Tuesday, January 31, 2017

Ngày 31-1-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Dục vọng

DỤC VỌNG


Nếu trong lòng người chất chứa quá nhiều dục vọng về công danh lợi lộc thì mấy ai có thể leo lên được đỉnh cao của cuộc đời?

***

Một đoàn thám hiểm núi tuyết ở Mỹ trong một lần công khai tuyển chọn thành viên đã tiến hành một số vòng kiểm tra. Trưởng đoàn thám hiểm là Mark, là người kiểm tra 15 người ở vòng cuối cùng. Đứng trước các ứng viên, ông nói: "Vòng kiểm tra cuối cùng là phần trắc nghiệm về tâm linh. Chỉ người nào vượt qua vòng thi khảo sát về tâm linh này thì mới trở thành một thành viên xuất sắc của đoàn thám hiểm. Vì vậy, tất cả các ứng viên còn lại đều phải trải qua vòng thi này."
Sau khi thông báo xong, Mark yêu cầu một thành viên khác trong đoàn dẫn 15 ứng viên này đến một phòng bên cạnh, sau đó gọi lần lượt từng người một vào trong phòng để hỏi đáp.

Người thứ nhất bước vào phòng, Mark hỏi: "Chàng trai trẻ! Nếu như hiện tại trước mặt bạn là đỉnh núi tuyết, nhưng mà lại có một người khác đang ở gần đỉnh núi rồi, tức là có thể người đó sẽ lên đỉnh núi đầu tiên và bạn chỉ là người về đích thứ hai mà thôi. Lúc đó, bạn sẽ làm thế nào?"

Chàng trai trẻ nghe xong trả lời: "Chẳng phải là chỉ còn vài bước chân thôi sao? Tôi sẽ dùng hết sức mình tăng tốc độ để vượt qua hắn ta và trở thành người đầu tiên lên đến đỉnh."

Mark nghe xong câu trả lời liền lắc đầu nói: "Chàng trai! Rất tiếc, cậu không thích hợp làm thám hiểm viên núi tuyết rồi!"

Chàng trai nghe xong rất không hài lòng, liền hỏi: "Tại sao?"

Mark không trả lời ngay mà nói: "Lát nữa tôi sẽ cho cậu đáp án, cậu có thể ra ngoài chờ được rồi!"

Ứng viên thứ nhất thất vọng, bất đắc dĩ đành phải bước ra ngoài.

13 người đam mê thám hiểm núi tuyết tiếp theo đều có cùng câu trả lời giống như người thứ nhất, tức là đều cố gắng vượt qua đối thủ để trở thành người leo lên đỉnh đầu tiên.

Ứng viên cuối cùng cũng là một cậu thanh niên trẻ tuổi, thân thể cường tráng không kém 14 người trước bước vào phòng. Sau khi Mark lặp lại câu hỏi ban đầu, cậu thanh niên bình tĩnh đáp: "Như vậy cũng không sao cả! Tôi sẽ để cho họ làm người đầu tiên lên núi và mình là người thứ hai!"

Mark ngạc nhiên hỏi lại: "Tại sao?"

Cậu thanh niên trả lời: "Tôi không muốn tranh giành ai là người thứ nhất, ai là người thứ hai. Tôi chỉ muốn leo lên núi tuyết mà thôi. Bất kể là người thứ mấy đi nữa, tôi chỉ là mong muốn dùng đôi chân của mình chạm đến đỉnh núi tuyết là được rồi. Đó cũng chính là mục tiêu của tôi!"

Lúc này, trưởng đoàn Mark tươi cười nói: "Chúc mừng cậu! Cậu nhất định có thể từ trên đỉnh núi tuyết mà trở về. Cậu là người duy nhất trúng tuyển đợt này của chúng tôi."

Những người còn lại nhìn Mark vừa khó hiểu vừa như bất bình.

Trưởng đoàn Mark hiểu ra nỗi băn khoăn của mọi người nên đã nói: "Tôi đã gần như gắn bó cả đời mình với núi tuyết rồi! Núi tuyết không phải là nơi phố xá sầm uất, cũng không phải là một vùng đồng bằng mà là một nơi lạnh giá, nhiệt độ luôn là âm mấy chục độ. Không khí ở đó vô cùng loãng, mỗi một hơi thở đều vô cùng khó khăn. Ngay dưới chân mỗi người đều là cạm bẫy cận kề cái chết. Nếu như các bạn muốn vượt qua người thứ nhất thì ắt sẽ phải tăng tốc độ thật nhanh, như thế bạn nhất định sẽ bị thiếu khí oxy mà ngạt thở. Cuối cùng, bạn nhất định sẽ bị trượt ngã xuống sông băng lạnh buốt."

Mark vừa để lộ ra vẻ mặt bi thương vừa nói: "Kỳ thực, có rất nhiều nhà thám hiểm núi tuyết không phải vì không đủ thể lực hay kỹ thuật có vấn đề, mà là vì dục vọng trong nội tâm trỗi dậy mà đã phải vĩnh viễn ở lại nơi đó. Dục vọng chính là cạm bẫy đáng sợ nhất trên đời!"

