Saturday, August 31, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 31 tháng 8, 2019

Đọc và Suy Ngẫm “Ly cà phê trên tường”

“Ly cà phê trên tường”

Tôi ngồi cùng người bạn trong một quán cà phê nổi tiếng tại một thị trấn lân cận của Venice, Ý, thành phố của ánh sáng và nước. Khi chúng tôi thưởng thức cà phê, một người đàn ông bước vào và ngồi xuống chiếc bàn trống bên cạnh chúng tôi. 

Anh gọi người phục vụ và nói: - Hai ly cà phê, một ly trên bức tường kia. 

Chúng tôi khá quan tâm khi nghe gọi thức uống như thế và quan sát thấy người đàn ông được phục vụ một ly cà phê nhưng trả tiền cho 2 ly.Khi anh đi khỏi, người phục vụ dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “Một Ly Cà Phê”. 

Trong lúc chúng tôi còn ngồi đó, hai người đàn ông khác vào quán và gọi 3 ly cà phê, 2 ly trên bàn và 1 ly trên tường. Họ uống 2 ly cà phê nhưng trả tiền cho 3 ly và rời đi. Lần này cũng vậy, người phục vụ làm tương tự, anh dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “Một Ly Cà Phê”.

Có điều gì đó làm chúng tôi thấy lạ và khó hiểu. Chúng tôi uống hết cà phê, trả tiền rồi rời đi.Vài ngày sau, chúng tôi có dịp quay lại quán cà phê này. Trong lúc chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông ăn mặc tồi tàn bước vào. Khi anh ngồi xuống ghế, anh nhìn lên tường và nói:

- Một ly cà phê trên tường. 

Người phục vụ mang cà phê đến cho anh với sự tôn trọng như thường lệ. Người đàn ông uống cà phê và đi khỏi mà không trả tiền. Chúng tôi ngạc nhiên chứng kiến tất cả sự việc, lúc người phục vụ tháo một mảnh giấy trên tường và bỏ nó vào thùng rác. 

Giờ thì chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa – sự việc đã rất rõ ràng. Sự tôn trọng tuyệt vời dành cho người nghèo được thể hiện bởi các cư dân ở thị trấn này đã làm đôi mắt chúng tôi đẫm lệ. Hãy suy ngẫm những điều người đàn ông này mong muốn. Anh bước vào quán cà phê mà không phải hạ thấp lòng tự trọng… Anh không cần xin một ly cà phê miễn phí… không cần hỏi hay biết về người đang cho anh ly cà phê này… anh chỉ nhìn vào bức tường, gọi thức uống, thưởng thức ly cà phê của mình và rời khỏi quán. Một ý nghĩ thật sự đẹp. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng nhìn thấy. 

Bài sưu tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Không ai nói với tôi gì hết

Một đệ tử hỏi Thầy của mình: "Làm thế nào để tâm của con được an lạc?"

Người Thầy trả lời, "Tôi thì quá bận rộn không thể nói với con ngay bây giờ được. Tại sao con không đến gặp huynh trưởng của con?"

Người đệ tử đã đến gặp và hỏi câu hỏi trên.

Người huynh trưởng trả lời, "Tôi đang nhức đầu. Tôi không thể nói chuyện được. Tại sao không đến gặp người huynh trưởng kế tiếp để hỏi"

Và người huynh trưởng kế tiếp trả lời,

"Tôi đang đau bụng, sao không đến gặp Thầy của chúng ta để hỏi?"

Và rồi người đệ tử này trở lại gặp vị Thầy và phàn nàn, "Không ai nói gì hết. Không ai cho con câu trả lời."

Nhưng vị Thầy đã quở trách anh ta, "Con thật là ngu đần. Mọi người đã cho con câu trả lời rồi."

Do câu quở trách này của Thầy mà người đệ tử đã giác ngộ.

Cổ học tinh hoa - Lẽ sống chết

Lẽ sống chết

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.

Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.

- Thế cầu sống có nên không?

- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.

Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.

Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.

Dương Tử[1]

Lời bàn:

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.

------------------------------

[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã”.

Truyện cười trong ngày

Rượu Vodka có tươi không?

Một ông khách vào quán bar hỏi:
- Rượu vodka ở đây có tươi không?
- Ông hỏi vậy có nghĩa là gì?
- Vì hôm qua tôi uống có hai ly vodka ở tiệm kia mà tối về ói cả đêm.

Friday, August 30, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 30-8-2019

Đọc và Suy Ngẫm - Loại bỏ quả nho xanh

Loại bỏ quả nho xanh

Năm 1889, doanh nhân người Pháp Édouard Michelin thành lập một nhà máy sản xuất lốp xe. Do hoạt động đúng quy trình, quy mô nhà máy nhanh chóng mở rộng. 

Édouard nhận rất nhiều lời khuyến khích mở rộng kinh doanh, ngay sau đó ông đã hướng tới những ngành nghiệp khác, liên tiếp thành lập xưởng đóng tàu, công ty chưng cất rượu bia, công ty vận tải đường sắt.

Chuyện tiếp theo không khó tưởng tượng, Édouard có rất nhiều việc phải xử lý mỗi ngày, thường xuyên khiến bản thân kiệt sức. Nhưng vài năm sau, tất cả nghiệp vụ bao gồm cả sản xuất lốp xe đều xảy ra những tổn thất, dù nghĩ ra trăm cách vẫn không thể giải quyết hay tìm được nguyên nhân chính.

Một hôm, Édouard đi ngang qua một vườn nho, nhìn thấy những người nông dân đang cắt bỏ những trái nho xanh trên cây. Édouard kinh ngạc hỏi: “Những quả nhỏ này đâu có vấn đề gì, vứt đi nhiều như vậy rất lãng phí!”.

“Bỏ bớt một phần thì những trái nho còn lại mới có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn, trưởng thành tốt hơn” – Người nông dân giải thích.

Ngay lúc đó, lời nói của người nông dân đã khiến Édouard tỉnh ngộ, ông đưa ra một quyết định: Loại bớt những ngành nghề khiến bản thân mất tập trung!

