Friday, March 31, 2017

Ngày 31-3-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Chuyện bán hàng

CHUYỆN BÁN HÀNG

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...

Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

+++

Bài học:

Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là...

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.

2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.

3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.

4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.

5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.

6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.

7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.

8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.

9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.

10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.

11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.

12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.

13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.

14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.

15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.

Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. "Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau".

Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Sưu tầm

Những chuyện ngụ ngôn hay

Vẻ đẹp

Gấu và Sói ngồi nói chuyện trên trời dưới đất.
Cạnh đó có một chị Bướm đang bay lượn. Chị bay từ cây này sang cây khác.
Nhìn thấy chị Bướm, bác Gấu đưa mắt ngắm nghía.
- Xem kìa! - Bác nói với anh Sói - Tuyệt diệu làm sao!
- Ở đâu? - Sói hỏi.
- Đấy kìa, trên cành cây, ngay trên đầu anh đấy! Một chị Bướm! Biết bao nhiêu vẻ đẹp trên thân hình chị!...
- Trên thân hình chị Bướm ấy à? - Sói cười mỉa.
- Anh không thích chị Bướm ấy ư? - Bác Gấu ngạc nhiên.
- Có cái gì hay ho trong con bướm ấy nào?
- Khỏi nói! - Bác Gấu cãi lại - Anh xem kìa! Chị ấy bay lượn mới nhẹ nhàng uyển chuyển làm sao! Những nét hoa trên đôi cánh đẹp đẽ làm sao! Thật là tuyệt vời!
- Uyển chuyển ư? Nét hoa ư? Tôi chẳng thấy một cái gì gọi là hay ho cả!
- Nhưng...
- Không có "nhưng" gì cả! Cách đây không lâu, tôi nhìn thấy một con Cừu non mũm mĩm. Chà, toàn là thịt! - Sói nói, hai mắt sáng rực lên - Đấy mới thật là đẹp!
- A! - Bác Gấu nói, vẻ chán chường - Thiết tưởng tôi đã hiểu anh...

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Giấc Mơ

Trang Tử một triết gia nổi tiếng của đạo Giáo một lần nằm mộng thấy mình hoá bướm bay lượn khắp đó đây. Trong giấc mơ ông đã không nhận thức bản thân của mình là người. Mình chỉ là con bướm. Bất chợt ông tỉnh giấc và thấy ông đang nằm đó, là một con người.

Nhưng mà rồi ông suy nghĩ,

"Có phải trước đây mình là Trang Tử nằm mộng thấy hóa bướm, hay bây giờ mình là bướm mộng thấy hoá Trang Tử?"

Cổ Học Tinh Hoa

NGỌC TRONG ĐÁ

Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.

Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.

GIẢI NGHĨA

Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.

LỜI BÀN

Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.

Chuyện cười trong ngày

Tủi Thân Cho Em

Tờ 100, tờ 50 và tờ 1 đô la tình cờ hội ngộ .
Tờ 100 đô lên tiếng trước.
Các cậu biết không? Tớ đã đi gần khắp thế gian rồi nhé. Sang cả Úc Châu, Âu Châu, Phi Châu, Á Châu rồi nhá.
Tờ 50 đô phụ họa.
Em cũng được đến nhiều nơi lắm rồi anh ạ. Sài Gòn, Las Vegas, Reno, Pháp quốc, Hàn Quốc và nhất là các cửa tiệm thời trang ở Hoa Kỳ là em đi hết cả rồi. Thế gian thật nhiều chỗ ngoạn mục.
Tờ 1 đô la bổng oà lên khóc nức nở.
Tủi thân cho em quá, tuần nào em cũng chỉ được đi tới chùa và nhà thờ thôi ạ.

Thursday, March 30, 2017

Ngày 30-3-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cách nhìn cuộc sống

Cách nhìn cuộc sống

Trích trong tuyển tập truyện ngắn hay
Nguồn: thư viện ebơok

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ. Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:

- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?

Ông John chậm rãi hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?

Người lạ nhăn mặt:

Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!

John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:

- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!

Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:

- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?

Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?

Người đàn ông tươi cười :

- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.

Ông John nở một nụ cười ấm áp:

- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!

Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:

- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:

- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.

Những chuyện ngụ ngôn hay

Ếch, chuột và diều hâu

Ếch và chuột cãi cọ nhau. Đôi bên ra một mô đất đánh nhau. Diều hâu thấy cả ếch lẫn chuột đều quên khuấy mất nó, liền hạ cánh và chộp gọn cả đôi. .

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Ðược Viên Kim Cương Trên Con Ðường Lầy

Gudo là sư phụ của Hoàng đế . Tuy nhiên , Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang . Một hôm Gudo đang trên con đường đến Edo , trung tâm văn hóa chính trị của một thủ phủ , Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt . Gudo bị ướt như chuột lột . Ðôi dép rơm của Gudo tả tơi . Gudo để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ của một nông gia ở gần làng và định mua một đôi .

Thiếu phụ dâng dép cho Gudo , thấy Gudo bị ướt quá , mời Gudo ở lại nhà đêm đó . Gudo nhận lời , cám ơn nàng . Gudo bước vào nhà , đọc kinh trước bàn thờ gia đình . Rồi thiếu phụ giới thiệu Mẹ và các con của nàng với Gudo . Thấy cả nhà đều buồn , Gudo hỏi có việc gì quấy . Thiếu phụ đáp :

“ Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu . Khi ăn , anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ . Khi thua , anh ấy mượn tiền của nhiều người khác . Ðôi khi say quá , anh ấy không về nhà nổi . Tôi có thể làm gì được bây giờ ?” .

Gudo nói :” Tôi sẽ giúp chồng chị . Ðây là một ít tiền . Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít đồ ăn ngon . Rồi chị có thể đi nghĩ . Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ .”

Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về , say mềm , hắn kêu lè nhè :” Nè , bà ơi , tôi đã về nè . Bà có gì cho tôi ăn không ?” .

Gudo nói :” Tôi có món cho anh . Tôi bị mưa không đi được , vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay . Ðáp lại , tôi mua một ít rượu và cá này ,anh có thể dùng được . Người đàn ông vui mừng . Hắn lập tức uống rượu và rồi ngã dài xuống nền nhà thiếp đi . Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn .

Sáng hôm sau , khi người đàn ông thức dậy , hắn quên mọi chuyện đêm qua . Hắn hỏi Gudo :” Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định . Ðáp :” Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi sắp đến Edo “.

Người đàn ông rất hổ thẹn và anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của Hoàng đế .

Gudo mỉm cười giảng giải :

_ “ Mọi sự ở đời đều vô thường . Ðời người chóng vánh . Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu , anh sẽ không còn thời giờ để làm việc gì , và anh còn gây khổ cho gia đình nữa “ .

Người chồng chợt tỉnh dậy như trong cơn mộng . Anh ta nói :

” Ngài dậy chí phải . Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường “.

Gudo chấp thuận :

“ Nếu anh muốn “.

Hai người bắt đầu đi . Sau khi họ đi được ba dặm đường , Gudo bảo anh ta trở lại . Anh ta xin Gudo :

_ “ Xin cho đi năm dặm nữa “

. Hai người tiếp tục đi . Gudo nhắc :

_ “ Bây giờ anh có thể trở về “

Anh ta đáp :” Xin mười dặm nữa “.

Khi mười dặm đã qua , Gudo bảo :

_ “ Bây giờ anh hãy về đi “

_ “ Tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi “ , anh ta tuyên bố .

Trong những thiền sư hiện đại ở Nhật , một bậc thầy nổi tiếng trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Muna( Vô qui), người không bao giờ trở lại

Nghệ Thuật và Kiến Trúc Phật Giáo

Insight Meditation 

Nghệ Thuật và Kiến Trúc Phật Giáo
Ngôi Đền Borobudur

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ

 

