Sunday, August 31, 2014

Ngày 31-8-2014 - Khởi Nguồn Chánh Pháp

Hiểu đời là áng phù vân
Cõi lòng tịch lặng trước cơn ba đào

BANDHULA MĀLLIKĀ NHỜ LÒNG TỊNH TÍN BẤT ĐỘNG ĐÃ GIỮ ĐƯỢC SỰ ĐIỀM TĨNH KHI HAY TIN CHỒNG CON ĐỒNG LÚC BỊ SÁT HẠI.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - ĐỪNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI

ĐỪNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI 
Nguồn: thư viện ebơok

 Ngày xưa, có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm, ông quyết định vi hành đến những miền đất xa xôi của đất nước. Khi trở về cung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một chuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởm đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc lên khắp các con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò và sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của. 
Một hầu cận thông minh dũng cảm tâu với nhà vua: ?Sao bệ hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ không đo cắt một miếng da vừa với chân mình??. 
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông chấp thuận gợi ý của người hầu cận để cho làm một ?đôi giày? cho riêng mình.
 Bài học vô giá từ câu chuyện này là: để thế giới này trở thành một nơi hạnh phúc với mọi người, tốt hơn hết hãy thay đổi chính mình chứ đừng thay đổi thế giới.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

BA NGÀY NỮA

Túy Ông (Suiwo), môn đệ của Bạch Ẩn, là một Thiền sư giỏi. Trong một kỳ ẩn cư mùa hạ, một đệ tử từ phía nam hải đảo Nhật bản đến tham vấn sư .

Túy Ông cho anh ta tham công án “Tiếng vỗ một bàn tay.”

Người đệ tử ấy ở lại ba năm nhưng không vượt qua được trắc nghiệm. Một đêm anh ta đến khóc với Túy Ông và nói, “Con phải về nam với xấu hổ và bối rối bởi vì con chưa giải đáp được công án.”

Túy Ông khuyên, “Hãy chờ thêm một tuần và tọa thiền liên tục.”

Nhưng ngộ vẫn không đến với anh ta.

Túy Ông bảo, “Hãy thử thêm một tuần nữa.” Người đệ tử vâng lời, nhưng vô ích.

“Hãy thêm một tuần nữa.” Song cũng lại hoài công. Tuyệt vọng người đệ tử xin được giải tỏa, nhưng Túy Ông yêu cầu một cuộc thiền định năm ngày nữa. Cũng chẳng có kết quả. Rồi sư ra lệnh, “Hãy thiền định thêm ba ngày nữa, rồi nếu không đạt ngộ thì tốt hơn anh hãy tự tử đi.”

Vào ngày thứ nhì, người đệ tử giác ngộ.

Chuyện xưa tích cũ - THAM THÌ THÂM

THAM THÌ THÂM
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Hồi xưa, có đứa bé chăn trâu nọ không ai nhớ tên gì, chỉ biết tánh tình nó hiền hậu.

Từ sáng tới chiều, nó dãi nắng dầm mưa để chăn trâu. Vậy mà khi về tới nhà là nó bị mẹ ghẻ và mấy đứa em một cha khác mẹ xúm lại rầy la. 

Trưa hôm nọ, đói bụng quá, nó lén đến lùm chuối gần nấm mồ hoang nọ. Thấy mấy trái chuối chín bói, nó thò tay bẻ. Vừa lúc ấy, một con quỷ dạ xoa hiện ra thét lớn: -Nghèo đói thì ráng chịu. Đừng ăn cắp. Phen này tao tha tội cho. Đừng tái phạm. 

Nó chạy trốn. Rồi ngồi xuống bờ ruộng than thở số phận với Trời: -Thiên hạ giàu, phận tôi sao nghèo quá vậy ông? Ông hóa phép tạo vạn vật muôn loài. Sao ông không hóa phép giúp tôi chút ít tiền bạc để sống qua ngày? 

Bỗng nhiên nó thấy một tia nắng nhểu xuống giữa bãi cỏ, vàng lườm. Chạy lại coi thì rõ ràng một đồng tiền vàng. Nó mừng quá, định ra chợ mua quần áo mới. 

Dọc đường, gặp bà lão đói rách đứng ngửa tay xin. Suy nghĩ hồi lâu, nó cho bà đồng tiền nọ rồi trở về nằm ngủ trên bãi cỏ. Bụng đói áo rách nhưng nó vui với việc thiện khi nãy. 

Bỗng nhiên, nó nghe đôi trâu vừa lội vừa giãy giụa đùng đùng dưới ao. Coi lại thì ô hô! Giống như cảnh chiêm bao. Mặt nước vàng lườm, nắng chói xuống đỏ ối như sắp đọng lại. Nó đuổi đôi trâu lên bờ. Ngạc nhiên làm sao! Mỗi sợi lông trâu có dính theo tòn ten một đồng tiền vàng. Nó gỡ ra một hai đồng, còn dư lại bao nhiêu thì giấu lại dưới đáy ao. 

Nhờ vậy, nó trở nên mập mạp vì đủ cơm đủ áo hơn trước. Hễ hết tiền thì xuống ao mò lên vài đồng. Bà mẹ ghẻ và mấy đứa em của nó lần hồi sanh nghi, thay phiên nhau rình rập. Chừng biết vàng nọ ở đáy ao, họ sắm một miệng chài thật lớn chờ đêm đến là xúm ra kéo trộm hết vàng dưới ao lên. 

Họ vãi chài xuống, kéo thử thấy quá nặng. Họ mừng rỡ, hì hà hì hục suốt đêm chừng hừng đông mới đem chài lên được. Dòm lại thì hỡi ôi, toàn là bùn sình dơ dáy. 

Trời nào giúp kẻ gian ác, phụ kẻ hiền lương bao giờ?

Chuyện cười trong ngày

Xem nốt

Bệnh nhân than phiền với bác sĩ:

- Tôi ngủ không ngon giấc, suốt đêm cứ mơ thấy một đàn chuột chơi bóng đá ầm ĩ.

- Tối nay, ông uống hai viên thuốc này, sẽ khỏi thôi!

- Để tối mai uống được không ạ?

- Sao vậy?

- Vì tối nay là trận chung kết của bọn chúng.

Saturday, August 30, 2014

Ngày 30-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Phàm phu nhiễu hại thánh nhân
Thánh nhân không đánh thánh nhân bao giờ

NGÀI SĀRĪPUṬṬA (XÁ LỢI PHẤT) LÀ BẬC THƯỢNG THỦ THINH VĂN ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ CỦA PHẬT. MỘT BÀ LA MÔN ĐÁNH LÉN NGÀI KHÔNG LÀM NGÀI GIẬN. TÔN GIẢ ĐỘ NGƯỜI ẤY ĐẮC THÁNH QUẢ.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - BÀI HỌC CHO CUỘC SỐNG

BÀI HỌC CHO CUỘC SỐNG
Nguồn: thư viện ebơok

Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người này từ đâu đến ( bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mất liên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ ). Nhưng khi bạn thờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời bạn.

 Ban đầu sự việc xãy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưng khi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếu không có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó có thể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đều diễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật, tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánh cắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó là bài học quí giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp, một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sồng từng ngày mà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưng sẽ rất nhàm chán và vô nghĩa. 

Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu.

 Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình :" Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?". 

Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TỤNG KINH

Một nông dân yêu cầu một tu sĩ phái Thiên Thai tụng kinh cho người vợ đã chết của anh ta. Sau khi tụng kinh xong, anh ta hỏi: “Thầy nghĩ tụng kinh như thế này vợ tôi có được công đức không?”

“Không nghững chỉ vợ anh mà tất cả chúng sinh đều được phúc lợi khi tụng kinh như vầy,” tu sĩ trả lời. 

Anh nông dân nói, “Nếu thầy nói tất cả chúng sinh đều đượclợi ích, vợ tôi có thể rất yếu, những người kia sẽ chiếm lợi thế, hưởng hết lợi ích của vợ tôi. Như vậy xin làm ơn tụng kinh cho một mình bà ta thôi.”

Tu sĩ giải thích rằng ước vọng của Phật tử là cúng dường phúc lợi và công đức cho mọi chúng sinh.

“Đó là lời dạy rất hay,” anh nông dân kết luận, “nhưng xin cho một ngoại lệ. Tôi có một anh hàng xóm thô

lỗ và ác với tôi. Xin loại anh ta ra khỏi mọi chúng sinh.”

Chuyện xưa tích cũ - LỘC GIÁC CHƠN NHƠN

LỘC GIÁC CHƠN NHƠN
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Sách Hội Chân – Biên chép lại: Ở tỉnh Cao Bằng, có anh tiều phu rất hiền hậu mà cũng rất nghèo nàn. Anh còn bà mẹ tuổi đã cao. Một hôm, mẹ tỏ ý thèm sữa nai. 

Làm sao tìm được bây giờ? Vào rừng, hễ gặp anh là nai chạy trốn mất. Anh bèn đứng trên non cao mà khóc. 

Bỗng nhiên, hiện ra một ông lão quắc thước. Ông lão nói với anh: -Muốn tìm được sữa nai thì phải mang lốt da nai này vào mình. 

Nói xong, ông lão trao cho anh miếng da nai. Nhờ vậy, anh đến gần bầy nai dễ dàng, vắt sữa rất nhiều về cho mẹ uống. 

Vài hô sau, ông lão nọ đến tìm anh, có ý muốn thâu nhận anh làm đệ tử. 

Sau khi mẹ mất, anh đi lên núi biệt tích luôn. 

Năm đó, đứa con trai của anh lên non hái củi, tình cờ gặp con nai to lớn. Nai ấy lại gần mà nói với anh: -Cha bây giờ tu Tiên đắc đạo hóa ra Nai, không hoàn cốt người được nữa. Cha cho con nguyên bộ sừng này. Con lấy dây buộc nó lại rồi kéo theo sau. Đi tới nơi nào mà sừng bị vướng không kéo nữa được, con dừng chân tại đó, khai phá lập nghiệp thì ắt được sung túc hiển vinh. 

Dứt lời con nai lớn nọ húc đầu vào gốc cây, ghim sừng bỏ lại, rồi biến mất. 