Trong thời gian ngắn, ông đã đóng hoặc bán các công ty trừ nhà máy sản xuất lốp xe, dồn toàn sức lực vào việc chuyên môn của mình.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Bên Bờ bên kia

Một ngày kia có một chú tiểu trên một chặng đường về nhà, tới bờ đê của một con sông rộng. Nhìn chằm chằm một cách tuyệt vọng vào sự cản trở to lớn trước mặt, chú tiểu suy nghĩ hàng giờ để làm sao vượt qua một con sông rộng lớn như thế. Trong lúc chú sắp sửa đầu hàng sự theo đuổi cuộc hành trình trở về thăm nhà thì chú nhìn thấy một vị Thầy cao qúi đang ở bên bờ bên kia của con sông. Chú tiểu la lớn về phía vị Thầy

"Oh vị trí tuệ, Ngài có thể nói cho tôi biết như thế nào tôi có thể tới bên bờ bên kia của con sông không"?

Vị Thầy suy nghĩ một lúc nhìn lên rồi nhìn xuống giòng sông và la lớn cho chú tiểu nghe.

"Này con của ta, con đang ở bờ bên kia đấy".

Những Ngôi Chùa tại Orissa, Ấn Độ

Những Ngôi Chùa tại  Orissa, Ấn Độ

Minh Hạnh sưu tầm và dịch thuật

Orissa là một vùng đất thuộc Ấn Độ,  một thời đạo Phật ở đây đã huy hoàng, sau vi` bị sự xâm chiếm của đạo Ấn Giáo thi` đạo Phật và các chùa chiền tại nơi đây đã bị tàn phá, ngày hôm nay chỉ co`n sót lại một vài ngôi chùa tại nơi đây.  Một số những nhà khảo cổ của Ấn Độ và nhà khảo cổ của Đức đã quả quyết rằng chính vùng đất này xưa kia là Kapilavatthu tức là Ca ty` La Vệ là quê hương của Đức Phật, nhưng vẫn có một số đông những nhà khảo cổ khác thi` không nhi`n nhận về điểm này

Rất nhiều điều cần phải nói về những ngôi chùa ở Orissa, Ấn Độ.  Vùng Tam Giác Vàng (Golden triangle) của Orissa bao gồm Bhubaneswar, Puri va Konark đã thu hút rất nhiều du khách trên thế giới.  Có hàng trăm ngôi chùa ít được biết đ ến ở Orissa.  Thành phố Bhubaneswar được bao quanh bởi nhiều ngôi chùa kiến trúc qua nhiều thế kỹ.

Những ngôi chùa ở Orissa được phô trương đường nét uy nghi oai vệ.  Những ngôi chùa thường là nơi thiêng liêng, một trong nhiều ngôi chùa đằng trước cổng thường thường được trang trí với mái hi`nh chóp, một pho`ng lễ hội và pho`ng cầu nguyện.  Chùa Lingaraj tại Bhubaneswar hùng vĩ với 150 ft chiều cao trong khi chùa Janannath tại Puri thi` cao đến 200 ft và nổi bật hẳn lên trên đường chân trời  thị trấn.  Chỉ một phần của chùa Sun tại Konark, một ngôi chùa lớn nhất của vùng Tam Giác Vàng còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và vẫn co`n làm kinh ngạc mọi người với kích thước to rộng của nó.  Ngôi chùa đúng là một kiệt tác của ngành kiến trúc của dân Orissan.

Lịch sử của Orissa bắt đầu từ thời đại của Mahabharata.  Nơi này do triều đại của vua Nanda King trị vì vào thời trước công nguyên (pre-Christian era) và sau đó đến triều đại Mauryan trị vì.  Trụ đá do vua A Dục đã được kiếm thấy trong tỉnh.  Chứng tích của sự xâm chiếm của Guptas đã được tìm thấy trong những đền chùa xưa của Bhubaneswar.  Triều đại Matharas nắm giữ quyền hành Orissa từ cuối nửa thế kỷ của thế kỷ thứ 4 của sau Tây lịch.  Tiếp đến là triều đại Sailodbhavas (600-750 AD) với những kiến trúc đến ngày hôm nay còn  tìm được qua dấu tích của các đền đài đổ nát.

Thời đại của Bhaumakaras và Somavamsis (thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 11 sau Tây lịch) đã  nắm giữ  vai tro` chủ yếu trong đời sống văn hoá của tỉnh này.  Mặc dù  đạo Saivism phát triển mạnh mẽ nhưng chùa chiền, đền đài của Phật Giáo, Jain và Vaishnavite cũng xuất hiện trong thời gian này.  Triều đại Gangas thay thế Somavamsis.  Vào thời ky` đầu triều đại Đông Gangas cai trị tại Kalinganagara (Mukhalingam gần Srikakulam Andhrapradesh).  Triều đại này đã dời đô đến Cuttack trong thế kỷ thứ 12.  Đạo Saivism bắt đầu suy tàn trong khi đạo Saktims phát triển.  Thêm nữa, nhà lãnh đạo tôn giáo Ramanujacharya có ảnh hưởng lớn đến vương quốc Chodagangadeva người đã xây ngôi chùa vĩ đại tại Puri.  Triều đại Gangas rất hâm mộ phái Vaishanavism.  Trong thời đại Ganga những công trình kiến trúc đã đạt tới tuyệt đỉnh của kiến trúc Orissa.   Narasimhadeva của đế quốc này đã xây ngôi chùa Sun tại Konark.

Triều đại Gangas được tiếp nối bởi Suryavamsi Gajapati, dưới triều đại này đạo vaishnavism dưới tên mới là Jagannatha đã  được phá t triển tột độ.   Thời kỳ này đã đánh dấu bởi  ảnh hưởng của Chaitanya Mahaprabhu và bởi công tri`nh xây dựng của ngôi chùa Jagannatha.  Sau khi sự suy tàn của Gajapatis, vương quốc bắt đầu tan rã và bị xâm chiếm bởi đạo Hồi, và đạo Mughals, Mahrattas và sau đó là đạo Tin Lành.  Tuy vậy Bhoi Gajapatis cai trị những khu vực nhỏ của  Orissa cũng kiến tạo được một số chùa  tại Jagannatha.

Chùa Jagannath tại Puri

Jagannath Temple, Puri

Puri là một thành phố nằm trong tỉnh Orissa của Ấn Độ, tại nơi đây có chùa Jagannath là một ngôi chùa của Ấn Giáo, nhưng xưa kia những chùa  tại thành phố này thuộc về đạo Phật.  Puri xưa kia là trung tâm Phật Giáo, trước khi trở thành trung tâm của đạo Ấn Giáo.  Tại Dantapuri của thị trấn Puri có xá lợi nha của Đức Phật.

