Phật giáo tóm gọn trong: Bốn Pháp Ấn
by Ngài Rinpoche Dzongsar Khyentse - The Buddhist Channel, April 18, 2012
Nguyễn Văn Hoà Việt dịch
Timphu, Bhutan – “Phật giáo được được chú ý bởi bốn đặc điểm, hoặc ‘bốn Pháp Ấn’ Nếu tất cả bốn pháp ấn này được tìm thấy trong đường đạo hay trong triết thuyết, nó có thể được coi là con đường của Đức Phật." Người ta thường hỏi tôi: "Nói vắn tắt Phật giáo là gì?" Hoặc họ hỏi, "quan điểm cụ thể của Phật giáo hoặc triết lý Phật giáo là gì?"
Thật không may, ở phương Tây Phật giáo dường như được đặt vào nhóm các tôn giáo, thậm chí còn được đặt vào nhóm tự lập hoặc tự cải thiện, và rỏ ràng nhất Phật giáo còn được đặt vào nhóm thiền học theo trào lưu hiện nay. Tôi xin được thách thức để làm sáng tỏ định nghĩa phổ quát của thiền Phật giáo.
Nhiều người nghỉ rằng hành thiền có một thứ gì liên hệ với thư giản, với xem cảnh hoàng hôn, hay với việc ngắm nhìn những đợt sóng trên bãi biển. Những từ ngữ hấp dẫn như "buông xả" và "không lo lắng" đến trong tâm. Theo quan điểm của Phật giáo, ý nghĩa của thiền có một chút gì nhiều hơn thế nữa.
Trước tiên, tôi nghỉ rằng chúng ta cần phải nói về một bối cảnh thực sự của thiền Phật giáo. Điều này được gọi là quan điểm, thiền quán, và hành động; đứng chung với nhau, những thứ này thật khéo léo tạo thành một phương cách để hiểu biết đường đạo. Dù chúng ta không dùng những từ ngữ này trong đời sống hàng ngày, nếu chúng ta nghỉ về nó, chúng ta luôn luôn hành xử đúng theo một quan điểm, một thiền quán, và một hành động nhất định nào đó.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn mua một chiếc xe, chúng ta chọn một cái mà chúng ta nghĩ là tốt nhất, đáng tin cậy nhất v.v... Vì vậy, "quan điểm", trong trường hợp này, là ý tưởng hay niềm tin mà chúng ta có, đó là, cho rằng chiếc xe này là tốt nhất. Sau đó, "thiền" là quán xét hay biết rỏ về ý tưởng đó, và "hành động" thực sự là mua xe, lái xe và sử dụng nó. Quá trình này không nhất thiết phải là một cái gì đó liên hệ tới Phật giáo, nó là một cái gì mà chúng ta luôn luôn làm. Bạn không cần phải gọi nó là quan điểm, thiền định và hành động. Bạn có thể nghĩ về nó như là "ý tưởng", "sự quen thuộc," và "việc hành xử."
Vì vậy, quan điểm cụ thể mà Phật tử cố gắng để quen thuộc là gì? Phật giáo được phân biệt do bốn đặc điểm, hoặc "bốn pháp ấn" Trên thực tế, nếu tất cả bốn pháp ấn được tìm thấy trong đường đạo hoặc trong triết lý, thì không có gì quan trọng cho dù bạn gọi nó Phật giáo hay không. Bạn có thể gọi nó là gì tùy bạn muốn, những từ vựng "Phật tử" hay "Phật giáo" không có gì quan trọng. Vấn đề là nếu đường đạo này có chứa bốn pháp ấn đó, nó có thể được coi là đường đạo của Đức Phật.
Do đó, bốn đặc điểm này được gọi là "Bốn dấu ấn của Pháp." chúng là::
- 1. Tất cả các pháp là vô thường.
- 2. Tất cả những cảm xúc đều là đau đớn. Đây là một cái mà chỉ có Phật giáo mới nói đến. Nhiều tôn giáo tôn thờ những thứ như tình yêu với hội hè và ca nhạc. Phật giáo nghĩ rằng, "Tất cả đều là đau khổ."
- 3. Tất cả các hiện tượng đều là vô ngã, chúng không có sự tồn tại vĩnh viễn. Đây thực sự là quan điểm cuối cùng của Phật giáo, hai pháp kia là căn bản của pháp ấn thứ ba này.
- 4. Pháp ấn thứ tư là Niết-bàn là Tịch Tịnh.
Nếu không có bốn pháp ấn này, con đường đạo của Phật giáo sẽ trở thành hữu thần, tín điều tôn giáo, và toàn bộ mục đích của Phật giáo sẽ biến mất. Mặt khác, bạn có thể gặp một người trượt nước dạy bạn về cách ngồi trên bãi biển để ngắm hoàng hôn: nếu những gì ông ta nói chứa đựng tất cả bốn pháp ấn này thì đó là Phật giáo. Người Tây Tạng, người Trung Quốc, hoặc người Nhật Bản có thể không thích điều này, nhưng việc giảng dạy không cần phải nằm trong một hình thức "cổ xưa". Bốn pháp ấn tương quan nhau rất mật thiết, như bạn sẽ thấy.
Pháp ấn đầu tiên:
Tất cả mọi vật được hình thành đều là vô thường.
Mỗi một hiện tượng mà chúng ta nghỉ đến đều được tạo thành, và do đó đều phải chịu vô thường. Vài trạng thái của sự vô thường như sự thay đổi của thời tiết, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận, nhưng cũng có những thay đổi hiển nhiên mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Ví dụ, cơ thể của chúng ta hiển nhiên là vô thường và càng ngày càng trở nên già đi, nhưng đây là một việc mà chúng ta không muốn chấp nhận. Một số các tạp chí nổi tiếng biết lợi dụng xu hướng này để khai thác tuổi trẻ và sắc đẹp. Trên phương diện quan điểm, thiền định, và hành động, độc giả của họ có thể có quan điểm -- nghỉ về việc không trở nên già hoặc làm sao để thoát ra khỏi tiến trình lão hóa. Họ suy tưởng về quan niệm trường cửu này, và hành động kết cuộc của họ là đi đến những trung tâm thể dục và chấp nhận giải phẩu thẩm mỹ và mọi chuyện phức tạp khác.