Đứa con thi hành đúng lời cha. Nhờ vậy trở nên giàu có.

Chuyện cười

Hậu quả

Một anh chàng rời công sở về nhà vào chiều thứ sáu. Nhưng hôm đó lại là ngày lĩnh lương, trong túi sẵn tiền nên anh ta gọi vài người bạn đi nhậu rồi tiếp tục đi chơi cho đến hết kỳ nghỉ cuối tuần mới về nhà.

Khi anh ta trở về nhà vào đêm chủ nhật, người vợ mặt mũi hằm hằm đang đứng đợi ở cửa, sa sả mắng nhiếc suốt hơn 2 giờ. Cuối cùng, cô vợ cũng thôi lải nhải và hỏi chồng:

- Anh có thích không nhìn thấy tôi trong vài ba ngày không?

- Có chứ! - Ông chồng vẫn còn hơi men đáp.

Ngày thứ hai qua đi, anh ta không thấy mặt vợ đâu. Ngày thứ ba và thứ tư cũng thế. Nhưng tới hôm thứ năm, chỗ sưng xẹp bớt đi, đủ để cho anh ta nhìn thấy đôi chút hình bóng của người vợ qua khoé mắt...

Friday, August 29, 2014

Ngày 29-8-2014 - Khởi Nguồn Chánh Pháp

Hỏi ngài an lạc hay chăng?
Như Lai chính thật người hằng lạc an

VƯƠNG TỬ HATTHAKA GẶP ĐỨC PHẬT NGHỈ MỘT MÌNH TRÊN CHIẾC Y KÉP TRONG RỪNG NÊN BẠCH HỎI ĐỨC PHẬT CÓ AN LẠC KHÔNG. NGÀI TRẢ LỜI: “NHƯ LAI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ AN LẠC Ở ĐỜI”.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center


Chuyện ngắn - HẠC GIẤY

HẠC GIẤY 
Nguồn: thư viện ebơok

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng trong nó biết bao chân tình. Một chàng trai đã gấp 1,000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì là sáng lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau...

Rồi cho đến 1 hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn gặp lại anh nữa. 
Nàng rất lấy làm tiếc nhưng nỗi đau của chàng rồi sẽ trở thành dĩ vãng... Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức...

 Chàng trai đồng ý với 1 trái tim và cõi lòng tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được 1 công ty riêng của mình. Nó không chỉ giúp anh vươn lên khỏi những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu anh đã bỏ anh đi, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí của mình những điều đã trở nên xưa cũ. 

Một chiều mưa tầm tã, trong lúc lái xe anh tình cờ trông thấy đôi vợ chồng già che chung 1 chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô dường như không đủ sức che chở cho họ dưới mưa gió.Chàng trai nhận ra ngay đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. TÌnh cảm trong anh dường như sống lại.Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già như muốn họ nhìn thấy anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh đã tạo dựng được sự nghiệp vững vàng, đã có thể ngồi trong 1 chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính là người mà trước kia con gái họ từ chối đã làm được điều đó.. 

Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi chậm rãi bước về phía nghĩa trang. Vội vàng anh bước ra khỏi xe, đuổi theo họ và anh đã gặp lại được người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian chưa từng làm đổi thay nụ cười ấy, nàng đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh nàng là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. 

Đến lúc này anh mới biết sự thật : nàng không hề đi Paris. Nàng đã mắc bệnh ung thư không thể qua khỏi. Nàng luôn tin rằng 1 ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Vì vậy nàng quyết định xa anh. Mong ước cuối cùng của nàng là những con hạc giấy trên bia mộ, để một ngày nào đó nếu số phận có thể đưa anh đến gặp nàng thì chúng sẽ được về với anh, ở bên cạnh anh thay nàng. Chàng trai bật khóc. 

Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của 1 người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy không còn bên ta nữa. Chỉ bởi họ đã chẳng yêu ta như cách mà ta mong đợi ở họ. Nhưng điều này không có nghĩa họ không dâng hiến tình yêu của họ cho ta bằng tất cả những gì họ có. 

Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi. Nhưng những điều trong trái tim bạn thì sẽ mãi mãi ở lại. Và hãy nhớ rằng:Whatever happens, happens for a reason ! "Just because someone doesn't love you the way you want them to, doesn't mean they don't love you with all they have"

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TIM TÔI BỪNG CHÁY NHƯ LỬA

Thích Tông Diễn (Soen Shaku), Thiền sư Nhật đầu tiên đến châu Mỹ, nói: “Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn.” Sư đặt ra những qui luật sau đây và thực hành hằng ngày suốt đời sư.

- Buổi sáng trước khi mặc quần áo làm việc, hãy đốt nhang và thiền định.

- Hãy nghỉ ngơi vào những giờ nhất định. Hãy lấy thức ăn vào những quãng thời gian nhất định. Hãy ăn điều độ và không bao giờ ăn đến thỏa mãn.

- Hãy tiếp khách với cùng một thái độ như khi ở một mình. Khi ở một mình hãy giữ cùng một thái độ như lúc tiếp khách.

- Hãy coi chừng điều mình nói và bất cứ nói điều gì, hãy làm điều đó.

- Khi cơ hội đến chớ để nó đi qua, nhưng luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động.

- Đừng tiếc nuối quá khứ. Hãy nhìn đến tương lai.

- Hãy có thái độ không sợ hãi của người anh hùng và trái tim yêu của đứa trẻ thơ .

- Khi đi ngủ, hãy ngủ như là đã đi vào giấc ngủ cuối cùng. Khi thức dậy, hãy bỏ chiếc giường lại phiá sau lập tức như ném đi đôi giày cũ.

Chuyện xưa tích cũ - CHÙA THẦY THIẾM Ở NÚI SẬP

CHÙA THẦY THIẾM Ở NÚI SẬP
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Ở tỉnh Long Xuyên có núi Sập.

Núi này còn tên khác là Thoại Sơn. Thoại chính là ông Nguyễn Hữu Thoại, một danh tướng đời vua Gia Long được phong tới tước hầu (Thoại Ngọc Hầu).

Sau đời ông Thoại Ngọc Hầu, dân chúng về núi Sập làm ăn ngày càng đông đúc, lập vườn làm ruộng theo chân núi. Bỗng một hôm nọ, hàng xóm tri hô lên: “Thằng ăn trộm dừa kìa! Bắt nó lại.” Tội nhân chừng sáu mươi tuổi, ăn mặc nâu sòng hết lời nài nỉ: “Tôi ở trên núi. Mùa này thiếu nước uống. Vì vậy, xuống đây hái dừa uống cho đỡ khát.”

Xem tướng mạo hiền lành của ông, người chủ vườn bằng lòng tha tội. Ông đạo nói: -Bà con có lòng tốt thương tôi, tôi không biết làm sao đền đáp lại. Vậy từ rày về sau tôi sẵn sàng xem mạch hốt thuốc dùm.

Ông đạo rất giỏi về khoa trị bệnh con nít. Một vị quan đại thần đem đứa con bệnh nặng cho thầy trị dùm.

Thầy nói: -Bệnh ngặt lắm, thượng động Cố hỉ. Nếu đứa nhỏ lành bệnh tôi phải chết thế nó. Bằng như nó chết, tôi còn sống được ít lâu. Để tôi đi thiếp hỏi lệnh trên xem thế nào.

Thầy nằm xuống nhắm mắt ngủ rồi chết luôn. Dân làng làm lễ thiêu xác thầy, thấy còn sót lại một lóng tay y nguyên, không cháy. Nghĩ rằng hồi nào tới giờ, thầy làm toàn việc thiện không ăn tiền ai nên dân làng xây một cái tháp trong đó để tro của ông thầy và lóng tay.

Hằng năm, ngày mùng năm tháng năm có lễ rất lớn để nhớ ơn thầy.

Thầy tên thiệt là Sanh. Vì có tiếng đồn rằng vợ thầy là một vị nữ thần đã từng giúp thầy trị bệnh, nên dân chúng gọi là Thầy Thiếm (Thiếm vợ của Thầy). Vị nữ thần này không ai gặp mặt được.

Người ta thuật lại: Thầy Thiếm có một cái cốt ông tướng nhỏ bằng ngón tay cái. Ông tướng này linh lắm. Xóm giềng ai có đặt rượu phải cho thầy hay. Bằng không, ông tướng này uống lén, rượu sẽ lạt mùi như nước lạnh.

Chuyện cười trong ngày

Còn chưa xuống đến nơi

Hai vận động viên leo núi đang vượt qua một cái vực thì một người bị trượt chân rơi xuống. Người kia ngoái lại hỏi:

- Anh có làm sao kh...ô...ô...ng?

- Chưa b...i...ế...t...!, - ở dưới trả lời - vẫn đang r...ơ...i...i...

Thursday, August 28, 2014

Ngày 28-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Lụy chi bất tịnh hình hài
Khổ chi tự trói bằng dây kiết thằng

PRAKRITĪ, THEO NGOẠI SỬ, ĐEM LÒNG QUYẾN LUYẾN TÔN GIẢ ĀNANDA. SAU NẦY ĐƯỢC ĐỨC PHẬT GIÁO HÓA CỞI BỎ DÂY TRÓI BUỘC ÁI DỤC.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Một Phân Thời Gian Ngàn Phân Ngọc

Một Phân Thời Gian Ngàn Phân Ngọc
Nguồn: thư viện ebơok

Một lãnh chúa yêu cầu Takuan,  một Thiền sư vẽ cho ông làm cách nào để giết thời giờ.  
Ông cảm thấy cuộc đời mình kéo dài lê thê trong việc theo dõi những công việc đều đều chán nản ở văn phòng và phải chết một chổ ở đó để nhận sự tôn kính của những người khác. 
 Takuan viết cho vị lãnh chúa tám chữ ( và ý của tám chữ đó được dịch ra trong 4 câu thơ như sau) : 
“Ngày này không đến hai lần
 Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà 
Ngày này không đến nữa đâu 
Một giây thời khắc ngọc châu một nhà “.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY

Trụ trì chùa Kiến Nhân (Kennin) là Thiền sư Mặc Lôi (Mokurai: Im Lặng Sấm Sét). Sư có một chú tiểu thị giả tên là Đông Dương (Toyo) chỉ mới mười hai tuổi. 