Nguyên thủy ngôi chùa được xây bởi triều đại Kalinga do vua Anantavarman Chodaganga (1078 - 1148 CE).  Hầu hết những kiến trúc đương thời đã được xây bởi vua Ananga Bhima Deva vào năm 1174 CE.  Phải mất 14 năm để hoàn thành vào năm 1198 CE. 

Chùa Lingaraja tại Bhubaneshwa.


Bhubaneshwar là thủ đô của tỉnh Orissa, thuộc nước Ấn Độ là nơi có rất nhiều ngôi chùa, rất nhiều ngôi chùa thi` quan trọng về quan điểm kiến trúc.  Chùa Lingaraj là ngôi chùa lớn nhất đã đứng ngoài khuôn mẫu của những kiểu của những ngôi chùa tại Orissa.  Nó có số tuổi trên 1000 năm.
Được biết chùa Lingaraja đầu tiên được xây dưới triều đại Yayati kesari vào thế kỷ thứ 7, ngôi chùa toạ lạc trên một miếng đất rộng 250000 sq feet và đỉnh cao tới 180 feet và được khắc chạm tỉ mỉ công phu.

Chùa Konark Sun.


Ngôi chùa này xây vào năm 1278 CE dưới triều đại Ganga của vua Narasimha Deva, là một ngôi chùa lớn nhất tại Ấn Độ.  Vùng di tích cổ của ngôi chùa này đã được khai quật vào cuối thế kỷ thứ 19.  Đỉnh tháp Garbagriha thi` bị mất, tuy nhiên mặc dù trong ti`nh trạng như vậy nó vẫn gây kinh hoàng cho người đời nay khi thấy kiến trúc của ngôi chùa này.

Ghi chú:  Như đã ghi ở trên, vùng đất Orissa xưa kia là trung tâm cực thịnh của Đạo Phật, trụ đá do vua A Dục xây cũng đã ti`m thấy tại đây và tại Dantapuri có xá lợi Phật nha.  Nhưng ngày nay thi` ba ngôi chùa trên đã trở thành Ấn Độ Giáo. Một số những nhà khảo cổ của Ấn Độ và nhà khảo cổ của Đức đã quả quyết rằng chính vùng đất này xưa kia là Kapilavatthu tức là Ca ty` La Vệ là quê hương của Đức Phật, nhưng vẫn có một số đông những nhà khảo cổ khác thi` không nhi`n nhận về điểm này

Truyện cười trong ngày

Hai con tàu to

Hai vợ chồng vào tiệm bán giày. Cô vợ ngắm nghía một hồi rồi nói với chồng:
- Anh xem đôi giày này đẹp không, trông cứ như hai con thuyền nhỏ ấy…
- Nhưng nếu em để ý giá của nó thì sẽ thấy tương đương giá hai con tàu to ấy chứ!

Thursday, August 29, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 8, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Nhược điểm chí mạng

 Nhược điểm chí mạng

Doanh nhân người Mỹ Aike Kawah sinh được hai người con trai, bọn họ đều vô cùng xuất sắc, có năng lực kiệt xuất. 

Nhưng nếu so sánh thì mọi người thích đứa con thứ hai hơn, vì anh ta vượt trội hơn người anh của mình ở nhiều phương diện, cho nên ai cũng nghĩ rằng người nắm giữ xí nghiệp in ấn trong tương lai chắc chắn là người con thứ hai. 

Đối với những lời đồn được truyền bá khắp nơi như vậy, vị doanh nhân chỉ mỉm cười mà không nói gì.
Năm 2013 xí nghiệp mở tiệc cuối năm, Aike đột nhiên tuyên bố với mọi người, kể từ hôm nay ông sẽ hoàn toàn rút lui khỏi ban lãnh đạo, để đứa con trai lớn nhận chức chủ tịch, tiếp quản toàn bộ xí nghiệp. 

Lời của Aike vừa dứt, toàn bộ khán phòng xôn xao, tiếng xì xầm vang khắp nơi.

Khi truyền thông phỏng vấn, Aike giải thích: “Không sai, thật sự đứa con thứ hai của tôi giỏi hơn đứa con cả. Nhưng những năm gần đây, tôi luôn âm thầm quan sát tụi nhỏ. 

Tôi dần dần phát hiện ra rằng, đứa thứ hai tuy rằng quyết đoán hơn, nhưng có một nhược điểm chí mạng thường bị chúng ta bỏ qua, đó là dù bất cứ lúc nào, đứa thứ hai cũng đều tìm lối tắt mà đi.

Điều này với người bình thường mà nói thì có vẻ là thông minh, thế nhưng đâu phải mọi chuyện đều sẽ có lối tắt? Hầu hết mọi việc đều phải đi theo một quy tắc quan sát nhất định, làm từng bước, cẩn thận mới có thể làm một cách tốt nhất, nếu không sẽ thất bại trong gang tấc, chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống-

Dùng tượng Phật như nhiên liệu đốt nóng

Trong triều đại nhà Đường, Pháp Sư Dan Xia đã từng là thí sinh thi vào các cơ quan chính phủ và sau đó trở thành làm tu sĩ.

Vào một đêm đông gía lạnh, có bão tuyết lớn thổi vào thành phố và ngôi chùa nơi Sư Dan Xia tu tập . Giao thông bên ngoài bị tắt nghẽn, người bán than không thể đem than đến trường thiền được. Nhiên liệu dùng để đốt nóng nhanh chóng hêt́ sau vài ngày và mọi người lạnh run lẩy bẩy. Các sư không thể làm gì ngay cả nấu bữa ăn cho ho.

Sư Dan Xia bắt đầu di chuyển tượng phật bằng gỗ từ nơi trưng bày và đặt vào lò sưởi.

“Ng̀ai đang làm gì vậy?” các sư đã xửng xốt khi thấy tượng Phật được tôn sùng bị đưa vào lò sưởi để đốt. “Ngài đốt tượng Phật thiêng liêng của chúng ta, ngài sỉ nhục đức Phật”

“Có phải những bức tượng này còn sống không, đức Phật còn sống không” Ngài Dan Xia hỏi.

“Dĩ nhiên không,” các sư trả lời. “Tượng Phật được làm bằng gỗ. Không thể là́ đức Phật sống được”

"Đúng. chỉ là những bức tượng gỗ và có thể dùng làm nhiên liệu đốt” Ngài Dan Xia nói. “ các sư có thể đưa cho tôi miếng gỗ được không? Tôi cần được ấm.”