SikkimNgôi đền Borobudur cấu trúc quần thể là một trong những ngôi đền tháp Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Có số tuổi không chính xác, nhưng có thể được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ tám AD. ở miền trung đảo Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi". Trong khoảng một thế kỷ rưỡi nó là trung tâm tinh thần của Phật giáo ở Java, sau đó nó đã bị biến mất cho đến khi được khám phá trong thế kỷ thứ mười tám.
Cấu trúc, bao gồm 55.000 mét vuông đá dung nham được dựng lên trên một ngọn đồi ở dạng của một kim tự tháp của sáu tầng hình chữ nhật, ba sân thượng tháp tròn và một trung tâm tháp thượng đỉnh. Toàn bộ cấu trúc này là hình thức của một hoa sen, đóa hoa thiêng liêng của Đức Phật.
Ở mỗi mặt có 92 tôn tượng Phật và 1.460 cảnh trí nổi bậc . Tầng thấp nhất có 160 phù điêu miêu tả nhân quả, và những câu chuyện khác nhau của cuộc đời của Đức Phật, tầng cao nhất không có phù điêu, đồ trang trí nào, nhưng có một ban công, hình vuông với những bức tường quanh: một vòng tròn biểu trưng cho sự không bắt đầu hoặc kết thúc. Tại nơi đây là có 92 tôn tượng Phật, mỗi tôn tượng đặt trong những bảo tháp nhỏ. Mỗi tôn tượng có thủ ấn (mudra) cho biết một trong năm hướng: phía đông, với thủ ấn của trái đất để kêu gọi làm chứng; phía Nam, với thủ ấn của phước lành; phía tây, với thủ ấn của thiền định; phía bắc,thủ ấn của can đảm; và trung tâm với thủ ấn của chuyển Pháp Luân.
Yogyakarta Sultanate
Ngoài việc nó là biểu tượng cao qúi của Phật giáo, bảo tháp Borobodur cũng tượng trưng cho hình ảnh của vũ trụ. Nó tượng trưng cho vũ trụ vi tế, được chia thành ba cấp, cấp thứ nhất là thế giới ham muốn của con người thì chịu ảnh hưởng bởi ham muốn tiêu cực; Cấp giữa, là một thế giới trong đó con người đã kiểm soát được những sự đòi hỏi xấu xa; Cấp độ cao nhất , trong đó thế giới của con người không còn giới hạn bởi ham muốn vật chất và sự ham muốn thể xác và hữu lậu của thế gian.
Địa điểm
Khoảng 40 km (25 dặm) về phía tây bắc Yogyakarta, Borobudur nằm trong một khu vực cao giữa hai ngọn núi lửa, núi Sundoro-Sumbing và Merbabu-Merapi, và hai con sông, Progo và Elo. Theo truyền thuyết địa phương, khu vực được gọi là Kedu thường là nơi "thiêng liêng" của người Java và đã được mệnh danh là "khu vườn của Java" do đất đai màu mỡ phát triển nông nghiệp cao. Bên cạnh ngôi đền Borobudur, còn có những ngôi đền Phật giáo và Hindu ở chung quanh khu vực, bao gồm ngôi đền Prambanan. Trong thời gian phục hồi vào năm 1900, nó đã được phát hiện ra rằng ba ngôi đền Phật giáo trong khu vực, Borobudur, Pawon và Mendut, được xếp vào một vị trí đường thẳng. Nó có thể là tình cờ, nhưng các "ngôi đền liên kết là kết hợp với một câu chuyện dân gian địa phương là có một thời gian dài trước đây, đã có một con đường lát gạch từ đền Borobudur đến đền Mendut với những bức tường trên cả hai mặt. Ba ngôi đền (Borobudur-Pawon-Mendut) có kiến trúc tương tự và trang trí bắt nguồn từ thời kỳ đó, cho thấy rằng mối quan hệ nghi lễ giữa ba ngôi đền, để hình thành được một sự đoàn kết thiêng liêng, phải có tồn tại, mặc dù quá trình nghi lễ chưa biết chính xác.
Yogyakarta Sultanate
Không giống như các ngôi chùa khác xây dựng trên một mặt phẳng, chùa Borobudur được xây dựng trên một ngọn đồi đá cao 265 m (869 ft) và trên mực nước biển 15 m (49 ft) trên nền của một cái hồ đã cạn. Sự tồn tại của hồ là chủ đề của cuộc thảo luận căng thẳng giữa các nhà khảo cổ học trong thế kỷ 20; Borobudur được cho là đã được xây dựng trên một bờ hồ hay thậm chí thả nổi trên mặt hồ. Năm 1931, một nghệ sĩ Hà Lan và những học giả của đạo Hindu và kiến trúc sư Phật giáo, WOJ Nieuwenkamp, đưa ra một lý thuyết rằng đồng bằng Kedu đã từng là một cái hồ và Borobudur ban đầu được xây như là tượng trưng cho một bông hoa sen nổi trên mặt hồ. Hoa sen được tìm thấy trong Phật giáo hầu như trong tất cả các nghệ thuật, thường được làm nền cho các tượng Phật và nền cho những bảo tháp . Kiến trúc của Borobudur chính nó cho thấy được mô tả như một đóa hoa sen, tư thế của Đức Phật trong ngôi đền Borobudur tượng trưng cho Kinh Pháp Hoa, một bộ kinh quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa (một trường phái của Phật giáo lan truyền rộng rãi trong khu vực miền đông Châu Á ). Ba nền tảng tròn trên đỉnh cũng được cho là tượng trưng cho một lá sen. Đó là lý thuyết của ông Nieuwenkamp, tuy nhiên, theo sự tham khảo của nhiều nhà khảo cổ học thì cho rằng môi trường thiên nhiên xung quanh tượng đài là một vùng đất khô.
Mặt khác, các nhà địa chất học, hỗ trợ cho lý thuyết của ông Nieuwenkamp, cũng chỉ ra các trầm tích đất sét được tìm thấy gần trang khu vực. Một nghiên cứu về trầm tích, địa tầng và các mẫu phấn hoa được tiến hành vào năm 2000 hỗ trợ sự tồn tại của một môi trường cái hồ cạn gần đền Borobudur, có xu hướng để xác nhận lý thuyết của ông Nieuwenkamp là đúng. Khu vực hồ biến đổi theo thời gian và sự nghiên cứu cũng chứng minh rằng ngôi đền Borobudur được xây gần bờ hồ vào thế kỷ thứ 13 và 14 thế kỷ. Nguồn năng lượng của giòng sông và các hoạt động của núi lửa tạo nên quan cảnh xung quanh, bao gồm cả hồ. Một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, là ngọn núi Mount Merapi, nằm trong vùng lân cận các chấn địa ảnh hưởng trực tiếp đến Borobudur.
Lịch Sử ngôi chùa
Yogyakarta Sultanate
Không có biên bản lưu trữ của những người đã xây dựng Borobudur hoặc mục đích của nó. Thời gian xây dựng đã được ước tính bằng cách so sánh giữa các phù điêu chạm khắc trên nền ẩn khuất của ngôi đền và các chữ viết thường được sử dụng trong bản điều lệ của hoàng gia trong các thế kỷ 8 và 9. Ngôi đền Borobudur đã có thể được thành lập khoảng 800 AD. Điều này tương ứng với khoảng thời gian giữa 760 và 830 AD, thời điểm thịnh hành của triều đại Sailendra ở miền Trung Java, dưới ảnh hưởng của Đế chế Srivijayan.. Công trình xây dựng đã được ước tính khoảng 75 năm và được hoàn thành trong thời cai trị của Samaratungga trong 825.
Có sự nhầm lẫn trong việc cai trị giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo ở Java vào khoảng thời gian đó. Triều đại của vương quốc Sailendras được biết đến như là người nhiệt thành theo Đức Phật, mặc dù chữ khắc bằng đá được tìm thấy tại Sojomerto cho thấy họ có thể có người theo Ấn giáo. Đó là trong thời gian này nhiều di tích của người Ấn giáo và Phật giáo được xây dựng trên các đồng bằng và miền núi xung quanh đồng bằng Kedu. Các di tích Phật giáo, bao gồm cả ngôi đền Borobudur, được dựng lên vào khoảng thời gian tương tự như các tổng hợp của ngôi đền Hindu Shiva Prambanan. Vào năm 732 AD, vua Shivaite Sanjaya cho phép xây một nơi tôn nghiêm thờ thần Shiva trên ngọn đồi Ukir, chỉ 10 km (6,2 dặm) về phía đông của đền Borobudur.
Công việc xây dựng những ngôi chùa Phật giáo, bao gồm cả đền Borobudur, tại thời điểm đó là có thể bởi vì người kế nhiệm vua Sanjaya, là vua Rakai Panangkaran, đã cho phép những người Phật tử xây dựng ngôi đền này. Trong thực tế, để thể hiện sự tôn trọng của mình, vua Panangkaran cho làng Kalasan thành lập cộng đồng Phật giáo, như được ghi trong Điều lệ Kalasan ngày 778 AD. Điều này đã khiến một số nhà khảo cổ học tin rằng không bao giờ có sự nghiêm trọng liên quan đến cuộc xung đột tôn giáo ở Java như là để cho một vị vua đạo Ấn Giáo bảo trợ việc thành lập di tích Phật giáo;. hoặc cho một vị vua Phật giáo hành động tương tự như vậy. Tuy nhiên, nó có khả năng là có hai đối thủ của triều đại hoàng gia trong Java vào thời gian của Phật giáo là Sailendra và Sanjaya Saivite-trong đó sau chiến thắng đối thủ của họ trong cuộc chiến 856 trên cao nguyên Ratubaka. Sự hỗn loạn này cũng có liên quan đến ngôi đền Lara Jonggrang tại khu Prambanan, mà người ta tin rằng nó được xây dựng bởi các đoàn quân chiến thắng Rakai Pikatan như là để đối lại với các triều đại Sanjaya, nhưng những người khác cho thấy rằng có một không khí chung sống hoà bình, nơi mà Sailendra bao gồm sự tồn tại trong ngôi đền Lara Jonggrang.
Yogyakarta Sultanate
Ngôi đền Borobudur bị biến mất trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và sự phát triển của rừng rậm. Các lý do vì sao có sự bị bỏ vào quên lãng vẫn là một bí ẩn. Người ta không biết khi nào đền đài có sự hoạt động, các Phật tử đến hành hương cho tới khi nào thì chấm dứt. Vào khoản giữa năm 928 và 1006, các trung tâm quyền lực đã chuyển đến khu vực miền Đông Java và một loạt núi lửa đã hoạt động;. Điều này không phải là nhất định nhưng một số được đề cập đến như là thời kỳ rất có thể là lý do ngôi đền bị rơi vào quên lãng. Soekmono (1976) cũng đề cập đến là có thể vì người dân chuyển đổi sang Hồi giáo vào thế kỷ 15 nên ngôi chùa đã được giải tán.
Di tích này đã không bị lãng quên hoàn toàn, mặc dù câu chuyện dân gian dần dần chuyển từ thời quá khứ vinh quang của nó vào nhiều tín ngưỡng mê tín dị đoan liên kết với sự may mắn và sự đau khổ. Hai biên niên (babad) cổ người Java từ các trường hợp không may mắn đề cập đến thế kỷ 18 của di tích. Theo Babad Tanah Jawi (hoặc lịch sử của Java), các di tích là một yếu tố gây tử vong cho một số phiến quân nổi dậy chống lại vua Mataram vào năm 1709. Các ngọn đồi bị bao vây và quân nổi dậy đã bị đánh bại và bị nhà vua kết án tử hình. Theo trong Mataram Babad (hoặc lịch sử của Vương quốc Mataram), di tích gắn liền với sự bất hạnh của vị thái tử của Vương quốc Hồi giáo Yogyakarta năm 1757. Mặc dù có điều cấm kỵ đối với việc thăm ngôi đền. Ông đã lấy những văn bản chẳng hạn như văn bản viết về các hiệp sĩ người bị bắt nhốt trong cái lồng (bức tượng trong những bảo tháp đục lỗ) ". Khi trở về cung điện của mình, ông lâm bệnh và qua đời một ngày sau đó.
Tiếp theo sau cuộc chiến Java Anh-Hà Lan, Java trở thành thuộc địa của Anh 1811-1816. Vị Thống đốc được đề cử nguyên là phó Thống đốc Thomas Stamford Raffles, người đã có sự quan tâm lớn đến lịch sử của Java. Ông thu thập những cổ vật của người Java và thực hiện các ghi chú thông qua việc liên lạc với người dân địa phương trong chuyến lưu diễn của mình trên toàn đảo. Trên một chuyến đi kiểm tra Semarang năm 1814, ông được thông báo về một tượng đài lớn nằm sâu trong một khu rừng gần làng Bumisegoro. Ông đã không thể chính mình thực hiện cuộc khai phá nên gửi đến một kỹ sư người Hoà Lan là HC Cornelius để điều tra.
Yogyakarta Sultanate
Trong hai tháng, kỹ sư Cornelius và 200 dân thợ chặt cây, đốt rừng và đào bỏ đất để lộ ra tượng đài. Do nguy cơ sụp đổ, ông không thể khai quật tất cả quần thể đền đài. Ông báo cáo sự phát hiện của mình đến thống đốc Stamford Raffles bao gồm các bản vẽ khác nhau. Mặc dù sự phát hiện này chỉ được đề cập bởi một vài câu, Thống đốc Stamford Raffles được ghi nhận là người khám phá di tích và đã mang ngôi đền đến sự chú ý của thế giới.
Hartmann, một quản trị viên hành chánh người Hà Lan của vùng Kedu, tiếp tục công việc khai phá của Cornelius và năm 1835 toàn bộ khu đền cuối cùng đã được khai quật. Sự quan tâm của ông trong việc khai phá Borobudur là do cá nhân ông nhiều hơn là chính quyền. Hartmann đã không viết bất kỳ báo cáo về hoạt động của mình;. Nói riêng, câu chuyện cho rằng ông phát hiện ra các bức tượng lớn của Đức Phật trong bảo tháp chính. Năm 1842, Hartmann điều tra các mái vòm chính mặc dù những gì ông phát hiện vẫn chưa được biết như là toà bảo tháp chính còn duy trì thì trống trải. .
Chính phủ người Hà Lan thuộc miền Đông Ấn Độ sau đó ủy quyền cho Wilsen, một quan chức kỹ thuật của Hà Lan, người đã nghiên cứu các di tích và đã thu hút hàng trăm bản phác thảo cứu trợ. J.F.G. Brumund cũng được chỉ định để thực hiện một chương trình nghiên cứu chi tiết của các di tích, hoàn thành vào năm 1859. Chính phủ dự định xuất bản một bài báo dựa trên nghiên cứu bổ sung trong bản vẽ của Brumund và Wilsen, nhưng Brumund từ chối hợp tác. Chính phủ sau đó đưa một học giả, C. Leemans, những người biên soạn một tài liệu chuyên khảo dựa trên Brumund và Wilsen của nguồn. Năm 1873, các chuyên khảo đầu tiên của nghiên cứu chi tiết đền Borobudur được công bố, tiếp theo là bản dịch tiếng Pháp một năm sau đó. Những bức ảnh đầu tiên của di tích đã được thực hiện vào năm 1873 bởi một người thợ chạm khắc Hà Lan-Flemish, Isidore van Kinsbergen.
Sự đánh giá cao của khu vực phát triển từ từ, và ngôi đền phục vụ trong một thời gian chủ yếu là nguồn gốc của những món quà lưu niệm và là nguồn thu nhập cho "những kẻ săn đồ lưu niệm" và kẻ trộm. Năm 1882, viên chánh thanh tra các hiện vật văn hóa đã khuyến cáo rằng Borobudur phải hoàn toàn tháo gỡ ra để di chuyển các phù điêu vào viện bảo tàng vì lý do tình trạng kém an toàn của đền đài. Kết quả là, chính phủ bổ nhiệm Groenveldt, một nhà khảo cổ, để thực hiện một cuộc điều tra kỹ khu vực và để đánh giá tình trạng thực của quần thể; báo cáo của ông thấy rằng những nỗi lo sợ này là phi lý và đề nghị để lại nguyên vẹn.

