu hòa thượng nghe xong liền nở một nụ cười nói: “Sư phụ, người thật là hồ đồ đó, chăn bông làm sao có thể sưởi ấm cho người được, phải là do con người làm chăn bông ấm lên mới đúng chứ!”

Lão hòa thượng hỏi: “Chăn bông đã không cho chúng ta sự ấm áp lại còn cần chúng ta đi sưởi ấm nó, như thế thì chúng ta còn đắp chăn bông làm gì?”

Tiểu hòa thượng nghĩ nghĩ một lát rồi nói: “Mặc dù chăn bông không sưởi ấm cho chúng ta, nhưng chăn bông dày lại có thể giữ hơi ấm cho chúng ta, khiến cho chúng ta ngủ được thoải mái”.

Trong bóng tối, lão hòa thượng hiểu ý cười cười: “Chúng ta là hòa thượng tụng kinh rung chuông, chẳng phải là giống người nằm dưới chăn bông? Còn những chúng sinh kia chẳng phải họ là một cái chăn bông dày đó sao? Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chiếc chăn bông lạnh như băng kia cuối cùng cũng sẽ được chúng ta sưởi ấm. Lúc đó “cái chăn bông” dày kia cũng sẽ biết giữ ấm cho chúng ta. Chúng ta ngủ trong “cái chăn bông” như vậy, chẳng phải rất ấm áp sao? Ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông chùa ngân vang không ngớt, còn có thể là trong mơ được sao?”


Cổ Học Tinh Hoa - Lấy của ban ngày

 Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái nầy tôi tiêu được, cái nầy tôi dùng được." Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói:

"Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau nầy tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại".

Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại cho người ấy. Cả chợ   cười ồ. Anh ta mắng:

"Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

Lời Bàn:

Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả,   song đem những kẻ mặt to, tai lớn, vì ham mê phú quý mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.

-----------

Long Môn Tử: tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái Sư nhà Hán là một nhà sử ký có danh.

Hiếu lợi: ham tiền của quên cả phải trái.

Lửa tham: lòng tham muốn bốc lên làm ngốt người.

Mờ cả hai con mắt: chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy gì nữa.

Thế gian: cõi đời người ta ở.

Thiên phương bách kế: mưu nầy, chước khác xoay đủ trăm nghìn cấp

Ban ngày: lúc sáng sủa dễ trông thấy.