Trong cuộc sống chẳng phải cũng giống như vậy sao? Nếu trong lòng người chất chứa quá nhiều dục vọng về công danh lợi lộc thì mấy ai có thể leo lên được đỉnh cao của cuộc đời? Chỉ có một số người không so đo danh lợi, không bị gánh nặng về tâm linh mới có thể an toàn lên đến đỉnh của cuộc đời, đạt đến độ cao nhất của sinh mệnh.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Những chuyện ngụ ngôn hay

Một câu trả lời

Một hôm, chú Gà Con cứ bám riết lấy anh Gà Trống to tướng mà hỏi.
- Tại sao mỏ chị Diệc dài và hai chân chị ấy cao kều, còn của em lại nhỏ xíu?
- Lui ra!
- Tại sao anh Thỏ lại có những hai cái tai dài còn em thì ngay cả một cái vành tai ngắn nhất cũng không có?
- Đừng quấy rầy nữa!
- Vì sao Mèo Con có cả một bộ lông đẹp thế mà em thì chỉ có mấy cái lông lơ thơ thế này?
- Thôi đi!
- Tại sao anh Chó Con biết ngoe nguẩy đuôi còn em thì chẳng có tí đuôi nào cả?
- Thôi im đi!
- Tại sao anh Dê Con có sừng mà em thì ngay cả một cái sừng xấu nhất cũng chẳng có?
- Thôi đi! Lui ra! - Anh Gà Trống tức điên lên.
- Lúc nào cũng lui ra... lui ra! Tại sao người lớn ai cũng trả lời những câu hỏi của trẻ con, còn anh thì lại không? - Gà Con trách móc.
- Tại vì em không hỏi mà chỉ có ganh tỵ! - Gà Trống trả lời nghiêm khắc.
Và đó hoàn toàn là sự thật!

Cổ Học Tinh Hoa - Dung người được báo

Dung Người Được Báo

Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng:

- Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ thì chính là kẻ ghẹo thiếp...

Vua gạt đi nói:

- Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!. Rồi lập tức ra lệnh rằng:

- Ai uống rượu với quả nhân(1) hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui.

Các quan theo lệnh, đều dứt giải rmũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy được vui vầy ổn thoả.

Hai năm sau, nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận mà trận nào cũng thấy một viên quan võ liều sống, liều chết xông ra trước mà đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy hỏi:

- Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?

Viên quan thưa rằng:

- Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị dứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy...

Đào Ngột (Sở Sử)

Lời bàn:

Ông vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thực là có độ lượng, bao dung được lỗi của người. Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đã chịu, tìm cách để báo đáp, thực là có nghĩa, tỏ được cái bụng trung thành với người gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế thì nước đời nào mất được.

------------------------------

(1) Quả nhân: tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức

Chuyện cười ttong ngày

Teen sành điệu đi sắm Tết

Siêu thị I.T.M ngày giáp Tết, một teen được mẹ cử đi siêu thị mua thực phẩm ngày Tết, cô tiến tới quầy tính tiền và nói bằng giọng rất hiểu biết:
– Này, loại ớt Jalapeno giá bao nhiêu?
– Thưa cô, ‎ cô muốn hỏi loại cô đang cầm trên tay? – Nhân viên siêu thị hỏi.
Nghĩ rằng nhân viên siêu thị giễu cợt cách phát âm của mình, teen cáu:
– Nghe này, tôi có thể phát âm theo kiểu nào tôi thích nhé. Cô có cần tôi nói tên khoa học của loài ớt này để hiểu biết thêm không?
– Vâng, nhưng thưa cô – Nhân viên siêu thị vẫn nhã nhặn – Thứ trái cô cầm trên tay là trái… cà chua mà!

Saturday, January 28, 2017

Chúc Mừng Năm Mới

Đầu năm tản mạn về các tục lệ nhân gian

Đầu năm tản mạn về các tục lệ nhân gian
 Thiệp xuân Đinh Hợi



Cứ mỗi độ xuân về, niềm hạnh phúc dường như tràn dâng trong lòng mọi người.  Nhất là ngày cuối năm nhà nhà chuẩn bị cúng giao thừa.  Người Phật tử thì đi chùa hái lộc xin sâm, cầu nguyện chư Phật, phù hộ năm mới an lành, vạn sự kiết tường.

Dù ở bất cứ nơi đâu, ở hải ngoại hay trong nước,  từ nhiều thế hệ.  Người Phật tử Việt Nam đã duy trì truyền thống đi lễ chùa đêm giao thừa và tham dự những khoá lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình, cho gia đình có một năm mới đầy hạnh phúc, an lành, giải trừ những phiền não.  Với truyền thống lâu đời, người Việt đã không quên hái lộc đầu năm, họ đã lựa những cành cây tươi tốt, thậm trí gặp cây nào bứt cây đó, những cây mai, cây đào ở sân chùa đều bị tàn lụi vì cảnh hái lộc này.  Riêng các chùa ở Mỹ, vì thiếu người chăm nom cây cảnh, do đó những cây cảnh trong khuôn viên chùa rất hiếm qúi.  Mỗi độ xuân về gần ngày lễ cuối năm.  Qúi Thầy Cô đã vội viết những tấm bảng dán chung quanh nơi có cây kiểng với hàng chữ :"Xin đừng bẻ cây cảnh".  Và nhà chùa chuẩn bị sẵn những thùng đựng cam và quít để phát cho Phật tử thay thế những cành lộc.
Khuôn mặt của Đức Phật trong chữ Ngộ



Rồi người Phật tử có sự mê tín, vì để chiều lòng Phật tử.  Qúi Thầy Cô chuẩn bị một phòng thờ để Phật tử vào đó xin xâm.  Nếu ai lắc ống xâm giỏi thì cây xâm rớt ra nhanh, ai mới lắc lần đầu thì quì lắc hoài mà sao lâu thế cây xâm vẫn không rơi ra, thôi thì ta rút đại một cây cho nhanh.  Thế là có được một cây xâm, đi đến nơi để những câu giải thích về các thẻ xâm đó, dò theo số thứ tự để kiếm câu giải thích cho mình.