Ngày kế tiếp, bão tuyết đi qua, Ngaì Dan Xia vào thành phố và mang về vài tượng Phật để thay thế. Sau khi an vị ngài qùy xuống và thắp nén nhang.

“Ngài cũng tin vào những khúc củi này sao?” các sư cãm thấy bối rối với việc làm của ngài đang làm.

“ Không, Tôi coi những bức tượng này như những vật thiêng liêng và tôi tự hào về đức Phật” Ngài Dan Xia trả lời 

Điển Hay Tích Lạ

Cá chép vượt vũ hóa rồng

Ngày xưa, khi trời đất mới sinh thì chính Trời làm mưa cho dân sinh sống, sau không làm xuể việc nên mới giao cho Rồng chịu trách nhiệm phun mưa. Nhưng rồi số rồng ít quá, cũng không làm xuể việc. Cho nên Trời mới thấy cần phải tìm thêm loài chúng sinh nào có tài có sức thì cho hóa rồng, cùng giúp Trời phụ trách việc mưa việc gió.

Bấy giờ là tháng 3 âm lịch, Trời mở cuộc thi Rồng để kén những con vật dưới nước lên làm rồng. Lệ cuộc thi là hễ con vật nào vượt qua được 3 đợt sóng thì sẽ được hóa rồng. Trong một tháng, hết thảy các con vật đều thử tài thử sức, nhưng không ai vượt qua được 3 đợt sóng. Con cá rô nhảy qua được một đợt sóng thì bị rơi lại, nên có vi vẩy oai phong. Con tôm nhảy qua được 2 đợt sóng nên vẩy, vẩy, đuôi, râu đều đã gần giống với rồng nhưng đến đợt sóng thứ 3 thì rơi, bị còng lưng.

Cá chép vào thi, gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, cá chép nhảy liền qua 3 đợt sóng. Muôn loài hô vang, phấn khích. Nhưng cá chép vẫn không hóa thành rồng. Cá chép không biết nguyên cớ là làm sao, bèn tìm Tiên để hỏi. Tiên bảo: do ngươi ngậm viên ngọc quý trong miệng nên mới không thể hóa rồng. Hãy nhả viên ngọc ra, tặng lại cho mọi người, khi ấy mới thành rồng được. Cá chép nghe lời, nhả viên ngọc trong miệng ra, vượt qua 3 đợt sóng một lần nữa và hóa rồng, vẩy, râu, đuôi, sừng mọc đủ, thật uy nghi đẹp đẽ.

Từ đó, cá chép hóa rồng làm mưa giúp dân chúng sinh sống. Người ta hay dùng chữ "cá chép hóa rồng" để chỉ thành quả tốt đẹp nhờ những nỗ lực vượt bậc. Lượng đổi đến lúc khiến Chất đổi là như vậy.

Tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng được thể hiện nhiều trong gốm sứ Bát Tràng

Cá chép hóa rồng phun nuóc làm cho gió táp, mưa sa, đường đăng hóa rõ nên rực rỡ.Bởi vậy người ta thường đặt hình ảnh cá chép hóa rồng để mang lại điều may mắn và sung túc

Truyện cười trong ngày

Len nguyên chất

Một người khách khiếu nại với nhân viên bán hàng:
- Hôm qua tôi mua ở đây một cái mền, cô nói là làm từ len nguyên chất, thế mà về bóc bao ra mới thấy trên nhãn ghi 100% cotton, cô giải thích như thế nào đây?
- À, nó là len nguyên chất, nhưng phải ghi như vậy để đánh lừa mấy con mối đấy!

Wednesday, August 28, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 28 tháng 8, 2019

Truyện ngắn - Mùa Nước Nổi

Mùa Nước Nổi

Chung Mốc

Ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy thì nông dân đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Dù giàu hay nghèo cũng thấy lòng thư thái vì ít nhiều gì trong bồ cũng còn một số lúa để dự trữ. Già trẻ lớn bé ai cũng đều vui mừng bước sang một mùa mới: Đón bắt cá tôm mà thiên nhiên qua giòng Tiền Giang và Hậu Giang mang lại cho dân chúng vào mỗi Mùa Nước Nổi.

Lúc này vùng thượng nguồn như Tân Châu (Châu Đốc), Mộc Hoá (Long An) giòng nước đã cuồn cuộn đỏ ối phù sa đổ vào các kênh rạch, tràn lên cánh đồng, đem lại màu mỡ mà không một thứ phân hoá học nào có thể thay thế được.

Bao đời nay dân vùng này như đã theo một qui luật tự nhiên, cứ hết nắng lại mưa, tuy cuộc sống có đôi khi cực khổ đấy, nhưng họ vẫn cố xoay trở để có một cuộc sống khá thảnh thơi với mênh mang sông nước, thong dong như những dề lục bình bông tím lênh đênh trên giòng sông cái; thơ mộng như cánh đồng vàng bông điên điển. Và tung tăng đó đây, hàng đàn thuỷ sản các loại bơi lội trên đồng trắng nước, dân chúng tha hồ đánh bắt mà chẳng mất công nuôi giữ bao giờ.

Nhưng có năm trời cũng phụ lòng người, nước lũ lên cao mau quá, cuốn phăng nhà cửa tài sản ruộng vườn mà lôi ra biển.

Cảm thương nỗi cơ cực của người dân, chính phủ và các nhà nghiên cứu khoa học đã có nhiều cuộc hội thảo để tìm ra những kế hoạch, những biện pháp tốt nhất. Nhưng than ôi, từ lý thuyết đem ra thực hành mới thấy nhiều thiếu sót:

-Xẻ nhiều cửa sông, nhiều kênh đào cho lũ thoát mau ra biển thì đến mùa nắng hạn nước mặn lại xâm nhập nhiều và sâu vào ruộng đồng, làm cho hoa màu, đất đai nhiễm mặn nên thiệt hại rất lớn.

-Đắp đê bao vùng thì lại ngăn giòng phù sa không rửa phèn được, không làm cho đất phì nhiêu, thì chi phí chăm bón càng tăng cao.

-Những "Cụm Dân Vượt Lũ" được xây dựng khá khang trang, lại không gần sông để có thể đậu ghe xuồng, mà đây không những chỉ là dùng để di chuyển, mà lại còn là phương tiện rất cần thiết để làm việc nuôi sống cả gia đình.

Rốt cuộc bao nhiêu tiền bạc và công sức đã đổ ra cho những chương trình có tính chiến lược đó, nhưng chỉ ít năm sau thì người dân lại xoay lưng, lại hững hờ và muốn trở về với tự nhiên như ngày xưa: Nước lên thì thuyền lên.