Sáng chiều Đông Dương thấy các đệ tử lớn tuổi hơn đến phòng lão sư tham thiền, nhận sự chỉ dạy hay hướng dẫn cá nhân, thường là các công án để chận đứng tâm lang thang.

Tiểu Đông Dương cũng muốn tham thiền.

“Hãy đợi một thời gian,” Mặc Lôi bảo. “Con còn nhỏ quá.”

Nhưng chú bé cứ khăn khăn, cuối cùng ông thầy phải đồng ý.

Chiều đến, đúng giờ tiểu Đông Dương đến trước cửa phòng tham thiền của lão sư Mặc Lôi. Chú gõ chuông báo hiệu sự có mặc của mình, cúi đầu lễ bái ba lần ngoài cửa, bước vào ngồi trước lão sư trong sự im lặng trang nghiêm 

“Con có thể nghe tiếng vỗ của hai bàn tay đập vào nhau,” Mặc Lôi nói, “Bây giờ hãy cho ta nghe tiếng vỗ của một bàn tay.”

Đông Dương lễ bái rồi trở về phòng mình tham cứu vấn đề. Từ cửa sổ phòng mình, chú nghe tiếng hát của các geisha (kỹ nữ). “A, ta có rồi!” chú reo lên.

Chiều hôm sau, khi thầy bảo chú chứng minh tiếng vỗ của một bàn tay, tiểu Đông Dương bắt đầu chơi nhạc của các geisha.

“Không, không,” Mặc Lôi nói. “Cái đó chẳng bao giờ đúng. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chưa được gì hết.”

Nghĩ rằng tiếng nhạc đó có thể xen vào, chú dời đến một nơi yên tĩnh. Chú lại thiền định. Tiếng vỗ của một bàn tay có thể là cái gì? Chú chợt nghe tiếng nước tí tách. “Ta được rồi,” Đông Dương tưởng vậy.

Lần kế khi xuất hiện trước thầy, Đông Dương bắt chước tiêng nước nhỏ giọt.

“Cái gì thế,” Mặc Lôi hỏi. “Đó là tiếng nước nhỏ giọt, chẳng phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Hãy cố gắng nữa đi.”

Đông Dương hoài công thiền định để nghe tiếng vỗ của một bàn tay . Chú nghe tiếng gió thở dài, nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.

Rồi chú nghe tiếng cú kêu. Âm thanh này cũng không được chấp nhận.

Tiếng vỗ của một bàn tay không phải là tiếng của lũ châu chấu.

Hơn mười lần tiểu Đông Dương viếng lão sư Mặc Lôi với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều sai. Chú suy tư tiếng vỗ của một tay có thể là tiếng gì đã gần một năm.

Cuối cùng tiểu Đông Dương đã nhập định thật sự và vượt qua tất cả mọi âm thanh. “Tôi không còn góp nhặt nữa,” sau đó chú giải thích, “vì vậy tôi đã đạt đến âm thanh không âm thanh.”

Đông Dương đã nhận ra tiếng vỗ của một bàn tay.

Chuyện xưa tích cũ - CỌP THỔI SỪNG TRÂU

CỌP THỔI SỪNG TRÂU 
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Mỗi khi cọp tới phá rẫy, người ta thổi còi để đuổi. Tại sao cọp sợ tiếng còi sừng trâu? Tích xưa như vầy: .”nh nọ giữ rẫy khoai, hằng đêm đốt lửa nướng vài củ khoai lang để ăn mà giải buồn. Gần chòi anh, có con cọp tới lui rình. Cọp ta bắt chước, móc khoai lên, thổi lửa nướng khoai như anh nọ.

Anh nọ giận lắm vì mỗi khi cọp đến, anh phải leo lên chòi cao mà trốn. Hôm sau, anh bày ra một kế: mua dầu chai đem về rưới mấy bó rơm chung quanh bếp lửa. Gần đó anh đặt hai bó củi, trong bó củi có hai cây pháo tre thật to. 

Cọp ăn quen lại ngồi trên bó rơm. Dính dầu chai, dính rơm vô lông, cọp ngơ ngác không hiểu chuyện gì bèn đem hai bó củi nọ thảy vào bếp lửa. Ý của cọp là đốt lên cho sáng để coi rõ. Dè đâu khi củi ngún 1, hai cây pháo tre nổ lên, rơm và dầu chai phựt cháy khiến cọp phải hoảng chạy. Lửa bốc phừng phừng thiêu rụi lông, râu, làm phỏng da. Đổ quạu, hôm sau cọp trở lại ngồi sát chòi, chờ dịp trả thù. 

Ngồi trên chòi cao, anh nọ vô cùng sợ hãi, bèn ném dao, mác, hũ, chén … Cọp không sợ, trái lại hả miệng thật lớn như chờ anh té xuống nhà nhai xương. Sau rốt, còn cái còi sừng trâu, anh nọ liệng xuống rớt vào ngay cuống họng cọp nọ … Cọp giựt mình không hiểu vật gì làm nghẹt thở. Cọp hít hơi, hơi gió lọt vào còi kêu lên: “Cò, Cò.” Thở mạnh ra, hơi gió kêu lên: “Kè … Kè …” Hoảng sợ, cọp chạy miết về rừng. Càng sợ, hơi thở càng mạnh cho nên dọc đường cọp nghe trong họng mình: “Cò kè, cò kè …” 

Từ đó về sau, hễ cọp nghe tiếng còi sừng trâu là chạy cong đuôi.

Chuyện cười trong ngày

Chạy nước rút vào...bệnh viện

Một cựu vô địch môn chạy việt dã khoe với con cháu về thời vàng son oanh liệt của mình:

- Hồi còn trẻ, ta đã chạy nước rút 50 cây số để cho cái thằng xúc phạm người tình của ta một bợp tai.

- Rồi sau đó ông lại chạy "nước rút" về à?

- Ta cũng không nhớ! Chỉ biết rằng khi tỉnh lại, ta đã thấy mình ở trong bệnh viện rồi.

Wednesday, August 27, 2014

Ngày 27-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Giác

Sa môn hành hóa độ đời
Không phân sang tiện, chẳng lời trọng khinh

PRAKRITĪ LÀ MỘT THIẾU NỮ THUỘC GIAI CẤP CHIÊN ĐÀ LA (CHANDĀLA). MỘT NGÀY ĐANG LẤY NƯỚC Ở GIẾNG GẶP TÔN GIẢ ĀNANDA VÀ ĐƯỢC NGÀI NÓI VỀ SỰ KHÔNG PHÂN BIỆT GIAI CẤP.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center


Chuyện ngắn - Hạnh phúc ở đâu

Hạnh phúc ở đâu??  
Nguồn: thư viện ebơok

Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp lại với nhau để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"

 Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."

Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới." 

Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khỏe mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì khó khăn."

 "Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu."

 "Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết." 

Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: "Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác."

Con yêu tinh già phản đối: "Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi."

 Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: "Tôi biết phải giấu hạnh phúc ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp chốn, khắp nơi và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người không bao giờ tìm thấy!!!"

 Tất cả các con yêu tinh đều đồng ý. Và kể từ đó, rất nhiều người mãi miết kiếm tìm hạnh phúc mà không biết rằng nó được giấu ngay trong tâm hồn của chính mình.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LỜI KHUYÊN CỦA MẸ

 Jiun là một bậc sư của Chơn Ngôn tông, là một học giả Phạn ngữ nổi tiếng thời Đức Xuyên (Tokugawa). Khi còn trẻ sư thường diễn thuyết cho các sư huynh sư đệ nghe .

Mẹ sư nghe tin này bèn viết cho sư một lá thư như sau:

“Con ạ, mẹ không nghĩ con là một đệ tử nhiệt thành của Phật bởi vì con muốn trở thanh quyển từ điển biết đi cho kẻ khác. Thông tin và bình luận, vinh quang và danh dự không có chỗ chấm dứt. Mẹ muốn con bỏ chuyện diễn thuyết ấy đi. Hãy tự nhốt mình trong một cái am nhỏ trên ngọn núi hẻo lánh nào đó. Hãy hiến thời gian cho việc tọa thiền và đạt chân ngộ bằng cách này.”

Chuyện xưa tích cũ - CON ONG VÀ CON TU HÚ

CON ONG VÀ CON TU HÚ
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Con Ong nọ đậu trong ổ lo gầy mật. Bỗng đâu có con Tu Hú bay tới kêu: “Tu hú! Tu hú!” 

Con Ong bèn quở trách: -Mày kỳ quá! Tối ngày kêu tu hú, tu hú hoài! Không kêu tiếng gì lạ hơn. Nhàm tai tao quá! 

Con Tu Hú đậu lại mà trả lời: -Mày trách tao kêu nghe nhàm tai. Vậy chớ mầy suốt đời cứ hút nhụy làm mật, công chuyện đó cũng nhàm vậy. 

Con Ong nói: -Làm việc ích lợi mà làm một thứ hoài thì không sao. Còn mày kêu cho vui mà kêu một giọng hoài, riết rồi không vui. Vô ích quá!

Chuyện cười trong ngày

Thành công

Đội bơi lội tỉnh nọ vừa đi thi đấu về, huấn luyện viên long trọng phát biểu:

- Tuy chúng tôi không đạt một thắng lợi nào, nhưng thay vào đó không ai bị chết đuối và điều đó đã là thành công lắm rồi!

Tuesday, August 26, 2014

Ngày 26-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Biết ai thật sự bạc phần ?
Trùng trùng nhân quả khó phân kiếp người

SOPAKA MỘT ĐỨA BÉ BẤT HẠNH BỊ CHA GHẺ CỘT VÀO XÁC CHẾT Ở BÃI THA MA. ĐỨC PHẬT ĐÃ CỨU ĐỨA BÉ. SAU NẦY SOPAKA TRỞ THÀNH MỘT THÁNH TĂNG

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Phải tha thứ

Phải tha thứ
nguồn: thư viện ebơok

Tôi đã được dạy dỗ theo một gia phong nghiêm khắc, bất kỳ lỗi nào cũng phải chịu hình phạt. Các cụ cho như vậy là công bằng.