Chuyện cười trong ngày

BÁC SĨ ƠI, ĐAU ĐỦ THỨ!

Một người đàn ông đi bác sĩ và khi bác sĩ hỏi anh ta có điều gì không ổn, người đàn ông nói:

”Bác sĩ, mọi nơi tôi sờ đều đau, tôi có thể sờ đầu, chân, cánh tay hoặc mặt và đều cảm thấy bị đau.” 

   Bác sĩ nói:

” Chúng ta hãy chiếu quang tuyến X để chúng ta có thể tìm ra bệnh.”  

   Một lúc sau, bác sĩ quay lại và nói với người đàn ông:

” Tôi đã tìm ra ông bị chứng bịnh gì. Ngón tay của ông bị gãy.”

Wednesday, March 29, 2017

Ngày 29-3-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Sơ suất, cả tin và tham lam

SƠ SUẤT, CẢ TIN VÀ THAM LAM

Đây chính là ba cạm bẫy lớn của đời người: sơ suất, cả tin và tham lam.

Có ba tên trộm đã nhìn thấy một thiếu phụ, một tên trong số đó nói: "Tôi sẽ đi ăn trộm con dê rừng mà thiếu phụ kia sẽ không hay biết gì cả".

Một tên trộm khác nói: "Tôi sẽ dắt trộm con lừa ngay từ trong tay người thiếu phụ kia".

Tên trộm thứ ba nói: "Cái này có khó gì, tôi có thể lấy trộm hết toàn bộ quần áo đang mặc trên người thiếu phụ kia".

Tên trộm thứ nhất ngay tại chỗ rẽ của con đường đã lén lén đến gần con dê rừng, cởi bỏ cái lục lạc xuống, buộc vào đuôi con lừa, sau đó dắt con dê rừng đi. Người thiếu phụ nhìn quanh một lượt, phát hiện dê rừng không thấy đâu nữa, liền bắt đầu tìm kiếm.

Lúc này, tên trộm thứ hai đi đến trước mặt thiếu phụ, hỏi bà đang tìm kiếm gì, thiếu phụ nói bà đã bị mất một con dê rừng. Tên trộm nói: "Tôi đã nhìn thấy, vừa nãy có một người dắt theo một con dê rừng đi ra khỏi khu rừng này, bây giờ vẫn còn có thể đuổi kịp được".

