Sunday, April 30, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 16. CHUÔNG VÀ ÁO CÀ SA


Ummon [Vân Môn Văn Yển: Ummon Bun'en (J), Yúnmén Wényăn (C), 864-949 - LND] hỏi: "Cõi ta bà thật lớn, tại sao ngươi lại theo tiếng chuông và mặc áo cà sa?"
Lời bàn của Vô-Môn: Khi tu học thiền, người ta không cần phải nương theo âm thanh, hoặc màu sắc, hoặc hình tướng. Dù rằng thông thường có kẻ đạt được nội tâm khi nghe một âm, hoặc thấy một sắc hoặc một tướng. Đó không phải là thiền. Người thực tu học thiền chế ngự được cà âm, sắc, tướng, và hiễn lộ chân lý trong cuộc sống hằng ngày.
Âm đến tai, tai tìm đến âm. Khi ngươi ngăn được âm thanh và xúc giác, ngươi hiểu được gì? Người ta không thể hiểu khi dùng tai để nghe. Để hiểu được cặn kẽ hơn, người ta phải thấy được âm thanh.
Kệ rằng:
Khi ngươi hiểu, ngươi là người cùng một nhà;
Khi ngươi không hiểu, ngươi là một kẻ lạ.
Những ai không hiểu là người cùng một nhà,
Và khi họ hiểu thì thành kẻ lạ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Tiết phụ

 TIẾT PHỤ


Vương Ngưng đi làm quan ở châu Quắc, chưa được bao lâu thì mất, nhà thanh bạch, con thơ ấu.

Sau vợ là Lý thị lo liệu đem con và mang di hài ông về quê. Khi qua huyện Khai phong, đến một nhà trọ, người chủ trọ, thấy đàn bà con trẻ, có ý ngờ, không cho trọ. Còn Lý thị thấy giời đã tối cứ kêu nài xin trọ, không chịu đi. Người chủ dắt tay đuổi ra. Lý thị ngửa mặt lên giời, nức nở kêu rằng:

"Ta làm đàn bà chẳng hay thủ tiết để đến nỗi người ngoài cầm được cái tay này rư! Ta chẳng nỡ để vì một cái tay mà bẩn lây cả thân ta".

Nói đoạn, lập tức lấy búa tự chặt ngay cánh tay.

Người chung quanh đổ đến xem, ai trông thấy cũng kinh hãi cảm động. Quan huyện Khai phong đem việc ấy tâu lên với Triều đình, rồi đưa thuốc chữa, cấp tiền tuất cho Lý thị và phạt người chủ nhà trọ.

NGỦ ĐẠI SỬ

GIẢI NGHĨA

- Thanh bạch: ý nói của cải không có gì, không được dư dật.

- Thơ ấu: trẻ Dại ít tuổi.

- Di hài: xác người chết đã tiêu đi ít nhiều, còn xương cốt sót lại.

- Khai phong: tên huyện ở tỉnh Hà Nam bây giờ.

- Thủ tiết: giữ trọn vẹn được cái tiết hạnh với chồng, khi chồng đã mất.

- Kinh hãi: sợ khiếp.

- Tiền tuất: số tiền cÔng cấp cho vợ con của một người quan lại quá cố.

- Ngũ đại sử: Bộ sử chép việc năm nhà: Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ.

LỜI BÀN

Người đàn bà đã gọi thủ tiết với chồng thì tất phải giữ không một người đàn ông ngoài nào mó vào được đến mình mình. Như Lý thị đây để cho người chủ nhà trọ mó được vào tay, không phải là vì người ấy có ý tình gì, chính vì người ấy xua đuổi không muốn chứa, mà cũng lẩy làm dơ bẩn, chặt ngay cánh tay, thì tưởng như có phần câu nệ quá. Tuy vậy cái tình đối với chồng vẫn là rất hậu đáng khen. Chẳng bù với những hạng đàn bà voi giầy chồng chết, chẳng những lấy quạt quạt mồ, còn lấy vồ mà đập săng, hay chồng còn sống, cũng có biết bao nhiêu ngoại tình, năm bảy chồng khác, lúc nào cũng nhớ chồng thì ít mà nhớ giai thì nhiều!

Saturday, April 29, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 15. BA CÁI LẠY CỦA TOZAN


Tozan [Động Sơn Thủ Sơ: Tōzan Shusho (J), Dòngshān Shǒushū (C); 910-990 - LND] đến ra mắt Ummon [Vân Môn Văn Yển: Ummon Bun'en (J), Yúnmén Wényăn (C), 864-949 – LND]. Ummon hỏi từ đâu lại.
Tozan thưa: "Từ làng Sato (Tra Độ - LND)."
Ummon hỏi "An cư kiết hạ ở chùa nào?"
Tozan trả lời: "Chùa Hoji (Báo Từ - LND), phía nam của chíếc hồ (Hồ Nam - LND)."
"Ông rời lúc nào?" Ummon hỏi, mà thầm nghĩ chẳng biết Tozan cứ tiếp tục trả lời như thế đến bao lâu.
"Ngày hai nươi lăm tháng Tám," Tozan trả lời.
Ummon bảo: "Ta phải cho ngươi ba gậy mới đặng, nhưng ta tha cho bữa nay."
Ngày hôm sau Tozan bái kiến Ummon và hỏi: "Ngày hôm qua ngài đã tha cho tôi ba gậy. Tôi chẳng biết mình làm gì quấy."
Thất vọng trước câu nói, Ummon bảo: "Ngươi thật là vô dụng. Chỉ là kẻ lê lết từ chùa này đến chùa khác mà thôi."
Lời của Ummon chưa dứt, Tozan chợt ngộ.
Lời bàn của Vô-Môn: Ummon cho Tozan thức ăn Thiền bổ dưởng. Nếu Tozan tiêu hóa được, Ummon có thể thâu nhận sư vào hội chúng.
Qua một đêm Tozan bơi lội trong biển phải quấy, nhưng đến sáng Ummon đập vỡ được cái vỏ cứng của sư. Nghĩ cho cùng, thì sư cũng chẳng sáng trí mấy.
Bây giờ ta muốn hỏi: Tozan có đáng bị ba gậy hay không? Nếu các ngươi nói đáng thì không phải chỉ Tozan mà ngay đến mỗi người trong bọn các ngươi phải bị đòn. Nếu các ngươi bảo không, thì há Ummon đã nói lời dối trá. Nếu trả lời thông suốt được, thì ngươi có thể ăn cùng món với Tozan.
Kệ rằng:
Sư tử mẹ thô tháp dạy cho con
Khi chúng nhảy, nó liền đập cho ngã
Khi Ummon gặp Tozan, mũi tên thứ nhất còn nhẹ
Đến mũi thứ hai thì ngấm sâu.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Vợ lẽ phải đòn

 VỢ LẼ PHẢI ĐÒN


Xưa có người đi làm quan xa. Vợ ở nhà có ngoại tình. Ít lâu, được tin chồng sắp về, đứa gian phu lấy làm lo. Đứa gian phụ bảo rằng:

- Không việc gì mà sợ. Tôi đã làm sẵn thứ rượu thuốc để đãi nó đây rồi.

Hai hôm sau chồng về tới nhà, đang khi chuyện trò vui vẻ, người vợ sai người thiếp rót chén rượu dưng chồng, bảo cố mời uống. Người thiếp biết rõ chén rượu ấy có thuốc độc, nghĩ trong bụng rằng:

"Ta mà dưng chén rượu này, thì ta là người giết chồng, ta mà nói ra, thì ta lại làm cho vợ cả phải tội".

Bèn giả cách ngã, làm cho chén rượu đổ xuống đất. Chồng thấy vậy, giận lắm, đánh cho người thiếp mấy chục roi.

Than ôi! Người thiếp này đánh đổ chén rượu, phần thì làm cho chồng được còn sống, phần thì làm cho vợ cả được khỏi tội. Trung tín đến như thế mà chẳng khỏi đòn, mà phải chịu tội.

CHIẾN QUỐC SÁCH

GIẢI NGHĨA

- Ngoại tình: nói người đàn bà đã có chồng mà còn đi lại ăn ở tư túi với giai.

- Gian phu: người đàn ông đi lại vụng trộm với một người đàn bà đã có chồng.

- Giam phụ: trái nghĩa lại với gian phu.

- Trung tín: hết lòng, hết sức ăn ở chân thật với ai chẳng quản gì đến thân.