Những nhà văn viết chuyện miền Nam như Bình Nguyên Lộc hoặc Sơn Nam chắc là buồn lắm, vì chuyện, cảnh trí, con người … của các ông rồi đây chỉ còn trong ký ức, do môi trường đã bị đổi thay.

Môi trường bị chúng ta thay đổi mà sự kiểm soát đã ra ngoài tầm tay. Ý thức bảo vệ môi sinh trong đa số dân chúng còn rất hạn chế. Thuốc diệt sâu rầy và phân bón hoá học đều có tác hại lâu dài.

Chúng ta thử bắt một con đỉa hay con ốc sên bỏ vô thúng phân urê mà coi, chỉ trong giây lát là chúng đã hoàn toàn chảy ra thành nước và không còn để lại dấu tích.

Các loại thuốc xịt trên lúa và cây trái có gốc Methyl và Parathion thì chỉ cần 1cc pha loãng rồi phun lên một ngàn mét vuông ruộng ngập nước, thì tất cả cá lớn cá bé, tôm tép gì cũng nhảy dựng lên rồi chết hết.

Còn một loại thuốc cực độc nữa có tên là Thiodan, dù đã bị cấm rất gắt gao mà người ta vẫn lén nhập cảng và lén dùng để diệt ốc bươu vàng.

Tôi muốn nói tới thảm hoạ ốc bươu vàng này.

Khởi đầu nghe rằng nó được du nhập từ Đài Loan hay Trung Quốc, với lời hứa hẹn rất nhiệt tình là sẽ mua hết để xuất khẩu với giá rất cao. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được đầu tư, khu nuôi ốc có hàng rào kín bưng còn hơn khu quân sự, thường dân đừng hòng mon men tới gần vì họ sợ giống quí bị ăn cắp ra ngoài. Khách của nông trường có quí lắm thì mới được ăn thử, món nướng thì ăn cả vỏ vì nghe nói ngon và bổ dưỡng lắm. Thịt nó dai và không có nhớt như loài ốc bươu, ốc lác.

Có lẽ nó chỉ là thứ ăn chơi, nên mấy ông chủ bụng bự kia sau khi chào hàng, "xúi trẻ căn cứt gà" rồi biến luôn. Trơ lại mấy ngài cán bộ dốt nát, đã làm tiêu hao công quĩ, lỗ chổng vó lên nên lo chuồn hòng chạy tội, bèn mở rào cho ốc xổ lồng.

Từ đó loài ốc tai ương cứ ngược giòng nước lan tràn như bệnh dịch, chúng đi đến đâu thì lúa và hoa màu tàn hại đến đó.

Các loài ốc khác thường ăn rong rêu bùn đất, nhưng ốc bươu vàng lại ăn tạp, không chê thứ gì.

Cánh đồng lúa từ lúc xạ giống cho tới 20 ngày, nếu không canh chừng cẩn thận thì nó ùa vào cắn ngang gốc và sẽ mất trắng luôn.

Người ta bắt nó cũng nhiều, lớp ăn, lớp đập ra nuôi cá nuôi vịt, nhưng chẳng thấm vào đâu với sức sinh sản khủng khiếp của nó. Mỗi ổ trứng nở hàng trăm con, lại đẻ quanh năm. Vừa mới đẻ xong là nó lại quan hệ nam nữ ngay tuýt xuỵt, không hề kiêng khem chi cả.

Đúng là đồ quỷ sứ!

Vỏ nó lại mỏng nên rất dễ vỡ, chỉ cần đạp nhằm lên nó là những mảnh sắc như dao lam sẽ cứa vào lòng bàn chân những vết ngọt ngào toé máu.

Vì bắt không xuể nên dân chúng phải dùng thuốc. Hiện nay không biết là vì xài nhằm thuốc dổm hay tại ốc đã lờn thuốc, nên lượng thuốc phải dùng cho mỗi héc ta là 24 chai x 50 ngàn.

Ở nước ta có hàng bao nhiêu triệu hécta lúa thì con số thiệt hại lên cao biết chừng nào.

Một tai hại khác là vì dùng thuốc diệt ốc mà các ngư hải sản khác bị tận diệt từ con bé tới con lớn.

Dân vùng quê đã nghèo mà gặp đận này đành treo nồi treo niêu.

Nếu đây là một âm mưu xấu từ ngoại bang nào đó thì đúng là một mũi tên mà giết mấy con chim. Do yếu kém nhận thức mà ta lãnh một đòn kinh tế quá nặng, di hại không biết đến bao giờ mới dứt ra được.

Đã thê thảm như vậy, chỉ còn ít tôm cá sót lại nhưng nhiều người u tối lại dùng cách đánh bắt huỷ diệt: Nơi thì xài thuốc nổ, con nào nổi lên thì vớt, con nào chìm bỏ luôn nào có tiếc gì; chỗ khác lại phát minh ra cái "xuyệt điện" biến điện một chiều DC thành điện hai chiều AC rồi dí xuống nước. Con người ta cũng còn chịu không nổi, huống hồ gì tôm cá cua rùa rắn ếch?

Còn đâu câu hát trên sông:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

Hoặc:

Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì về Sa Đéc tha hồ mà ăn

Thực ra đặc sản vẫn có trong các nhà hàng cao cấp hay trong các quán nhậu bia rượu tuôn như suối đấy chứ, nhưng dân nghèo có còn được ăn đâu, vì bắt được con nào họ cũng phải bán đi để mua gạo cho gia đình rồi.

Hỡi những người có hằng tâm với quốc gia dân tộc, những người trí thức tài cao, các vị hãy hợp nhau lại, làm sao cho dân quê chúng tôi thoát khỏi nạn ốc bươu vàng.

Chung Mốc

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Phá gỡ tượng phật 

Vào một đêm đông lạnh lẽo, một người thất nghiệp nghèo hèn đã vào chùa và quỳ gối trước chánh điện. Sau khi anh ta cầu nguyện Đức Phật, mắt tràn đầy nước mắt và khóc. Sư trụ trì chùa Trưởng Lão Wing Xi đến gần anh ta và hỏi chuyện gì xảy ra

“Thưa Ngài đáng kính” Anh nhà nghèo trả lời : “Vợ con con bị đói mấy bữa nay, con cố gắng tìm cái ăn ̣ nhưng không tìm được việc làm trên phố. Bởi vì bây giờ thì thời tiết lạnh, con lại bị chứng đau khớp và vài bệnh khác. Con nghĩ gia đình con không tồn tại lâu được. Đó là lý do tại sao con đến đây để cầu nguyện đức Phật và cầu xin ngài làm gĩam chứng đau khớp của con.