Thiếu phụ cầu khẩn người này dắt con lừa thay bà, còn mình thì đuổi theo lấy lại con dê rừng. Tên trộm thứ hai đã nhân cơ hội dắt trộm con lừa đi mất.

Người thiếu phụ từ trong rừng trở về, con lừa cũng không thấy đâu nữa

Bà vừa đi đường vừa khóc, đang đi đang đi, bà nhìn thấy bên cái đầm nước có một người ngồi đó, cũng đang khóc. Thiếu phụ hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì.

Người đó liền nói, anh ta đã làm rớt một cái túi xuống hồ, ai mà giúp anh ta nhặt lên thì sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng.

Người kia nói: "Ông chủ nhờ tôi đem một túi vàng vào trong thành, vì đi đường quá mệt mỏi, tôi bèn ngồi nghỉ ở bên đầm này, không ngờ đã ngủ quên mất, trong giấc mơ đã ném cái túi đó xuống đầm nước rồi".

Thiếu phụ hỏi sao anh không xuống vớt cái túi đó lên. Người đó nói: "Tôi sợ nước, bởi vì tôi vốn không biết bơi, nếu ai có thể vớt túi vàng này lên đây. Tôi hứa sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng".

Người thiếu phụ mừng rỡ, nghĩ thầm trong lòng rằng: "Chính là vì người ta đã lấy trộm mất con dê rừng và lừa của mình, nên ông trời mới ban hạnh phúc cho mình". Thế là, bà liền cởi bỏ quần áo bên ngoài, lặn xuống nước, nhưng dù cố gắng đến mấy bà cũng tìm không thấy túi vàng kia đâu. Khi bà từ dưới nước bò lên bờ, thì phát hiện quần áo không thấy đâu nữa. Thì ra tên trộm thứ ba đã lấy trộm quần áo của bà đi mất.

BÀI HỌC

Đây chính là ba cạm bẫy lớn của đời người: sơ suất, cả tin và tham lam.

Thế gian đầy rẫy những giả tướng mê hoặc người ta, bản tính con người luôn tồn tại chỗ thiếu sót, làm việc tuyệt đối không được sơ suất, không nên nhẹ dạ cả tin người khác, tham lam luôn sẽ nhận phải sự trừng phạt.

Hãy nhớ kỹ đời người có ba điều cấm kỵ lớn, hãy là người quyết định sáng suốt. Nhẹ dạ cả tin người khác luôn sẽ phải trả giá.

Sưu tầm

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Chuột đồng và chuột nhà

Một mụ chuột nhà bệ vệ từ thành phố ra thăm chuột đồng. Chuột đồng sống ở ngoài ruộng, nên có gì đem hết ra thết đãi bà khách: đỗ và lúc mì. Mụ chuột bệ vệ chuyện trò:

- Cô gầy còm vì nghèo khổ, cô đến chơi tôi mà xem chúng tôi sống ra sao.

Và chuột đồng đi chơi. Khi người nhà ăn xong đã bỏ đi, mụ chuột nhà bệ vệ liền dẫn khách từ khe hở vào phòng, và cả hai leo lên bàn. Chuột đồng chưa bao giờ thấy đầy đủ thức ăn như vậy. Nó mới bảo:

- Chị nói đúng thật, cuộc sống của chúng tôi quả là tồi. Rồi tôi cũng phải chuyển ra sống ở thành phố thôi.

Thình lình, một người bước vào cửa và bắt đầu săn bắt chuột. Chủ khách nhà chuột phải vất vả mới chuồn được vào khe hở.

- Không, chuột đồng lại nói, - cuộc sống của tôi ngoài đồng ruộng sướng hơn nhiều. Dù rằng món ăn ngon ngọt tôi không có, nhưng tôi lại không phải sợ hãi đến nhường này.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

KHÔNG SINH KHÔNG TỬ 

Trích trong DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN của Đỗ Đình Đồng Góp Nhặt

Thiền sư Quan Sơn Huệ Huyền là người sáng lập chùa Shogen và chùa Diệu Tâm (Myoshin) ở Nhật. Sư có ảnh hưởng rất lớn đối với môn đồ nhưng không để lại ngữ lục. Sau khi Huệ Huyền từ giả cõi đời, Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (1592-1673), thuộc phái Hoàng Bá, từ Trung quốc đến Nhật, viếng chuà Diệu Tâm. Thiền sư Ẩn Nguyên lễ bái tháp người sáng lập và hỏi vị thượng tọa, “Sáng tổ của thượng tọa có để ngữ lục gì không?” “Dạ không.” “Cái gì!” Ẩn Nguyên kêu lớn, “Nếu ông ta không để lại ngữ lục gì, chùa Diệu Tâm không đáng được thừa nhận.” Vị thượng tọa sợ hãi, lưỡng lự nói, “Mặc dù sáng tổ chúng tôi không để lại ngữ lục gì, nhưng tôi có nghe Ngài nói, ‘Công án Cây Bách có sức tước đoạt và Huệ Huyền không sinh không tử’.” Khi nghe câu nói do vị thượng tọa thuật lại, Ẩn Nguyên xúc động nói, “Hay lắm,” cúi đầu thật sâu và rời chùa Diệu Tâm.

Một Thiền sư hiện đại khi sắp tịch nói, “Bây giờ tôi chết để sống mãi mãi.” Phật tánh không có sinh không có chết. 

(Thiền Ngữ Thiền Tự)


Chùa Negoro-ji và Phật giáo ở Stunning Wakayama

 Các ngôi chùa ở Negoro-ji và Phật giáo ở  thành phố Stunning Wakayama




by Tomoko Hara and Sarah Deschamps, Modern Tokyo Times

Việt dịch Minh Hạnh

Tokyo, Nhật Bản - Nhật Bản là một quốc gia được ưu đãi với thiên nhiên tuyệt vời và một văn hóa thực tiễn, điều này có nghĩa là bạn có rất nhiều nơi tuyệt đẹp để thăm viếng. Quận Wakayama nằm ở khu vực Kansai và khắp vùng này của Nhật Bản, bạn sẽ thích thú với những phong cảnh tuyệt vời.
Tỉnh  Wakayama  gần thành phố Osaka, Kobe, Kyoto và Nara. Vì vậy, nó là một nơi tuyệt vời để thăm nhiều phong cảnh  vô cùng phong phú về lịch sử và văn hoá.

Tổ hợp khu vực Chùa Negoro-ji ở tỉnh Wakayama có nhiều ngôi đền Phật giáo, kiến trúc tinh tế, những khu vườn xinh đẹp và điều này được coi là di sản phong phú. Trên hết, khu vực miền núi với một khung cảnh  hữu tình tạo cho khách du lịch yêu thích văn hóa, tôn giáo, lịch sử và di sản một sự thích thú, như vậy  Negoro-ji chắc chắn sẽ hấp dẫn.

Thành phố Kyoto và Nara thường là nơi bạn  nhớ mỗi khi bạn nghĩ đến các địa điểm tôn giáo  ở Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉnh Wakayama cũng được thiên nhiên ưu đãi  bởi vì những ngôi chùa Negoro-ji, Koyasan, Nachi Katsuura và khu vực hành hương Kumano Kodo chạy dài trên bán đảo Kii. Trên hết, bạn có nhiều nơi tuyệt vời khác nên ghé thăm để thư giãn tinh thần.

Sự phong phú  của Negoro-ji trong lịch sử thì rõ ràng vì nền tảng của cuộc tĩnh tâm quan trọng này của đạo Phật bắt đầu vào năm 1087. Hai vị Sư là Ngài En no Gyoja và Ngài Hofuku-Choja đã thành lập khu vực quan trọng này cho Phật giáo ở Nhật Bản. Thật vậy, ngày nay khu vực này được gọi là Negoro-ji, trong quá khứ nó được biết đến với cái tên Hofuku-ji. Tên này được đặt cho danh dự của một trong những  nhân vật chính đã tạo nên tuyệt phẩm  tuyệt vời này của Wakayama. Cảnh quan tuyệt đẹp của Dãy núi Katsuragi cũng giúp tăng cường toàn bộ khu vực vì tôn giáo và phong cảnh hùng vĩ của thiên nhiên.

Lee Jay Walker, ký giả tờ báo Thời Modern Tokyo Times, cho biết : "Nhà lãnh đạo Phật giáo Kakuban (1095-1143) cũng là một người có uy quyền rất lớn trong giai đoạn đầu của ngôi chùa Negoro-ji. Vị lãnh đạo Phật giáo thánh thiện này là một người phật tử thuần thành  của Ngài Kukai (Hoằng Pháp Đại Sư)  người sáng lập Phật giáo Shingon (Chân Ngôn Tông). Tuy nhiên, Ngài Kukai (774-835) thuộc thời kỳ khác trong lịch sử bởi vì lúc bấy  giờ  đã xuất hiện trong chi nhánh Phật giáo này. Do đó,  dù Ngài Kakuban đã phát triển ngôi chùa  Negoro-ji đến một mức độ khác, nhưng Ngài không thể ngăn cản sự ly giáo  của các người Phật tử  Shingon. 