 Năm 1921, mới ở trường ra, tôi được bổ làm bác sĩ trong một bệnh viện trị các bệnh truyền nhiễm, tại một miền lạnh lẽo ảm đạm ở Northumberland. Tôi mới tới bệnh viện được mấy ngày thì một tối mùa đông người ta đưa vào một em bé sáu tuổi bị bệnh bạch hầu. Cuống họng em bị nhiều màng làm nghẹt và chỉ có một hy vọng nhỏ nhoi cứu được là mổ khí quản tức thì. 

Tôi thiếu kinh nghiệm một cách tai hại, chưa bao giờ làm việc giải phẩu giản dị nhưng quyết định đó cả. Trong gian phòng trống, ánh đèn yếu ớt, tôi rét cóng, run rẩy, gần muốn nôn mửa, nhìn dì phước già và một cô y tá độc nhất, tập sự, còn trẻ, đặt em nhỏ nghẹt thở lên bàn mổ. 

Tôi lóng cóng cầm con dao mổ cuống họng ứ huyết của em. Càng thấy mình vụng về, tôi càng quyết thành công, cứu em bé gần chết ngạt đó. Sau cùng cặp mắt mờ vì mồ hôi của tôi thấy được khí quản trắng, bóng láng của em. Tôi đục một lỗ và một luồng không khí vào đầy phổi phập phồng, hai lá phổi bị ép phồng lên lần lần và đứa bé đã kiệt sức hồi tỉnh lại. Tôi vội vàng đút một cái ống vào, khâu lại, trông chừng cho người ta đặt em đàng hoàng vào giường, trong cái màn dưỡng khí. Hãnh diện vì thành công, tôi trở về phòng riêng.

 Bốn tiếng sau, vào lúc hai giờ sáng, tôi chồm dậy. Có tiếng gõ cửa. Cô y tá mặt tái mét, hoảng hốt ấp úng bảo tôi:

 - Thưa bác sĩ, mời bác sĩ tới ngay.

 Cô có phận sự canh em nhỏ, ngủ thiếp đi trên đầu giường nó, lúc tỉnh dậy thì thấy cái ống đã bị tắc. Đáng lẽ theo lời tôi dặn, rút ống ra, hút hết màng nhớt đi, công việc đó bất kỳ y tá nào cũng làm được, thì cô ta hoảng quá, quýnh lên bỏ chạy, lỗi đó không sao tha thứ được. Khi tôi vô tới phòng thì em nhỏ đã tắt thở, gắng cách gì cũng không làm cho em hồi tỉnh lại được. 

Tôi thấy như thế là mất một mạng người một cách lãng nhách, thật là một sự mất mát không sao đền bồi được. Nghĩ tới việc mình thành công như vậy mà chỉ vì sự biếng nhác, ngu xuẩn của một nữ y tá hoảng hốt, hóa ra hỏng hết, tôi giận sôi lên. Nhất định rồi, tai nạn đó sẽ chấm dứt đời y tá của cô ta. Tôi quyết tâm gửi sở y tế trong miền một bản báo cáo để đuổi cô ta và cấm cô hành nghề nữa.

 Đêm đó tôi thảo ngay bản phán quyết của tôi, giọng nghiêm khắc cay độc. Rồi tôi cho kêu cô vào, giọng run lên vì giận, đọc lớn tiếng cho cô nghe.

Cô lặng thinh nghe tôi, vẻ mặt thiểu não. Cô gốc gác ở xứ Galles, chưa đầy hai mươi tuổi, gầy yếu, lợt lạt, hơi vụng về, có tật giật giật ở một bên má. Trông cô vừa xấu hổ, vừa đau khổ, muốn té xỉu. Nhưng cô vẫn không tìm cách gỡ tội, hay muốn gỡ tội, cô có thể viện lẽ rằng làm việc mệt quá. Sau cùng tôi bực mình, la lớn:

 - Cô không nói gì cả sao? 

Cô lắc đầu, vẻ khổ sở vô cùng. Rồi bỗng cô lí nhí trong miệng: 

- Xin bác sĩ tha thứ cho tôi lần này. 

Tôi sửng sốt. Ừ, tôi không hề có ý nghĩ đó. Tôi chỉ nghĩ đến việc trừng phạt cô thôi. Tôi trừng trừng ngó cô rồi xẵng giọng, đuổi cô ra, sau cùng tôi ký tên, niêm phong bản báo cáo. 

Nhưng cả đêm đó tôi trằn trọc một cách lạ thường. "Xin bác sĩ tha thứ cho tôi lần này." Có một tiếng vang gì vo vo rất lâu trong đầu tôi, một tiếng thì thầm rằng sự công bằng của tôi, và có lẽ mọi sự công bằng trên đời này, chỉ là do cái lòng muốn trả thù mà ra thôi. Và tôi phát cáu tự nhủ tôi hoài: "Đừng làm cái trò xuẩn đó!" Sáng hôm sau tôi lại hộc tủ lấy bức thư ra xé bỏ. 

Nhiều năm trôi qua. Thiếu nữ có lầm lỡ tai hại đó đã thành y tá trưởng trong một viện nuôi trẻ em quan trọng nhất ở xứ Galles. Trong suốt đời y tá, bà ta đã tỏ ra là một mẫu mực chuyên cần tận tâm. Đầu thế chiến, tôi nhận được tấm hình chụp trong một cái hầm núp tránh bom, trên hình có một người đàn bà khoảng tứ tuần, bận đồng phục y tá trưởng, chung quanh có một bầy trẻ. Bà ta có vẻ mệt nhọc nhưng bọn trẻ đều ngó bà âu yếm tin cậy lắm. 

"Xin Chúa tha thứ những tội lỗi của chúng con và chúng con xin tha thứ những người đã có lỗi với chúng con."

 Lời cầu nguyện đó rất khó theo. Nhưng người nào thực tâm rán theo được, thì ngay ở cõi trần này, cũng đã được nhận phần thưởng rồi.

A. J. Cronin)

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Cuộc Sống

NGỤ NGÔN

Phật kể một ngụ ngôn trong kinh:

Một người đàn ông băng qua một cánh đồng, gặp một con cọp. Anh ta chạy trốn, con cọp rượt theo. Đến một cái hố sâu anh ta chụp lấy sợi dây nho dại và đu mình xuống miệng hố. Bên trên, con cọp dọa anh ta. Run rẩy, anh ta nhìn xuống, dưới xa, một con cọp khác đang chờ ăn thịt anh. Giúp anh chỉ có dây nho.

Hai con chuột, một trắng một đen, bắt đầu gặm đứt dây nho từng chút. Người đàn ông chợt thấy một trái dâu thơm ngon gần đó. Một tay bám dây nho, tay kia thò qua hái trái dâu. Ôi trái dâu ngọt làm sao!

Chuyện xưa tích cũ - NÚI THỊ VÃI

NÚI THỊ VÃI
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Núi này thuộc về huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa.

Tích xưa, họ Lê có người con gái rất kén chồng. Đến khi cha mẹ mất cô mới lấy chồng, nhưng không được bao lâu chồng mang bệnh mà chết. Cô nọ thề không lấy chồng nữa, ngặt lối xóm có nhiều kẻ tới lui trêu ghẹo vì cô là người có nhan sắc.

Buồn bực quá, cô cạo đầu trốn lên đỉnh núi này mà cất am để tu thân học đạo.

Vì vậy, dân chúng cảm mến cô, đặt núi này là núi Bà Vãi, sau này kêu là Thị Vãi.

Chuyện cười trong ngày

Gặp bác sĩ

- Hôm qua, anh xin nghỉ làm để đi khám bệnh, thế mà sau đó tôi gặp anh ở sân vận động. Sao anh lại nói dối tôi như vậy?

- Tôi không nói dối đâu, thưa sếp. Bác sĩ của tôi chơi ở cánh trái trong trận đó.

Monday, August 25, 2014

Ngày 25-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Thọ sanh chưa gọi sang hèn
Chính do hành động tạo nên con người

SUNĪTA LÀ NGƯỜI THUỘC GIAI CẤP CHIÊN ĐÀ LA GẶP ĐỨC PHẬT VÀ ĐƯỢC NGÀI CHO XUẤT GIA. SỰ KIỆN NẦY LÀM CHẤN ĐỘNG MỘT THỜI VÌ XÃ HỘI VỐN KỲ THỊ GIAI CẤP.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Lòng mẹ