 Ai may mắn rút được số thẻ có câu giải thích "đại kiết" hay "thượng kiết" thì mặt mày tươi tỉnh, rạng rỡ, gặp người quen đều đem ra khoe, và thế là cả năm yên trí mình sẽ được "đại kiết" hay "thượng kiệt" mặc dù năm đó họ bị thôi là đủ thứ phiền não. Ai có thẻ xâm với chữ "hạ hạ" thì ôi thôi mặt mũi eo sèo, bụng dạ rầu rĩ.   Họ đâu biết rằng phiền não tại tâm, các hành động thiện ác cũng do tâm tạo ra. Nếu ăn ở hiền lành thì điều xấu đâu đến với ta. 
Thư pháp


Sau tục xin sâm hái lộc, kế đến là những lời chúc tụng nhau, mọi người ai cũng chuẩn bị sẵn những câu chúc tụng thật kêu, thật hay để người nghe sẽ hài lòng.  Ở nước ngoài người Việt cũng không quên truyền thống chúc tết này.  Các em nhỏ dù tiếng Việt không rành cũng ráng xin ba mẹ một câu chúc để học thuộc lòng rồi ngày tết đến các em có dịp dâng lên ba mẹ, ông bà, cô bác những lời chúc đẹp. Tất cả mọi người đều hy vọng với những lời chúc tết như "mua may bán đắt", "sức khỏe an khang" "thăng quan tiến chức" v.v... và v. v... sẽ đem lại cho họ trong một năm được như lời chúc đó.

Đâu biết rằng những gì chúng ta đang hưởng là do nghiệp quả của những việc ta hành xử trong quá khứ.  Người có cuộc sống hạnh phúc, khoẻ mạnh là do họ đã có những hành thiện trong quá khứ.  Cũng vậy những người chịu cảnh khổ đau là do những hành vi bất thiện mà họ đã làm trong quá khứ.  Do vậy nếu chúng ta đang hưởng phước báu, an vui, thì phải cố gắng tiếp tục, tu tâm, hành thiện, và tránh những hành vi hay ý nghĩ bất thiện để không bị cảnh khổ trong tương lai.

Đức Phật trong kinh Pháp Cú - Kệ ngôn 1 - Phẩm Song Yếu đã dậy rằng:

Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
Với tâm ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò.

Nói rõ hơn tất cả nghiệp do tâm khởi ý bất thiện hành tới thân hành động và đem đến quả xấu do hành vi bất thiện của thân mà tâm là ý dẫn đầu.

Minh Hạnh


Friday, January 27, 2017

Ngày 27-1-2017 Chúc Mừng Năm Mới

Dinh Dau 2017 1

Chuyện ngắn - 3 Câu chuyện sâu sắc cuối tuần

3 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN

Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi thất bại. Nếu có thể đứng lên từ thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, tương lai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng kiên trì nói thì dễ nhưng thực hiện rất khó. Dưới đây là một số câu chuyện nhỏ chứa đựng đạo lý, mang đến những cảm nhận khác nhau.
Câu chuyện 1:

Có một người rất nghèo và khổ cực. Một người nhà giàu nhìn thấy đáng thương liền muốn giúp đỡ. Người giàu có đưa cho anh ta một con bò, chúc anh khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo rồi.

Người nghèo cảm thấy hi vọng trong lòng, bắt đầu phấn đấu. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò muốn ăn cỏ, người muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước.

Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê. Trước tiên giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán. Như thế kiếm được nhiều tiền hơn.

Người nghèo tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt một con.

Người nghèo nghĩ: "Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem dê bán đi, mua thành gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp."

Người nghèo lại thực hiện theo kế hoạch. Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có thay đổi, gặp khó khăn, nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng của người nghèo hoàn toàn sụp đổ.

Người nghèo thất vọng: "Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi việc không còn lo lắng."

Mùa xuân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.

Người giàu quay đi, người nghèo vẫn cứ tiếp tục.

Rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ không kiên trì đến cùng.

Một nhà đầu tư nói bí quyết thành công của mình là: "Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt."

Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.

Người càng sâu sắc: Càng trầm tĩnh đơn giản.

Người càng nông cạn lạnh nhạt: Càng táo bạo bất an.

Kẻ mạnh: Không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi.

Kẻ yếu: Không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.

++++++++++++++

Câu chuyện 2:

Sư tử trông thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt. Sư tử con nói: "Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tránh né một chó điên, mất mặt quá!"

Sư tử hỏi: "Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?". Sư tử con lắc đầu.

"Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?". Sư tử con gật đầu.

"Như vậy, chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?"

Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, không muốn tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn.

Ngày nay, nếu như bạn vẫn còn phàn nàn, không cố gắng thì người khác sẽ thành công. Bạn không làm, người khác sẽ đến làm. Bạn không phát triển, không có ai sẽ chờ đợi bạn!