LỜl BÀN

Thần danh được là bà quan mà có ngoại tình rứt là xấu xa nên tội. Đã có ngoại tình, lại còn những toan giết chồng, cái tội càng trọng biết để vào đâu cho hết. Ngoan thay! Thế mà vẫn chẳng ai biết, vẫn ra ngoài vòng tù tội.

Phận hèn tiểu thiếp mà biết giữ cho chồng khỏi chết, vợ cả khỏi tội, hết lòng uỷ khúc, chỉ cốt giữ cho gia đình được êm thấm, khỏi ô uế, không quản gì đến thân, cái trí cao như thế, cái đức dày như thế mà lại đến nỗi vừa phải đòn, vừa bị người ghét. Than ôi! Tình cảnh khắt khe, nỗi oan ai tỏ.

Trong gia đình nhà ông quan này, có một câu chuyện như thế, nhưng trong cả nước, cả thiên hạ, còn có bao nhiêu câu chuyện cũng như thế. Xưa nay đã có biết bao nhiêu người chỉ vì chân lý, chỉ vì công nghĩa mà phải tù tội oan ức khốn khổ đến thân. Cái lòng trung tín, trung thành của những bậc ấy đáng quí, đáng trọng biết nhường nào.

Friday, April 28, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 14. NANSEN CHẶT CON MÈO LÀM HAI KHÚC


Nansen [Nam Truyền Phổ Nguyện: Nansen Fugan (J) Nanquan Puyuan (C), 738-835 - LND] bắt gặp hai tăng sinh trú ở hai dãy thiền thất đông và tây cãi nhau chỉ vì con mèo. Ngài chộp lấy con mèo và bảo họ: "Nếu ai nói được một lời phải thì cứu được con mèo."
Chẳng ai trả lời được. Nansen liền chặt con mèo làm hai khúc.
Tối đó Joshu [Triệu Châu Tùng Thẩm: Joshu Jushin (J) Zhaozhou Congshen (C), 778-897 - LND] trở về và Nansen kể lại câu chuyện. Joshu liền tháo dép đội lên đầu bước trở ra.
Nansen bảo: "Nếu ngươi có mặt ở đấy thì đã cứu được con mèo."
Lời bàn của Vô-Môn: Tại sao Joshu đội dép lên đầu? Nếu ai trả lời được thì sẽ hiểu Nansen phán quyết như thế nào. Nếu không, thì coi chừng đầu mình.
Kệ rằng:
Nếu Joshu có mặt ở đấy,
Ông ta có thể đã phán quyết ngược lại.
Joshu chụp lấy dao
Và Nansen phải xin tha mạng.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Bệnh quên

 BỆNH QUÊN


Nước Tống có anh đứng tuổi, tự nhiên mắc phải bệnh quên: buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên; ngày nay cho ai cái gì, ngày mai đã quên; ra đường quên cả đi, ở nhà quên cả ngồi, trước có làm những gì, bây giờ đã quên hết, bây giờ đang làm gì, sau này cũng quên hết.

Cả nhà anh ta lấy làm lo. Xem bói không tốt, đi cúng không đỡ, đón thầy chữa thuốc cũng không khỏi.

Sau có ông đồ người nước Lỗ đến xin đảm, nói rằng chữa được.

Vợ người có bệnh hứa với ông đồ hễ chửa khỏi, thì chia cho nửa cơ nghiệp.

Ông đồ nói:

"Bệnh này bói không ra được, cúng không khỏi được, thuốc không chữa được. Nay tôi thử hoá cái tấm tính, biến cái trí lự anh ta, may mà khỏi chăng".

Nói đoạn, ông đồ liền sai lột áo để cho rét, thì thấy anh ta xin áo, sai cấm ăn để cho đói, thì thấy anh ta xin ăn, sai đem vào chỗ tối, thì thấy anh ta xin ra chỗ sáng.

Ông đồ hớn hở bảo con anh ta rằng:

"Bệnh chữa được, song môn thuốc của tôi bí truyền không thể nói cho ai biết".

Rồi ông đuổi cả người chung quanh đi, chỉ một mình ông ở với người có bệnh trong bảy ngày. Chẳng ai biết ông đồ chữa chạy ra thế nào, mà cái bệnh lâu năm như thế nhất đán khỏi phăng.

Khi anh có bệnh đã tỉnh như thường, anh liền nổi cơn giận, chửi vợ, đánh con, cầm giáo đuổi ông đồ.

Người ta bắt anh hỏi vì cớ gì mà giận như vậy, thì anh ta nói:

"Lúc trước ta có bệnh quên, thì trong lòng ta thản nhiên khoan khoái, giời đất có hay không, ta cũng chẳng biết. Nay ta hết bệnh, ta lại nhớ lại cả những việc vài mươi năm về trước, việc còn, việc mất, việc được, việc hỏng, việc thương, việc vui, việc yêu, việc ghét trong lòng lại muôn môi ngổn ngang, bời bời nổi lên vậy. Ta chỉ sợ sau này, những việc còn, mất, được, hỏng, thương, vui, yêu, ghét ấy cứ vướng víu trong lòng ta mãi mãi, thì bấy giờ dù muốn quên cả đi một phút, một nhát, liệu còn có được nữa chăng?

LIỆT TỪ

GIẢI NGHĨA

- Tống: nước chư hầu đời Xuân Thu ở vào huyện Thương Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

- Ông đồ người nước Lỗ: đây ám chỉ đức Khổng Phu Tử.

- Xin đám: nói với người ta để xin việc mà làm.

- Cơ nghiệp: tiếng chì chung cửa nhà, ruộng nương tiền của, đồ đạc.

- Hoá: đổi han tính này ra tính khác, hình nọ ra hình kia.

- Biến: cái gì đáng cuộc sống mà mất hẳn đi.

- Trí lự: cái lòng lo toan mưu tính các công việc.

- Bí truyền: để lại cho ai cái gì một cách bí mật không cho người khác biết.

- Nhất đán: một buổi dùng nghĩa chốc nhát.

- Thản nhiên: bằng phẳng thoáng nhẹ như không có gì.

- Khoan khoái: thư thái vui vẻ dễ chịu trong tâm thần.

LỜI BÀN

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn biết đến, chỉ muốn quên sạch. Bởi thế mà Liệt tử thành ra chán đời, mới đặt ra câu chuyện này để tỏ hết cái nỗi bực tức trong lòng, ôi! Chẳng gì cái đời cổ tự Liệt tử cũng còn chất phác, mà còn khắt khe đáng chán như thế, huống chi là cái đời bây giờ là cái đời mỗi ngày gian trá thêm sinh, thì phỏng còn có gì làm cho người biết nghĩ đáng yêu, đáng quí nữa hay thôi.

Thursday, April 27, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 13. TOKUSAN ÔM BÌNH BÁT


Tokusan [Đức Sơn Tuyên Giám; Tokusan Senkan (J) Deshan Xuanjian (C), 782-865 - LND]
 từ Thiền đường đến nhà bếp tay ôm bình bát. Seppo [Tuyết Phong Nghĩa Tồn: Seppō Gison (J); Xuefeng Yicun (C), 822-908 - LND] phụ trách nấu nướng (điển tòa - LND) thấy Tokusan bảo:

 "Tiếng trống hiệu báo giờ ăn chưa điểm. Ngài đi đâu với cái bình bát vậy?"

Tokusan quay trở về thiền thất.

Seppo thuật lại câu chuyện với Ganto [Nham Đầu Toàn Hoát: Gant? Zenkatsu (J); Yantou Quanhuo (C), 828-997 - LND]. Ganto bảo:

 "Lão sư Tokusan chẳng hiểu được chân lý tối thượng."

Tokusan nghe được lời phê liền cho gọi Ganto đến gặp. 

"Ta có nghe," ngài bảo, "ông không tán thành lối thiền của ta." Ganto gián tiếp thú nhận. Tokusan chẳng nói gì.

Hôm sau Tokusan thuyết pháp cho tăng chúng một cách khác hẳn. Ganto cười rộ và vỗ tay nói:

"Ta thấy lão sư hiểu rõ chân lý tối thượng. Chẳng có ai ở Trung quốc có thể hơn được."

Lời bàn của Vô-Môn: Nói đến chân lý tối thượng, cả Ganto và Tokusan chẳng hề mộng tưởng. Rốt ráo, họ chỉ là những kẻ đần độn.

