CON CHỒN CỦA HYAKUJO
Cứ mỗi lần Hyakujo [Bách Trượng Hòai Hải: Hyakụo Ekai (J); Baizhang Huaihai (C), 720-814 - LND] thuyết pháp, một ông lão đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ thì ông lão cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lão lại ở lại, Hyakujo hỏi: "Ông là ai?"
Ông lão trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa còn tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng một người đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: Kẻ giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa. Vì câu trả lời này, do còn vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đã biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn còn là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẻ đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không?"
Hyakujo bảo: "Kẻ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả."
Sau câu ấy, ông lão thoắt ngộ. "Tôi đã được giải thoát," ông lão nói và cúi lạy. "Tôi không còn là chồn nữa, nhưng tôi phải để xác lại trong một cái hang sau núi. Xin được chôn cất theo lễ chư tăng." Rồi ông biến mất.
Hôm sau Hyakujo ra lệnh tăng trưởng chuẩn bị tang lễ cho một tăng sĩ. "Chẳng có ai mắc bệnh cả," tăng chúng thắc mắc. "Sư phụ có ý gì?"
Sau trai phạn, Hyakujo dắt tăng chúng đi vòng ra sau núi. Trong một cái hang, ngài dùng gậy kéo ra một cái xác của con chồn già và thực hiện lễ hỏa thiêu.
Đêm đó Hyakujo kể lại câu chuyện và giảng về luật nhân quả.
Sau khi nghe chuyện, Obaku [Hoàng Bá Hy Vận: Obaku Kiun (J), Huangbo Xiyun (C), ?-850 - LND] hỏi Hyakujo: "Con hiểu rằng ngày xưa có kẻ chỉ vì trả lời sai một câu hỏi Thiền đã biến thành con chồn năm trăm kiếp. Vậy ngày nay "Nếu một thiền sư trả lời đúng hết các câu hỏi thì việc gì sẽ xảy ra?"
Hyakujo bảo: "Hãy đến gần đây ta sẽ nói cho nghe."
Obaku đến gần và tát thầy một cái, vì y biết rằng đó là câu trả lời mà sư phụ sẽ ban cho.
Hyakujo vỗ tay cười cho sự sáng trí của đệ tử. "Ta tưởng rằng người tây trúc có bộ râu đỏ," ngài nói, "và bây giờ ta biết một người tây trúc có bộ râu đỏ."
Lời bàn của Vô-Môn: "Kẻ giác ngộ không phải là đối tượng." Làm thế nào mà câu trả lời này biến một tăng sĩ thành con chồn?
"Kẻ giác ngộ là một người với luật nhân quả." Làm thế nào mà câu trả lời này làm cho chồn được giải thóat?
Muốn hiểu rốt ráo được điều này, người ta phải chột một mắt.
Kệ rằng:
Chế ngự hay không chế ngự?
Cùng con súc sắc bày hai mặt.
Không chế ngự hay chế ngự,
Cả hai đều sai lầm thê thảm.
No comments:
Post a Comment