Lee Jay Walker nhận xét thêm, "Bất kể các mưu đồ tôn giáo trong Phật giáo Shingon, nhà lãnh đạo tôn giáo Kakuban đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hai ngôi chùa là  Enmyo-ji và Jingu-ji thuộc phái Shingon. Hai ngôi chùa  này đã tăng cường sự hùng vĩ  ngày càng tăng của vùng Negoro-ji trong suốt thời kỳ lịch sử này. Cái chết của Ngài Kakuban không làm thay đổi quyền lực liên tục của nơi đáng chú ý này bởi vì nhiều đền thờ được xây dựng trong và xung quanh nơi này . "
Trong một bài báo của tờ Modern Tokyo Times, nó đã được tuyên dương "...  hàng trăm năm các kinh tụng của Phật giáo rất tuyệt vời bởi vì rất nhiều ngôi chùa đã được xây dựng đáng kinh ngạc ở tại đây. Ngoài ra, các vườn hoa nghệ thuật của Nhật Bản sẽ làm tăng sự thanh thản và các ngọn núi được coi là đất thánh. Giai đoạn này của lịch sử cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hoá  trong các cộng đồng ưu tú. Vì vậy, trong vài trăm năm sau cái chết của Ngài Kakuban, tương lai của vùng Negoro-ji  phát triển đầy hứa hẹn ".

Điều tương tự đã xảy ra, "Tuy nhiên, cũng giống như Ngài Oda Nobunaga, Ngài Toyotomi Hideyoshi cũng đã có sự bất đồng với các giáo phái Phật giáo, những người có năng lực quân sự và tham vọng chính trị. Năm 1585, các đệ tử của Ngài Hideyoshi đốt rụi gần hết các  ngôi chùa ngoài những phản đốingoại lệ ra ngoại lệ. Chỉ còn ngôi chùa chính còn sót lại qua sự tàn phá dựa trên chính sách tập trung quyền lực  theo sau việc sa thải nơi linh thiêng này. Tiếc  thay, trong giai đoạn lịch sử ở Nhật Bản, rõ ràng là các lực lượng trung tâm của Nobunaga và Hideyoshi sợ các chính sách tập trung quyền lực của một số giáo phái Phật giáo. "

 May mắn cho tổ hợp Negoro-ji, Ngài Tokugawa Yorinobu vào năm 1623 đã thay đổi mọi thứ vì bây giờ Phật giáo  đóng vai trò chủ đạo trong thời kỳ đất nước Nhật đặt thủ đô tại thành phố Edo. Ngoài ra,  khi  Phật giáo phát triển mạnh trong thời kỳ Edo, các tín đồ  Kitô giáo đã phải đối mặt với một cuộc thảm nạn lớn, theo đó những  người chuyển đổi sang tôn giáo này phải đối mặt với án tử hình.
Tuy nhiên, một số tín đồ Kitô hữu sống sót bằng cách giấu đức tin của họ và bí mật hành lễ. Ngoài ra, một số ngôi chùa  Phật giáo không ủng hộ các sắc lệnh của nhà nước Mạc Phủ Tokugawa, do đó họ cho phép các tín đồ Kitô hữu thờ phượng đằng sau những cánh cửa đóng kín của các bức tường Phật.
Nói về Ngài Yorinobu là vị chỉ huy Samurai, Ngài đã  cho phép tái thiết khu vực tổ hợp Negoro-ji . Do đó, giai đoạn trong thời kỳ Edo người ta đã chứng kiến sự tái sinh của khu vưục Negoro-ji, từ sự bị tàn phá hoàn toàn nơi thánh thiện này của Phật giáo.  Bây giờ  phần lớn khách du lịch - hoặc những người đi hành hương tôn giáo đến khu vực hùng vĩ này của Wakayama - rất khó để tưởng tượng được vụ tàn sát đã xảy ra ở Negoro-ji.

Sau cùng, kiến trúc, chùa chiền,  vườn thiền, cảnh quan tuyệt đẹp của thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ mười sáu, rõ ràng các nhà lãnh đạo chính trong lịch sử Nhật Bản sợ rằng quyền lực của Phật giáo. Với thực tế này, Negoro-ji yên bình đã phải chịu đựng rất nhiều và cũng áp dụng cho các khu vực khác của Nhật Bản bao gồm Kyoto.

Ngày nay ở Nhật Bản hiện đại, khu vực Negoro-ji lại một lần nữa được bình an và may mắn sống theo Phật giáo tiếp tục phát triển. Tóm lại, thành phố Wakayama là một phần rất đẹp của Nhật Bản để đến tham quan vì Koyasan, tuyến đường hành hương Kumano Kodo, Nachi Katsuura, lâu đài Wakayama, những bãi biển đáng yêu của Shirahama và nhiều hơn nữa.

Chuyện cười trong ngày

Xem kịch

- Pavel, cậu làm gì ở đây vậy?
- Một viên chức gặp người đồng nghiệp nơi góc phố.
- Tớ chở bà xã đi xem kịch.
- Sao cậu không vào đi, trễ giờ mở màn rồi?
- Hôm nay tới phiên tớ trông xe...

Tuesday, March 28, 2017

Ngày 28-3-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Đói

ĐÓI

 Tháng mười hai rét mướt. Gió đông bắc tràn về trên từng con phố Hà Nội, tăng thêm phần bi thương và não nề của nơi này.

Trên các phố xá, từng đoàn người lê đôi chân gầy khẳng khiu, dính đầy bùn đất xin ăn. Trông họ như những thây ma, chỉ khác là được khoác lên người ''bộ đồ'' rách nát không thể hình dung nó từng là quần áo, có nhiều người còn trần truồng đi giữa trời giá rét. Thi thoảng, có ai đó không chịu nổi, gục xuống bên vệ đường. Ngay sau đó, những người còn sống sẽ lao tới bên thi thể và giành giật nhau với niềm hy vọng về một chút gì đó còn đủ tốt để họ có thể dùng.

***

Không hẳn tất cả những ai đang nằm bệt trên đất kia đều đã tắt thở. Có người khi được quấn chiếu lại còn cố thều thào:"Tôi...chưa...chết", nhưng hầu như đều được đáp lại bằng một lời nói ái ngại và bất đắc dĩ:"Thôi, đằng nào cũng "sắp sửa" rồi. Để thêm một ngày nữa lại mắc công đi khuân lần hai."
Nhưng dường như trong cái đói rét, cái tận cùng của khổ sở, con người ta lại trở nên nhanh nhạy đến lạ. Đôi mắt của họ sắng quắc đảo từng vòng, cố tìm ra một con chuột, con gián để nhét vào miệng. Hàng bánh trái bán đầy bên đường, nhưng đều là bánh đất. Người bán sợ đoàn người chết đói nhào vào ăn cướp, nên chỉ khi có khách mua họ mới dám lấy bánh thật ra. Nhưng cũng làm gì còn ai mua nữa, khi cả cái đất Hà Thành, và thậm chí là toàn miền Bắc, chìm trong nạn đói.

Trong đám người đó, có một người phụ nữ gầy rạc. Hai má chị ta hóp lại, làn da xanh bủng lộ cả xương. Đôi tay bế một đứa bé trai tầm 3 tháng tuổi cũng mang một dáng vẻ "da bọc xương" giống mẹ. Nó không có quần áo, ngất xỉu trong cái lạnh cắt da cắt thịt. Bầu vú tím tái của chị cạ vào miệng thằng bé, nhưng làm gì có giọt sữa nào chảy ra. Nếu không cảm nhận được hơi nóng phả ra từ mũi đứa trẻ, người ta còn lầm nó đã chết vì đói và rét.

Bên cạnh người phụ nữ có một bé gái nhỏ. Con bé cũng trần truồng, bàn tay đầy đất bấu vào gấu áo mẹ, cố gắng lê bước. Nếu không nhờ "bộ phận bên dưới" của nó, chẳng ai biết nó là con gái. Đôi mắt đứa trẻ sáu tuổi đờ đẫn vô hồn, đôi chân bước đi một cách máy móc mà không hề tự chủ. Con bé đói lắm, đói đến không còn sức mà nói nên lời. Ba mẹ con bước đi trong lặng thinh, hòa vào dòng người đông đúc tìm kiếm một tia hy vọng cuối cùng. Tất cả đều không còn đủ khả năng mở miệng để an ủi nhau vài câu. Họ chỉ tồn tại, chứ không sống.