Những người giác ngộ sẽ nghỉ rằng việc làm đó thật nực cười và đã dựa trên một quan điểm sai lầm. Về các hiện trạng khác nhau của vô thường, trở nên già và chết đi, sự thay đổi của thời tiết, v/v... Phật giáo có một câu được gọi là pháp ấn đầu tiên: mọi hiện tượng đều vô thường vì chúng đều được tạo thành. Tất cả mọi thứ được kết hợp lại, sớm muộn gì cũng sẽ tan rã.
Khi chúng ta nói "sự kết hợp", bao gồm kích thước của không gian và thời gian. Thời gian được kết hợp và do đó vô thường: không có quá khứ và tương lai, thì sẽ không có gì được gọi là hiện tại. Nếu thời điểm hiện tại là vĩnh viễn, thì sẽ không có tương lai, vì hiện tại sẽ luôn luôn hiện hữu. Mọi hành động bạn làm - chẳng hạn như, trồng một bông hoa hoặc hát một bài nhạc - đều có sự khởi đầu, có đoạn giữa và có đọan kết. Nếu, trong sự ca hát một bài nhạc, mà đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn cuối bị thiếu xót, thì sẽ không có điều gọi là ca một bài nhạc, có đúng vậy không? Điều đó có nghĩa là hát một bài nhạc là một cái gì được kết hợp lại.
"Như vậy là gì" chúng ta hỏi. "Tại sao chúng ta phải bận tâm về điều đó? Điều đó có quan trọng không? Nó có đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn kết - vậy thì sao?" không phải Phật giáo thực sự bận tâm về những đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn kết, đó không phải là vấn đề? Vấn đề là khi có kết hợp và vô thường, cũng như với những thứ tạm thời và vật chất, thì sẽ có sự biến chuyển và đau đớn.
Một số người nghĩ rằng Phật giáo có cái nhìn bi quan, luôn luôn nói về vô thường, chết chóc và lão hóa. Nhưng đó không nhất thiết là đúng sự thật. Vô thường là một sự thay đổi! Tôi không có chiếc BMW ngày hôm nay và cám ơn cho sự vô thường, nhờ có vô thường mà vào một ngày mai tôi có thể có. Nếu không có vô thường, tôi s ẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe BMW. Tôi có thể cảm thấy u buồn ngày hôm nay và, cám ơn sự vô thường, tôi có thể cảm thấy sảng khoái vào ngày mai. Vô thường là không nhất thiết phải là tin xấu, nó phụ thuộc vào cách bạn hiểu nó. Thậm chí nếu ngày hôm nay chiếc xe BMW của bạn bị kẻ phá hoại là m trầy, hoặc người bạn tốt của bạn xử tệ với bạn, nếu bạn có một cái nhìn vô thường, bạn sẽ không quá lo buồn.
Ảo tưởng phát sinh khi chúng ta không thừa nhận rằng tất cả mọi vật được tạo thành đều là vô thường. Nhưng khi chúng ta nhận ra sự thật này, hiểu thấu đáo chớ không chỉ hiểu theo lý trí, đó là những gì chúng ta gọi là giải thoát: vĩnh viễn tách ra khỏi tín điều hạn hẹp, một chiều này. Tất cả mọi thứ, cho dù bạn thích nó hay không - ngay cả những con đường, con đường Phật giáo quý giá - đều được tạo thành. Nó có một khởi đầu, nó có một đoạn giữa và nó có một kết thúc.
Khi bạn hiểu rằng "vạn pháp là vô thường", bạn đang chuẩn bị để chấp nhận các kinh nghiệm của sự mất mát. Kể từ khi tất cả mọi thứ là vô thường, điều này là được mong đợi.
Pháp ấn Thứ hai: Tất cả các cảm xúc là khổ đau
Trong từ vựng Tây Tạng chỉ sự cảm xúc trong bối cảnh này là "zagche", có nghĩa là "ô nhiễm" hay "vết dơ" trong cảm giác bị tràn ngập bởi sự nhầm lẫn hoặc tính hai mặt.
Cảm xúc nào đó, chẳng hạn như sự công kích hay ganh tị, tự nhiên chúng ta cảm thấy tức tối. Nhưng những gì về tình yêu và cảm xúc, tình cảm và lòng tận tụy, những điều đó, những cảm xúc tốt đẹp, ánh sáng và đáng yêu? Chúng ta không nghĩ về chúng như là đau khổ, tuy nhiên, chúng có hàm ý hai mặt, và điều này có nghĩa là, cuối cùng, chúng là một nguồn gốc của đau khổ.
* Tâm nhị nguyên bao gồm hầu hết những ý tưởng của chúng ta. Tại sao chuyện này lại đau đớn? Bởi vì đó là một sự sai lầm. Mỗi một tâm nhị nguyên là một tâm sai lầm, một tâm không hiểu được bản chất của sự vật. Vậy làm cách nào chúng ta hiểu được sự nhị tâm. Đó là chủ đề và đối tượng: một mặt đó là bản thân chúng ta, mặt khác đó là kinh nghiệm của chúng ta. Loại nhận thức nhị nguyên này là một sai lầm, như chúng ta có thể thấy trong trường hợp những cá nhân khác nhau có cảm nhận khác nhau khi cùng nhìn vào một đối tượng. Một thanh niên có thể nghỉ rằng một thiếu nữ nào đó thật đẹp, và đó là cái nhìn trung thực của anh ta. Nhưng nếu cái đẹp đó đúng là tuyệt đối, và cái nhìn trung thực đó đúng là khách quan, thì tất cả mọi người khác đều sẽ thấy cô ta thật là đẹp. Rỏ ràng, đây không phải là một sự thật độc lập đối với mọi thứ khác. Mà nó tùy thuộc vào tâm trí của bạn; nó là cái nhìn của riêng bạn.
Tâm nhị nguyên tạo ra rất nhiều kỳ vọng - nhiều hy vọng, nhiều sợ hãi - Bất cứ khi nào có tâm nhị nguyên, thì đều có hy vọng và sợ hãi. Hy vọng là nổi đau hoàn hảo, có hệ thống. Chúng ta có khuynh hướng nghỉ rằng không có gì đau khổ, nhưng đó mới chính thật là nổi đau to lớn. Còn về nổi đau do sợ hải, không có gì chúng ta cần phải giải thích.