Kệ rằng:

Ai hiểu được diệu đế thứ nhất
Hẳn phải hiểu chân lý sau cùng
Sau cùng và thứ nhất,
Không giống nhau ư?

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Tên tù nước sở

 TÊN TÙ NƯỚC SỞ

Chung Nghi là người nước Sở bị nước Trịnh bắt nộp sang nước Tấn. Nước Tấn đem bỏ vào tù.

Một hôm vua Cảnh Công đòi ra, cho cởi trói, gọi đến tận nơi uý lạo, rồi hỏi:

- Ông cha nhà ngươi xưa nay làm nghề gì?

- Chung Nghi thưa: Ông cha tôi xưa nay làm nhạc quan.

- Thế ngươi có biết nhạc không?

- Cha tôi xưa làm chức ấy, tôi nay vẫn giữ nghiệp nhà, đâu dám sao nhãng.

Cảnh Công đưa cho đàn cầm, bảo gảy một khúc. Chung Nghi gảy thuần tiếng Nam, tức là tiếng nước Sở. Nghe xong, Cảnh Công nói:

- Vua Sở là người thế nào?

- Chưng Nghi thưa: Tôi trí khôn hèn kém, không đủ biết được thịnh đức của quân vương nước tôi.

Cảnh Công hỏi đi, hỏi lại hai ba lần.

Sau Chung Nghi phải thưa:

- Quân Vương tôi, khi còn làm Thái tử, nghe nhời quan Sư; quan Bảo dạy dỗ, buổi sáng đến chơi với Anh Tề, buổi chiều đến chơi với Tử Phản. Tôi biết có thế, còn việc khác tôi không được rõ.

Cảnh Công đem chuyện ấy nói cho Phạm Văn Tử nghe. Văn Tử thưa:

- Tên tù nước Sở như thế thật là một bậc quân tử. Chức nghiệp vẫn giữ nếp nhà, là người không quên gốc; âm nhạc vẫn giữ tiếng Nam, là người không quên nước; khen vua Sở mà khen tính tự nhiên là vô tư; nói với nhà vua đây, mà gọi hẳn tên hai quan khanh là tôn quân. Không quên gốc là "nhân", không quên nước là "tín", vô tư là "trung", tôn quân là "mẫn". Nhân, thì xử được việc; tín, thì giữ được việc; trung, thì nên được việc; mẫn, thì xong được việc. Có bốn đức ấy, việc to đến đâu làm cũng phải xuôi, sao nhà vua không giao giả tên tù ấy cho nước Sở, để hắn về yêu kết việc hòa hiếu của nước Tấn, nước Sở với nhau?

Cảnh Công theo nhời Văn Tử, hậu đãi Chung Nghi, đưa về nước Sở để cầu việc hoà hiếu.

GIẢI NGHĨA

- Sở: một nước nhớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

- Tấn: cũng là một nước nhớn thời Xuân Thu ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.

- Uý lạo: dùng nhời êm ái để yên ủi người ta.

- Nhạc quan: chức quan giữ việc âm nhạc.

- Thịnh đức: đức tốt đức hay.

- Thái tử. con cả vua.

- Sư, bảo: hai chức quan dạy thái tử học.

- Vô tư: không có lòng tà khúc.

- Khanh: một chức quan to đời cổ.

- Tôn quân: kính trọng vua nước mình.

- Mẫn: mau mắn, nhanh chóng.

- Yêu kết: cầu thân muốn liên hợp với nhau.

- Hòa hiếu: thoả thuận và yêu mến nhau.

- Hậu đãi: xử một cách rất tử tế.

LỜI BÀN

Tên tù này không phải vì phạm tội thường mà bị tù, nhưng vì việc nước mà bị nước khác bắt tù. Khi đã bị bắt, người ta tra hỏi, không rối trí, cứ ung dung đối đáp rất thông hoạt, và có ý vị khiến cho vua tôi nước ngoài nghe thấy phải khen, phải phục, như thế thì chẳng là vì một cái trí lự khí khái của mình, mà mình được thoát nạn, nước mình cũng được nhàn đấy mà thêm tôn lên ru! Ôi! Một nước được một tên tù giỏi mà kiến trọng, huống chi là có bao nhiêu hiền tài thì nước được mong cậy biết là bao. “Quốc hữu nhân tắc thực“ nghĩa là trong nước có người giỏi, thì nước như đầy; câu trong sách dạy quả là đúng lắm.


Wednesday, April 26, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 12. ZUIGAN GỌI SƯ PHỤ


Zuigan [Thụy Nham Sư Ngạn (hay) Đoan Nham Sư Nhan: Zuigan Shigen (J); Ruiyan Shiyan (C), thế kỷ 9 TQ. - LND] tự mình gọi lớn mỗi ngày: "Sư phụ."
Rồi lại tự đáp: "Dạ, bạch thầy."
Và liền thêm: "Hãy tỉnh táo nhé."
Rồi tự đáp: "Dạ, bạch thầy."
"Và sau đó," Ngài tiếp, "đừng để bị người khác lừa gạt nhé."
"Dạ, bạch thầy; Dạ, bạch thầy." Ngài tự trả lời.
Lời bàn của Vô-Môn: Lão Zuigan tự bán tự mua. Ngài đang làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi "Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hãy tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào thì quả là lầm to, mà còn bắt chước Zuigan, thì sẽ không khác chồn cáo.
Kệ rằng:
Vài thiền sinh không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ.
Bởi vì họ chỉ thấy cái tự ngã.
Cái tự ngã là mầm sanh tử,
Mà kẻ mê gọi nó là chân nhân.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Say bắn chết trâu

 SAY BẮN CHẾT TRÂU


Ngưu Hoằng, Ngưu Bật, hai anh em ở chung với nhau.

Bật có tính hay chén, mà hễ chén vào, thì thường khi nát rượu.

Một hôm, anh đi vắng, Bật ở nhà uống say tuý lý, bắn chết mất con trâu của anh.

Kịp lúc anh về, người vợ đón cửa, xăm xăm bảo rằng:

- Này này! chú nó ở nhà bắn chết trâu rồi!

- Hoằng nói: Trâu chết thì bảo cho đem làm thịt.

Hoằng vào nhà, ngồi vừa yên, vợ lại chạy đến hăm hở nói.

- Chú nó bắn chết trâu là việc to lắm, có phải tầm thường đâu...

Hoằng nét mặt vẫn hoà nhã tự nhiên, nói:

- Phải, tôi đã biết rồi mà. - Rồi lấy sách giở xem như không có chuyện gì cả.

Vợ thấy thế không dám ton ngót gì nữa.

TÙY KỶ

GIẢI NGHĨA

- Ngưu Hoằng: người đời nhà Tùy làm quan đến Lại bộ thượng thư, đời bấy giờ xưng là "Đại nhã quân tử".

- Say tuý lý: say mê, nói trong lúc say không biết gì nữa.

- Hoà nhã: êm ái, vui vẻ.

- Tùy kỷ: sách chép việc đời nhà Tuỳ.

LỜI BÀN

Anh em một nhà mà ghét bỏ xa cách nhau phần nhiều là chỉ tại chị em dâu. Không phải tại chị em dâu có bạc ác gì đâu; tại thường tình đàn bà, phần thì suy hơn tính thiệt ít chút cũng so kè, làm cho chữ "Lợi" đè mất chữ "Nghĩa", phần thì đêm ngày trò chuyện, bao nhiêu cái hay như muốn vơ cả vào mình, thành ra anh em hoá dở, làm cho chữ "Tình" lấn được chữ "Ân". Đám nam nhi ta muốn ăn ở cho trọn vẹn nghĩa anh em, tình vợ chồng, tưởng cũng khí khó.

Ngưu Hoằng đây lấy thái độ ôn hoà, trầm tĩnh đối với vợ khi đang bực tức căm giận, thật là biết đường lửa cháy cất dầu, cơm sôi bớt lửa. Vì thế mà vợ mất giận, em được toàn, thế chẳng phải là biết cách ăn ở rất khéo trong chốn gia đình ru!