Không biết đã qua bao lâu. Bé gái ngước lên nhìn mẹ, ánh mắt thẫn thờ, như ẩn chứa lời van xin, một cái nhìn không nên có ở lứa tuổi đó. Người phụ nữ quay mặt đi, cố nén giọt nước mắt nghẹn ngào. Chị cố gắng xoa đầu con gái, muốn nó quên đi cái đói đang giày vò nhưng nào có thể. Đứa bé dường như cũng hiểu, nó thôi không khiến tâm can mẹ đau đớn thêm nữa, nhưng sự tuyệt vọng trong đôi mắt càng hiện rõ mồn một.

Không có lối thoát.

Một cơn gió bấc thổi qua, người mẹ cố gắng khom người ôm sinh linh bé bỏng trong ngực thêm chặt. Bên đường, một người đàn bà đang cúi đầu bê rổ bánh ra cho khách người mua hàng, chẳng may để một chiếc lăn ra đất.

Hàng người đứng khựng lại trong một khắc.

Thức ăn!!!

Và, bằng một sức mạnh không ai có thể tưởng tượng nổi nó tồn tại trong những con người sắp chết vì đói khát, họ giẫm đạp lên nhau, như một cơn lũ lao về chiếc bánh kia.

Người mẹ cũng vội đưa bé trai cho cô con gái bế hộ, len vào dòng người với niềm hy vọng cướp được chút gì đó cho hai đứa con. Mặc cho người ta cào cấu, xô đẩy, chị vẫn kiên cường lao tới. Giẫm lên lưng một người vừa bị ngã, chị nhào tới, giật lấy chiếc bánh.

Bỗng nhiên...

Bàn chân chị vấp phải một hòn sỏi. Chị chới với, khua tay cố tìm thứ gì đó để bám vào. Người phụ nữ nhảy lò cò một cách hoảng hốt sang tận bên kia đường. Trong nháy mắt, chị trông thấy một chiếc xe ô tô đang rồ ga lao như bay về phía này...

Đôi mắt chị trợn trừng...

RẦM!!!

Sau một tiếng này, trên mặt đường, máu chảy lênh láng, thi thể người phụ nữ bất hạnh nằm đó, bàn tay cáu ghét vẫn còn đang giữ chặt một chiếc bánh nhỏ, nằm im bất động. Người đàn ông ngồi trong chiếc xe vừa gây tai nạn ló đầu ra nhìn, cất lên một câu khinh khỉnh bằng tiếng Pháp, tiện tay ném vào vũng máu một tờ giấy bạc rồi phóng xe đi mất.

Cặp mắt cô bé gái bên vệ đường mở lớn. Đôi chân đứng không vững, bước từng bước đến bên đống sắt kia. Không, nó không tin, mẹ vừa trao em cho nó cơ mà, mẹ từng hứa sẽ mãi mãi ở bên hai chị em, yêu thương tụi nó thay cả phần người cha quá cố kia mà...

Đây không thể là mẹ, nó không chấp nhận mẹ sẽ rời xa nó. Có thể mẹ chỉ muốn trêu chọc nó cho vui thôi, mẹ à có đúng thế không?

Sâu thẳm tận trong tim, cô bé gái biết rõ rằng người đã sinh ra và nuôi dưỡng nó cho đến tận bây giờ thực sự đã chết, chết một cách thê thảm, ngay trước mắt nó đây.

Mẹ!!!

Vừa nhìn thấy gương mặt người xấu số, nó khuỵu xuống, ngẩng mặt lên trời, nước mắt tuôn rơi, chảy cả xuống miệng. Nó khóc như chưa bao giờ được khóc dù cho con bé đã quá yếu để có thể cất lên tiếng lòng đau đớn. Nó giật lấy tờ tiền của gã quan chức người Pháp ném lại, xé nát vụn. Cô bé ôm lấy thi hài người mẹ, gục đầu vào ngực chị, trái tim nó tưởng như đã tan nát thành những mảnh vụn.

Giữa trời mùa đông khắc nghiệt, trên một góc phố thấm ướt máu đỏ, một cô bé trạc năm sáu tuổi khóc nghẹn bên thi thể người mẹ bị xe chẹt chết, đứa em trai ba tháng tuổi không hiểu chuyện, giương đôi mắt to nhìn hình ảnh trước mặt, thằng bé nào hay người ôm ấp vỗ về nó mỗi ngày đã vĩnh viễn không còn giơ đôi bàn tay dịu dàng về phía nó nữa.

Mie

Những chuyện ngụ ngôn hay

Gà rừng và cáo

Gà rừng đậu trên cây. Cáo đi tới gần và bảo:

- Chào anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi ! Vừa nghe thấy tiếng gáy lảnh lót của bạn, tôi liền tìm đến thăm bạn ngay.

- Cám ơn lời lẽ chân tình của chị - Gà rừng trả lời.

Cáo giả bộ không nghe thấy, nó nói tiếp: - Anh bạn nói gì thế ? Tôi không nghe thấy gì. Anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi, giá bạn xuống bãi cỏ này mà dạo chơi, chuyện trò với tôi, chứ ở trên cây tôi chẳng nghe rõ.

Gà rừng bảo:

- Tôi sợ xuống bãi cỏ. Họ nhà chim muông chúng tôi đi dưới mặt đất nguy hiểm lắm.

- Hay bạn sợ tôi ? -Cáo hỏi - Không phải sợ chị, mà tôi sợ là sợ các con thú khác - Gà rừng trả lời - Trên đời có đủ loại thú khác nhau.

- Không, anh bạn gà rừng bé bỏng của tôi, vừa có lệnh ban bố rằng trên khắp mặt đất này hoà bình rồi.

- Thế thì tốt - Gà rừng nói - chứ không thì thấy bầy chó đang chạy kia, cứ theo lệ cũ thì chị hẳn đã phải chuồn cho mau rồi, còn bây giờ thì chị chẳng phải lo sợ gì nữa.

Cáo nghe nói đến chó, vểnh tai lên và đã toan bỏ chạy.

- Chị định đi đâu thế ? -Gà rừng nói - Bây giờ lệnh đã ban bố rồi kia mà, chó sẽ không động đến chị.

- Nhưng ai mà biết được - Cáo nói - Có thể bọn họ chưa nghe gì về lệnh ấy.

Và nó ù té chạy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Săn đuổi hai con thỏ

Một võ thuật sinh thăm dò ý kiến Thầy của mình với một câu hỏi.

"Con muốn phát triển sự hiểu biết của con về võ thuật. Để thêm vào sự học hỏi từ Thầy, con muốn được học với một vị Thầy khác để được học về đặc điểm của môn võ khác. Thầy nghĩ sao về tư tưởng này?"

"Một người thợ săn rượt đuổi hai con thỏ," vị Thầy trả lời, "sẽ không bắt được con nào."

Điển Hay Tích Lạ

Không tiền tuyệt hậu


Câu thành ngữ này có nghĩa là việc trước đây chưa từng có và sau này cũng sẽ không có. Miêu tả về sự vật hiếm có, độc nhất vô nhị.

Thành ngữ này có xuất xứ từ "Tuyên hòa họa phổ".

Truyện nói về ba danh họa thời cổ TQ là Cố Khải Chi triều nhà Tấn. Trương Tăng Dao thời Nam Bắc Triều và Ngô Đạo Tử triều nhà Đường.

Cố Khải Chi triều nhà Tấn là một người tài ba xuất chúng, nhất là về mặt hội họa. Nhân vật và hình tượng trong tranh của ông đều rất sống động và đạt mức truyền thần. Nhưng điều khác biệt là mỗi khi ông vẽ nhân vật thì không bao giờ vẽ mắt trước. Có người hỏi ông tại sao thì ông trả lời rằng: "Nơi truyền thần nhất của nhân vật chính là ở chỗ này". Một lời nói vậy thôi đã bao hàm được tất cả và rất sáng tỏ, nên khiến mọi người đều khâm phục. Thời bấy giờ người ta vẫn gọi ông là "Tam Tuyệt''. Tức: Tài tuyệt, Họa tuyệt và Si tuyệt.

Trương Tăng Dao thời Nam bắc triều là người có sở trường vẽ tranh sơn thủy và tượng phật. Ông là người triều nhà Lương thời Nam Bắc Triều. Bấy giờ Lương Võ Đế cho xây dựng khá nhiều chùa chiền tháp phật, mà những tranh vẽ trong các chùa chiền này đều là tác phẩm của Trương Tăng Dao. Nghe nói, ông đã từng vẽ bốn con rồng trên tường chùa nhưng đều không có mắt. Có người hỏi tại sao thì ông trả lời rằng: Vẽ thêm mắt thì tôi chỉ lo những con rồng này sẽ phá tường bay lên. Mọi người nghe vậy đều không tin, Trương Tăng Dao thấy vậy liền điểm mắt cho hai con rồng, thì quả nhiên chúng phá tường bay vút lên. Qua đó, có thể thấy tài vẽ của ông cao siêu tới mức nào.