++++++

Câu chuyện 3:

Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.

Thương gia đến, nói: "Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?"

Ngựa lắc đầu nói: :"Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?"

Binh lính đến, nói: "Bạn có muốn đi theo tôi không?"

Ngựa lắc đầu nói: "Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?"

Thợ săn đến, nói: "Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?"

Ngựa lắc đầu nói: "Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?"

Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.

Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: "Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm."

Khâm sai hỏi: "Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?", Ngựa lắc đầu.

"Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?", Ngựa lắc đầu

Khâm sai lại hỏi: "Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?"

Ngựa trả lời: "Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm"

Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.

"Bạn già rồi, không dùng được!", nói xong khâm sai liền bỏ đi.

++++

Hôm nay, những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.

Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!

Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần cố gắng, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!

Sưu tầm

Những chuyện ngụ ngôn hay

Cái chậu nứt

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".

- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"

- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"

- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".

Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.

- "Tôi xin lỗi ông!"

- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Tự Ngã 
Vị thủ tướng của triều đại Tang là một người hùng của đất nước do sự thành công trong cả hai lãnh vực chính khách và điều hành quân sự. But despite his fame, quyền thế, và sự giàu có, ông ta considere ông là người khiêm tốn và là người Phật tử thuần thành. Ông thường hay thăm viếng vị thiền sư mà ông kính mến để học đạo, hai người rất thân thiết nhau. Mặc dù ông là vị thủ tướng nhưng đã không ảnh hưởng gì đến quan hệ của hai người, chuyện đó có vẻ như giản dị một người là vị thiền sư được tôn trọng và một người học trò đáng kính
Một ngày kia, trong dịp thăm viếng thường lệ, vị thủ tướng hỏi thiền sư, "Thưa Ngài, theo Phật giáo thì tự ngã là gì? Vị thiền sư mặt đỏ bừng, với vẻ vô cùng khiêm nhường và giọng nói gay gắt, ông trả lời, "Thật là một câu hỏi gì mà ngu xuẩn như thế!?"
Đây là câu trả lời không ngờ do vậy bị sửng sốt, vị thủ tướng sừng sộ và giận dữ. Vị thiền sư lúc đó mỉm cười và nói, "Đó là tự ngã, thưa Ngài" 

Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán và Những Điều Kiêng Kỵ
TẾT

Sưu tầm trích từ Net, vietnamnet và wikipedia.org
Sikkim
Hoa Mai trưng ngày tết
Trong một năm Việt Nam có rất nhiều lễ Tết, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết Nguyên đán. Tết bắt đầu cho năm mới, hy vọng mọi sự may mắn tốt lành của mùa xuân nảy lộc đâm chồi, đồng thời cũng bỏ lại tất cả những rủi ro, đen đủi của năm cũ.
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay đơn giản một chữ Tết) là lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Chữ "Tết" từ chứ Hán "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán"
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn hay quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người trong gia đình xum họp. Họ đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em được người lớn lì xì bằng một phong bao đỏ đựng ít tiền với ý nghĩa chúc mừng trẻ em chóng lớn.
Theo luật tạo hóa thì mọi vật đều có bắt đầu thì phải có kết thúc, cho nên trong Tết Nguyên đán, đón lễ Giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng nhất, từ giả cái cũ, đón nhận cái mới.
Vì vậy lễ Giao thừa còn gọi là Lễ Trừ tịch. Tết Nguyên đán của ta tiến hành vào phút cuối cùng của năm cũ, phút đầu tiên bước sang năm mới, tức là giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng Chạp năm trước và Giờ Tý ngày mùng 1 tháng Giêng năm sau. 

Phong Tục:
Trang trí Mâm ngũ quả

Yogyakarta Sultanate
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài.

Cây nêu

Yogyakarta Sultanate
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi".

Tranh Tết

Tranh Tet

Kiêng không treo những tranh “xui xẻo” như đánh ghen, kiện tụng mà phải ;à những tranh lợn, gà, cậu bé, vinh hoa phú quý… hy vọng năm mới sẽ có nhiều điều tốt lành, trâu bò chật ních, thóc lúa đầy bồ. Ngày Tết nhà nào cũng có lọ hoa, tuỳ theo gia cảnh mà trang trí bày biện.


Câu đối Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân cổ xưa vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho màu đen hay vàng trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

cau doi tet

Hoa

Ở nông thôn thì phần nhiều là những cành hoa giấy, hoa lông gà lông vịt màu sắc rực rỡ mua ở những phiên chợ Tết hàng tổng, hàng huyện. Song ở thành thị người dân kén chọn những cành đào không những đầy hoa mà còn phải có nhiều nụ, nhiều lộc. Hoặc những cây sung nặng trĩu nhiều quả. Hình như trong sâu thẳm đáy lòng ta vẫn tin vào một sự huyền bí, siêu nhiên nào đó sẽ đáp ứng được mong mỏi và nguyện vọng của mỗi người.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược v.v... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.

Hoa đào

hoa dao
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, cành đào có ý nghĩa là quyền lực trừ ma và trừ mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Sự tích hoa đào ngày Tết:
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.

