NÊN XỬ THẾ NÀO?
Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tuyên Vương nước Tề rằng:
Giả sử có người bầy tôi nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân, nhờ trông nom giúp để sang chơi nước Sở có việc, mà kịp đến lúc về, mới biết bạn để cho vợ con đói rét thì người ấy nên xử với bạn thế nào?
- Vua nói: Nên tuyệt giao.
- Thầy Mạnh Tử lại hỏi:
Giả sử có người làm quan Sĩ sư không hay trông nom được thuộc viên, để cho hình ngục sai nhầm, công việc phê khoáng, thì nhà Vua nên xử thế nào với viên quan ấy?
- Vua nói: Nên bãi về.
- Thầy Mạnh Tử nhân đấy hỏi nữa:
Thế thời làm vua một nước mà không sửa sang việc chính trị, việc giáo dục để đến nỗi trong nước không được bình trị, thì trách nhiệm tại ai và nên xử chí như thế nào?
Vua nghe nói, ngảnh ngay sang bên tả, bên hữu, nói lảng chuyện khác, có ý vừa chữa thẹn, vừa tránh không giả nhời.
MẠNH TỬ
GIẢI NGHĨA
- Mạnh Tử: người nước Châu, đời Chiến quốc, tên là Kha, học thyết của ông cốt ở điều "Nhân nghĩa" "Tính thiện“ đời sau tôn ông là Ả Thảnh.
- Tề: một nước chư hầu mạnh đời Chiến quốc ở về tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Giả sử: ví phỏng, ví bằng như có.
- Y thực: quẩn áo mặc, lương thực ăn,
- Ký thác: uỷ cho ai việc gì nhờ người ta lo liệu thay mình.
- sở. một nước chư hằu to và mạnh thời Chiến quốc ở vào vùng tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tảy, Giang Tò bây giờ.
- Tuyệt giao: bỏ đứt không chơi bời đi lại với nữa.
- Sĩ sư: Chức quan coi việc hình ngục tựa như hình bộ Thượng thư hay Án sát ngày nay.
- Thuộc viên: quan lại nhỏ làm việc dưới quyền một quan to.
- Phế khoảng: trễ nải bỏ thiếu không làm cho đầy đủ.
- Chính trị: phép trị dân cho được yên, nước cho được mạnh.
- Giáo dục: sự dạy bảo cho dân cái lối nên theo, cái việc nên biết để khỏi ngu dại.
- Bình trị: thái bình, dân yên, nước trí.
- Trách nhiệm: việc gi phải làm mả làm cho đầy đủ không ai nói được.
- Bên tả bên hữu: những người hầu cận bèn vua.
LỜI BÀN
Thầy Mạnh Tử đây chỉ vi việc nước nhà có ý khuyên vua Tuyên Vương nước Tề. Hai đoạn trên, câu hỏi của thầy hữu tâm mà càu giả nhời của vua vô tâm. Đoạn thứ nhất nói vì "tình bạn“ kể nghĩa củ cũng đáng tiếc, song đã nhận nhời ký thác của anh em mà ra lòng phụ bạc, thì thật lả người bạn đáng tuyệt giao. Đoạn thứ nhì nói về "phép nước" kể thực buộc vào tội, chưa có gì là nặng, song làm quan mà đến nỗi không trông mom được kẻ dưới để phế khoáng việc công, thì thật là viên quan không nên dụng.
Còn đoạn thứ ba, tuy ông nói qua, mà đã ngụ sẵn cái ý thuế má quá nặng đe dân đói rét, hình phạt sai nhầm dể dân oan khổ, làm vua mà đối với dân với nước như vậy, thì cái cữu đáng to biết chừng nào. Thế mà tiếc thay vua Tể Tuyên Vương gặp được người nói thật như thế mà lại không chịu rộng hỏi để sửa lỗi của minh.
No comments:
Post a Comment