Còn Ngô Đạo Tử triều nhà Đường lại là nhà danh họa kiêm thư pháp. Tranh sơn thủy và tranh phật của ông lừng danh thiên hạ. Nghe nói, bức tranh "Địa ngục biến tướng" của ông trên chùa Cảnh Huyền, tuy không vẽ hình ma quỷ nhưng lại khiến người ta cảm thấy rất khủng khiếp. Có khá nhiều phạm nhân sau khi xem tranh ông đã phải ăn năn hối lỗi, rồi bỏ ác làm việc thiện.

Người đời sau khi bình luận về ba danh họa này cho rằng, tài năng của Cố Khải Chi đã vượt xa người đời trước. Tranh của Trương Tăng Dao thì người đời sau không ai bì kịp. Còn tranh của Ngô Đạo Tử thì kiêm cả sở trường của hai người kia, cũng tức là nói "Không tiền tuyệt hậu".

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: "Không tiền tuyệt hậu" để ví với sự vật hiếm có, độc nhất vô nhị.

Chuyện cười trong ngày

THỪA KẾ

Hai người bạn gặp nhau trên đường phố Miami. Một người trông đau khổ, và gần như khóc. Người đàn ông kia nói:
- ” Này, làm thế nào mà trông bạn như ở trong thế giới này đổ sụp vậy?” 
Người bạn buồn bã nói:
- ”Để tôi kể cho bạn nghe.Ba tuần trước đây, một ông bác chết và để lại cho tôi bốn mươi ngàn đô la.”
- “Điều đó không tệ.” 
- “Nghe tiếp này, tôi chỉ mới bắt đầu. Hai tuần trước, một người anh họ tôi chưa bao giờ biết đến chết ngoẻo, và để lại cho tôi tám mươi lăm ngàn.” 
- “Coi bộ bạn nên biết ơn anh ấy.” 
- “Tuần qua bà trẻ tôi “ra đi”. Tôi thừa kế gần như một phần tư triệu.”
“Vậy thì làm sao trông bạn rầu rĩ quá vậy?” 
“Tuần này … chẳng có gì hết!”

Monday, March 27, 2017

Ngày 27-3-2017 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cá nhỏ ngược giòng

CÁ NHỎ NGƯỢC DÒNG

18 tuổi con đi, quên câu hỏi hôm nào mẹ bỏ ngỏ nơi trụ đá bến sông, mười năm sau trở về không còn mẹ trên đời, con mới chợt hiểu ra... Chắc biết con vô tâm nên trụ đá còn đứng đó để dẫn lỗi Cá nhỏ về bên bến sông quê của mẹ.

***

Thằng Cá nhỏ của mẹ mới ngày nào còn lẵng nhẵng chạy theo mẹ ra bờ sông cất vó tôm, thế mà giờ đã lớn lắm rồi. Mẹ ngồi nhà nhiều lúc không tưởng tượng nổi khuân mặt của con giờ ra sao, không biết cái cục thịt thừa trên trán con có lớn hơn không. Mẹ cứ thắc thẩm mãi nếu mà nó to ra thì tội con trai mẹ bởi không biết có đứa con gái nào nó chịu thương không.

Mấy lần con điện về, mẹ cứ định hỏi lại sợ con buồn nên thôi, mẹ cứ tự trách mình sao sinh con ra đã vậy.

Trong lúc mẹ ngồi ngóng ra sông và nghĩ ngợi về cục thịt thừa trên mặt con, thì thằng Cá nhỏ của mẹ đang lang thang ở trời tây. Con đi mười năm rồi chưa về thăm mẹ, chỉ thi thoảng gởi chút tiền và bưu phẩm linh tinh cùng vài cuộc điện thoại bất chợt trong những cuộc hành trình rong ruổi đi tìm cái mới của con. Cái cục thịt thừa con cũng đi phẫu thuật cắt phăng lâu rồi mà mẹ cứ hoài thắc thẩm.
Nhà mẹ gần sông nên khi sinh con ra mẹ thường gọi con là Cá nhỏ để lớn lên con mẹ bơi theo sông ra biển lớn. Đời mẹ nhọc nhằn nhiều rồi chỉ mong chắt chiu cho con những thương yêu như bãi bồi phù sa sông Hồng chắt chiu qua bao năm tháng để làm nên những mùa màng trù phú. Mỗi lần nhìn con ngóng qua bên kia sông, mẹ lại mong con mau trưởng thành bởi còn có những chân trời, những vùng đất mới đang chờ con khám phá.

Thế là năm hai mươi tuổi, sau khi xuống thành phố học Đại học được hai năm, Cá nhỏ kiếm được suất học bổng toàn phần đi du học bên Pháp. Với mẹ nơi đó là đại dương, mà đại dương thì mênh mông thường chẳng thấy bến bờ. Lúc con bé mẹ mong con đủ cứng cáp bay xa nhưng những tháng năm vắng xa con vời vợi, mẹ lại chiều chiều ngóng ra sông chờ Cá nhỏ về bên vòng tay mẹ. Nhưng thường thì mấy khi loài cá lại lội ngược dòng về sông nhỏ quê nhà để ngồi trong sắc thẫm hoàng hôn buồn hắt hiu như mẹ bây giờ. Mẹ biết vậy nên mẹ có bao giờ trách Cá nhỏ đâu...

Thi thoảng Cá nhỏ lại điện về nói con đang ở thành Rome cổ kính, mẹ có biết chỗ này không? À! Chắc mẹ không biết đâu, nơi đây có đấu trường Coloseum do Hoàng đế Vespsia xây dựng cách đây gần 2000 năm, nó có sức chứa năm vạn người. Tuyệt quá đúng không mẹ? Ở đầu dây bên kia mẹ vừa nghe vừa gật đầu nói "Ừ! Tuyệt thật! Tuyệt thật".

Lúc khác Cá nhỏ lại điện về bảo:

- Con đang ở xứ sở của cối xay gió, đố mẹ biết là nơi nào?

Ở đầu dây bên kia mẹ à lên một tiếng rõ to:

- Đôn-ki-hô-te đánh nhau với cối xay gió phải không?

- Ồ! Sao mẹ giỏi vậy?

- Câu chuyện này chẳng phải con rất thích hay sao? Trong sách giáo khoa lớp 8, con thường đọc vanh vách mỗi buổi tối nằm trên chõng tre hóng gió. Hồi ấy mẹ bảo không có cái cối xay gió nào thật trên đời nhưng con thì cứ quả quyết là có. Con còn nói sau này lớn lên con sẽ đi tìm cối xay gió cho mẹ xem. Giờ được nhìn thấy cối xay gió rồi có thấy đẹp không con?

- Tuyệt lắm mẹ ạ. Con đang đứng trong làng Kinderdijk - làng cối xay gió mẹ ạ. Ở đây cỏ xanh, gió mát lắm mẹ ạ. Con rất muốn mang cối xay gió về cho mẹ nhưng chúng to lớn và mạnh quá, làm thế nào để con có thể đút chúng vào túi quần để mang về hả mẹ?

Con cười, mẹ cười, ngả nghiêng cả miền thương nhớ.
Lúc con cúp máy rồi mẹ cứ thắc thẩm mãi, tưởng gì chứ cỏ xanh và gió mát thì quê mẹ thiếu gì, sao phải đi đến tận đẩu đâu. Mẹ lại nhìn ra sông, nhớ cái hồi Cá nhỏ suýt nữa thì chết đuối chỉ vì muốn bơi qua bên kia bờ sông, xem bên ấy có những gì. Đến lúc Cá nhỏ lớn lên, học bơi thạo, mỗi lần qua sông dễ ợt, bơi mươi phút là sang.

Có lần mẹ hỏi bên sông có gì mà khiến con thích thú vậy? Cá nhỏ bảo bên ấy có cát, có cánh đồng ngô, có nhà. Mẹ lại hỏi còn có gì khác nữa không? Gãi đầu gãi tai một lúc, con hồn nhiên bảo bên ấy có người. Mẹ phì cười bảo những thứ đó bên này cũng có sao cứ phải lao ra giữa dòng chảy nguy hiểm để kiếm tìm...

Lần nữa, Cá nhỏ điện về cho mẹ nói con đang ở sông Volga này mẹ, đây là con sông dài nhất Châu Âu, nằm ở miền tây nước Nga đó. Mẹ định hỏi xem sông có đẹp không nhưng lại thôi vì sông nào mà chẳng có đôi bờ, nước trôi lững lỡ ngày yên ả và cuốn xiết khi mưa bão đến. Sông quê mẹ cũng thế thôi...