Hoa Mai


hoa dao
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua chúa. Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Cây Kim Quất


hoa dao
Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

 

 

 

 

 

Những ngày cuối năm

Ngày Táo quân

Tết của người Việt bắt đầu từ ngày Hai Mươi Ba tháng Chạp, là ngày người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo tai nghe mắt thấy. Ông Táo được cúng vào ngày Hai Mươi Ba tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.
1. Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết
Họ sợ rằng sẽ quét hết vận đỏ đi. Vì thế ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược, bao sái đồ thờ tự trước lúc giao thừa. Ở Nam Bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm quét sạch của cải.
Ở nông thôn ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ, hung thần bốn phương kéo đến gieo tai hoạ. Còn thành thị thường hay treo “quả bùa gỗ” để trấn ma quỷ.

Gói bánh chưng-


hoa dao
Một việc làm quen thuộc của mọi nhà trong những ngày giáp tết. Theo phong tục của người Việt là ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các món đồ tế lễ trong dịp Tết. Cũng trong ngày này, nguời ta thường đi thăm mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Tất niên

Có thể là ngày Ba Mươi tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc Hai Mươi Chín tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày Ba Mươi (hoặc Hai Mươi Chín) tháng Chạp và ngày Mồng Một tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (00:00:00 ngày Mồng Một tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.
Sắp dọn bàn thờ: Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự thay đổi các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.
Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.


Phong tục kiêng kỵ trong ngày tế

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm, không may mắn.
Trong sự ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ "xúi quẩy".
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh.
Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hay mắng người khác.
Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mồng Một Tết nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp cho chủ nhà trong năm mới. Theo phong tục xông đất, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.

Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành
Xông nhà ngày Tết là một việc hết sức trọng đại vì thế hầu như nhà nào cũng kiêng kị rất cẩn thận. Bởi nếu không những điều xấu sẽ vận vào bản thân, gia đình mình. Vì sợ “dông” nên phải chọn người xông nhà, tuổi tính theo hàng can không xung với năm đó và không xung tuổi với chủ nhà.
Người ta thường chọn những người gia cảnh song toàn, con cháu đông đàn dài lũ, làm ăn thịnh vượng, vì thế mới có lệ “hẹn trước”, mời đến xông nhà. Người Nam Bộ còn có thói quen chọn người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi… mời đến xông nhà để cả năm sẽ thuận lợi, may mắn.
Thật không may cho nhà ai bị những người nặng vía xông nhà, hoặc mùng một Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước. Chẳng thế mà sáng mùng một Tết rất nhiều nhà, nhất là ở phố phường xưa kia hay thuê người gánh nước đến. Họ được mừng tuổi đôi ba hào, thế là cả chủ nhà lẫn người quẩy thuê cả năm sẽ đều may mắn.
Một điều nữa cần nói đến là trong ngày Tết mọi người đặc biệt quan tâm đến cách ứng xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và những người trong gia đình. Ai cũng tỏ ra vui vẻ, hồ hởi, thân tình trong không khí ấm áp của mùa xuân. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm sẽ bị dông. Giá như điều kiêng kị này cứ giữ được trong cả năm thì hay biết bao.

Chuyện cười trong ngày

Giải Thích

Em gái: - Anh Hai ơi! Người ta nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".  Nghĩa là sao vậy anh?

Anh Hai: - Vậy mà cũng không hiểu!... Nghĩa là... là mấy đứa lười biếng... có chịu đi bộ đâu mà để lại dấu chân?...

Thursday, January 26, 2017

Ngày 26-1-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Một chuyến bay đêm

Một chuyến bay đêm

Duy Nhất

Có một điều tôi rất ghét, nhưng tôi phải chấp nhận đó là nếp sống nhà binh. Với hoàn cảnh đất nước sau binh biến tết Mậu Thân, và cũng như mi người con yêu của đất nước, tôi phải gỉa từ mái trưng thân yêu, Đại Học Luật Khoa theo lệnh tổng động viên, tham gia quân ngủ.

Tôi vào lính Không Quân, và được huấn luyện bay phi cơ trực thăng tại một căn cứ Bộ Binh bên Mỹ. Khi về nước cuối năm 1970, tôi phục vụ tại căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hoà.

Vào một đêm mùa hè trung tuần tháng 5, năm 1972, chúng tôi nhận được một phi vụ lệnh liên lạc với Bộ Chỉ Huy trung đoàn 48, sư đoàn 25 bộ binh, tại ấp Cầu Khởi liên tỉnh lộ 26 với phi vụ tản thương. Thời tiết Biên Hoà lúc đó mưa tầm tả, không được tốt đẹp cho mấy, nhưng sau khi liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Không Trợ III, cho biết thời tiết Tây Ninh khả quan, chúng tôi quyết định cất cánh trực chỉ Núi Bà Đen, với bầu trời tối đen như mực, chỉ có ngọn đèn của Đại Đội Truyền Tin lấp lánh trên đỉnh núi. Co`n 3 phút sắp đến mục tiêu tôi liên lạc với tần số Trung Đoàn 48/SD25, và được biết là vào chi khu Trị Tâm tải thương mt ngưi đàn bà, vợ của một quân nhân, khó sanh đang trong ti`nh trạng hấp hối. Sau khi đó tôi gọi máy nói chuyện trong tần số nội bộ cho 2 người em ngồi sau chúng tôi, một y tá phi hành và cơ phi, cho biết tính cách của phi vụ và bảo họ sẵn sàng. Tuy nhiên ngưi em cơ phi hơi rét vi` nghe nói vào chi khu Trị Tâm (Dầu Tiếng) là anh sợ ngay rồi. Quả thật, vi` trên đường vào chi khu rất là gian nan, hiểm trở, xung quanh bao bọc mật khu Hố Bò với núi Chùa, núi Tha La, núi Ông của chiến khu Dương Minh Châu. Để làm nãn chí tôi, người em nói với tôi:

"Trung úy ơi chở đàn bà để trên tàu xui lắm, nếu không bị này thi` cũng bị kia."