*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)
Đức Phật nói: “Hiểu về đau khổ” đó là chân lý thứ nhất. Nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn đau khổ với vui sướng - niềm vui mà bây giờ chúng ta có thật sự là nguyên nhân chính yếu của nổi đau mà chúng ta sẽ nhận được sớm hay muộn. Theo Phật giáo một cách khác để giải thích việc này là nói rằng khi nổi đau lớn trở thành nhỏ hơn, chúng ta gọi đó là niềm vui. Đó là cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc.
Hơn nữa, trong một số loại cảm xúc không có sự tồn tại thực sự. Khi khát người ta dù chỉ nhìn thấy một ảo ảnh của nước, họ có một cảm giác nhẹ nhõm: "Tốt quá, ở đó có nước!" Nhưng khi họ đến gần, thì ảo ảnh của nước biến mất. Đó là một khía cạnh quan trọng của cảm xúc: cảm xúc là một cái gì đó mà không có một sự tồn tại độc lập.
Đây là lý do tại sao Phật Giáo kết luận rằng tất cả những cảm xúc là đau khổ. Đó là bởi vì chúng là vô thường và nhị nguyên mà những xúc cảm này đều mơ hồ và luôn luôn đi chung với hy vọng và sợ hãi. Nhưng cuối cùng, chúng không có, và không bao giờ có, một bản chất tồn tại, vì vậy, trong một ý nghĩa khác, chúng không đáng giá. Tất cả những gì được tạo ra do cảm xúc của chúng ta, cuối cùng, cũng toàn là vô ích và đau khổ. Đây là lý do tại sao Phật Giáo tu tập Thiền Chỉ (samatha) và Thiền Quán (Vipassana), việc tu tập này sẽ giúp nới lỏng những níu kéo, mà cảm xúc đang dằn vặt chúng ta, và giúp thả lỏng những ám ảnh do sự níu kéo tạo ra trong chúng ta.
Câu hỏi: lòng từ bi có phải là một cảm xúc?
Rinpoche:Chúng ta những người phàm phu thì có lòng từ bi nhị nguyên, trong khi Đức Phật lòng từ bi của Ngài không có chủ đề và đối tượng. Từ quan điểm của một vị Phật lòng từ bi, không bao giờ có thể chú tâm đến chủ đề và đối tượng. Đây là những gì được gọi là lòng đại bi (maha-karuna).
Câu hỏi: Tôi đang gặp khó khăn trong việc chấp nhận tất cả các cảm xúc là đau khổ.
Rinpoche: Được rồi, nếu bạn muốn có một biểu hiện triết học hơn, bạn có thể bỏ từ vựng "cảm xúc" và chỉ đơn giản là nói, "Tất cả những gì là nhị nguyên* thì là đau đớn." Tuy nhiên tôi thích sử dụng từ vựng "cảm xúc" bởi vì nó kích động chúng ta.
*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)
Câu Hỏi: Có phải nỗi đau là vô thường?
Rinpoche: Đúng vậy! Nếu bạn biết điều này, thì sẽ được bạn an lạc. Đó là bởi vì chúng ta không biết điều này nên chúng ta tạo ra rất nhiều phức tạp vì sự cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta. Và đó là vấn đề lớn thứ hai chúng ta - đã cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta.
Pháp Ấn thứ ba: Tất cả các hiện tượng là vô ngã; Chúng thì không có sự tồn tại cố hữu
Là Phật tử chúng ta tu tập lòng từ bi, nhưng nếu chúng ta thiếu một sự hiểu biết của pháp ấn thứ ba - đó là tất cả các hiện tượng là vô ngã - thì lòng từ bi của chúng ta có thể bị phản tác dụng. Nếu bạn dính mắc vào các mục tiêu của lòng từ bi khi cố gắng giải quyết một vấn đề, bạn có thể không nhận thấy rằng ý tưởng của giải pháp là hoàn toàn dựa trên giải thích cá nhân của riêng bạn. Và bạn có thể kết thúc như là một nạn nhân của hy vọng và sợ hãi, và hậu quả của thất vọng.
Bạn khởi đầu bằng cách trở thành một "học viên Đại thừa tốt, và, một lần hoặc hai lần, bạn cố gắng để giúp đỡ chúng sinh. Nhưng nếu bạn không có sự hiểu biết về pháp ấn thứ ba, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bỏ việc giúp đỡ chúng sinh.
Vẫn còn một trở ngại khác sinh ra do thiếu hiểu biết về vô ngã. Trở ngại thường xảy ra với những Phật tử hời hợt và ngay cả với những Phật tử không tin tấn. Vì một lý do gì đó, trong vòng giáo hữu Phật giáo, nếu bạn không chấp nhận tánh không, bạn sẽ không được nể trọng. Vì vậy, chúng ta làm như chúng ta coi trọng tánh không và làm như chúng ta thiền để đạt đến cõi trống không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu vô mgã một cách chính xác, thì một chướng ngại tồi tệ hơn lại có thể xảy ra. Rất có thể chúng ta sẽ nói, “Ồ, mọi thứ đều là vô ngã. Như vậy tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi thích.”
Do vậy, chúng tôi làm ngơ và tạo ra các nghiệp, và phải chịu trách nhiệm cho hành động của chúng ta. Chúng ta trở nên "thiếu thanh nhã," và thêm vào đó là chúng ta làm nản lòng những người khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói về sự suy sụp này do không hiểu tánh vô ngã. Một sự hiểu biết đúng về vô ngã dẫn chúng ta biết làm thế nào những điều có liên quan, và chúng ta chịu trách nhiệm như thế nào cho thế giới của chúng ta.
Bạn có thể đọc hàng triệu bài viết về chủ đề này. Vị luận sư Long Thọ đã viết năm bài chú giải khác nhau về điều này, và tiếp theo sau đó có những bài chú giải của những người đệ tử của ông. Có những giáo lý vô tận về việc thành lập điểm này. Trong các ngôi chùa Đại thừa hoặc các tu viện các Phật tử thường tụng bài kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh- đây cũng là một bài kinh giảng dạy về pháp ấn thứ ba.