Tuesday, April 25, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 11. JOSHU KHẢO HẠCH MỘT VỊ TĂNG ĐANG THAM THIỀN


Joshu [Triệu Châu Tùng Thẩm: Joshu Jushin (J) Zhaozhou Zongshen (C), 778-897 - LND] đến tịnh thất của một vị tăng đang tọa thiền và hỏi: "Cái gì là cái gì?"
Vị tăng giơ lên nắm tay.
Joshu đáp: "Thuyền không thể lưu ở nơi nước cạn." Rồi bỏ đi.
Vài ngày sau Joshu trở lại và hỏi cùng một câu như trước.
Vị tăng đáp lại cũng cùng một cách không khác.
Joshu bảo: "Khá trao, khá nhận, giết hay, cứu giỏi." Rồi vái chào.
Lời bàn của Vô-Môn: Vẫn là một nắm tay không khác ở hai lần. Tại sao Joshu không chứng cho lần đầu mà lại nhận lần sau? Sai trật ở chỗ nào?
Ai trả lời được thì đã biết rằng lưỡi của Joshu không xương nên nhiều đường lắt léo. Có thể là Joshu sai. Hoặc qua ông sư kia, Ngài có thể biết rằng mình sai.
Nếu ai nghĩ rằng nội tâm của mình hơn hẳn nội tâm của người khác, quả là kẻ không có mắt.
Kệ rằng:
Nhãn quan như sao xẹt,
Và Thiền quán tựa lằn chớp.
Lưỡi gươm giết chết người
Cũng là lưỡi gươm cứu sống người.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Nuôi mẹ bằng điều phải

 NUÔI MẸ BẰNG ĐIỀU PHẢI


Roãn Thuần lúc nhỏ học ông Trình Di, thường chỉ cốt theo nghe khoa cử.

Có một khoa thi Tiến sĩ, ông đã vào đến kỳ văn sách đầu bài ra có câu "Chu Nguyên Hựu chư thần" nghĩa là giết các bầy tôi đời Nguyên Hựu. Ông bỏ bài không làm, đi ra.

Khi về, ông thưa với thầy là ông Trình Di rằng: Từ nay, con không đi thi Tiến sĩ nữa.

- Ông Trình Di nói: Ngươi còn mẹ già kia mà.

Roãn Thuần về thưa chuyện thi cử với mẹ và nhắc lại cả câu thầy học bảo.

Bà mẹ nói:

- Ta muốn con lấy điều phải mà nuôi ta hơn là lấy bổng lộc không ra gì mà nuôi ta.

Ông Trình Di nghe thấy câu ấy khen rằng: “Giỏi thay một người mẹ như thế!”

"TỔNG SỬ, ROÃN THUẦN TRUYỆN"

GIẢI NGHĨA

- Roãn Thuần: người đời Tống, học giỏi nết tốt mấy lần vua triệu, từ chối không ra làm quan.

- Trình Di: tức là Trình Y Xuyên một bậc danh nho đời Tống.

- Khoa cử: dùng từng khoa để chọn lấy người.

- Văn sách: bài hỏi để học trò giải quyết.

- Tiến sĩ: người tài học giỏi đáng tiến lên để chịu tước lộc. Tiếng thường dùng để gọi người thi đỗ ở Kinh.

- Bổng lộc: tiền thóc Nhà nước cấp cho quan lại.

LỜI BÀN

Như Roãn Thuần đấy sở dĩ mà không muốn đi thi, là vì đầu bài ra trái ngược hẳn với nhẽ phải. Bầy tôi đời Nguyên Hựu vốn là người giỏi, mà lại bảo đem giết, đầu bài mà ra như thế, là có ý muốn cho bọn đi thi đỗ, sau này tức là bọn quan trường, phải bác đời Tống Triết Tôn đi để nâng cái đời bấy giờ là đời Tĩnh Khang lên. Còn như Trình Di đây sở dĩ như có ý khuyên bảo nên đi thi, là vì bụng nghĩ Roãn Thuần còn mẹ già phải phụng dưỡng. Thói thường cha mẹ cho con ăn học, ai là người không muốn cho con đi thi lấy đỗ, đã kiếm được chút lương bổng nuôi nấng mình, lại còn làm nên chút công danh vẻ vang cho cả nhà, cả họ.

Kịp đến bà mẹ sở dĩ bảo Roãn Thuần như thế, là bà biết trọng việc nghĩa hơn là danh lợi. Một câu bà dạy con khiến cho Trình Di là một nhà hiền triết còn phải phục phải khen, thì há chẳng đáng làm cho những cha mẹ có con thi đỗ, chỉ mong cho con được chút danh phận, bất phân, danh phận ấy thật hay giả, hay hay dở, phải suy xét cân nhắc rồi hãy đặt để cho con ru!

Monday, April 24, 2023

Sưu Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 10. SEIZEI CÔ ĐỘC VÀ NGHÈO NÀN


Một vị tăng tên là Seizei [Thanh Thóat; một thiền sinh. Đừng nhầm với Thanh Thoát: Seizei (J); Quingshui (C), 714-792 - LND] hỏi Sozan [Tào Sơn Bản Tịch: Sozan Honjaku (J); Caoshan Benji (C), 840-901 - LND]: "Seizei cô khổ. Ngài có giúp được không?"
Sozan hỏi: "Seizei?"
Seizei đáp: "Bạch Hòa thượng."
Sozan bảo: "Ngươi được Thiền, là món mỹ tửu đệ nhất của thiên hạ (Trung quốc), và đã uống xong ba chén, mà vẫn nói là chưa thấm môi ư!"
Lời bàn của Vô-Môn: Seizei hơi quá đà. Tại sao vậy? Bởi vì Sozan rất tinh mắt biết rõ người đối thoại. Ngay thế, ta vẫn muốn hỏi: Ở thời điểm nào thì Seizei đã uống rượu?
Kệ rằng:
Kẻ nghèo nhất Trung quốc (Phạm Nhiễm - LND),
Kẻ gan nhất Trung quốc (Hạng Võ - LND),
Chỉ vừa đủ cầm hơi,
Mà lại muốn so bì với người giàu nhất.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Dưng thư cứu cha

 DƯNG THƯ CỨU CHA


Thuần Vu Ý làm quan ở Tề Trung phải tội sắp đem hành hình, giải đến Trường An.

Ông không có con giai, chỉ sinh được năm cô con gái. Lúc bị bắt di, ông mắng con rằng:

- Đẻ con chẳng đẻ con giai, những khi nguy cấp thật không có ai đỡ đần công việc.

Người con gái út tên là Đề Oanh thương khóc theo cha đến Trường An, dưng tờ thư, đại ý nói:

... Cha tôi làm quan, cả miền Tề Trung ai cũng ca tụng là thanh liêm công bình, nay bất hạnh phải tội, thật là oan quá. Vả chăng tôi trộm nghĩ người đã chết thì không sống lại được, đã chém thì không liền lại được. Nên dù có muốn đổ lỗi, theo điều phải trở nên hay, nên tốt, cũng không có cách nào nửa. Tôi xin bán mình làm đứa ở chỗ quan phủ, chuộc tội cho cha, để cho cha tôi được tự tân...

Thư tâu lên vua. Vua xem, tha cho Thuần Vu Y. Rồi xuống chiếu, trừ các nhục hình.

SỬ KÝ HÁN VĂN ĐẾ

GIẢI NGHĨA

- Hành hình: đem ra làm tội hay chém giết.

- Trường An: nơi đô thành đời cổ ở vào huyện Trường An, tình Thiểm Tây ngày nay.

- Nguy cấp: tai nạn đến nơi, khó lòng chống lại.

- Ca tụng: khen ngợi một việc gì.

- Thanh liêm: trong sạch không có tiểng xấu, không lấy của phi nghĩa.

- Quan phủ: tiếng gọi tóm cả nhà quan.

- Tự tân: tự minh hối lại mà sửa đổi thành hẳn như một người mới.

- Nhục hình: hinh làm cho đau khổ thân thể hay giết chết.

LỜI BÀN

Bên Phương Đông ta, thường tình cha mẹ vẫn quí con giai hơn con gái, vì cứ kể trong nhà, con giai bao giờ vẫn được việc hơn con gái, nhất là những khi nguy cấp. Nên Thuần Vu Ý đày tức mình mà gắt như thế cũng là phải. Nhưng Thuần Vu Ý có biết đâu là người con gái như Để Oanh thực là hết lòng với cha, cứu cha ra được ngoài vòng tội hình, lại có phần giúp đỡ được cả nhân dân trong nước, vì vua bỏ các nhục hình.

Thế mới hay con gái hay con giai cũng vậy mà thôi, quí hồ là ăn ở hết đạo với mẹ cha, giúp đỡ có ích cho xã hội, thì cũng là qúi giá không bên nào khinh, bên nào trọng. Cổ ngữ có câu:

"Gái mà chi, giai mà chi,

Con nào có nghĩa, có nghi là hơn"

Thực là phải lắm.