Lòng mẹ
Nguồn: thư viện ebơok

Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát :
 Thương con mẹ thương con 
Yêu con mẹ yêu con 
Yêu suốt một cuộc đời
 Đến ngày con lớn khôn... 
Đứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá. Nó bày đủ thứ đồ chơi ra sàn nhà. Nó tè trong quần. Nó ị trên giường. Nó khóc. Nó la. Và bà mẹ đôi lúc phải thốt lên: "Cái thằng này, con làm mẹ điên mất !" 
Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ đến bên nôi trìu mến nhìn nó và khẽ hát : 
Thương con mẹ thương con
 Yêu con mẹ yêu con 
Yêu suốt một cuộc đời
 Đến ngày con lớn khôn... 
Đứa bé tiếp tục lớn lên thành một thằng nhóc chín tuổi. Nó không hề thích ăn uống đúng giờ. Nó không bao giờ muốn tắm rửa. Khi bà ngoại đến thăm, nhiều lúc nó lại buông giọng gắt gỏng với bà. Và bà mẹ đôi lúc muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt.
Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ rón rén đến bên giường, kéo tấm chăn đắp lên người nó và khẽ hát : 
Thương con mẹ thương con
 Yêu con mẹ yêu con 
Yêu suốt một cuộc đời 
Đến ngày con lớn khôn... 
Ngày qua ngày, thằng bé đến tuổi dậy thì. Nó dẫn về nhà những thằng bạn kỳ quặc. Nó ăn mặc những bộ đồ kỳ quặc. Nó nhún nhảy một cách kỳ quặc theo những bản nhạc cũng rất kỳ quặc. Và bà mẹ đôi lúc có cảm giác như thể nó đang ở trong sở thú.
Nhưng đêm đến chờ nó ngủ thật say, bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó, bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát: 
Thương con mẹ thương con
 Yêu con mẹ yêu con
 Yêu suốt một cuộc đời 
Đến ngày con lớn khôn... 
Thằng bé kỳ quặc tiếp tục lớn lên thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố để làm việc và sống trong một phòng trọ. Thỉnh thoảng bà mẹ đón xe lên thăm nó. Những lần như thế, bà phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến tận khuya thì thấy nó say khươt trở về. Bà dìu nó vào phòng, lau mặt cho nó rồi đỡ nó lên giường. Sau đó bà lắc đầu ngao ngán nhìn nó. Nhưng khi nó ngủ say, đượm buồn, bà khẽ hát: 
Thương con mẹ thương con 
Yêu con mẹ yêu con
 Yêu suốt một cuộc đời 
Đến ngày con lớn khôn... 
Và rổi đứa con lập gia đình và hoạ hoằn lắm nó mới về thăm bà. nó còn phải bươn chải để chăm lo cho mái ấm riêng của nó. Thời gian trôi qua và lạnh lùng khắc những nếp nhăn lên khuôn mặt già nua ngày càng hốc hác của bà mẹ. một hôm, thấy yếu trong người, bà gọi điện bảo đứa con về thăm. Nó lái xe về thăm bà và ngủ lại nhà một đêm. Tối đó, bà nằm trong giường và khẽ hát: 
Thương con mẹ thương con
 Yêu con mẹ yêu con ... 
Nhưng cơn ho khan khiến bà không hát được trọn bài hát thuở nào. Đêm đó bà lặng lẻ qua đời. Sau đám tang, đợi tối đến, khi đứa con của mình thật ngủ say, người đàn ông vừa mất mẹ bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát: 
Thương con mẹ thương con 
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời 
Đến ngày con lớn khôn... 
Hát xong, hắn lặng lẽ khóc một mình.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HÀ TIỆN LỜI DẠY



Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp một bạn đồng nghiệp đang học Thiền. Y sĩ trẻ hỏi bạn Thiền là gì ?

Người bạn đáp, “Tôi không thể nói bạn biết Thiền là gì, nhưng có một điều chắc chắn là nếu hiểu Thiền, bạn sẽ không sợ chết.”

Kusuda nói, “Hay lắm, tôi sẽ thử. Tôi có thể tìm thầy ở đâu?”

Người bạn bảo, “Hãy đến sư Nam Ẩn.”

Vì vậy Kusuda đến viếng Thiền sư Nam Ẩn. Anh ta mang theo một con dao găm dài hai tấc rưỡi để xem chính Thiền sư có sợ chết hay không.

Khi Nam Ẩn vừa thấy Kusuda liền kêu lên: “Này, anh bạn, anh có khỏe không? Đã lâu chúng ta không gặp nhau!”

Điều này làm Kusuda bối rối. Anh ta đáp: “Chúng ta chưa bao giờ gặp nhau mà.”

“Đúng, đúng,” Nam Ẩn trả lời. “Tôi nhầm anh với một y sĩ khác đang theo học ở đây.”

Sự việc bắt đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thầy, nên anh ta miễn cưỡng hỏi xin học Thiền.

Nam Ẩn nói, “Thiền không có gì khó. Nếu là một y sĩ, hãy chữa trị tử tế cho bệnh nhân. Đó là Thiền.”

Kusuda viếng sư Nam Ẩn ba lần. Mỗi lần Nam Ẩn đều nói một câu y nhau. “Một y sĩ không nên lãng phí thì giờ quanh quẩn ở đây. Hãy về săn sóc bệnh nhân đi.”

Đối với Kusuda thật chẳng có gì rõ ràng, làm sao một lời dạy như thế có thể làm cho người ta hết sợ chết. Vì vậy vào lần viếng thứ tư, anh ta phàn nàn: “Bạn con bảo con rằng một khi hiểu Thiền sẽ không còn sợ chết. Mỗi khi con đến đây thầy đều bảo hãy về chăm sóc bệnh nhân. Con biết rõ điều ấy lắm. Nếu đó là cái mà thầy gọi là Thiền, con sẽ không viếng thầy nữa.”

Nam Ẩn mỉm cười, vỗ nhẹ y sĩ, “Tôi có hơi nghiêm khắc với anh. Để tôi cho anh một công án.” Sư giới thiệu Kusuda tham công án “Vô” của Triệu Châu. Đây là công án đầu tiên để giác ngộ tâm trong cuốn sách gọi là Vô Môn Quan.

Kusuda tham công án Vô hai năm. Cuối cùng anh ta nghĩ mình đã đạt yếu tánh của tâm. Nhưng thầy anh phê bình: “Anh chưa vào được.”

Kusuda tập trung tâm lực thêm một năm rưỡi nữa, tâm anh ta trở nên tĩnh lặng. Các vấn đề đã được hóa giải. Vô trở thành chân lý. Anh ta phục vụ bệnh nhân tốt và cũng không biết mình phục vụ tốt nữa. Anh ta không còn quan tâm đến sống và chết nữa .

Rồi khi anh ta trở lại viếng sư Nam Ẩn, ông thầy già của anh chỉ mỉm cười.

Chuyện xưa tích cũ - SĂN CHUỘT

SĂN CHUỘT
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Chuột là giống vật gây bao nhiêu thảm hại cho nhà nông.

Ở ngoài đồng, khi lúa chín thì chuột tung ra cắn phá. Để trừ nó, nhiều người làm bẫy đánh thuốc độc hoặc chận các ngách rồi quạt khói vô hang. Ngoài cửa hang chánh, người ta đặt cái rọ. Bao nhiêu chuột bị ngột phải chun 1 vô rọ đó.

Ở làng Cổ Quán, huyện Thần Khê, tỉnh Thái Bình, có một thôn nọ hằng năm tổ chức cuộc bắt chuột. Cứ đến ngày mùng 9 tháng 9, trai trẻ trong làng đều ra đồng săn chuột. Các ông lão ngồi ở đình làng mà thâu đuôi. Ai bắt được nhiều đuôi chuột đem về trình cho các cụ để lãnh thưởng. Giải thưởng nhất là một quan, hai tiền.

Đó cũng là một tục lệ hay của dân tộc mình.

Chuyện cười trong ngày

Bao quát cả sân

Sau mấy trận thua liên tiếp, trong một buổi họp, huấn luyện viên sau khi phê bình các cầu thủ kết luận:

- Cả cái sân rộng lớn như vậy các anh đều bao quát hết được. Thậm chí chỗ nào đặt máy quay của truyền hình, máy chụp ảnh của nhà báo, các anh đều biết để tạo dáng lên tivi cho đẹp mặt. Vậy mà chỉ có mỗi cầu môn đối phương nằm ở đâu mà không ai trong các anh xác định được chính xác là thế nào?

Sunday, August 24, 2014

Ngày 24-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

 Có ai tìm giữa đời nầy
Người không tử biệt sinh ly bao giờ
KISĀ GOTAMĪ ĐẾN GẶP PHẬT KHẨN KHOẢN XIN CỨU ĐỨA CON YÊU DUY NHẤT MỚI CHẾT. ĐỨC PHẬT DÙNG CÁCH CHO NÀNG HIỂU SANH TỬ BIỆT LY LÀ ĐIỀU TẤT NHIÊN CỦA CUỘC SỐNG.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HƯ KHÔNG CÓ ĐỂ MẮT NHÌN HOÀNG THƯỢNG CHĂNG?



Quốc sư Nam Dương Huệ Trung (677-775) quê ở Chư kỵ, Việt châu, nay là Triết giang. Sư họ Nhiễm, là một trong năm đệ tử vĩ đại nhất của Lục Tổ Huệ Năng.

 Sau khi nhận tâm ấn nơi Huệ Năng, sư đến núi Bạch Nhai ở Nam Dương và sống ở đó hơn bốn mươi năm, chưa từng bước chân xuống khỏi núi.

Vào năm 761, hoàng đế Túc Tông mời sư dến kinh đô để nhận chức Quốc sư.

Một hôm khi gặp hoàng đế, mặc dù nhà vua đã hỏi nhiều lần, nhưng thủy chung Huệ Trung vẫn không nhìn vua.

 Vua có ý giận nói:

- Trẫm là Thiên tử, hoàng đế của Đại Đường, sao nhà sư dám không để mắt nhìn trẫm!

Sư hỏi:

- Hoàng thượng có thấy hư không trước mặt chăng?

Vua đáp:

- Có.

Sư hỏi tiếp:

- Vậy hư không có để mắt nhìn hoàng thượng chăng?

Chuyện xưa tích cũ - CỌP KHÔNG BIẾT TRÈO CÂY

CỌP KHÔNG BIẾT TRÈO CÂY
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Xưa kia, trong chốn sơn lâm, con mèo và con cọp thường ganh tị nhau, dành quyền cai quản. 

Con mèo đưa ra lý lẽ: -Trong rừng có nhiều cây cao, muốn trông chừng gần xa phải biết trèo nhanh nhẹn như tôi. Anh thì to lớn thật nhưng chỉ quanh quẩn trên mặt đất. 

Cọp tức giận thét to: -Tôi không trèo, bởi vì tôi chưa muốn trèo. Đi trên mặt đất, bắt nai, hươu ăn thịt sướng hơn. Nếu cần, tôi sẽ trổ tài cho anh thấy. 

Mèo đắc ý nói: -Được rồi. Lời nói với việc làm phải đi đôi với nhau. Hay là sáng mai, ta đến gốc cây sến đằng kia để tranh tài cao thấp. 

-Hay lắm, ngày mai tôi sẽ đến. 

Sáng hôm sau mèo và cọp đến gốc cây sến, mèo bảo: -Cuộc đua bắt đầu. Anh cọp hãy xem đây. 

Cọp gật đầu: -Mi hãy trèo lên trước. Ta trèo sau cũng không muộn. 

Mèo nhanh trí, trèo lên từ từ rồi rưới nước tiểu khắp cả cành lá. 

Tiểu xong mèo bình tĩnh trèo trở xuống, mặt mày hớn hở nói nhanh: -Bây giờ đến lượt anh cọp trổ tài cho tôi xem thử. 