Triết học và thần học có thể nói, “Mọi vật đều là ảo tưởng, thế giới cũng là ảo tưởng.” nhưng luôn luôn có một hai điều bị bỏ quên mà điều đó được coi là tồn tại thật sự: Điều đó là Thượng đế, là sức mạnh của vủ trụ, hay là một thứ gì đó. Trong Phật giáo, việc này không xảy ra. Mọi thứ trong sinh tử và trong Niết bàn - từ thân xác của Đức Phật cho tới một mẫu bánh vụn - mọi thứ đều là không. Không có vật gì mà không bao gồm trong chân lý tối thượng này.
Câu hỏi: Nếu chúng ta là giáo lý nhị nguyên, chúng ta có thể bao giờ hiểu được tánh Không (vô ngã), đó là một cái gì đó vượt ra ngoài sự mô tả?
Rinpoche: những người Phật tử rất là khó nắm bắt. Bạn nói đúng. Bạn không bao giờ có thể nói về sự trống rỗng tuyệt đối, nhưng bạn có thể nói về một "hình ảnh" của sự trống rỗng - một cái gì đó mà bạn có thể đánh giá và chiêm ngưỡng như vậy, cuối cùng, bạn có thể nhận được sự trống rỗng ấy thực sự. Bạn có thể nói. "Ah, điều đó là quá dễ dàng; đó chỉ là đồ bỏ. " Tuy nhiên, đối với việc đó thì các Phật tử cho rằng, "tệ quá, đó là cách thức làm việc ". Nếu cần gặp một ai đó mà bạn đã chưa bao giờ gặp mặt, tôi có thể mô tả anh ta cho bạn hoặc cho bạn thấy một bức ảnh của anh ta. Và với sự giúp đỡ của hình ảnh đó, bạn có thể đi tìm và tìm thấy người thực sự.
Cuối cùng, con đường là không hợp lý, nhưng nói tương đối, nó rất hợp lý bởi vì nó sử dụng các công ước tương đối của thế giới của chúng ta. Khi tôi đang nói về tánh Không, tất cả mọi thứ mà tôi nói với sự trống rỗng "hình ảnh". Tôi không thể nói cho bạn thực sự trống rỗng nhưng tôi có thể cho bạn biết lý do tại sao mọi thứ vốn không tồn tại.
Hỏi: Trong Phật giáo có rất nhiều tôn tượng mà Ngài có thể nghĩ rằng đó là đối tượng của thiền định hoặc là đối tượng để thờ phượng. Tuy nhiên, từ giảng dạy của Ngài, tôi hiểu rằng tất cả không tồn tại?
Rinpoche: Khi bạn đi đến một ngôi chùa, bạn sẽ thấy nhiều tôn tượng đẹp, màu sắc và các biểu tượng. Đó là những gì quan trọng cho con đường đạo. Tất cả thuộc về những gì chúng ta gọi là "hình ảnh trí tuệ," "những hình ảnh trống rỗng" Tuy nhiên, trong khi chúng ta đi theo con đường đạo và áp dụng các phương pháp của con đường, thì điều này là quan trọng để biết rằng chính con đường đạo cuối cùng là một ảo ảnh. Trên thực tế, chỉ cho tới lúc đó chúng ta mới có thể hài lòng một cách thích hợp.
Pháp Ấn Thứ tư: Niết Bàn là Tịch Tịnh
Tôi đã giải thích về vô ngã, tôi cảm thấy rằng pháp ấn thứ tư, "Niết Bàn là tối thượng," cũng đã được giải thích rõ ràng. Nhưng nói một cách vắn tắt, pháp ấn cuối cùng này cũng là một điều đặc thù của Phật giáo. Trong đa số những triết thuyết hoặc giáo thuyết, mục tiêu cuối cùng là một thứ gì mà bạn có thể nắm vững và giữ lại. Mục tiêu cuối cùng là điều duy nhất thực sự tồn tại. Nhưng Niết Bàn không phải là vật được tạo ra, vì vậy Niết-bàn không phải là một thứ gì để bám víu vào. Nó được gọi là "Tịch Tịnh."
Chúng ta bằng cách nào đó nghĩ rằng chúng ta có thể đi một nơi nào đó mà chúng ta sẽ có ghế sofa, một hệ thống tắm tốt hơn, một hệ thống thoát nước tốt hơn, Niết-bàn nơi mà bạn thậm chí không có một sự điều khiển từ xa, khi mọi thứ đều ở đó ngay trong lúc mà bạn nghĩ về nó. Nhưng như tôi đã nói trước đó, Niết-bàn không phải là chúng ta có thêm một cái gì đó mới mà trước đây không có. Niết Bàn có thể đạt được khi bạn loại bỏ tất cả mọi thứ giả tạo và mờ mịt.
Thật sự không quan trọng cho dù bạn là một tăng sĩ hay một nữ tu là người đã từ bỏ đời sống trần tục, hoặc bạn là một hành giả tu tập theo phương pháp mật tông huyền bí. Nếu, khi bạn cố gắng để từ bỏ hoặc chuyển đổi mớ hành trang tư tưởng thu thập được trong cuộc sống riêng tư của bạn, nếu bạn không hiểu gì về bốn pháp ấn này, cuối cùng bạn sẽ thấy những tư tưởng trong tâm trí bạn như là những biểu hiện của một cái gì tồi tệ, độc ác và xấu xa. Nếu đó là những gì bạn làm, bạn đã đi quá xa sự thật. Và trọng điểm của Phật giáo là làm cho bạn hiểu được sự thật. Nếu đã có một vĩnh cửu thực sự nào trong các hiện tượng được tạo lập, nếu đã có một niềm vui thật sự nào trong những cảm xúc, thì Đức Phật đã là người đầu tiên nói lên những chuyện này, nói rằng, “Hãy lưu giữ và trân quí những thứ này,” Nhưng chúng ta nên thành kính đảnh lễ cho lòng từ bi vĩ đại của Ngài, Ngài đã không nói vậy, vì Ngài muốn chúng sanh có được cái đúng, cái thật.
Khi bạn hiểu biết rõ ràng về bốn pháp ấn được coi là nền tảng của việc tu tập, bạn sẽ cảm thấy thanh thản dù có bất cứ vấn đề gì xảy ra với bạn. Khi bạn tiếp tục dùng bốn pháp ấn này làm quan điểm của bạn, thì không gì có thể sai xót. Bất cứ ai giữ bốn pháp ấn này, trong tâm, hoặc trong trí, và chiêm ngưỡng chúng, đều là một Phật tử. Thậm chí cũng không cần phải gọi người đó là một Phật tử. Theo định nghĩa thì người này (anh ta hoặc chị ta) là đệ tử của Đức Phật.