Sunday, April 23, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 9. MỘT ĐỨC PHẬT TRƯỚC THỜI CÓ SỬ


Một vị tăng hỏi Seijo [Hưng Dương Thanh Nhượng: Koyo Seijo (J); Xingyang Quingrang (C), 830-888, Lâm Tế tông TQ. - LND] "Con biết rằng một đức Phật trước thời có sử (Phật Đại Thông Trí Thắng - LND), đã tọa thiền qua bảy kiếp mà vẫn không ngộ được chân lý tối thượng, vì thế mà không hoàn toàn được giải thoát. Tại sao vậy?"
Seijo trả lời: "Câu hỏi của ông đã tự giải thích rồi."
Vị tăng hỏi tiếp: "Tại sao đức Phật đó tọa thiền mà vẫn không đạt được Phật quả?"
Seijo trả lời: "Vì ông ta chưa thành Phật."
Lời bàn của Vô-Môn: Ta cho rằng ông ấy ngộ đạo, nhưng ta không nhận rằng ông ấy hiễu rõ. Khi một người ngu liễu ngộ thì thành thánh. Khi một bậc thánh bắt đầu hiểu ra thì thành người ngu.
Kệ rằng:
Tốt hơn nên ngộ tâm chứ chẳng phải thân.
Khi tâm giác ngộ thì không còn gì để lo ngại cho thân.
Khi tâm và thân trở thành một
Thì người được tự tại, chẳng còn ham muốn lợi danh.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Áo đơn mùa rét

 ÁO ĐƠN MÙA RÉT


Mẫn Tử Khiên mồ côi mẹ từ thuở nhỏ. Mẹ kế sinh được hai con giai, chỉ yêu con đẻ mà ghét Tử Khiên.

Mùa đông tháng giá, mẹ kế không cho Tử Khiên mặc áo mền bông, chỉ cho mặc áo mền hoa lau. Một hôm Tử Khiên đẩy xe hầu cha, cha thấy co ro run rảy thì quở mắng. Tử Khiên nín không dám nói. Cha giận đánh, ngờ đâu áo rách, bật hoa lau ra.

Cha thấy thế căm giận người vợ kế, bạc đãi con mình, liền muốn đuổi đi.

Tử Khiên khóc mà van rằng:

- Dì con mà còn ở lại, thì chỉ một mình con rét. Dì con mà phải đuổi đi, thì ai may vá cho chúng con, có nhẽ ba anh em đều không có áo, phải chịu rét cả.

Cha nghe nói, cảm động, bèn thôi không đuổi người vợ kế nữa. Và tự đó người vợ kế cũng có lòng thương yêu Tử Khiên như thương yêu con đẻ vậy.

THUYẾT UYỂN

GIẢI NGHĨA

- Mẹ kế: tức là mẹ ghẻ.

- Bạc đãi: xử với ai một cách đơn bạc khống còn chút tình nghĩa nào nữa.

LỜI BÀN

Thói thường, dì ghẻ đối với con chồng, phần nhiều là hay bạc ác. Đó là hạng nan hoá, ta chẳng nói làm chi. Đến như con chồng, không kể-những đứa thơ dại, có nhiều đứa nhớn tuổi, hoặc vì ghen tức, hoặc vì kình địch mà gây ra cái nền loạn trong nhà, cái mối khổ cho cha, thực cũng không phải là ít. Bởi vậy lắm khi cái tội không thể qui cho cả một mình dì ghẻ được.

Như truyện Man Tử Khiên đây, nếu cứ theo thế tình mà xử, thì chồng bỏ vợ, con mất mẹ, anh em sau này hoá ra cừu thù, gia đình tránh sao khỏi nỗi tan nát. Nhưng Mẩn Tử Khiên lại là một người con biết cách ăn ở mà cảm được lòng cha, hoá được nết xấu dì ghẻ, gây được tình thân anh em dị bào, gia đình được nhờ đó mà đoàn viên hoà thuận. Thực là một cái gương sáng cho đám con chồng thiên hạ muôn đời về sau vậy.

Friday, April 21, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 8. BÁNH XE CỦA KEICHU


Getsuan [Nguyệt Am Thiệu Quả: Getsuan (hay) Gettan Zanka (hay) Engo Kokugon (J); Yuanwu Keqin (C), 1063-1135 - Lâm Tế tông TQ. - LND] nói với môn đồ: "Keichu (Hề Trọng), người chế ra bánh xe đầu tiên của Trung quốc, làm hai bánh xe, mỗi bánh có năm mươi nang. Bây giờ giả dụ các ngươi tháo cái trục ra thì bánh xe sẽ ra sao? Và nếu Keichu làm vậy thì ông ta có được gọi là tổ chế ra bánh xe không?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể trả lời câu hỏi này tức khắc, thì mắt hắn sẽ như sao xẹt và trí óc hắn sẽ như một tia chớp.
Kệ rằng:
Khi bánh xe không trục xoay,
Tổ hay chẳng tổ có thể ngưng nó lại.
Nó xoay trên trời và dưới đất,
Nam, bắc, đông, và tây.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Thương mẹ già yếu

 THƯƠNG MẸ GIÀ YẾU


Hàn Bá Du ăn ở với mẹ rất là có hiếu. Những khi có lỗi, mẹ thường đánh đòn. Một hôm Bá Du phải đòn, khóc mãi. Mẹ thấy vậy hỏi:

- Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, con cam chịu ngay. Lần này sao con khóc dai như thế?

Bá Du thưa:

- Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khoẻ. Lẩn này mẹ đánh con, con không thấy đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, cho nên con nghĩ, con thương mẹ mà con khóc.

Ôi! Con ăn ở với cha mẹ, tuy khó nhọc, khổ sở, cũng không dám oán. Như Bá Du trong truyện này, không những không oán mẹ, lại còn thương mẹ già yếu, tình con yêu mẹ thế mới thật là thâm thiết.

THUYẾT UYẾN

GIẢI NGHĨA

- Hàn Bá Du: người đất Lương đời nhà Hán.

- Hiếu: đạo ăn ở hết lòng với cha mẹ.

- Cam chịu: vui lòng mà chịu kham khổ.

- Oán: tức giận lấy làm không bằng lòng.

- Thâm thiết: sâu xa thiết thực.

LỜI BÀN

Cha mẹ đánh mắng con, không phải là ghét bỏ gì con. Thực tình, chỉ vì có lòng dạy bảo con mong cho con hay, con khá. Vậy kẻ làm con, khi thấy cha mẹ đánh mắng, chẳng những không chịu sửa lỗi mình, lại còn tức tối oán giận, thế là không thể được lòng cha mẹ, sao còn gọi là kẻ có hiếu. Như Bá Du đây bị đòn không những không oán mẹ, lại còn thương mẹ mới thực là người có hiếu đáng làm gương cho những kẻ làm con nông nổi vậy.

Thursday, April 20, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 7. JOSHU RỬA BÁT


Một vị tăng thưa với Joshu [Triệu Châu Tùng Thẩm: Joshu Jushin (J) Zhaozhou Zongshen (C), 778-897 - LND]: "Con vừa nhập thiền thất, Xin chỉ dạy."
Joshu hỏi: "Ăn cháo chưa?"
Vị tăng trả lời: "Bạch, đã ăn rồi."
Joshu nói: "Vậy thì đi rửa bát đi."
Ngay lúc đó vị tăng liễu ngộ.
Lời bàn của Vô-Môn: Joshu là người đã mở miệng cho thấy tâm của ngài. Ta nghi rằng vị tăng kia chưa chắc đã thấy được tâm của Joshu. Ta mong rằng ông ta không nhầm cái chuông với bình chế nước.
Kệ rằng:
Thật là quá hiển lộ nên khó thấy.
Có kẻ khờ cầm đèn đi tìm lửa.
Nếu hắn biết lửa ra sao,
Thì hắn đã nấu cơm sớm hơn.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Ba điều vui

 BA ĐIỀU VUI


Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là vui, mà cũng không kể vào trong ba điều ấy được.

Cha mẹ còn sông, anh em bình yên là một điều vui;

Ngửa lên không tủi thẹn với giời, cúi xuống không xâu hổ với người là hai điều vui;

Được những bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy bảo, gây dựng là ba điều vui.

MẠNH TỬ

GIẢI NGHĨA

- Anh tài: người khôn ngoan giỏi giang.