Cọp ngắm nghía thân cấy sến, cười giòn: -Cây thấp quá, tôi leo như chơi. 

Mèo đáp: -Anh cứ leo. Nếu cả hai chúng ta đều huề nhau thì sáng mai, ta chọn gốc cây to khác. 

Cọp rống lên, giương móng, nhe nanh, lấy sức rồi trèo lên nhanh nhẹn. 

Nhưng rủi thay, vừa trèo được nửa đường, nước tiểu trên các cành lá rớt xuống, trúng ngay mắt của con ác thú. Tuy đôi mắt xốn xang nhưng cọp chẳng dám nhắm, sợ té. Hồi lâu, cọp sợ mang bệnh, phải mù mắt. Nghĩ vậy cọp quày quả rút lui. 

Mèo cười to: -Sao vậy? Anh chưa trèo tới ngọn cây mà? 

Cọp lắc đầu: -Thôi, mắt tôi như mù. Tôi xin chịu thua. Từ rày về sau, tôi chỉ lãnh chức “chúa sơn lâm.”ở trên mặt đất. Đồng thời, tôi xin thề chẳng bao giờ dám trèo nữa. 

Bởi vậy ngày nay cọp chẳng bao giờ biết trèo.

Chuyện cười trong ngày

Có lợi hơn

Nhà triệu phú nọ mất một con chó quý, đăng báo tìm và hứa sẽ thưởng 10.000 USD. Chờ mãi không thấy báo phát hành, ông bèn tới toà soạn thì chỉ gặp một em bé. Ông níu lại hỏi:

- Ở đây không còn có ai cả sao?

- Dạ không, nghe nói tất cả nhân viên toà soạn đang bận đi tìm con chó của ai đó bị lạc.

Saturday, August 23, 2014

Ngày 23-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Khóc từ bao kiếp đã nhiều
Sao chưa tỉnh giấc phiêu diêu cõi lòng
THIẾU PHỤ PATĀCĀRĀ TRONG MỘT TRẬN THIÊN TAI MẤT TẤT CẢ NGƯỜI THÂN BIẾN THÀNH ĐIÊN LOẠN. NHỜ TÚC DUYÊN LẠC BƯỚC ĐẾN PHÁP HỘI KỲ VIÊN ĐƯỢC PHẬT KHAI TÂM GIÁC NGỘ.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Đời Người Trong Một Câu!!

Đời Người Trong Một Câu!!  
Nguồn: thư viện ebơok

 Nhà vua ấy, ngay từ lúc lên ngôi báu đã giao cho một viên đại thần cái trọng trách sưu tầm dưới các bầu trời xa lạ những tinh hoa rải rác trong vũ trụ và những triết lý của cuộc đời. Ý cửu trùng muốn thu nhập những cái hay ở đời để dụng một nguyên tắc trị dân.

 Ba mươi năm trời đã qua, vị thanh niên anh tuấn ấy, chờ đợi tóc đã điểm bạc. Lễ Khánh thọ ngũ tuần đã cử hành long trọng trong hoàng cung. Lúc ấy quan đại thần cũng về với đoàn lạc đà, bốn vó trắng bụi đàng xa, và trên lưng chất hơn nghìn sách quý mà vị đại thần đã có công kết tập. 

"Trẫm đã nhiều tuổi rồi, tinh hoa của trời đất nhiều đến thế. Trẫm làm sao xem cho hết. Khanh mang về rút ngắn lại cho trẫm đủ thời gian xem." 

Đoàn lạc đà lại chở những pho sách đi và mười năm sau nữa, bộ sách rút ngắn lại còn năm trăm quyển được dâng lên ngự lãm. Nhà vua vuốt chòm râu bạc phau ngần ngại phán:

 "Hãy còn nhiều quá. Tuổi trẫm đã lớn, đọc sao cho kịp, khanh chịu khó về gạn lọc một lần nữa những tư tưởng huyền diệu trong ấy."

Viên đại thần tận trung không hề nghĩ đến số năm tháng đã tàn tạ trên đầu, lui về một nơi u tịch kết tinh kho tư tưởng. Sau năm năm triền miên, với bao nhiêu tinh hoa và tư tưởng cổ kim đông tây, viên quan già nua mừng rỡ khi thấy kết quả: năm trăm cuốn dồn lại chỉ còn một pho sách dày. Một pho sách dầy chứa tất cả triết lý của một cuộc đời! Cuốn sách dầy ấy, một buổI sớm được mang vào ngự lãm. Nhưng nhà vua đã nằm trên giường bệnh, chung quanh ngự y chầu chực. Vua mở mắt nhìn vị đại thần tận tâm và cuốn sách quý giá. Một nụ cười nhàn nhạt nở trên môi vua như ánh hoàng hôn. Vua thở ra một giọng yếu nhỏ, viên đại thần quý xuống lắng tai đón lấy: 

" Trẫm yếu lắm, một trang sách còn chưa thể xem được huống chi là cả cuốn.. Song trước khi nhắm mắt, trẫm háo hức muốn biết qua những tư tưởng gì, những triết lý gì, đã chi phối cả đời người, đã điều khiển cả một vận mệnh.. Khanh khá rút ngay quyển sách này thành một câu hay vài chữ cho trẫm xem kịp và đủ sức hiểu.."

 Nét mặt viên đại thần trở nên trầm ngâm và hai mắt già nheo lại. Tử thần đã chờn vờn đâu đó. Các ngự y cúi đầu trước số mệnh. Nhà vua nằm yên khắc khoải chờ. Thời gian như ngưng hẳn lại. Không khi trở nên nặng nề và nghiêm trọng. Vàng son nội điện tự nhiên cũng hóa rầu rĩ. Mọi người chăm chú và kính cẩn nhìn viên đại thần đang lặng lẽ đem cuộc đời thu vào một câu. Sau một hồi suy nghĩ, viên đại thần từ từ bước đến bên án. Cả bộ văn phòng tứ bảo hình như run khi bàn tay già đưa ra. Bàn tay kính cẩn nâng cây bút, và nhẹ nhàng vạch trên mảnh hoa tiên những nét buồn lung linh. Mọi người đều ngó theo. Thần chết lúc ấy đã chập chờn đầu long sàng. Đã mấy lần nhắm mở. Vua mới cất được mấy tiếng cuối cùng: "SINH LÃO BỆNH TỬ".

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

NẾU ANH THẬT YÊU TÔI, HÃY ÔM TÔI ĐI


 Ở Nhật không có nhiều nữ Thiền sư, nhưng Eshun là một trong những người sắc bén nhất, kể cả nam lẫn nữ. Vì bà đã nổi danh cả nước là cô gái có sắc đẹp vô song, anh trai của bà, hoà thượng Ryoan, đã chùn bước khi bà yêu cầu được thọ giới làm ni cô. Khi bà yêu cầu, Ryoan gạt đi, nói: “Chỗ của đàn bà là ở trong nhà. Em có thể tu học Phật giáo một cách hoàn hảo như là một nữ cư sĩ. Vả lại, em đẹp quá. Tăng chúng không phải bao giờ cũng có thể tự kìm chế họ được.” Vài ngày sau Eshun trở lại, lần này với đầu cạo trọc và cái mặt lệch lạc vì cô đã dùng than hồng đốt da mặt.

 Thấy quyết tâm của cô, Ryoan bớt nghiêm khắc, nhưng ngay cả với cái mặt có sẹo và quần áo lụng thụng che dấu thân hình, Eshun vẫn đẹp không chê được. Một ông tăng trẻ thầm yêu cô, nhét vào ống tay áo cô một lá thư tình. Eshun viết thư trả lời: “Tôi chấp nhận đề nghị của anh, nhưng vì chúng ta đã có lời thệ nguyện không gặp nhau bí mật. Tôi sẽ cho anh biết thời gian và địa điểm.”

 Lần kế khi tăng chúng tập hợp để nghe vị sư trụ trì thuyết pháp. Eshun bỗng nhiên xuất hiện trước chánh điện. Cô đứng trước mặt ông tăng đa tình, nói: “Nếu anh thật yêu tôi, hãy ôm tôi đi.” Ông tăng xấu hổ, bỏ chạy khỏi chùa.

Chuyện xưa tích cũ - ĐỨC HẠNH CỦA BÀ THÁI HẬU TỪ DŨ

ĐỨC HẠNH CỦA BÀ THÁI HẬU TỪ DŨ
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Tại Sài Gòn, ai cũng biết nhà bảo sanh lớn nhất: nhà bảo sanh Từ Dũ.

Bà Từ Dũ sinh cách đây hơn một trăm năm mươi năm, tại tỉnh Gia Định, huyện Tân Hòa, giống Sơn Quy nay là Gò Công. Cha của bà là quan thượng thư bộ lễ Phạm Đăng Hưng.

Lúc còn nhỏ tại gia đình, bà tỏ ra thông minh, ham học kinh sử.

Năm mười bốn tuổi, bà được tuyển vào cung, hầu hạ vua Thiệu Trị, rồi sanh ra vua Tự Đức.

Bà dạy con (vua Tự Đức) rất kỹ lưỡng, soạn ra pho sách “Từ Huấn Lục.”để dạy vua về đạo đức, cách cai trị dân. Vua Tự Đức rất có hiếu, hằng đêm chầu chực bên mẹ, đọc kinh sử cho me nghe đến quá khuya, gặp việc khó giải quyết, vua Tự Đức thường hỏi ý kiến của bà Từ Dũ. Năm đó, triều đình cử hai vị quan đến khu rừng nọ để phá đất hoang, hai vị quan ấy trốn tránh nhiệm vu, trở về tâu rằng: -Vùng rừng rậm nọ khí hậu ẩm thấp, gây bệnh hoạn, khó bề trồng trọt.