Thật không may, ở phương Tây Phật giáo dường như được đặt vào nhóm các tôn giáo, thậm chí còn được đặt vào nhóm tự lập hoặc tự cải thiện, và rỏ ràng nhất Phật giáo còn được đặt vào nhóm thiền học theo trào lưu hiện nay. Tôi xin được thách thức để làm sáng tỏ định nghĩa phổ quát của thiền Phật giáo.
Nhiều người nghỉ rằng hành thiền có một thứ gì liên hệ với thư giản, với xem cảnh hoàng hôn, hay với việc ngắm nhìn những đợt sóng trên bãi biển. Những từ ngữ hấp dẫn như "buông xả" và "không lo lắng" đến trong tâm. Theo quan điểm của Phật giáo, ý nghĩa của thiền có một chút gì nhiều hơn thế nữa.
Trước tiên, tôi nghỉ rằng chúng ta cần phải nói về một bối cảnh thực sự của thiền Phật giáo. Điều này được gọi là quan điểm, thiền quán, và hành động; đứng chung với nhau, những thứ này thật khéo léo tạo thành một phương cách để hiểu biết đường đạo. Dù chúng ta không dùng những từ ngữ này trong đời sống hàng ngày, nếu chúng ta nghỉ về nó, chúng ta luôn luôn hành xử đúng theo một quan điểm, một thiền quán, và một hành động nhất định nào đó.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn mua một chiếc xe, chúng ta chọn một cái mà chúng ta nghĩ là tốt nhất, đáng tin cậy nhất v.v... Vì vậy, "quan điểm", trong trường hợp này, là ý tưởng hay niềm tin mà chúng ta có, đó là, cho rằng chiếc xe này là tốt nhất. Sau đó, "thiền" là quán xét hay biết rỏ về ý tưởng đó, và "hành động" thực sự là mua xe, lái xe và sử dụng nó. Quá trình này không nhất thiết phải là một cái gì đó liên hệ tới Phật giáo, nó là một cái gì mà chúng ta luôn luôn làm. Bạn không cần phải gọi nó là quan điểm, thiền định và hành động. Bạn có thể nghĩ về nó như là "ý tưởng", "sự quen thuộc," và "việc hành xử."
Vì vậy, quan điểm cụ thể mà Phật tử cố gắng để quen thuộc là gì? Phật giáo được phân biệt do bốn đặc điểm, hoặc "bốn pháp ấn" Trên thực tế, nếu tất cả bốn pháp ấn được tìm thấy trong đường đạo hoặc trong triết lý, thì không có gì quan trọng cho dù bạn gọi nó Phật giáo hay không. Bạn có thể gọi nó là gì tùy bạn muốn, những từ vựng "Phật tử" hay "Phật giáo" không có gì quan trọng. Vấn đề là nếu đường đạo này có chứa bốn pháp ấn đó, nó có thể được coi là đường đạo của Đức Phật.
Do đó, bốn đặc điểm này được gọi là "Bốn dấu ấn của Pháp." chúng là::
- 1. Tất cả các pháp là vô thường.
- 2. Tất cả những cảm xúc đều là đau đớn. Đây là một cái mà chỉ có Phật giáo mới nói đến. Nhiều tôn giáo tôn thờ những thứ như tình yêu với hội hè và ca nhạc. Phật giáo nghĩ rằng, "Tất cả đều là đau khổ."
- 3. Tất cả các hiện tượng đều là vô ngã, chúng không có sự tồn tại vĩnh viễn. Đây thực sự là quan điểm cuối cùng của Phật giáo, hai pháp kia là căn bản của pháp ấn thứ ba này.
- 4. Pháp ấn thứ tư là Niết-bàn là Tịch Tịnh.
Nếu không có bốn pháp ấn này, con đường đạo của Phật giáo sẽ trở thành hữu thần, tín điều tôn giáo, và toàn bộ mục đích của Phật giáo sẽ biến mất. Mặt khác, bạn có thể gặp một người trượt nước dạy bạn về cách ngồi trên bãi biển để ngắm hoàng hôn: nếu những gì ông ta nói chứa đựng tất cả bốn pháp ấn này thì đó là Phật giáo. Người Tây Tạng, người Trung Quốc, hoặc người Nhật Bản có thể không thích điều này, nhưng việc giảng dạy không cần phải nằm trong một hình thức "cổ xưa". Bốn pháp ấn tương quan nhau rất mật thiết, như bạn sẽ thấy.
Pháp ấn đầu tiên:
Tất cả mọi vật được hình thành đều là vô thường.
Mỗi một hiện tượng mà chúng ta nghỉ đến đều được tạo thành, và do đó đều phải chịu vô thường. Vài trạng thái của sự vô thường như sự thay đổi của thời tiết, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận, nhưng cũng có những thay đổi hiển nhiên mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Ví dụ, cơ thể của chúng ta hiển nhiên là vô thường và càng ngày càng trở nên già đi, nhưng đây là một việc mà chúng ta không muốn chấp nhận. Một số các tạp chí nổi tiếng biết lợi dụng xu hướng này để khai thác tuổi trẻ và sắc đẹp. Trên phương diện quan điểm, thiền định, và hành động, độc giả của họ có thể có quan điểm -- nghỉ về việc không trở nên già hoặc làm sao để thoát ra khỏi tiến trình lão hóa. Họ suy tưởng về quan niệm trường cửu này, và hành động kết cuộc của họ là đi đến những trung tâm thể dục và chấp nhận giải phẩu thẩm mỹ và mọi chuyện phức tạp khác.
Những người giác ngộ sẽ nghỉ rằng việc làm đó thật nực cười và đã dựa trên một quan điểm sai lầm. Về các hiện trạng khác nhau của vô thường, trở nên già và chết đi, sự thay đổi của thời tiết, v/v... Phật giáo có một câu được gọi là pháp ấn đầu tiên: mọi hiện tượng đều vô thường vì chúng đều được tạo thành. Tất cả mọi thứ được kết hợp lại, sớm muộn gì cũng sẽ tan rã.