Tôi im lặng và quyết định phải vào Trị Tâm với mọi giá, với ba ly' do sau đây:

- Thứ nhất phải thi hành mệnh lệnh cấp trên giao phó.
- Thứ hai đây là một phi vụ hoàn toàn có tính cách ti`nh thương nhân đạo, chúng tôi không bắn giết như những lần yểm trợ chiến trường.
- Thứ ba Trị Tâm là quê tôi, những người đồng hương ở đây đang trông chờ sự giúp đỡ của tôi....

Phi cơ làm vo`ng ở độ cao 2500 bộ, trên vùng Cầu Khởi, Tây Ninh. Tôi liên lạc vô tuyến FM với đơn vị bạn SD25BB, xin họ ngừng ngay các hoạt động pháo binh xung quanh vùng Trị Tâm (Dầu Tiếng). Xong tôi cho phi cơ xuống khoảng 100 đến 150 bộ thấp. Vi` ban ngày tôi thường quen với đường này, nên biết rất ít có chường ngại vật, như đài truyền tin, cây cao, v.v. . . tôi thầm nghĩ, thà tôi chấp nhận ăn đạn nhỏ AK54, co`n hơn ăn đạn phòng không 12.7 hay 37 ly của quân địch. Kế đó tôi tắt tất cả đèn không cụ bên ngoài phi cơ, chnh hướng 90 độ về hướng Đông trực chỉ về Bến Củi, Dầu Tiếng. Khoảng 3 phút phi cơ của tôiđã đến Bến Củi. Tần số chi khu cho tôi biết bãi đáp, ngay hướng 01 giờ trước mắt tôi, tôi bật đèn bụng và liên lạc cho họ biết là tôi đã thấy bãi đáp rồi.

Dọc đường bay tôi phải cảm tạ ơn trên, trời Phật đã cho tôi bi`nh yên vô sự. Cũng có lẽ nhờ yếu tố bất ngờ hay là mấy ngưi anh em phía bên kia co`n đang ngái ng. Tôi đáp ngay lên bãi đáp đúng 08:40 tối hôm đó, với bãi đáp này tôi không lấy làm xa lạ cho mấy, tọa lạc xế phía trưc Quân đưng và đối diện với trường tiểu học mà thuở thơ u tôi từng cắp sách đến học. Và nơi tôi đáp xung xưa kia là một nghĩa địa của quận đường, nơi mà lúc co`n nhỏ chúng tôi thường hay chạy qua bắt dế, bắn chim, và vui đùa với nhau. Bây giờ thật là cảnh đen tối và âm u, tôi không đủ thi` giờ để suy nghĩ miên man về những kỷ niệm cũ. Phi cơ chạm đất tạo nên những cơn lốc bụi mù mịt, chúng tôi không thấy gi` cả......

Tôi đặt phi cơ trong vị thế chờ đợi, chợt chúng tôi thấy một chiếc băng ca với 2 người lính vội vã khiêng một thiếu phụ và một người lính khác với một giỏ sách tay chạy theo về hưng phi cơ, tôi đoán ngay chắc là vợ anh ta đang bị khó khăn trong vấn đề sanh nở, người này trạc tuổi 28 - 29. Anh tiến ngay về phía trước cocpit của tôi, tự động thăng cho tôi một cấp nói thật to để trấn áp tiếng động của cánh quạt phi cơ đang quay, lễ phép anh nói :

- "Dạ thưa, Đi úy làm ơn cứu giúp giùm vợ em, vi` vợ em đau đẻ 3 giờ rồi không sao sanh ra được, bị mất máu nhiều quá đi, xin Đại úy cho vợ em xuống bệnh viện Từ Dũ" , vừa khóc anh vừa tiếp..."Tui sợ vợ tui không qua nổi trăng này quá đi Đi úy ơi!"

Tôi chưa kịp nói vào tai anh những lời vấn an, anh móc ngay một phong bi` có lẽ đã chuẩn bị trước, rồi dúi vào tôi. Tôi bàng hoàng chưa kịp trả lại cho anh, anh đã ù chạy về hưng 2 người lính bạn của anh đang chờ anh vi` họ được lịnh không để anh ta dọt theo phi cơ với vợ anh ta, tôi hiểu điều ấy. Tôi kiểm lại tất cả phi cơ đều tốt và sẵn sàng cất cánh mặc kệ chuyện suy tư về anh ta, việc đầu tiên là trở ra vùng an toàn và cứu sinh mạng cho vợ và con anh ta. Theo kinh nghiệm bay, nếu hưng đi vô an toàn thi` đi ngưc cùng hướng sẽ an toàn.Tôi cho tàu bay độ thấp về hướng Bến Củi, từ đó bay ngược lên Cầu Khởi. Trên đường bay hoàn toàn không một tiếng súng bắn lên. Cám ơn Thượng Đế đã che chở cho tôi, đã cho tôi con đường an toàn trở về, tôi thở phào một cách nhẹ nhõm.