Bữa nọ mẹ xem thời sự, thấy thông tin về vụ chìm tàu du lịch trên sông Volga khi đang chở 185 người đi tham quan. Mẹ lập cập gọi điện cho con, chuông tút hoài mà không thấy con nghe, mẹ đã không thể bình tĩnh nổi nên bật khóc. Con bước từ phòng tắm ra, thấy cuộc gọi nhỡ từ số máy bàn nhà mẹ. Con gọi lại, mẹ hỏi con có sao không? Có đang ở Volga không? Con ngớ người một lúc thì hiểu ra liền bật cười bảo mẹ lẩm cẩm rồi, con ở Volga từ hai tuần trước cơ mà. Bây giờ con đã quay về Pháp. Mẹ lại ra trụ đá ngồi, buồn vui bộn bề, hoang hoải...

***

Cá nhỏ ra đại dương đã được mười năm. Bỗng một hôm mưa gió tự nhiên thấy nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ bên sông quê quay quắt nên cả đêm bồn chồn không làm sao ngủ được. Sáng hôm sau Cá nhỏ quyết định thu xếp công việc trở về quê một chuyến. Nhưng để tạo bất ngờ cho mẹ nên Cá nhỏ không điện trước.

Mười năm quê đổi thay nhiều, Cá nhỏ hỏi về bến sông làng mẹ người ta chỉ tay về phía cây cầu. À! Hóa ra là cây cầu trong câu chuyện mẹ kể qua điện thoại vào một hôm nào đấy. Cá nhỏ không ngờ bến đò năm xưa giờ thay bằng cây cầu to đẹp đến vậy. Thế mà khi nghe mẹ hồ hởi kể về nó bằng tất cả niềm vui sướng thì Cá nhỏ đã cắt ngang lời mẹ bằng câu chuyện về cây cầu Skywalk Grand Canyon được làm bằng kính tại bang Nevada của Mỹ mà con đã từng được đến.

Lúc ấy con đã không cần biết rằng người dân quê đã không phải vất vả đợi đò sớm khuya trong mưa gió vì đã có một cây cầu. Con cũng không cần biết rằng cây cầu quê hương tuy rất nhỏ bé so với những cây cầu mà con từng bước chân qua nhưng nó là niềm mơ ước, là khát vọng bao đời của người dân quê lam lũ. Của những đứa trẻ như Cá nhỏ mấy mươi năm trước luôn khao khát được sang bờ bên kia, được biết bên ấy có những gì.
Cá nhỏ đứng lớ xớ trên cầu, ngó nghiêng tìm mái nhà của mẹ lúc này mới chợt giật mình, cảnh hai bên bờ sông sao tiêu điều giống vừa trải qua một cơn ngập lũ. Bãi mía đổ dập, vài ngọn mía như còn cố ngóc lên từ đất cát, vài ngôi nhà xây tường còn loang lổ vết bùn. Giữa sông còn trôi lều phều vài thanh tre lứa, vài tàu lá cọ.

Bỗng nhiên như có một dòng điện mạnh chạy dọc sống lưng, Cá nhỏ đứng đó, rút điện thoại gọi vào số máy của mẹ, định trêu mẹ chút xíu cho mẹ vui. Nếu mẹ nhấc máy, thể nào mẹ cũng hỏi "Cá nhỏ đang ở đâu vậy?", lần này con sẽ trả lời "Cá nhỏ đang đứng trên cây cầu quê mẹ". Chắc là mẹ sẽ mừng vui lắm.

Thế nhưng số máy của mẹ đã không thể liên lạc được, giọng nói vô hồn của tổng đài vang lên khiến con lạnh buốt người. Mẹ thường chẳng bao giờ tắt máy vì mẹ từng bảo rất sợ lúc cần đến mẹ con lại chẳng thể liên lạc được. Nên điện thoại không dây mẹ ra vườn cũng mang theo, mẹ đi ngủ cũng cũng để máy ngay đầu giường và pin thì luôn được sạc đầy. Vậy bây giờ mẹ ở đâu? Mẹ đang làm gì mà lại khóa máy, mà không thể nhận cuộc gọi từ con?

Cá nhỏ vội vã chạy về phía những người dân đang bới tìm trong đống bùn đất ngập đến bắp chân để hỏi thăm nhà mẹ. Người dân nơi đây nhận ra cái thằng cao to, ăn mặc sang trọng, tay xách vali kia chính là thằng Cá nhỏ lem luốc bị cha bỏ lại từ tấm bé. Người làng nhìn cảnh bùn đất bốn phía, sông nước mênh mang mà rưng rưng bảo:

- Sao về muộn vậy? Hôm đưa mẹ cháu ra đồng không có tiếng hờ khóc của cháu con. Lạnh lắm! Điện thoại nhà cháu lũ cuốn rồi, chẳng ai biết đường nào mà liên lạc với cháu. Thôi thì, cũng còn may biết tìm thấy đường về.

Cá nhỏ như chết đứng giữa làng quê sau mười năm xa cách trở về. Người làng bảo mẹ bị trúng gió nằm liệt giường cả tháng, khi đó chắc con đang ở sông Volga. Ngày mưa bão đến, nhà tranh vách đất lùa lùa bốn bên, bão quật đổ, sông nước dâng lên vùi mẹ chìm trong biển nước. Lúc đó con đang ở đâu? Cá nhỏ của mẹ, đứa con mà mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ thương yêu hơn chính bản thân mình đã ở đâu và làm gì vào giây phút ấy? Cái giây phút mẹ ốm nằm liệt giường, thấy nước sông dâng lên dần dần mà không làm cách nào chạy thoát. Mà không có một bàn tay nào đỡ mẹ dậy, không có ai ở bên cạnh mẹ lúc hoảng sợ nhất. Chắc hẳn lúc ấy mẹ đã rất cô đơn? Mẹ đã gọi tên Cá nhỏ nhiều lần, thậm chí đã cầu nguyện cho con hạnh phúc. Lúc ấy Cá nhỏ của mẹ đang ở giữa đại dương. Mà đại dương thì vốn mênh mông và xa xôi khó tìm thấy bến bờ...

Người làng chỉ về phía trụ đá, mẹ nằm lại ở đó. Sau bao nhiêu tháng năm, bao nhiêu thăng trầm, bao mùa bão lũ, ngay cả mái nhà của mẹ lũ cũng đã cuốn đi, chỉ cái trụ đá bên lối mòn dẫn vào nhà mẹ là vẫn còn. Trụ đá mẹ nhờ người khênh từ trên núi xuống rồi dựng lên vào ngày cha ra đi, bỏ lại hai mẹ con chênh vênh mái lá. Đã có lần Cá nhỏ hỏi mẹ:

- Mẹ dựng trụ đá làm gì hả mẹ?

- Để người đi còn biết đường tìm về. Ở cõi đời cả người chết và người sống cần có một bến bờ, một lối quen, một điểm trụ để đi đâu cũng nhớ.

- Mẹ đang chờ cha con sao?

Đó là lần đầu tiên mẹ không trả lời câu hỏi của con. Mắt mẹ nhìn xa xăm, vời vợi một ánh buồn khó tả. Khi đó Cá nhỏ 16 tuổi mà trong buổi hoàng hôn ấy, Cá nhỏ nhìn thấy lẫn trong búi tóc đen của mẹ lẫn vài sợi trắng.

18 tuổi con đi, quên câu hỏi hôm nào mẹ bỏ ngỏ nơi trụ đá bến sông, mười năm sau trở về không còn mẹ trên đời, con mới chợt hiểu ra... Chắc biết con vô tâm nên trụ đá còn đứng đó để dẫn lỗi Cá nhỏ về bên bến sông quê của mẹ. Người làng bảo, cũng vì không muốn xa dời trụ đá và những kỉ niệm năm xưa nên dù năm nào cũng có một mùa lũ đi qua, dù xã đã nhiều lần giục di dời nhà cửa lên khu an toàn hơn nhưng mẹ vẫn nhất quyết không chịu đi. Con ngồi đó lặng câm, thấy những tháng ngày đã qua, nhưng nơi từng đến đều trở nên vô nghĩa...

Con đi mười năm giờ trở về chợt nhận ra sông quê mẹ hoàng hôn còn đẹp hơn sông Volga, khu vườn rộng mênh mông của mẹ cỏ còn xanh, gió còn mát hơn ngôi làng Kinderdijk con từng đến. Con bây giờ không còn thiết tha ngồi ngóng về phía bờ bên kia chỉ để thắc mắc xem bên đó có những gì. Con đi mười năm, về ra thăm trụ đá, sờ tay thấy vết lõm sâu hơn. Người làng bảo chiều nào mẹ cũng ra sông ngóng theo dòng chảy. Trụ đá này hơn hai mươi năm về trước Cá nhỏ vẫn thường ngồi ngóng mẹ thả lưới, giăng câu...

Vũ Thị Huyền Trang