Khi chúng ta nói "sự kết hợp", bao gồm kích thước của không gian và thời gian. Thời gian được kết hợp và do đó vô thường: không có quá khứ và tương lai, thì sẽ không có gì được gọi là hiện tại. Nếu thời điểm hiện tại là vĩnh viễn, thì sẽ không có tương lai, vì hiện tại sẽ luôn luôn hiện hữu. Mọi hành động bạn làm - chẳng hạn như, trồng một bông hoa hoặc hát một bài nhạc - đều có sự khởi đầu, có đoạn giữa và có đọan kết. Nếu, trong sự ca hát một bài nhạc, mà đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn cuối bị thiếu xót, thì sẽ không có điều gọi là ca một bài nhạc, có đúng vậy không? Điều đó có nghĩa là hát một bài nhạc là một cái gì được kết hợp lại.
"Như vậy là gì" chúng ta hỏi. "Tại sao chúng ta phải bận tâm về điều đó? Điều đó có quan trọng không? Nó có đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn kết - vậy thì sao?" không phải Phật giáo thực sự bận tâm về những đoạn đầu, đoạn giữa hoặc đoạn kết, đó không phải là vấn đề? Vấn đề là khi có kết hợp và vô thường, cũng như với những thứ tạm thời và vật chất, thì sẽ có sự biến chuyển và đau đớn.
Một số người nghĩ rằng Phật giáo có cái nhìn bi quan, luôn luôn nói về vô thường, chết chóc và lão hóa. Nhưng đó không nhất thiết là đúng sự thật. Vô thường là một sự thay đổi! Tôi không có chiếc BMW ngày hôm nay và cám ơn cho sự vô thường, nhờ có vô thường mà vào một ngày mai tôi có thể có. Nếu không có vô thường, tôi s ẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe BMW. Tôi có thể cảm thấy u buồn ngày hôm nay và, cám ơn sự vô thường, tôi có thể cảm thấy sảng khoái vào ngày mai. Vô thường là không nhất thiết phải là tin xấu, nó phụ thuộc vào cách bạn hiểu nó. Thậm chí nếu ngày hôm nay chiếc xe BMW của bạn bị kẻ phá hoại là m trầy, hoặc người bạn tốt của bạn xử tệ với bạn, nếu bạn có một cái nhìn vô thường, bạn sẽ không quá lo buồn.
Ảo tưởng phát sinh khi chúng ta không thừa nhận rằng tất cả mọi vật được tạo thành đều là vô thường. Nhưng khi chúng ta nhận ra sự thật này, hiểu thấu đáo chớ không chỉ hiểu theo lý trí, đó là những gì chúng ta gọi là giải thoát: vĩnh viễn tách ra khỏi tín điều hạn hẹp, một chiều này. Tất cả mọi thứ, cho dù bạn thích nó hay không - ngay cả những con đường, con đường Phật giáo quý giá - đều được tạo thành. Nó có một khởi đầu, nó có một đoạn giữa và nó có một kết thúc.
Khi bạn hiểu rằng "vạn pháp là vô thường", bạn đang chuẩn bị để chấp nhận các kinh nghiệm của sự mất mát. Kể từ khi tất cả mọi thứ là vô thường, điều này là được mong đợi.
Pháp ấn Thứ hai: Tất cả các cảm xúc là khổ đau
Trong từ vựng Tây Tạng chỉ sự cảm xúc trong bối cảnh này là "zagche", có nghĩa là "ô nhiễm" hay "vết dơ" trong cảm giác bị tràn ngập bởi sự nhầm lẫn hoặc tính hai mặt.
Cảm xúc nào đó, chẳng hạn như sự công kích hay ganh tị, tự nhiên chúng ta cảm thấy tức tối. Nhưng những gì về tình yêu và cảm xúc, tình cảm và lòng tận tụy, những điều đó, những cảm xúc tốt đẹp, ánh sáng và đáng yêu? Chúng ta không nghĩ về chúng như là đau khổ, tuy nhiên, chúng có hàm ý hai mặt, và điều này có nghĩa là, cuối cùng, chúng là một nguồn gốc của đau khổ.
* Tâm nhị nguyên bao gồm hầu hết những ý tưởng của chúng ta. Tại sao chuyện này lại đau đớn? Bởi vì đó là một sự sai lầm. Mỗi một tâm nhị nguyên là một tâm sai lầm, một tâm không hiểu được bản chất của sự vật. Vậy làm cách nào chúng ta hiểu được sự nhị tâm. Đó là chủ đề và đối tượng: một mặt đó là bản thân chúng ta, mặt khác đó là kinh nghiệm của chúng ta. Loại nhận thức nhị nguyên này là một sai lầm, như chúng ta có thể thấy trong trường hợp những cá nhân khác nhau có cảm nhận khác nhau khi cùng nhìn vào một đối tượng. Một thanh niên có thể nghỉ rằng một thiếu nữ nào đó thật đẹp, và đó là cái nhìn trung thực của anh ta. Nhưng nếu cái đẹp đó đúng là tuyệt đối, và cái nhìn trung thực đó đúng là khách quan, thì tất cả mọi người khác đều sẽ thấy cô ta thật là đẹp. Rỏ ràng, đây không phải là một sự thật độc lập đối với mọi thứ khác. Mà nó tùy thuộc vào tâm trí của bạn; nó là cái nhìn của riêng bạn.
Tâm nhị nguyên tạo ra rất nhiều kỳ vọng - nhiều hy vọng, nhiều sợ hãi - Bất cứ khi nào có tâm nhị nguyên, thì đều có hy vọng và sợ hãi. Hy vọng là nổi đau hoàn hảo, có hệ thống. Chúng ta có khuynh hướng nghỉ rằng không có gì đau khổ, nhưng đó mới chính thật là nổi đau to lớn. Còn về nổi đau do sợ hải, không có gì chúng ta cần phải giải thích.
*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)
Đức Phật nói: “Hiểu về đau khổ” đó là chân lý thứ nhất. Nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn đau khổ với vui sướng - niềm vui mà bây giờ chúng ta có thật sự là nguyên nhân chính yếu của nổi đau mà chúng ta sẽ nhận được sớm hay muộn. Theo Phật giáo một cách khác để giải thích việc này là nói rằng khi nổi đau lớn trở thành nhỏ hơn, chúng ta gọi đó là niềm vui. Đó là cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc.