Quay ra phía sau tôi liên lạc bằng vô tuyến với 2 đứa em, về ti`nh trạng của vợ anh quân nhân nói trên, được biết máu chị ta ra rất nhiều, mồ hôi đổ ra như tắm, mặt tái xanh, miệng khô rất cần nước uống, tôi bảo hãy lấy nước trong bi động một ít cho chị ta đỡ khát.

Phi cơ đã đến Cầu Khởi tôi lấy cao độ 2500 bộ, hướng 120độ vận tốc 100Knots/giờ. Tôi liên lạc với Sàigon, được biết thời tiết rất khả quan, trời quang đãng mưa đã ngừng rồi, mừng quá tôi nhắm hướng trực chỉ Tổng Y Viện Cộng Hòa, thay vi` nhà thương Từ Dũ như anh quân nhân đã dặn dò. Tôi biết Bệnh Viện Cộng Hoà là một nơi tối tân nhất về khoa giải phẩu thời bấy giờ, hơn na nhà thương Từ Dũ nằm trong thành phố Sàigon làm gi` có bãi đáp cho phi cơ trc thăng. Tính theo đường bay tôi biết rằng chỉ co`n 15 phút phù du nữa tôi sẽ đưa chị ta đến chốn an toàn, nghĩa là tử thần sẽ không co`n do`m ngó chị ta nữa. Thật vậy 5 phút trôi qua tôi đã đến không phận Củ Chi, Bộ Tư Lệnh của SD25BB, tôi gọi ngay tần số Bệnh Viện Cộng Hòa để cho họ biết ti`nh trạng nguy cấp khó sanh của chị ta, để họ chuẩn bị sẵn sàng mọi phương tiện cứu cấp ngoài bãi đáp, tôi thỡ dài nhẹ nhõm một lần nữa....

Tôi quay qua phía sau thấy chị ta đã quá kiệt sức và nhắm mắt thiếp đi, tôi khấn nguyện ơn trên, trời Phật hãy phù hộ cho tôi đưa chị ta đến nhà thương an toàn, vi` đây là phi v nhân đạo, đi cu người. Xin chị hãy cố chịu đau đớn ráng thêm một chút nữa đi, để chị co`n sống mà nhi`n lại chồng, con của chị....

Quả nhiên tàu đã đến không phận Sàigon, tôi hạ thấp phi cơ đi vo`ng qua ngã Hạnh Thông Tây và tiến tới bãi đáp Bịnh Viện Cộng Hoà. Nơi đây dưới đất họ đã bật đèn làm dấu cho tôi đáp xuống, phi cơ từ từ hạ xuống..... và chạm đất..... Tôi quay lại nhi`n phía sau, tôi thấy chị mở mắt ra như mt linh tính báo trước, chỉ nhoẻn một nụ cưi nơi khóe miệng, lập bập cám ơn chúng tôi. Xe cu thương đến và chị được di chuyển thẳng vào bệnh viện... Tôi rút điếu thuốc ra hút một hơi thở phào nhẹ nhõm.... Cuối cùng, chị đã được bi`nh yên và cứu sống.... Chúng tôi vội vã cất cánh trở về Biên Hoà với một tâm hồn thanh thóat và vui mừng ít ra mi`nh cũng đóng góp nhỏ một phần nào cho quê mi`nh, cho chiến hữu mi`nh.

Hai ngày sau tôi quyết định trở lại khu giải phẩu hộ sản của Bệnh Viện Cộng Hoà để thăm chị ta, được biết chị khoảng chừng 30 tuổi trở lại, nhưng gương mt già trước với thời gian theo chồng đi chinh chiến. Chị sanh đứa cháu gái tên Kim, mẹ tro`n con vuông, nhưng phải trải qua cuộc giải phẩu để lấy cháu bé ra, vi` ti`nh trạng của chị là sanh ngược, dù sao chị cũng bi`nh an trong ti`nh trạng hồi phục. Chị cảm động và nắm lấy tay tôi nói rằng:

- "Cám ơn trung úy, đã cứu sống lấy mẹ con tôi, ơn này tôi không bao gi quên trung úy được."

Sau đó tôi cho chị ta biết quê tôi là Dầu Tiếng và tôi lớn lên cũng ở Dầu Tiếng, tôi có dịp giúp đỡ những người cùng quê mi`nh thi` rất vui mừng, không có gi` khách sáo, chị cứ yên tâm tỉnh dưỡng và lo cho cháu là tôi và vui rồi. Tôi đưa gói quà đồ ăn bổi dưỡng gồm hột gà và sửa hộp Ông Thọ do mẹ tôi gởi cho, chỉ vi` tánh mẹ tôi ưa thương người, hễ thấy ai trong hoàn cảnh khổ, dù là bà con hay người xa lạ bà cũng giúp đỡ. Tôi nói với chị đây là quà của mẹ tôi gởi cho chị, chị hãy cầm đi cho bà ta yên lo`ng, đồng thời tôi móc trong túi ra một phong bi`, không gi` xa lạ, chính là phong bi` với số tiền 5000 đồng bạc mà chồng chị đã nhét vào ngưi tôi trước khi tôi cất cánh rời khỏi Trị Tâm đêm hôm trưc. Tôi đưa cho chi và bảo rằng tôi không cần số tiền này, gởi lại cho chị để làm phương tiện cho chị xuất viện mà trở về Dầu Tiếng, Trị Tâm gặp lại chồng chị....Dùng dằng mãi chị mới cầm lấy phong bi` trên. Như vậy cuối cùng tôi rất yên lo`ng.