LỜI BÀN

Xử trong gia đình, trên thì cha mẹ còn mạnh khoẻ để ta được hết lòng hiếu dưỡng, dưới thì anh em hoà thuận để ta được hết đạo hữu ái, thật là cái cảnh khó được mà ta được, thì còn gì vui hơn nữa? - xử với thân mình, mà tu dưỡng đến việc gì cũng có thể, trên tỏ cho giời biết được, dưới đốii với người nói được, thân thể nhẹ nhàng, tâm thần khoan khoái, thì còn gì vui hơn nữa? - xử với xã hội mà được luyện tập những bậc anh tài để có nhiều người truyền đạo cho thiên hạ, hậu thế được nhờ, thì cũng còn gì vui hơn nữa? - Ba cái vui này: một cái vì gia đình, một cái vì bản thân, mật cái vì thiên hạ, hậu thế là ba cái vui về "tính phận" vui bên trong, nghĩa là cái thực vui vậy. Chớ còn cái vui về "thế phận", vui bên ngoài, thì dù khó làm đến vua cả một nước, so với cái vui kia cũng không sao bằng được.

Wednesday, April 19, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 5. KYOGEN LEO LÊN CÂY


Kyogen [Hương Nghiêm Trí Nhàn; Kyōgen Chikan (J) Xiangyan Zhixian (C), ?-898 - LND] bảo: "Thiền cứ như một người đu lơ lửng trên vực sâu răng cắn chặt vào cây. Tay không nắm được cành, chân không tựa vào nhánh, và bên dưới có kẻ hỏi: "Tại sao Bồ Đề Đạt Ma lại từ Ấn Độ đến Trung Hoa?"
"Nếu người đu cây không trả lời được, hắn thua; và nếu trả lời, hắn rơi tòm mất mạng. Vậy hắn phải làm gì nào?"
Lời bàn của Vô-Môn: Trong tình huống đó, mọi tranh biện tài tình đều vô ích. Nếu ngươi thuộc hết tam tạng kinh điển, ngươi chẳng dùng được. Khi ngươi có câu trả lời đúng, dù con đường quá khứ là đường tử, ngươi mở ra được con đường sinh mới. Nhưng nếu ngươi không trả lời được, ngươi phải sống đến bao đời để hỏi Phật tương lai, Phật Di Lặc.
Kệ rằng:
Kyogen là một kẻ gàn
Reo rắc độc dược diệt-ngã-mạn đó
Làm câm miệng các môn đồ
Và để nước mắt tuôn trào từ đôi mắt trơ của họ.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Ba điều khó học

 BA ĐIỀU KHÓ HỌC


Thầy Tăng Tử nói với đức Khổng Tử: Tôi biết nhà thầy có ba điều, tôi học mãi mà chưa làm được. Nhà thầy:

1. Thấy người ta có được một điều phải mà quên cả trăm điều trái của người ta, thế là nhà thầy dễ tính;

2. Thấy người có điều gì phải, thì vui vẻ như là mình có, thế là nhà thầy không ganh tị;

3. Nghe thấy điều gì phải, nhất quyết làm, rồi sau mới nói, thế là nhà thầy chịu khó.

Nhà thầy là người dễ tính, là người không ganh tị, là người chịu khó, tôi học mãi ba điều ấy của nhà thầy mà chưa có thể làm được.

THUYẾT UYÊN

GIẢI NGHĨA

- Tăng Tử: tức là Tăng Sâm, người thành thực và rất có hiếu, là học trò giỏi của đức Khổng Tử, truyền được đạo đức Khổng Tử, có thuật sách Hiếu kinh và sách Đại học.

- Nhất quyết: định bụng cố làm việc gì cho kỳ được.

LỜI BÀN

Lấy một điều phải mà quên trăm điều trái, thế là có bụng khoan dong người ta, lại có ý gây cho người làm nên điểu phải. - Thấy người làm phải cũng vui như chính minh làm điều phải thế là có lòng vô ngã muốn giục cho người phải ưa làm điều phải. - Thấy điều phải làm ngay rồi mới nói, thế là vụ cái thực làm chớ không chỉ có một cái nói giỏi mà thôi. Ba điểu này mới nghe tưởng dễ, mà làm thực khó! Thói thường, người đời chỉ hay bới xấu nhau, ghen tị nhau, nói giỏi làm không giỏi.

Tuesday, April 18, 2023

Suy Nghiệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 4. NGOẠI NHÂN KHÔNG RÂU


Wakuan [Hoặc Am Sư Thể: Wakuan Shitai (J); Huoan Shiti, 1108-1179, Viên Ngộ tông - LND] than phiền khi nhìn thấy tranh Bồ Đề Đạt Ma đầy râu rậm: "Tại sao ổng không có râu nhỉ?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi muốn học Thiền, phải học với quả tim. Khi ngươi đạt được liễu ngộ, thì phải thực liễu ngộ. Chính ngươi phải có gương mặt của Đại Tổ Bồ Đề mới thấy được ngài. Chỉ thoáng nhìn cũng đủ rồi. Nhưng nếu ngươi bảo đã gặp ngài thì ngươi chưa hề thấy ngài.
Kệ rằng:
Người ta không nên bàn đến mộng
Trước mặt một tên đần.
Tại sao Bồ Đề Đạt Ma không có râu?
Thực là câu hỏi vớ vẩn!

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Đời người

 ĐỜI NGƯỜI

Sống bảy mươi năm đã mấy người!

Trước thì tuổi trẻ, sau, già lão,

Thì giờ quãng giữa được bao lâu?

Lại còn nực rét cùng phiền não.

Hoa quá mùa xuân, hoa kém tươi;

Giăng quá mùa thu, giăng kém sáng.

Hoa tươi, giăng sáng, ta ngâm nga,

Rượu năm, ba chén say chuếnh choáng.

Tiền của càng nhiều, càng oán to.

Quan chức càng cao, càng nhọc xác,

Quan to, tiền nhiều, lòng những lo,

Chỉ tổ làm cho đầu chóng bạc.

Xuân đi, hạ lại, thu sang đông,

Chóng như thoi đưa, như nước chảy.

Vừa tiễn buổi chiều, chuông chùa kêu,

Đã báo rạng đông, gà sống gáy.

Ta thử tính xem người nhởn tiền,

Một năm đã thấy khuất vô số.

Lô nhô nám đất cánh đồng hoang,

Quá nửa không ai người tảo mộ.

ĐƯỜNG BÁ HỔ

GIẢI NGHĨA

- Nực, rét: ý nói khí hậu thay đổi, thói đời biến cải không nhất định.

- Phiền não: buồn bã khó chịu.

- Say chuếnh choáng: say ngả nghiêng, đứng ngồi không vững.

- Chỉ tổ: chỉ càng làm ra như thế.

- Người nhỡn tiền: người hiện đang sống, đồng thời với mình,

- Khuất: kiệt hết, nói người khuất là người chết không còn thấy nữa.

- Đường Bá Hổ: người đời nhà Tống tên tự là Trưởng Nhụ ở Đan Lang, chuyên học kinh Dịch, kinh Xuân Thu, trị gia rất có phép.

LỜI BÀN

Đời người trăm năm, sống được sáu bảy mươi đã là hiếm. Trong khoảng sáu, bảy mươi năm ấy, trừ lúc tuổi trẻ chưa khôn, tuổi già hết khoẻ, quãng giữa còn được vài mươi năm có là bao, mà lại còn gặp biết bao nhiêu những sự đau đớn phiền não! Ôi đời người rút lại như thế có mấy lúc là sống cho ra sống!

Nên chi, hàng năm, hễ gặp được thắng cảnh, lương thời, thì ta kíp nên vui chơi cho sung sướng thoả thích, hơi đâu mà cứ mài miệt theo đuổi lấy cái sang giàu giả dối chốc nhát để làm lụy đến tấm thân.

Lúc sống thì người chóng già, khó giữ lâu được cái thân, lúc chết thì thiên hạ chóng quên khó giữ được mồ mả. Thời giờ mau chóng, thói đời viêm lương, vậy người ta lúc sống, mà tự khổ thân quá, tưởng cũng là khờ vậy! Đối với cái thời gian, không gian vô cùng, vô hạn, thì một người và một đời người kể có thấm vào đâu?