Hơn nữa, trong một số loại cảm xúc không có sự tồn tại thực sự. Khi khát người ta dù chỉ nhìn thấy một ảo ảnh của nước, họ có một cảm giác nhẹ nhõm: "Tốt quá, ở đó có nước!" Nhưng khi họ đến gần, thì ảo ảnh của nước biến mất. Đó là một khía cạnh quan trọng của cảm xúc: cảm xúc là một cái gì đó mà không có một sự tồn tại độc lập.
Đây là lý do tại sao Phật Giáo kết luận rằng tất cả những cảm xúc là đau khổ. Đó là bởi vì chúng là vô thường và nhị nguyên mà những xúc cảm này đều mơ hồ và luôn luôn đi chung với hy vọng và sợ hãi. Nhưng cuối cùng, chúng không có, và không bao giờ có, một bản chất tồn tại, vì vậy, trong một ý nghĩa khác, chúng không đáng giá. Tất cả những gì được tạo ra do cảm xúc của chúng ta, cuối cùng, cũng toàn là vô ích và đau khổ. Đây là lý do tại sao Phật Giáo tu tập Thiền Chỉ (samatha) và Thiền Quán (Vipassana), việc tu tập này sẽ giúp nới lỏng những níu kéo, mà cảm xúc đang dằn vặt chúng ta, và giúp thả lỏng những ám ảnh do sự níu kéo tạo ra trong chúng ta.
Câu hỏi: lòng từ bi có phải là một cảm xúc?
Rinpoche:Chúng ta những người phàm phu thì có lòng từ bi nhị nguyên, trong khi Đức Phật lòng từ bi của Ngài không có chủ đề và đối tượng. Từ quan điểm của một vị Phật lòng từ bi, không bao giờ có thể chú tâm đến chủ đề và đối tượng. Đây là những gì được gọi là lòng đại bi (maha-karuna).
Câu hỏi: Tôi đang gặp khó khăn trong việc chấp nhận tất cả các cảm xúc là đau khổ.
Rinpoche: Được rồi, nếu bạn muốn có một biểu hiện triết học hơn, bạn có thể bỏ từ vựng "cảm xúc" và chỉ đơn giản là nói, "Tất cả những gì là nhị nguyên* thì là đau đớn." Tuy nhiên tôi thích sử dụng từ vựng "cảm xúc" bởi vì nó kích động chúng ta.
*(giáo lý nhị nguyên - thì cho rằng hễ có cái này thì có cái kia, có cái khổ thì có cái vui)
Câu Hỏi: Có phải nỗi đau là vô thường?
Rinpoche: Đúng vậy! Nếu bạn biết điều này, thì sẽ được bạn an lạc. Đó là bởi vì chúng ta không biết điều này nên chúng ta tạo ra rất nhiều phức tạp vì sự cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta. Và đó là vấn đề lớn thứ hai chúng ta - đã cố gắng để giải quyết vấn đề của chúng ta.
Pháp Ấn thứ ba: Tất cả các hiện tượng là vô ngã; Chúng thì không có sự tồn tại cố hữu
Là Phật tử chúng ta tu tập lòng từ bi, nhưng nếu chúng ta thiếu một sự hiểu biết của pháp ấn thứ ba - đó là tất cả các hiện tượng là vô ngã - thì lòng từ bi của chúng ta có thể bị phản tác dụng. Nếu bạn dính mắc vào các mục tiêu của lòng từ bi khi cố gắng giải quyết một vấn đề, bạn có thể không nhận thấy rằng ý tưởng của giải pháp là hoàn toàn dựa trên giải thích cá nhân của riêng bạn. Và bạn có thể kết thúc như là một nạn nhân của hy vọng và sợ hãi, và hậu quả của thất vọng.
Bạn khởi đầu bằng cách trở thành một "học viên Đại thừa tốt, và, một lần hoặc hai lần, bạn cố gắng để giúp đỡ chúng sinh. Nhưng nếu bạn không có sự hiểu biết về pháp ấn thứ ba, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bỏ việc giúp đỡ chúng sinh.
Vẫn còn một trở ngại khác sinh ra do thiếu hiểu biết về vô ngã. Trở ngại thường xảy ra với những Phật tử hời hợt và ngay cả với những Phật tử không tin tấn. Vì một lý do gì đó, trong vòng giáo hữu Phật giáo, nếu bạn không chấp nhận tánh không, bạn sẽ không được nể trọng. Vì vậy, chúng ta làm như chúng ta coi trọng tánh không và làm như chúng ta thiền để đạt đến cõi trống không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu vô mgã một cách chính xác, thì một chướng ngại tồi tệ hơn lại có thể xảy ra. Rất có thể chúng ta sẽ nói, “Ồ, mọi thứ đều là vô ngã. Như vậy tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi thích.”
Do vậy, chúng tôi làm ngơ và tạo ra các nghiệp, và phải chịu trách nhiệm cho hành động của chúng ta. Chúng ta trở nên "thiếu thanh nhã," và thêm vào đó là chúng ta làm nản lòng những người khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói về sự suy sụp này do không hiểu tánh vô ngã. Một sự hiểu biết đúng về vô ngã dẫn chúng ta biết làm thế nào những điều có liên quan, và chúng ta chịu trách nhiệm như thế nào cho thế giới của chúng ta.
Bạn có thể đọc hàng triệu bài viết về chủ đề này. Vị luận sư Long Thọ đã viết năm bài chú giải khác nhau về điều này, và tiếp theo sau đó có những bài chú giải của những người đệ tử của ông. Có những giáo lý vô tận về việc thành lập điểm này. Trong các ngôi chùa Đại thừa hoặc các tu viện các Phật tử thường tụng bài kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh- đây cũng là một bài kinh giảng dạy về pháp ấn thứ ba.
Triết học và thần học có thể nói, “Mọi vật đều là ảo tưởng, thế giới cũng là ảo tưởng.” nhưng luôn luôn có một hai điều bị bỏ quên mà điều đó được coi là tồn tại thật sự: Điều đó là Thượng đế, là sức mạnh của vủ trụ, hay là một thứ gì đó. Trong Phật giáo, việc này không xảy ra. Mọi thứ trong sinh tử và trong Niết bàn - từ thân xác của Đức Phật cho tới một mẫu bánh vụn - mọi thứ đều là không. Không có vật gì mà không bao gồm trong chân lý tối thượng này.