Nghe qua, bà Từ Dũ vừa buồn, vừa giận, bèn ban xuống lời dụ, nhắc nhở ai nấy nên khai thắc đất hoang:

Tân hóa đạo, chỗ đất rừng rộng lớn,
Siêng mở mang thời địa lợi biết bao.
Đạo tôi con đi chọn lựa nơi nào,
Không đành ở lại đổ cho lam chướng.
Ban đầu ít, dần về sau thịnh vượng,
Ráng cần lao mới để tiếng sông non.
Nếu đất hoang, đành đoạn để cho hoang,
Giúp trộm giặc ổ hang nơi tàng tị.
Việc đời thảy tiên nan mà hậu dị,
Nỡ cam tâm húy kỵ biết nài sao.

Nhờ đó, các vị quan ăn năn, cố gắng khai khẩn thêm đất mới, đem dân đến lập nghiệp.

Đối với bọn cung nhân quá đông đảo trong hoàng thành, bà Từ Dũ luôn luôn khuyên họ đừng ở không, mất thời giờ vô ích. Bà dạy họ lúc rảnh rang phải nuôi tằm, ươm tơ.

Dè đâu, bọn cung nhân nọ ỷ thế, mua lá dâu của dân chúng mà không trả tiền. Bà Từ Dũ hay tin ấy bèn quát mắng: -Sao bọn ngươi lộng quyền như vậy. Chẳng qua là ta muốn giúp các ngươi học chuyện nữ công. Từ rày về sau, ta đình bãi việc nuôi tằm.

Mặt khác, bà đã ra lênh cho quan hầu phải đi điều tra kỹ lưỡng từng nhà, trả lại số tiền mua lá dâu mà trước kia bọn cung nhân đã ỷ thế mua chịu.

Trong việc cư xử hàng ngày, bà luôn luôn tránh việc sát sinh hại vật. Ở cung Gia Thọ, nơi mé biển phía đông, trên thềm có một ổ kiến khá đông. Quân hầu dùng chổi mà quét kiến, nhưng chập sau kiến ở dưới hang lại bò lên, quân hầu bảo nhau: -Ta nấu nước sôi mà xối vào. Lũ kiến sẽ chết tức khắc hết cả ổ.

Bà Từ Dũ can gián: -Các ngươi hãy dừng tay.

Rồi bà nói thầm, như khuyên lũ kiến: “Chúng bay kéo đi nơi khác mà ở, kẻo quân hầu xối nước ngay ổ bây giờ.”

Chập sau lũ kiến kéo đi sạch.

Đức vua Tự Đức thường đi ngự ở sông Lợi Nông, bắn chim để giải buồn.

Hôm ấy, vua Tự Đức đi vắng, dặn nữ quan ở nhà tâu cho bà Từ Dũ biết. Nhưng viên nữ quan quên tâu việc ấy, bà Từ Dũ suốt buổi nóng lòng chờ đợi con.

Đến chiều hôm ấy, vua Tự Đức trở về, qua thăm mẹ. Bà Từ Dũ rơi nước mắt, mắng rằng: -Có một mẹ một con vậy mà con đi xa không cho mẹ hay trước. Mẹ ở nhà mãi trông đợi.

Vua Tự Đức bèn quỳ lạy, chịu tội: -Thưa mẹ, từ rày về sau, con không dám nữa.

Nhân dịp ấy, bà Từ Dũ nhắc lại cho vua Tự Đức nghe: Đức Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long) luôn luôn can gián con cháu chẳng được bắn chim. Lý do rất dễ hiểu, nếu chim trống chết, chim mái sống lẻ loi, nêu chim con chết, chim mẹ buồn. Nếu muốn tập bắn, các hoàng tử cứ lo tập bắn bia. Tự hậu đừng sát sinh hại vật nữa.

Bà Từ Dũ hưởng thọ chín mươi ba tuổi.

chuyện cười trong ngày

Tăng phí vì làm mất khách

Nha sĩ nói với bà mẹ bệnh nhân:

- Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng tôi buộc phải yêu cầu bà trả 50 franc cho việc nhổ răng của cậu nhà.

- Những 50 franc? Lúc đầu ông nói giá của việc đó là 10 franc cơ mà!

- Đúng vậy, nhưng cậu ấy la hét quá to, làm cho 4 bệnh nhân chờ ở ngoài kia bỏ chạy cả rồi!

Friday, August 22, 2014

Ngày 22-8-2014 - Khởi nguồn chánh pháp

Dẫu rằng bình đẳng chúng sanh
Nhưng nam với nữ có phần khác nhau
DI MẪU MAHĀPAJĀPATI GOTAMĪ ĐI CHÂN TRẦN TỚI VESĀLI KHẨN CẦU ĐƯỢC XUẤT GIA THEO PHẬT. TÔN GIẢ ĀNANDA THA THIẾT KHẨN CẦU ĐỨC PHẬT CHẤP THUẬN.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Ngư Phủ Hả Dạ

Ngư Phủ Hả Dạ
Nguồn: thư viện ebơok

 Một doanh nhân kinh ngạc khi thấy một ngư phủ nằm sóng soải bên cạnh chiếc tàu đánh cá, phì phà ống píp. 

Doanh nhân hỏi:" Tại sao ông không ra khơi đánh cá ?"

 - Bởi vì tôi đã đánh đủ cá cho ngày hôm nay rồi !

- Tại sao ông không đánh thêm nửa đi ? 

- Đánh thêm để làm gì ?

 - "Ông được nhiều tiền hơn. Rồi thì ông có thể trang bị một động cơ cho chiếc tàu của ông để có thể đi ra xa hơn ngoài khơi và đánh được nhiều cá hơn. Nhờ đó ông có thể kiếm thêm tiền mua nhiều lưới ni lông. Vì vậy ông sẽ có nhiều cá và nhiều tiền. Chẳng mấy chốc ông có thể dư tiền để mua hai chiếc tàu... và có thể cả một đoàn tàu đánh cá cũng nên. Rồi ra ông sẽ trở thành một người giàu có như tôi đây."

 - khi đó tôi sẽ làm gì nào ?

 - Ông có thể thực sự vui hưởng cuộc đời !

- Vậy ông tưởng bây giờ tôi đang làm gì đây?

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TÂM BÌNH THƯỜNG



Nhân có một Luật sư đến hỏi:

- Phải tu đạo như thế nào?

Thiền sư đáp bằng câu nói của Lâm Tế:

- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.

Luật sư liền nói:

- Đa số người ta đều làm vậy mà!

Thiền sư giải thích:

- Không, không, không phải vậy. Đa số khi ăn, người ta không chịu ăn mà còn nghĩ đến món này món nọ; khi ngủ, họ không chịu ngủ mà nghĩ đến điều này điều nọ.

Chuyện xưa tích cũ - SỰ TÍCH MẢ NGỤY

SỰ TÍCH MẢ NGỤY
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Trong lúc ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt còn làm Tổng trấn ở thành Gia Định, thì uy thế lớn lắm, phần đông lòng người đều mến phục, nên gọi ngài là đức ông Tả Quân. Ngài có đứa con nuôi tên là Nguyễn Hữu Khôi, quê quán ở Cao Bằng, nhân khởi nghĩa binh làm loạn bị quan quân truy nã phải trốn vào Thanh Hóa, gặp Lê Văn duyệt làm kinh lược ở đó. Khôi mới xin ra qui thuận, được ngài bằng lòng, rồi đem về Gia Định phong chức phó vệ úy và nhìn làm con nuôi, đổi thành họ Lê tức là Lê Văn Khôi. 

Đến khi ngài Tả Quân mệnh chung, vua Minh Mạng bãi chức Tổng Trấn ở thành Gia Định và cử Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh vào cai trị ở Nam Kỳ. Vào lúc này nhiều đình thần dâng sớ xin tội ngài Tả quân, riêng Lê Văn Khôi thì bị bắt hạ ngục để chờ ngày gia hình. Đêm 18 tháng 5 năm 1833, Lê Văn Khôi vượt ngục, cùng các bộ tướng cũ của ngài Tả Quân, hợp sức đánh phá dinh Tổng đốc và Bố chánh. Các ông Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nguyên cùng gia quyến đều bị giết. Lê Văn Khôi chiếm thành Gia Định xong, liền sai Thái Công Triều đem binh đánh chiêm luôn sáu tỉnh ở Nam Kỳ và tự xưng là Đại Nguyên soái, đặt ra các quan chức y như là một triều đình vậy. 

Triều đình Huế được tin này, liền phong Tống Phước Lương làm Thảo nghịch tướng quân, Nguyễn Xuân làm Tham tán, cùng ông Trương Minh Giảng đem binh tướng vào đánh Lê Văn Khôi. 

Vì nghịch với triều đình nên quân của Khôi và các đồng đảng đều bị coi là quân Ngụy (cũng như quân phản loạn). 

Quân hai bên đánh nhau nhiều trận bất phân thắng bại. Đến sau bộ tướng của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều làm phản theo về với triều đình, cầm quân đánh lại với Lê Văn Khôi. Vì vậy lực lượng của Khôi dần dần yếu kém, các tỉnh ở Nam Kỳ lần lượt bị quân triều đình chiếm lại. Khôi và đồng bọn bị coi là Ngụy binh, bị cô lập trong thành Gia Định. 

Chống cự được sáu tháng, Lê Văn Khôi ngọa bệnh rồi chết. Tuy vậy, quân Ngụy ở trong thành còn đủ sức cầm cự lâu ngày. 

Nhờ thành Gia Định do ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt xây toàn bằng đá ong, thành cao, hào sâu, ở trong thành có đủ chỗ chứa khí giới, kho trữ lương thực nên dầu Lê Văn Khôi bị bệnh chết rồi, dư đảng vẫn dựa vào sự kiên cố của thành Gia Định mà cố thủ đến ba năm ròng rã, quân triều đình bị chết rất nhiều, mãi đến tháng bảy năm 1835 thành Gia Định mới bị ha. Dư đảng của Lê Văn Khôi bị bắt tất cả là 1831 người, đều bị đem giết chôn sâu vào một cái mả khổng lồ, tục gọi là “Mả Ngụy.” 

Mả Ngụy ở vào chỗ đồng Tập Trận tức là ở cuối đường Lý Thái Tổ, hiện giờ là chợ Trần Quốc Toản (Sài Gòn). 

Do chuyện này mà đời sau gọi Lê Văn Khôi là Ngụy Khôi và người ta cũng thường nói: “Cái đồ Mả Ngụy đầu thai.”để trỏ những đứa con ngỗ nghịch.