Monday, April 17, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 3. NGÓN TAY CỦA GUTEI


Gutei [Câu Chi còn gọi là Cụ Chỉ; Kinka Gutei (hay) Juzhi (J): Jinhua Juzhi (C), thế kỷ 9 - LND] thường đưa một ngón tay lên khi được hỏi một câu về Thiền. Một cậu bé thị giả bắt chước theo. Khi có người hỏi cậu rằng sư phụ của cậu giảng dạy điều gì vậy thì cậu liền đưa lên một ngón tay.
Chuyện tinh nghịch của cậu bé đến tai Gutei. Ngài liền nắm lấy cậu và cắt đứt ngón tay. Cậu bé la khóc và chạy mất. Gutei gọi cậu dừng lại. Khi cậu bé quay lại nhìn thầy, Gutei đưa lên một ngón tay của ngài. Ngay tức khắc, cậu bé liễu ngộ.
Khi Gutei gần qua đời, ngài cho gọi toàn tăng chúng lại. "Ta đạt đến Thiền-chỉ của ta," ngài bảo, "từ sư phụ của ta là Tenryu [Hàng Châu Thiên Long: Koshu Tenryu (J); Hangzhou Tianlong (C), Thế kỷ thứ 9 - LND], và cả một đời ta vẫn dùng chưa hết." Nói xong ngài thị tịch.
Lời bàn của Vô-Môn: Giác ngộ, điều mà Gutei và cậu bé đạt đến, không dính líu gì đến ngón tay cả. Nếu ai cứ mãi bám chặt vào cái ngón tay thì Tenryu bực mình đến độ sẽ tiêu hủy luôn cả Gutei, cậu bé và kẻ chấp trước.
Kệ rằng:
Gutei rẻ rúng pháp môn của Tenryu,
Giải thóat cậu bé bằng lưỡi dao.
So với vị thần Tàu di sơn đảo hải.
Thì lão Gutei bắt chước còn kém.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Chết đói đầu núi

 CHẾT ĐÓI ĐẦU NÚI


Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề, nghe thấy ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng:

"Cha chết chưa chôn, mà đã chăm việc chinh chiến thế có gọi là “hiếu” được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thê có gọi là “nhắn” được không?

Những người thân cận của Vũ Vương, tức giận, toan giết Bá Di và Thúc Tề. Thái Công can, nói rằng:

Không nên, hai ông là “người nghĩa”. Rồi bảo quân lính ôm hai ông mà đẩy ra.

Đến khi Vũ Vương đã lấy được thiên hạ của vua Trụ, thiên hạ ai củng tôn nhà Chu, Bá Di, và Thúc Tề, lấy việc nước mất làm xấu hổ, đến nỗi coi thóc gạo cũng là của nhà Chu, buồn bực không ãn nữa.

Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương làm bài ca Thái vi rằng:

"Ta lên núi Tây Sơn,

"Ta hát khóm rau vi.

"Kẻ bạo thay kẻ bạo,

"Còn biết phải trái gì!

"Đời cổ thoáng qua rồi,

"Biết đâu mà quy y,

"Than ôi! Đành chịu vậy

"Thật vận mệnh ta suy(1)".

Rồi hai ông không ăn, đành chết đói ở trên ngọn núi.

GIẢI NGHĨA

- Bá Di, Thúc Tề: hai con vua Cõ Trúc đời nhà Thương.

- Hiếu: ăn ở hết lòng với cha mẹ khi người mất cũng như khi người còn.

- Nhân: thương yêu người mà không có chút gì tư tâm.

- Thân cận: người thân thiết gần gụi luôn bên mình.

- Thái công: tức là Lã Vọng, một người hiền thần nhà Chu, trước câu cá ở sống Vy, sau gặp vua Vãn Vương đón về, vua Vũ Vương đùng làm tướng.

- Người nghĩa: người chính trực khí khái.

- Vi: thứ cỏ sống hàng năm, dọc cao và thẳng, ngọn lá cuộn lại lúc còn non ăn được.

- Thái vi: hái rau vi.

- Thú dương: tức cũng là Tày Sơn tên núi ở về huyện Vĩnh Thanh tỉnh Sơn Tây bây giờ.

- Kẻ bạo thay kẻ bạo: đây nói vua Trụ đã bạo ngược, vua Vũ thay vua Trụ cũng là bạo ngược.

- Qui y: nương nhờ.

LỜI BÀN

Xem bài này, hoặc có nói: "Bá Di, Thúc Tề nắm ngựa mà can Vũ Vương là phải. Song can, mà người ta không nghe, sao không thi thân chết theo với nước, lại đi lên núi Thú Dương hái rau vi. Than ÔI! Sau ngày giáp tí (là ngày vua Trụ mất thiên hạ) Vũ Vương đã đánh được nhà Thương, núi Thú Dương có cỏn là đẩt của nhà Thương, rau vi ở núi Thú Dương có còn là đồ ăn của nhà Thương nữa hay không? Bả Di, Thúc Tề nhẩm lắm rồi I“ Nói như thế kể cũng có lý, nhưng có phẩn quá vẻ nghiêm khắc. Ta chỉ biết Bá Di, Thúc Tề thân cô mà dám ngăn cản thiên binh vạn mã, thế là trong lỏng rất can đảm, biết vua Trụ là người tàn bạo, mà cũng giữ một niềm thuỷ chung, thế là trung ái, bắt sự nhị quân, đáng tôn trọng quý báu biết chừng nào. vả chăng hăng hái mà liều chết, việc ấy còn dễ; chớ thung dung mà lảm điều nghĩa, việc ấy mới là khó. Bá Di, Thúc Tề lên ẩn trên núi mà còn để lại bài ca Thái vi, còn lưu lại hai tiếng "Hiếu, Nhãn“ lúc ra can Vũ Vương; thật là những bậc có thể phù thực được cương thường muôn đời khiến cho người sau ai xem đến truyện ngu ngoan cũng thành có trí thức, liệt nhược củng hoá ra cương cường mà có chí tự lập vậy.

Sunday, April 16, 2023

Suy Niệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống - Con chồn của Hyakujo

 CON CHỒN CỦA HYAKUJO


Cứ mỗi lần Hyakujo [Bách Trượng Hòai Hải: Hyakụo Ekai (J); Baizhang Huaihai (C), 720-814 - LND] thuyết pháp, một ông lão đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ thì ông lão cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lão lại ở lại, Hyakujo hỏi: "Ông là ai?"
Ông lão trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa còn tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng một người đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: Kẻ giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa. Vì câu trả lời này, do còn vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đã biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn còn là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẻ đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không?"
Hyakujo bảo: "Kẻ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả."
Sau câu ấy, ông lão thoắt ngộ. "Tôi đã được giải thoát," ông lão nói và cúi lạy. "Tôi không còn là chồn nữa, nhưng tôi phải để xác lại trong một cái hang sau núi. Xin được chôn cất theo lễ chư tăng." Rồi ông biến mất.
Hôm sau Hyakujo ra lệnh tăng trưởng chuẩn bị tang lễ cho một tăng sĩ. "Chẳng có ai mắc bệnh cả," tăng chúng thắc mắc. "Sư phụ có ý gì?"
Sau trai phạn, Hyakujo dắt tăng chúng đi vòng ra sau núi. Trong một cái hang, ngài dùng gậy kéo ra một cái xác của con chồn già và thực hiện lễ hỏa thiêu.
Đêm đó Hyakujo kể lại câu chuyện và giảng về luật nhân quả.
Sau khi nghe chuyện, Obaku [Hoàng Bá Hy Vận: Obaku Kiun (J), Huangbo Xiyun (C), ?-850 - LND] hỏi Hyakujo: "Con hiểu rằng ngày xưa có kẻ chỉ vì trả lời sai một câu hỏi Thiền đã biến thành con chồn năm trăm kiếp. Vậy ngày nay "Nếu một thiền sư trả lời đúng hết các câu hỏi thì việc gì sẽ xảy ra?"
Hyakujo bảo: "Hãy đến gần đây ta sẽ nói cho nghe."
Obaku đến gần và tát thầy một cái, vì y biết rằng đó là câu trả lời mà sư phụ sẽ ban cho.
Hyakujo vỗ tay cười cho sự sáng trí của đệ tử. "Ta tưởng rằng người tây trúc có bộ râu đỏ," ngài nói, "và bây giờ ta biết một người tây trúc có bộ râu đỏ."
Lời bàn của Vô-Môn: "Kẻ giác ngộ không phải là đối tượng." Làm thế nào mà câu trả lời này biến một tăng sĩ thành con chồn?
"Kẻ giác ngộ là một người với luật nhân quả." Làm thế nào mà câu trả lời này làm cho chồn được giải thóat?
Muốn hiểu rốt ráo được điều này, người ta phải chột một mắt.
Kệ rằng:
Chế ngự hay không chế ngự?
Cùng con súc sắc bày hai mặt.
Không chế ngự hay chế ngự,
Cả hai đều sai lầm thê thảm.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Rửa tai

 RỬA TAI


Đời thượng cổ có ông Hứa Do là một nhà ẩn dật ở trong chằm Bái trạch.

Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra, xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung nhạc, phía nam sông Dĩnh Thuý.

Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu. Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi:

Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?

Hứa Do thuật chuyện. Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:

- Ta toan cho trâu uống nước, lại e bẩn cả miệng trâu.

Nói đoạn, dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống.

CAO SĨ TRUYỆN

GIẢI NGHĨA

- Thượng cổ: đời xưa, đã xa ta lắm.

- Hứa Do: bậc cao sĩ đời thượng cổ.

- Ấn dật: người tránh xa danh lợi, ờ lánh một nơi cho yên nhàn,

- Bái trạch: chỗ có cây mọc bùm tum gọi là bái, chỗ nước đọng nhiều gọi là trạch.

- Nghiêu: xem bải trên.

- Thiên hạ: mặt đất ở khắp gầm giời, người Tàu xưa cho nước mình và mấy nước chưng quanh là thiên hạ.

- Tổng trưởng: chức quan to đầu cả các quan, thay vua hành chính.

- Chín châu: đời thượng cổ nước Tàu chia ra làm chín khu để cai trị.

- Sáo Phủ: bậc cao sĩ đời thượng cổ, không ưa thế lợi, ẩn ở trong núi, lấy cây làm tổ nằm ở trên cho nên gọi là Sào phủ (Sào nghĩa là tổ).

- Cao sĩ truyện: sách của Hoàng Phủ Mật đời nhà Tấn soạn kể truyện những bậc cao sĩ ẩn dật đời xưa bên Tàu.

LỜI BÀN

Có cả thiên hạ cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận củng lả lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho làm chuyện bẩn, phải đi rửa tai, lại lạ hơn. Không để cho trâu nống cái nước đả rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu càng lạ quá nữa.

Ôi!, Đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sào Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa Do và Sảo Phủ không muốn để cái danh lợi lụy đến thân, chỉ ưa chuộng sự an nhàn làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa đáng kính vậy. Những phường tham danh, trục lợi nên lấy đó mà làm gương.

Saturday, April 15, 2023

Suy Nghiệm Trong Ngày


 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống - Con chó của Joshu

 CON CHÓ CỦA JOSHU


Một vị sư hỏi Joshu [Triệu Châu Tùng Thẩm: Joshu Jushin (J) Zhaozhou Zongshen (C), 778-897 - LND], một thiền sư Trung Hoa:
"Con chó có Phật tánh không?"
Joshu trả lời: "KHÔNG"
Lời bàn của Vô-Môn: Để ngộ Thiền ta phải vượt qua rào cản của chư tổ. Giác ngộ luôn đến sau khi lối suy nghĩ bị chắn. Nếu ngươi không vượt qua rào cản của chư tổ, hoặc lối suy nghĩ không bị chắn, thì bất cứ điều gì ngươi nghĩ, điều gì ngươi làm đều giống như bóng ma vướng mắc. Ngươi có thể hỏi: Rào cản của tổ là gì? Một chữ thôi, KHÔNG, là nó.
Đó là rào cản của Thiền. Nếu ngươi vượt qua được, ngươi có thể diện kiến Joshu. Ngươi có thể tay nắm tay cùng với chư tổ. Có thú vị không?
Nếu ngươi muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải vận dụng tất cả xương cốt trong thân ngươi, tất cả lổ chân lông của da ngươi, ngẫm nghĩ câu hỏi này: KHÔNG là cái gì? và mang nó theo ngày và đêm. Chớ nên cho nó là biểu tượng tiêu cực thông thường có nghĩa là không có gì. Nó không phải là trống không, đối lại với hiện hữu. Nếu ngươi thực muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải có cảm giác như ngậm một viên sắt nóng mà ngươi không thể nuốt vào hay khạc ra.
Rồi sự thiển cận trước kia của ngươi biến mất. Và như trái cây chín mùa, cái nhìn chủ quan và khách quan của ngươi trở thành một. Nó như kẻ câm nằm mộng, hắn biết đấy nhưng không thể nói ra được.
Khi thiền sinh vào được trạng thái này thì cái vỏ tự-ngã của y bị đập vỡ và y có thể lay trời và dời đất được. Y sẽ như là một chiến sĩ vô địch với lưởi gươm bén. Nếu Phật đứng chắn lối, y sẽ chém nhào; nếu Tổ gây trở ngại, y sẽ giết ngay; và y sẽ được tự do ra vào cõi sinh tử. Y có thể nhập bất cứ cảnh giới nào cứ như là vào sân chơi nhà mình. Ta sẽ nói cho ngươi biết cách làm được như thế với công án này:
Hãy tập trung tất cả năng lực của ngươi vào chữ KHÔNG này, và không bao giờ ngưng nghỉ. Khi ngươi vào được KHÔNG này và chẳng hề ngưng nghỉ, sự liễu ngộ của ngươi sẽ như ngọn đèn cháy và chiếu sáng toàn thể vũ trụ.
Kệ rằng:
Con chó có Phật tánh không?
Đây là câu hỏi nghiêm trọng nhất.
Nếu ngươi nói CÓ hay KHÔNG,
Ngươi đánh mất Phật tánh của chính ngươi.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Nhường thiên hạ

 NHƯỜNG THIÊN HẠ


Vua Nghiêu nhường thiên hạ cho Hứa Do, có nói rằng:

"Khi mặt giời, mặt giăng đã mọc mà còn cứ cầm đóm đuốc, soi sáng như thế, chẳng cũng khó lắm ru! Khi đang mong mưa, giời đã mưa mà còn cứ dội nước, tẩm tưới như thế, chẳng cũng nhọc lắm ru! Nay có ngài ra đời, đức thịnh tài cao, thiên hạ tự khắc cảm hoá bình trị, thế mà tôi còn cứ giữ lấy thiên hạ, thì tôi tự nghĩ lấy làm kém lắm. Xin nhường thiên hạ cho ngài."

Hứa Do nói:

"Nhà ngươi trị thiên hạ đã được bình trị mà ta còn thay nhà ngươi, như thế chẳng là ta không có cái "thực" làm cho thiên hạ bình trị, mà ta lại nhận lấy cái "danh" bình trị thiên hạ ư? Vả cái "danh" là người khách của cái "thực", nếu không có thực mà lại dương lấy danh, thì chẳng hoá ra ta làm người khách không có chủ ư? Con chim làm tổ ở rừng chẳng qua chỉ một cành cây, con chuột uống nước ở sông chẳng qua chỉ đến no bụng. Thôi, xin nhà ngươi cứ về mà trị lấy thiên hạ, ta dùng thiên hạ làm gì! Người nhà bếp mà chẳng trông nom việc bếp, thì người giữ việc tế tự cũng chẳng có thể bỏ đèn hương mà làm thay cho được."

TRANG TỬ

GIẢI NGHĨA

- Nghiêu: tên một bậc thánh đế đời nhà Đào Đường.

- Hứa Do: một bậc cao sĩ đời thượng cổ, ẩn ở núi Cô Sơn.

- Cảm hoá: cảm động mà hoá ra hay.

- Bình trị: yên ổn và có trật tự.

LỜI BÀN

Ý vua Nghiêu nghĩ thiên hạ là chung của cả thiên hạ, cho nên vua mới tìm người hiền tài để truyền ngôi, miễn là thiên hạ được bình trị là mình được sung sướng.

Ý Hứa Do thì nghĩ mình không có tài mà nhận lấy cái tài của người làm của mình thì không gì xấu bằng, và ông lại có cái thú vô danh hơn là hữu danh, nên ông lấy việc có thiên hạ làm phiền, chớ không phải là sướng.

Một bên quên lợi, một bên quên danh đáng quý thay.

Thời buổi ngày nay giá được những bậc người tài giỏi không có lòng tư, không cậy công, cậy của, không hiếu lợi, hiếu danh, thì lo gì thiên hạ chẳng bình trị.