Câu hỏi: Nếu chúng ta là giáo lý nhị nguyên, chúng ta có thể bao giờ hiểu được tánh Không (vô ngã), đó là một cái gì đó vượt ra ngoài sự mô tả?
Rinpoche: những người Phật tử rất là khó nắm bắt. Bạn nói đúng. Bạn không bao giờ có thể nói về sự trống rỗng tuyệt đối, nhưng bạn có thể nói về một "hình ảnh" của sự trống rỗng - một cái gì đó mà bạn có thể đánh giá và chiêm ngưỡng như vậy, cuối cùng, bạn có thể nhận được sự trống rỗng ấy thực sự. Bạn có thể nói. "Ah, điều đó là quá dễ dàng; đó chỉ là đồ bỏ. " Tuy nhiên, đối với việc đó thì các Phật tử cho rằng, "tệ quá, đó là cách thức làm việc ". Nếu cần gặp một ai đó mà bạn đã chưa bao giờ gặp mặt, tôi có thể mô tả anh ta cho bạn hoặc cho bạn thấy một bức ảnh của anh ta. Và với sự giúp đỡ của hình ảnh đó, bạn có thể đi tìm và tìm thấy người thực sự.
Cuối cùng, con đường là không hợp lý, nhưng nói tương đối, nó rất hợp lý bởi vì nó sử dụng các công ước tương đối của thế giới của chúng ta. Khi tôi đang nói về tánh Không, tất cả mọi thứ mà tôi nói với sự trống rỗng "hình ảnh". Tôi không thể nói cho bạn thực sự trống rỗng nhưng tôi có thể cho bạn biết lý do tại sao mọi thứ vốn không tồn tại.
Hỏi: Trong Phật giáo có rất nhiều tôn tượng mà Ngài có thể nghĩ rằng đó là đối tượng của thiền định hoặc là đối tượng để thờ phượng. Tuy nhiên, từ giảng dạy của Ngài, tôi hiểu rằng tất cả không tồn tại?
Rinpoche: Khi bạn đi đến một ngôi chùa, bạn sẽ thấy nhiều tôn tượng đẹp, màu sắc và các biểu tượng. Đó là những gì quan trọng cho con đường đạo. Tất cả thuộc về những gì chúng ta gọi là "hình ảnh trí tuệ," "những hình ảnh trống rỗng" Tuy nhiên, trong khi chúng ta đi theo con đường đạo và áp dụng các phương pháp của con đường, thì điều này là quan trọng để biết rằng chính con đường đạo cuối cùng là một ảo ảnh. Trên thực tế, chỉ cho tới lúc đó chúng ta mới có thể hài lòng một cách thích hợp.
Pháp Ấn Thứ tư: Niết Bàn là Tịch Tịnh
Tôi đã giải thích về vô ngã, tôi cảm thấy rằng pháp ấn thứ tư, "Niết Bàn là tối thượng," cũng đã được giải thích rõ ràng. Nhưng nói một cách vắn tắt, pháp ấn cuối cùng này cũng là một điều đặc thù của Phật giáo. Trong đa số những triết thuyết hoặc giáo thuyết, mục tiêu cuối cùng là một thứ gì mà bạn có thể nắm vững và giữ lại. Mục tiêu cuối cùng là điều duy nhất thực sự tồn tại. Nhưng Niết Bàn không phải là vật được tạo ra, vì vậy Niết-bàn không phải là một thứ gì để bám víu vào. Nó được gọi là "Tịch Tịnh."
Chúng ta bằng cách nào đó nghĩ rằng chúng ta có thể đi một nơi nào đó mà chúng ta sẽ có ghế sofa, một hệ thống tắm tốt hơn, một hệ thống thoát nước tốt hơn, Niết-bàn nơi mà bạn thậm chí không có một sự điều khiển từ xa, khi mọi thứ đều ở đó ngay trong lúc mà bạn nghĩ về nó. Nhưng như tôi đã nói trước đó, Niết-bàn không phải là chúng ta có thêm một cái gì đó mới mà trước đây không có. Niết Bàn có thể đạt được khi bạn loại bỏ tất cả mọi thứ giả tạo và mờ mịt.
Thật sự không quan trọng cho dù bạn là một tăng sĩ hay một nữ tu là người đã từ bỏ đời sống trần tục, hoặc bạn là một hành giả tu tập theo phương pháp mật tông huyền bí. Nếu, khi bạn cố gắng để từ bỏ hoặc chuyển đổi mớ hành trang tư tưởng thu thập được trong cuộc sống riêng tư của bạn, nếu bạn không hiểu gì về bốn pháp ấn này, cuối cùng bạn sẽ thấy những tư tưởng trong tâm trí bạn như là những biểu hiện của một cái gì tồi tệ, độc ác và xấu xa. Nếu đó là những gì bạn làm, bạn đã đi quá xa sự thật. Và trọng điểm của Phật giáo là làm cho bạn hiểu được sự thật. Nếu đã có một vĩnh cửu thực sự nào trong các hiện tượng được tạo lập, nếu đã có một niềm vui thật sự nào trong những cảm xúc, thì Đức Phật đã là người đầu tiên nói lên những chuyện này, nói rằng, “Hãy lưu giữ và trân quí những thứ này,” Nhưng chúng ta nên thành kính đảnh lễ cho lòng từ bi vĩ đại của Ngài, Ngài đã không nói vậy, vì Ngài muốn chúng sanh có được cái đúng, cái thật.
Khi bạn hiểu biết rõ ràng về bốn pháp ấn được coi là nền tảng của việc tu tập, bạn sẽ cảm thấy thanh thản dù có bất cứ vấn đề gì xảy ra với bạn. Khi bạn tiếp tục dùng bốn pháp ấn này làm quan điểm của bạn, thì không gì có thể sai xót. Bất cứ ai giữ bốn pháp ấn này, trong tâm, hoặc trong trí, và chiêm ngưỡng chúng, đều là một Phật tử. Thậm chí cũng không cần phải gọi người đó là một Phật tử. Theo định nghĩa thì người này (anh ta hoặc chị ta) là đệ tử của Đức Phật.
No comments:
Post a Comment