Vị Trụ Trì Wing Xi suy nghĩ, và nói “là những nhà sư, chúng tôi không có tiền. Làm cách nào để cứu anh ta trong trường hợp khẩn cấp này?” Ngài nhìn vào tượng Phật mạ vàng ở chánh diện, thình lình ngài nảy ra ý kiến. Ngài nhờ những đạo sinh lấy cánh tay của đức Phật và gở vàng cho người thất nghiệp nghèo “bán nó cho thợ bạc và dùng số tiền này cho việc cấp bách của anh” Ngài nói với anh ta như thế

Tất cả những sư khác xửng xốt về sự quyết định của vị Trụ Trì và phản đối, “làm sao mà ngài có thể lấy tay cuả đức Phật để cho?”

Vị Trưởng Lão bình tỉnh trả lời “ các sư không hiểu Pháp. Tôi làm như vậy là niềm vinh dự cho chính bản thân đức Phật

Một vị sư khác bối rối và giận dữ, “Ngài bẻ cách tay đức phật, thì làm sao có thể coi đó là niềm vinh dự của chúng ta và của đức Phật”

Trưởng Lão Wing Xi trả lờI “Tôi làm điều vinh dự đó là cho tất cả người sùng đạo của chúng ta và cho cho bậc đạo sư, ngay cả tôi có xuống địa ngục sau đó tôi vẩn bẻ tay Phật và cho đi”

Dưới sự yêu cầu của vị Trụ Trì, không còn cách nào khác các vi sư bắt đầu gở vàng từ tượng phật, chắc chắn rằng họ không th́ich làm việc này. Họ bắt đầu nói thầm với nhau “ chúng ta phá tượng Phật thành từng miếng nhỏ và cho đi mà Trưởng Lão lại nói là niềm vinh dự của chúng ta? Thật là thiểu trí.”

Nghe được việc này, Trưởng Lão Wing Xi không chịu đựng lâu, ông ta hét to, “Đừng có học mà không hiểu kinh phật, trước khi thành đức Phật, trong nhiều kiếp sống trước của ngài, hoàng tử Siddhartha đã hiến chính bản thân mình cho cọp đói, cắt thịt mình cho đại bàng đói ăn, cho mắt mình cho những ai cần ánh sáng vv….ông ta cho mọi thứ luôn cả những phần trên cơ thể để cho người khác được khoẻ mạnh. Sư có hiểu đức Phật dạy không?


Tri Thức - Tê Giác

Tê Giác


Nếu không có bạn đồng hành
Thà như tê giác một mình ra đi

Trong bài kinh Tê Giác, Đức Phật ca ngợi loài Tê Giác như là một biểu tượng cho những người tu hành kiên trì , nếu không có bạn đồng hành cùng tu tập, thì thà một mình tu tập tâm ý cho đến ngày giải thoát.

Nếu không có bạn đồng hành

Thà như Tê Giác một mình ra đi.
Tê giác là loài có một sừng trên đầu, và làn da với những nếp gấp chùng làm ra vẻ khác biệt với những loài thú khác. Đặc điểm nổi bậc nhất là loài Tê Giác đen và trắng tại miền Phi Châu. Con cái thi` nặng 1600 kg, con đực thi` nặng 2200 kg (khoảng 3500 - 4800 lb). Ấn Độ được coi như là một nơi có sự sinh sống của những con tê giác, những nơi vùng đất thấp, cỏ cao và bụi rặm và đầm lầy, rừng rậm .
Theo Tổ chức Tê giác Quốc tế, tê giác Sumatra, còn được gọi là tê giác rậm lông, có lẽ là loài tê giác bị đe dọa nhiều nhất. Số lượng của chúng đã giảm hơn 50% do bị săn bắn trộm trong vòng 15 năm qua. Hiện còn chưa tới 300 con tê giác Sumatra sống sót theo những nhóm nhỏ và phân tán tại Đông Nam Á. Chúng tập trung chủ yếu ở Indonesia và Malaysia. Vẫn chưa có dấu hiệu số lượng loài này tăng lên hay đang ở mức ổn định.
Có 3 loài tê giác châu Á: tê giác một sừng lớn, tê giác Java và tê giác Sumatra. Tất cả đều phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự trong thiên nhiên và hiện chỉ còn chưa tới 3.000 con. Cũng giống như tê giác trắng ở châu Phi, chúng bị giết chỉ để lấy sừng. Sừng tê giác có giá trị cao, nhu cầu về sừng tê giác rất lớn tại Viễn Đông, nơi chúng được tán và sử dụng trong một số thuốc truyền thống của Trung Hoa.
Tê giác trắng và tê giác đen của châu Phi, cũng như tê giác Sumatra, có hai sừng - sừng nọ ở sau sừng kia. Tê giác Java và tê giác Ấn Độ rhino chỉ có một sừng. Tê giác trắng là lớn nhất trong năm loài tê giác, nặng 1.800-2.700kg và cao 1,5-1,8m. Trong số các động vật có vú trên cạn, chúng là loài duy nhất có kích cỡ đứng thứ hai sau voi châu Á và châu Phi.
Tê giác trắng không thực sự trắng mà có màu xám hơi nâu, giống tê giác đen. Giống các loài tê giác khác, tê giác trắng có thị lực kém song thính giác và khứu giác rất tốt. Nếu bị tấn công, chúng thường dựa vào khứu giác nhiều hơn thị giác. Tê giác châu Phi tấn công bằng sừng, trong khi tê giác châu Á dùng miệng để cắn. Tê giác thường tránh người song khi bị khiêu khích, nó sẽ tấn công với tốc độ chạy có thể lên tới 45km/g.
Những con tê giác Ấn Độ rhino xuất xứ từ chân đồi của Hindu Kust tại A Phú Hãn, xuyên qua vùng tín ngưỡng dân sống chung quanh dãy Hy Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ và Miến Điện. Cuối thế kỷ thứ 19, tê giác Ấn Độ rhino đã không co`n thấy ở đâu ngoại trừ vùng Chitwan Velley tại Nepal, vùng đất thấp ở Bhutan, Têesta Velley ở West Bengal, Ấn Độ, và Brahmaputra Valley ở Assam Ấn Độ. Đến thế kỷ thứ 20, thi` được biết một số tập trung tại miền nam Nepal và miền bắc Ấn Độ.
Tê giác là động vật ăn cỏ và lá cây, vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Tê giác thường sống cô đơn, một mi`nh, chỉ có tê giác trắng châu Phi thỉnh thoảng sống theo những bầy nhỏ, chúng thường nằm dài trong nước thời gian dài và đầm mi`nh trong bùn.
Lãnh thổ của chúng được đánh dấu bằng nước tiểu và các đống phân. Từ khoảng ba tuổi trở lên, tê giác cái có thể sinh con. Chúng thường sinh một con, hiếm lắm mới sinh hai con. Tê giác con có thể đứng vững một giờ sau khi chào đời, nặng 65kg. Nó được mẹ nuôi trong khoảng một năm. Con đực trưởng thành khi được khoảng bảy tuổi. Do kích cỡ khổng lồ, tê giác chỉ có kẻ thù duy nhất là con người.
Tại Kaziranga National Park trong Assam, Ấn Độ, thi` cọp là loài đứng thứ nhi` về việc tàn sát những con tê giác Ấn Độ rhino. Theo tài liệu được sưu tầm thi` từ năm 1985 tới năm 1995 có 178 con tê giác Ấn Độ rhinos bị giết chết bởi những con cọp trong vùng.
Tình trạng đang bị đeo dọa diệt chủng.