Rồi tôi nghĩ đến anh quân nhân quận ở Trị Tâm (Dầu Tiếng). bây giờ anh đang ngồi một nơi nào đó trong quận lỵ, anh đã chiến đấu cho quê hương anh, anh đã chung thủy, lo và thương vợ anh, con anh, anh đã khóc nài nỉ để tôi đưa vợ anh đến bệnh viện Từ Dũ, vi` anh chỉ biết có bệnh viện này thôi, anh đã hy sinh gần nửa tháng lương của anh để có một phương tiện cứu chữa vợ anh.... Âu cũng là một ti`nh nghĩa và nghĩa khí cao đẹp của ngưi đàn ông Việt Nam chúng ta, tôi xin cảm phục, chào anh với tấm lo`ng bổn phận gia đi`nh và đt nước của anh.

Tôi bước ra khỏi bệnh viện, trong lo`ng phấn khởi và thư thái vi` đã làm một chuyện nhân đạo mà tôi không hổ thẹn với quê hương tôi, mt cư xử với ti`nh người, giữa con người với con người, một đồng hương với đồng hương... mà m tôi hàng ngày thường răn dạy tôi.....

Duy Nhất

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Sư tử và lừa

Một hôm, sư tử đi săn và đem lừa đi theo. Sư tử bảo với lừa:
- Cậu cứ vào rừng, lừa ạ, có bao hơi sức cậu rống lên. Con thú nào nghe thấy tiếng rống ấy sợ bỏ chạy, tôi sẽ tóm gọn hết.
Nghe sao làm vậy. Lừa rống lên, các con thú chạy tán loạn, thế là sư tử tóm bắt chúng. Sau cuộc săn bắt, sư tử bảo lừa:
- Chà, tôi khen ngợi cậu, cậu rống khá lắm.
Thế là từ đó lừa cứ rống hoài, cứ chờ đợi hoài người ta khen nó.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Câu hỏi đơn giản
Ngày xưa có một vị Tăng sĩ là một người rất thành thạo về kinh Kim Cương, và thời đó kinh sách rất hiếm hoi, Vị Tăng sĩ chỉ mang trên lưng tạng kinh duy nhất nói về của vũ trụ. Vị Tăng sĩ là một người được biết đến khi ông có sự hiểu nhiều và thấu triệt trong kinh Kim Cang, và rất thành công tại những đề xuất một cách uyên bác không những chỉ trong hàng Tăng sĩ và các vị Thầy mà ngay cả những người cư sĩ cũng biết đến ông. Thật vậy người ta đã tới để được biết về kinh Kim Cang, và là một vị Tăng sĩ du hành trên một con đường trên núi, ông tới nơi một quán hàng do một bà lão bán bánh và nước trà.
Vị Tăng sĩ đói bụng, ông muốn nghỉ ngơi và bồi dưỡng thân thể, nhưng than ôi, ông không có tiền.
Vị Tăng sĩ nói với bà lão, "Tôi có ở đàng sau lưng cả một kho tàng hiểu biết - Kinh Kim Cang. Nếu bà cho tôi một ít trà và bánh, tôi sẽ nói cho bà nghe về sự ích lợi to lớn của kho tàng hiểu biết này.
Bà lão già biết một ít về kinh Kim Cang, và đưa ra một đề nghị.
Bà nói. "Oh, này vị Tăng sĩ uyên bác ơi, nếu Ngài trả lời một câu hỏi đơn giản của tôi, tôi sẽ cúng dường Ngài trà và bánh."
Vị Tăng sĩ này sẵn sàng bằng lòng.
Bà lão hỏi.
"Khi Ngài ăn những miếng bánh này, Ngài ăn với cái tâm ở quá khứ, cái tâm ở hiện tại hay cái tâm ở tương lai?"
Vị Tăng sĩ không biết câu trả lời, do đó ông đã lấy từ trong túi sách ở sau lưng và lôi ra phần nói về kinh Kim Cang, với hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời. Ông đã nghiên cứu và suy nghĩ, một ngày trôi qua bà lão già thu dọn đồ đạc để trở về nhà.
"Ngài là một Tăng sĩ xuẩn ngốc" bà lão nói với vị Tăng sĩ khi bà chuẩn bị đi về.
"Ngài ăn bánh và trà với miệng của Ngài." 

Lào Cai - Chợ Mường Hum

Lào Cai - Chợ Mường Hum


chợ Mường Hum
Đi chợ Mường Hum
Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.
Từ thị xã Lào Cai, đi ôtô qua 20km đường nhựa tới huyện lỵ Bát Xát, rồi từ đây vượt thêm 24km đường đèo để đến chợ Mường Hum. Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên cuối tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi của bà con các dân tộc Hà Nhì, Mông, Hoa, Giáy, Dao Ðỏ, Dao Tuyển, Hán...
 
Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại...
Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách không khỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ Mông váy hoa rất đẹp, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Ðẹp không kém là bộ trang phục Dao Đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyết hoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rực được kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thích ngắm nhất.
Đến chợ phiên Mường Hum, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thấy cuộc sống con người nơi đây thật yên bình, vui tươi và mong muốn có dịp được trở lại nơi này.