Chuyện cười trong ngày

Vẫn như cũ

Một hôm, Pop hỏi bạn: "Tôi không được khoẻ lắm, nhờ anh giới thiệu giúp một bác sĩ giỏi".

- Bạn anh trả lời: "Bác sĩ Honey rất giỏi, ông thường lấy 25 đôla với người đi khám lần đầu, còn lần sau thì chỉ phải trả 15 đôla".

- Nghe thấy vậy, Pop nghĩ ra một kế. Anh đến gặp ông Honey và nói: "Thưa bác sĩ, tôi đến khám lại".

- Ông Honey chăm chú nhìn mặt Pop, khám xét một lúc rồi gật đầu nói: "Mọi việc vẫn tiến triển như cũ. Anh hãy tiếp tục uống loại thuốc mà tôi kê lần trước".

Thursday, August 21, 2014

Ngày 21-8-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp

Gieo trồng mảnh đất tâm linh
Cho hoa thắm nở vô sinh lối về
BÀ LA MÔN KASI BHĀRADVĀJA THẤY ĐỨC PHẬT ĐI KHẤT THỰC, HỎI NGÀI CÓ LÀM RUỘNG ĐỂ NUÔI THÂN KHÔNG. ĐỨC PHẬT NHÂN ĐÓ NÓI VỀ NHỮNG HUÂN TẬP NỘI TÂM. KASI ĐÃ QUI Y PHẬT.

Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center

Chuyện ngắn - Một hoàn cảnh hai cuộc đời

Một hoàn cảnh hai cuộc đời  
Nguồn: thư viện ebơok

 Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh 1 người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có 1 cuộc sống của riêng mình. 

Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu " Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến 2 người. 1 người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: 1 tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là 1 trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu. 

Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên:

 - Tại sao anh trở thành bợm nhậu? 

Và hỏi người thứ hai: 

- Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia? 

Các bạn biết không, thật là bất ngờ, cả 2 cùng đưa ra 1 câu trả lời: 

- Có 1 người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi. 

Có 1 câu danh ngôn: 

Cảnh khổ là 1 nấc thang cho bậc anh tài, 1 kho tàng cho kẻ khôn khéo, 1 vực thẳm cho kẻ yếu đuối.

 Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động ko đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lí do để những kẻ lười biếng, ko có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.

Trong cuộc sống, ko có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ÔNG PHẬT MŨI ĐEN


Một ni cô cầu ngộ, đúc một tượng Phật và bọc tượng bằng vàng lá. Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật vàng này theo.

Nhiều năm trôi qua, vẫn cứ mang tượng Phật của mình theo, cô ni đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê. Trong chùa này có nhiều tượng Phật, mỗi tượng có một bàn thờ riêng biệt.

Cô ni muốn đốt nhang cho ông Phật vàng của mình. Không có ý thích hương nhang thơm bay lạc sang các ông Phật khác, cô bèn tạo một đường ngầm để khói nhang chỉ bay đến tượng Phật của cô thôi. Vì vậy khói nhang đã làm đen cái lỗ mũi ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt.

Chuyện xưa tích cũ - NGƯỜI CÕI TRẦN XUỐNG THĂM ĐỊA NGỤC

NGƯỜI CÕI TRẦN XUỐNG THĂM ĐỊA NGỤC
Tác giả: Sơn Nam & Tô Đình Nguyệt

Vào đời nhà Lê, tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có người nho sĩ tên Lê Hiếu Chân rất ham mộ đạo Phật, sống thanh bạch như kẻ tu hành, thường giúp đỡ người nghèo khó, bắt cầu, giẫy cỏ, dạy trẻ học không lấy tiền.

Một hôm vào khoảng canh một, Lê Hiếu Chân đang ngồi đọc sách bên ngọn đèn sáp, bỗng có hai tên quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa xông tới bắt đem đi. 

Trước hết, bọn quỷ sứ đưa chàng tới gặp Thổ Địa, sau đó tới Thành hoàng, rồi áp giải chàng xuống địa ngục. 

Trước tòa Đô thống của Âm ty, chàng thấy vô số người mang cùm xích, quần áo tả tơi, tóc tai dã dượi, mặt mày thiểu não, trước ngực mỗi người đều có mang một tấm bảng hài danh hài tánh và tội trạng khi còn ở dương trần. 

Không khí thật là lạnh lẽo thê lương tối mờ mờ, đầy những tiếng kêu la than khóc. Quỷ sứ từng bầy hung hăng như lang sói. Đứa cầm chĩa, đứa cầm chùy, đứa cầm móc sắt, lồng lộn lên la hét từng chập. Bỗng có tiếng pháp quan gọi: -Lê Hiếu Chân, đồ tể! 

Lê Hiếu Chân nghe gọi liền bước ra trình diện, pháp quan rất lấy làm kinh ngạc khi thấy trên trán Hiếu Chân có một vừng hào quang sáng rực rỡ, pháp quan liền hỏi: -Lê Hiếu Chân, trong đời anh đã giết hại bao nhiêu trâu bò anh có biết không? 

Hiếu Chân rất lấy làm ngạc nhiên, kính cẩn thưa: -Bẩn phán quan, tôi là kẻ tu hành không hề sanh sinh hại vật, vả lại tôi có làm nghề đồ tể bao giờ đâu?

Phán quan chưa hết kinh ngạc: -Anh không phải làm đồ tể như bảng đã ghi trên ngực kia sao? 

-Dạ không! 

-Quê quán anh ở đâu? 

-Dạ, tôi ở làng Trường Xuân. 

-Chớ không phải Thường Xuân à? 

-Dạ không, Trường Xuân với Thường Xuân khác nhau. 

-Anh bao nhiêu tuổi? Sinh vào giờ nào, ngày nào? 

-Dạ, tôi bốn mươi mốt tuổi, sanh ngày mồng một, tháng giêng, giờ thìn. 

Vị phán quan bèn tra xét lại sổ bộ về tất cả mọi người ở cõi trần, thì thấy có sự lầm lẫn vì trùng tên người. Phán quan liền đòi hai tên quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa đến quở trách: -Hai người đã làm mọt việc lầm lẫn rất tai hại. Người này là Lê Hiếu Chân ở làng Trường Xuân khác với Lê Hiếu Chân ở làng Thường Xuân. 

Người này có tâm đạo tu nhân tích đức nên số thọ đến bảy mươi tám tuổi. 

Còn Lê Hiếu Chân ở làng Thường Xuân chuyên sát sinh hại vật, nên trời giảm kỷ chỉ sống được cớ ba mươi bốn tuổi và phải chịu hình phạt của ba từng địa ngục. 

Khi hai tên quỷ sứ bị quở vì bắt lầm người lui ra rồi, pháp quan liền nói với Hiếu Chân: -Anh là người chân tu hiền đức, quỷ sứ vì vô ý mà bắt lầm anh xuống đây, thật là sự sơ sót đáng tiếc, rồi đây chúng sẽ bị trị tội. Bây giờ anh hãy đến Tây Sơn, ta sẽ tâu với Diêm Vương đưa anh trở lại cõi trần. 

Lê Hiếu Chân liền theo quỷ tốt vào ra mắt Diêm Vương. Cung điện của Diêm chúa trang hoàng bằng những chữ đỏ chói như máu. Hiếu Chân đọc thấy những chữ: “Người ác thường run sợ. Người thiện hãy yên tâm.” Giữa điện có tấm bảng lớn như vầy: 

Không xót thương những kẻ tội lỗi, 
Gương nghiệp trong suốt soi thấu tâm can. 
Cửa địa ngục mở rộng trước tội ác, 
Không một ai tội lỗi khỏi hình phạt. 

Vào lúc đó, Diêm Vương gọi Hiếu Chân và bảo: -Số anh chưa chết mà bị bắt lầm, ta sẽ cho anh trở lại cõi trần. 

Phán quan tâu: -Người này chết đã năm hôm rồi, bụng đã lạnh, có lẽ người nhà đem chôn rồi, làm cho y sống lại e khó khăn. Thêm nỗi Ngọc Hoàng hay chuyện sẽ quở phạt chúng ta. 

Diêm Vương liền phán: -Không sao đâu! Ta có hườn 1 thuốc hồi sinh sẽ cho nho sĩ uống vào lấy sinh khí, cho xác còn nguyên vẹn để ít hôm nữa cũng chẳng sao. Nhân thấy thiên hạ đời nay càng ngày càng làm nhiều việc ác, bỏ đường ngay nẻo chánh nên ta muốn cho nho sĩ viếng qua ba từng địa ngục để sau này trở về dương thế, có dịp khuyên răn người trần, có phải là việc tốt không. 

Nói rồi, Diêm Vương truyền đem thuốc hồi sinh cho Hiếu Chân uống và truyền đưa chàng đi xem mười tám tầng địa ngục ở Âm ty. Tới đâu Hiếu Chân cũng thấy cảnh khảo tra của quỷ sứ, hỏi ra thì những kẻ chịu hình phạt đều làm nhiều việc ác ở cõi trần. 

Đến ngày thứ tám, Hiếu Chân được đưa về trần. Diêm Vương căn dặn chàng đã thấy những gì ở cõi Âm ty nên thuật lại cho người trần được biết để họ sớm tu nhân tích đức cho cái chết được nhẹ nhàng. Hiếu Chân ngỏ lời cám ơn Diêm chúa, bỗng thấy mình bay bổng trở lại nhà, hồn nhập vào cái xác đã lạnh tanh. 

Cả nhà đều kinh sợ. Vì thấy chàng chết đã liệm xác rồi, bỗng nhiên đội áo quan ngồi dậy. 

Hiếu Chân liền kêu cả nhà thuật lại chuyện mình xuống Âm phủ cho họ nghe. Cả thảy đều vui mừng khôn xiết. Dân làng nghe Hiếu Chân chu du Âm phủ trở về liền kéo nhau đến xin chàng thuật chuyện cho nghe, rồi truyền tụng lại câu chuyện “Hồi dương nhân quả.”cho đến đời bây giờ.

--------------------------------
1 Hườn: viên (đọc trại từ “hoàn”).