Minh Hạnh sưu tầm và dịch theo National Geographic

Truyện cười trong ngày

Chuyện đi nghỉ mát

Nhà nọ đi nghỉ mát về, người hàng xóm sang chơi nhận xét: “Anh chị trông chẳng đen đi là mấy”. Người chồng kêu lên: “Ôi trời, các dịch vụ ở đó đã lột da chúng tôi rồi còn đâu!”.

Tuesday, August 27, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng 8, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng

Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.
Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” - chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?

Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :“Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

“Em yêu,
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”. 

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.

“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.
Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…/.”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.

Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống-

Làm phước thì đừng mong đợi sẽ nhận lại phước 

Một trong những ngôi chùa cổ, nhỏ ở Trung Quộ́c, nhưng ở đó có rất nhiều thiện nam tín nữ đến làm công qủa ,̀ nghe thuyết Phật pháp và cử hành những nghi lễ Phật giáo. Ngôi chùa này rất cần tiền ủng hộ của những người sống trong làng để phát triển.

Một ngày nọ có một tín đồ mang 50 đồng tiền vàng và đưa cho vị sư trụ trì, Trưởng Lão Shing Chu. Vị trụ trì nhận tiền mà không nói gì hết, chỉ chú tâm đến những việc khác.

Thí chủ này không hài lòng, bởi vì 50 đồng tiền vàng cổ Trung Quốc là món tiền lớn, ̣đủ để một gia đình bình thường sống trong vài năm – Thế nhưng vị trụ trì lại nhận một cách thờ ơ không nói gì ngay cả một tiếng cám ơn. Nên anh ta đi theo sư trụ trì và nói.

“ Thưa sư, có 50 đồng tiền vàng trong bao mà tôi mới vừa cúng dường cho chùa”

“Vâng tôi biết” Sư trụ trì trả lời, “lúc mới đến anh có nói với tôi.”

Thí chủ không chịu đựng nổi nữa.

"Nhưng con vừa cúng dường 50 đồng tiền vàng hôm nay,” anh ta lên giọng và nói to lên “ Cả một số tiền lớn, mà sao Ngài không thừa nhận sự cúng dường này ngay cả chỉ nói lời cám ơn?”

Lúc này cả hai đi ngang qua chánh điện của chùa. Vị trụ trì nói “anh cúng dường cho chùa, tại sao tôi phải nói cám ơn? Anh cúng dường để tạo phước cho anh, làm cho bản thân anh an lạc. Nếu anh coi cúng dường như là việc mua bán, thì tôi sẽ cho anh lời cảm ơn cho phải phép của nhà Phật, anh có thể lấy lại món tiền đó mang về nhà. Như vậy từ bây giờ anh có thể coi Đức Phật là đối tác thương mại của anh, không phải là bậc đạo sư của anh”

Phương châm : khi bạn cúng dường, làm phước thì bạn không nên trông mong là sẽ được cái gì.

Sức khỏe - Lợi ích của tỏi

Lợi ích của tỏi

Đông Y Việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.

Kết qủa nghiên cứu công dụng tỏi trong trị bệnh

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm sử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng trị bệnh.

Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi

1-Tỏi và cholesterol.

Khi quan sát dân chúng ở một số vùng ăn nhiều tỏi, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch, mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Có người cho là do ảnh hưởng của rượu vang, nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là nhờ uống rượu và ăn nhiều tỏi.

Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ A. K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể.

Bác sĩ Benjamin Lau, thuộc Đại Học Loma Linda, California cho biết là tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu.

Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu.

Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và dột quỵ.

2-Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não.

Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa sự xuất huyết
Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục.
Các thầy thuốc xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.

3-Tỏi và cao huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Tại Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao.

Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co rút, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.

Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

4-Tỏi và cúm

Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.

Trong dịch cúm ở Liên Xô cũ vào năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.
Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi.
Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi.
Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em

5-Tỏi và ung thư

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở động vật trong phòng thí nghiệm hay không.
Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra.

Tại viện Ung Thư M.D. Anderson, Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.

Nghiên cứ tại Trung tâm Y khoa Sloan Kettering cho hay nước chiết của tỏi có thể chăn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến.

6-Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh

Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc.
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895) đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi.

Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho công ty hóa chất Winthrop ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế biến. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại virus.
Nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. 
Thực ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì không thể dựa vào các loại “kháng sinh thực vật” này.

7-Tỏi với tuổi thọ

Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine nói thêm rằng uống thường xuyên rượu tỏi thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. 

Nhiều vị cao niên Việt Nam cũng thường uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ. Họ nghiền khoảng 200 gr tỏi tươi, ngâm trong 300gr rượu mạnh, để vào nơi mát trong hai tuần rồi uống trước mỗi bữa ăn chừng năm tới mười giọt .

Bài sưu tầm

Truyện cười trong ngày

VÌ SAO PHẢI ĐỨNG?

- Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền?

- Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác

Monday, August 26, 2019

Suy Niệm Trong Ngày 26 thaág 8, 2019

Đọc và Suy Ngẫm - Như cánh chim bay

Như cánh chim bay

Nếu bạn không mơ mộng và lên kế hoạch thực hiện giấc mơ, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được.

Bàn tay túa mồ hôi, ly nước lạnh đã làm dịu cơn khát nhưng không làm giảm được sự căng thẳng vốn có trong không khí ngày thi đấu hôm nay tại giải Olympic Trẻ Toàn Quốc. Sào đang ở mức 17feet, cao hơn thành tích tốt nhất của anh 3 inch. Michael Stone đang đương đầu với một ngày gian nan nhất trong sự nghiệp nhảy sào của mình. Nhưng đây cũng chính là ngày Michael Stone thực hiện giấc mơ mình tìm kiếm bấy lâu nay... 

Michael còn nhớ, ngày bé anh toàn mơ được bay. Mẹ Michael kể bao nhiêu là chuyện về bay lượn khi anh lớn dần. Những câu chuyện kể về một vùng đất được nhìn từ trên cao, đầy màu sắc và niềm đam mê. Nhưng cũng có một giấc mơ luôn lặp lại, Michael thấy mình đang chạy trên đường làng, cảm nhận được các viên đá dưới chân, chạy xuống dải lúa mì vàng óng, anh vượt lên chuyến xe lửa đang băng qua cánh đồng đầy gió. Hít một hơi thật sâu, Michael bay bổng lên khỏi mặt đất, tung cánh lên như chim đại bàng.

Cha anh, thì ngược lại, không phải là người mơ mộng. Bert Stone là người rất thực tế. Khẩu hiệu của ông là: Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao động để đạt được điều ấy! Và từ năm 14 tuổI, Michael đã nỗ lực luyện tập môn nhảy sào vì theo cậu đây là cách tốt nhất để thực hiện ước mơ bay.

Michael đang là một trong hai đấu thủ cuối cùng ở vòng chung kết cuộc thi nhảy sào tạI Olympic Trẻ Toàn Quốc. Anh vượt qua mức sào 17 feet 2 inch và 17 feet 4 inch, và giờ là lượt nhảy đợt cuối. Nếu thất bại, anh sẽ chỉ xếp thứ hai. Không có gì phải xấu hổ nhưng Michael không cho phép mình nghĩ đến việc không chiếm vị trí cao nhất.

Lăn một vòng rồi thực hiện động tác xuất phát, anh biết mình đang đi trên đường chạy quan trọng nhất trong cuộc đời. Lần này dường như đường chạy hơi khác. Anh thoáng giật mình và rồi có cảm giác như đang chạm vào đống cỏ khô ẩm ướt. Mức sào đã được nâng cao hơn 1inch. Chỉ 1 inch cao hơn kỷ lục quốc gia. Quá căng. Michael bắt đầu thấy hồi hộp, chính xác là sợ hãi. Và rồi từ đâu đó, từ sâu thẳm trong tâm hồn, anh mường tượng thấy mẹ trong giờ khắc này. Rất đơn giản. Ngày trước mẹ luôn dặn khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, hoặc khiếp sợ thì hãy hít thật sau vào. 

Anh đã làm như thế, vừa thả lỏng, vừa nhẹ nhàng gác sào lên chân mình, bắt đầu. Im lặng đến ngạt thở. Khi nghe tiếng hót xa xăm của những chú chim cổ đỏ bay lượn trên cao, anh biết đã đến lúc mình bay.

Lúc bắt đầu chạy nước rút, anh cảm thấy như mình trở về những gì rất quen thuộc. Mặt đất dưới chân giống con đường làng, những viên đá những mảng bụi và dải đồng lúa mì vàng óng. Anh hít một hơi thật sâu, và bắt đầu bay, bay lên mà không cần gắng sức, bay lên như anh đã từng mơ trong giấc mơ ngày bé. Chỉ có điều anh biết lần này không phải là mơ. Đây là thật. Michael bay vút lên dũng mãnh như một chú đại bàng.

Anh biết cha mẹ cũng đang mỉm cười, có khi phá ra cười. Anh đâu biết rằng cha anh đang ôm chầm lấy mẹ anh mà khóc. Phải. Cái ông Bert Stone vẫn bảo: “Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao động để đạt được điều ấy!” đang khóc rinh rích với những giọt nước mắt tuyệt vời: những giọt nước mắt tự hào. Michael vượt qua mức 17 feet 6.5 inch - đạt kỷ lục Olympic Trẻ quốc gia và thế giới.

Giờ đây, không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đều biết tới anh, cảm phục anh và nhiều người xem anh là thần tượng, là tấm gương để noi theo.Tại sao vậy?

Chắc chắn không phải vì anh là người vừa lập kỷ lục thế giới, cũng không phải anh là người tăng mức sào lên 9.5inch. Đơn giản lắm, anh là một người mù.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Sắc Tức Là không.

(Bát Nhã Tâm Kinh)

Sắc, tiếng Hán dịch của Phạn ngữ rũpa, là hiện tượng vật chất của hết thảy sự vật có hình, là một trong năm yếu tố gọi là Ngũ Uẩn gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức mà trong Bát Nhã Tâm Kinh đề cập đến. Tựa đề "Sắc Tức Là Không" có nghĩa là sắc chính là không hay không có tự tánh, vì vậy nếu ta bị giam hãm trong sắc ấy tức là ngu si vậy. Tuy nhiên, hàng giá dân thời Giang Hộ đã mở rộng chữ Sắc nầy thành "đạo của sắc màu", làm cho nó gần gũi với mình và thưởng thức nó.

Có người mang bức trang nàng kỹ nữ Oiran đến chỗ Hòa Thượng Trạch Am (Takuan, 1573-1645) ở Đông Hải Tự để nhờ vị nầy ghi lời bình tán vào. Có lẽ cũng bí đường hay như thế nào đó, nên Hòa Thượng phá lên cười bảo:

- Nầy, có viết đây rồi! Bần đạo đây cũng muốn đặt ngược hình cô nầy lại xem sao.

Vừa nói ông vừa lấy bút vạch vạch mấy câu sau:

"Phật thì bán pháp, tổ sư thì bán Phật, tăng thời mạt phá thì đi bán tổ sư. Nhà ngươi bán ngay trong bốn tấc, làm yên phiền não của hết thảy chúng sanh. Sắc tức là không, không tức là sắc. Liễu xanh, hoa hồng. Trên mặt hồ đêm đêm trăng đi qua, tâm cũng chẳng lưu mà ảnh cũng không đọng."